Tháng 01 Năm 1945: Tiếp Xúc Với Người Mỹ Nhằm Tranh Thủ Sự Giúp Đỡ Đối Với Cách Mạng Việt Nam

2.3.4. Tháng 01 năm 1945: Tiếp xúc với người Mỹ nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đối với cách mạng Việt Nam

Cuối năm 1944, khi Hồ Chí Minh qua lại hoạt động ở vùng Pác Pó thì xảy ra sự kiện một viên phi công của Mỹ do máy bay bị trục trặc đã nhảy dù xuống địa phận tỉnh Cao Bằng, viên trung úy phi công này thuộc đội máy bay Mỹ viện trợ cho Trung Quốc. Do Mặt trận Việt Minh đã từng chỉ thị cho các tổ chức cơ sở phải hết lòng giúp đỡ quân đội Đồng minh nên viên phi công Mỹ đã được quần chúng bảo vệ. Do bất đồng về ngôn ngữ bà con trong thôn đành phải để viên phi công trực tiếp gặp Hồ Chí Minh, Người đã dùng tiếng Anh để nói chuyện với viên phi công Mỹ. Viên phi công yêu cầu Hồ Chí Minh đưa anh ta về Bộ tư lệnh không quân Mỹ đóng ở Côn Minh. Người đã vui vẻ nhận lời và tỏ ý sẽ đi cùng với anh ta. Việc làm này của Người vừa giúp được viên phi công Mỹ, vừa làm tròn nghĩa vụ của nhân dân Việt Nam đối với quân đồng minh, mặt khác đây cũng là dịp thuận lợi để Người trực tiếp gặp gỡ chỉ huy không quân Mỹ đóng trên đất Trung Quốc để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước đồng minh đối với cách mạng Việt Nam, sẵn sàng chớp thời cơ để phát động khởi nghĩa trong nước. Người chọn một người dẫn đường và đưa trung úy phi công Mỹ lên đường. Ba người xuất phát từ Pác Pó qua biên giới đi vào huyện Nà Pha- Quảng Tây. Đồng thời thông qua chuyến đi này Người cũng tìm hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động bí mật ven theo tuyết đường sắt Vân Nam- Việt Nam của tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam đang hoạt động. [39,tr15]

2.4. Các chuyến thăm Trung Quốc và để lại dấu ấn trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) của Hồ Chí Minh.

Trung tuần tháng 1 năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật sang thăm Trung Quốc đề nghị Trung Quốc viện trợ. Người từ căn cứ địa Việt Bắc đi qua cửa Thủy Khẩu (thuộc Long Châu) sau đó đi Nam Ninh rồi đi Bắc Kinh. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền

quân đội tỉnh Quảng Tây đã tổ chức tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 20/1/1950 tại khách sạn Đại Kim Sơn. Sau đó Hồ Chí Minh đi ôtô tới Lai Tân, rồi từ Lai Tân đáp xe lửa đi Bắc Kinh.

Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1950

Trong thời gian đồng chí Trần Canh được Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cử sang giúp Việt Nam mở chiến dịch Biên giới, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và bàn công việc với đồng chí Trần Canh tại Bó Cục Quan trên đất Quảng Tây, nơi đóng sở chỉ huy của Trần Canh.

Ngày 19 tháng 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trần Canh đến Thùy Khẩu, Long Châu thăm bệnh viên dã chiến của quân đội Nhân dân Việt Nam đặt tại đây, Người đã thăm thương binh bệnh binh Việt Nam, thăm hỏi các bác sỹ và y tá Trung Quốc làm việc tại bệnh viện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Đầu tháng 2 năm 1952

Nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc, từ chiến khu Việt Bắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi Nam Ninh, chúc tết sớm các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, quân đội và nhân dân tỉnh Quảng Tây, cảm ơn tỉnh Quảng Tây đã ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp.

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 10

Ngày 2 tháng 9 năm 1953

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội đến nơi ở của đoàn cố vấn Trung Quốc, gắn Huân chương Hồ Chí Minh.

Từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 7 năm 1954

Chủ tịch Hồ Chí Minh hội đàm với Thủ tướng Chu Ân Lai tại biệt thự số 1, Khách sạn Liễu Châu, thành phố Liễu Châu về một số vấn đề liên quan đến Hội nghị Giơnenơ.

Hạ tuần tháng 6 năm 1955

Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc. Người đã đến Bằng Tường, từ Bằng Tường Người đi xe lửa đi Nam Ninh. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền và quân đội tỉnh Quảng Tây và thành phố Nam Ninh cùng một vạn quần chúng tổ chức Lễ đón Người tại Quảng trường ga xe lửa. Sau đó Người ra sân bay Nam Ninh đáp máy bay đi Vũ Hán (trên đường đi Bắc Kinh).

Từ ngày 17 đến 20 tháng 5 năm 1960

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đi có Đại sứ Trung Quốc Hà Vỹ đi nghỉ ở Nam Ninh, Quảng Tây trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh. Trong những ngày nghỉ ở Nam Ninh, Người đã ngồi thuyền du ngoạn sông Ung Giang…. Đúng vào ngày sinh 19-5 của Người đồng chí Vi Quốc Thanh đã trao cho Người điện chúc thọ của các đồng chí Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai.

Ngày 9 tháng 4 năm 1961

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Phạm Văn Đồng đến Bằng Tường, Quảng Tây, tham gia các cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo hai nước.Về phía Trung Quốc có các đồng chí Chu Ân Lai, Vi Quốc Thanh và Hà Vỹ.

Từ ngày 14-16 tháng 5 năm 1961

Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng đi có Đại sứ Hà Vỹ, đi nghỉ ở Trung Quốc trong dịp kỉ niệm 71 năm ngày sinh của Người. Người đã ở Quế Lâm-Quảng Tây hai ngày, thăm Điệp Thái Sơn, Công viên Thất Tinh, động Quần Nham, đi thuyền trên sông Ly, thăm Dương Sóc và xem biểu diễn văn nghệ.

Từ ngày 17 đến 20 tháng 5 năm 1962

Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nghỉ ở Nam Ninh trong dịp kỷ niệm 72 năm ngày sinh của Người.Trong đợt nghỉ này, Người đã đi thuyền trên sông Ung, thăm công viên Nhân Dân, pháp đài Trấn Ninh, Thanh Tú Sơn, Bảo tàng Quảng Tây, xem biểu diễn văn nghệ. Sáng ngày 19-5, đúng ngày sinh nhật của Người đồng chí Vi Quốc Thanh đã trao cho Người bức điện chúc thọ của các đồng chí Mao Trạch

Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức và Chu Ân Lai. Cũng trong tối hôm đó, gia đình đồng chí Vi Quốc Thanh đã mở tiệc chiêu đãi Người.

Cuối tháng 6 năm 1965

Sau khi đi nghỉ ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự tháp tùng của đồng chí Giang Hoa- Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang đã từ Hàng Châu về đến Nam Ninh. Các đồng chí Vi Quốc Thanh và Giang Hoa đã nói chuyện thân mật với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đưa Người du ngoạn sông Ung. Đây cũng là chuyến đi Nam Ninh lần cuối cùng của Người.

2.5. Hệ thống các di tích lịch sử có liên quan tới Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây, Trung Quốc

2.5.1. Tại Quế Lâm

Trong lần thứ hai trở lại Trung Quốc vào cuối tháng 10 năm 1938, Nguyễn Ái Quốc đã tới Diên An thuộc phía Bắc tỉnh Thiểm Tây. Sau một thời gian ngắn ở đây,Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã sắp xếp để Nguyễn Ái Quốc về phía Nam. Cùng đi với Người có đồng chí Diệp Kiếm Anh.Với một thân phận mới là quân dân Trung Quốc dưới tên gọi là Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia hoạt động trong Đảng cộng sản Trung Quốc tại văn phòng Bát Lộ Quân ở Quế Lâm. Lúc ấy trụ sở công khai đối ngoại của Văn phòng Bát Lộ Quân đặt ở đường Trung Sơn Bắc trong thành phố Quế Lâm, nhưng các phòng ban chủ yếu thuộc nội bộ cơ quan thì đặt tại thôn Lộ Mạc thuộc huyện Linh Xuyên ở phía Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố 10km. Hồ Chí Minh được bố trí công tác tại phòng Cứu vong- một phòng có chức năng như câu lạc bộ. Hồ Chí Minh làm phó chủ nhiệm Phòng cứu vong kiêm ủy viên phụ trách sức khỏe và báo tường. Hồi đó Người cùng sinh hoạt Đảng với các đồng chí trong Chi bộ Đảng cộng sản Trung Quốc. Chỉ có đồng chí Lý Khắc Nông- phụ trách văn phòng Bát Lộ Quân là người biết rõ về thân thế của Hồ Chí Minh còn lại rất ít người biết về thân phận của Người

Tại đây, Người làm việc trong tòa soạn “Cứu vong Nhật báo”, nơi đây Người đã viết một loạt các bản thảo, bài báo và tự mình mang tới tòa soạn. Hồ Chí Minh đã lấy bút danh Bình Sơn đăng 11 bài viết trong “Cứu vong Nhật báo” của Quế Lâm. Hiện nay trụ sở của Văn phòng Bát Lộ quân tại số 96 đường Trung Sơn Bắc, thành phố Quế Lâm cùng một số cơ sở của Văn phòng ở thôn Lộ Mạc, huyện Linh Xuyên, ngoại ô Quế Lâm đều trở thành những di tích cách mạng quan trọng của Trung Quốc. Văn phòng Bát Lộ quân đã được xếp hạng và công nhận là Di tích quốc gia

Ngoài ra còn phải kể tới di tích thôn Lộ Mạc, phía Bắc ngoại thành Quế Lâm. Đây là trụ sở cơ quan văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm- nơi Hồ Chí Minh làm việc tại phòng Cứu vong.

2.5.2. Tại Tĩnh Tây

Cuối năm 1940, Nguyễn Ái Quốc rời Quế Lâm, qua Điền Đông, rồi Nam Ninh- thủ phủ tỉnh Quảng Tây đến huyện biên giới giáp Việt Nam là huyện Tĩnh Tây để về nước. Những địa danh như bản Nậm Quang, thôn Linh Quang, xã Thiện Bàn, bản Ngàn Tấy, làng Tân Khư, làng Long Lâm, thôn Vinh Lao, xóm Pà Mông, phố Đông Môn, Phố Tân Hoa hang Thông Phong trên núi Phong Nham ở xóm Pà Mông..... những tên gọi rất thân quen của huyện Tĩnh Tây đều in dấu chân Người.

Huyện Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây giáp giới huyện Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng. Từ những năm 1930 của thế kỷ trước đã có một số nhà cách mạng Việt Nam như Lê Quảng Ba, Trần Sơn Hồng, Hoàng Quốc Vân hoạt động cách mạng chống Pháp ở vùng biên giới Việt- Trung. Họ thường vượt qua biên giới, vào đất Tĩnh Tây, kết bạn, làm quen với nhiều nông dân người dân tộc Choang ở Tĩnh Tây, xây dựng nên tình hữu nghị và tình bạn sâu sắc, đặt cơ sở tốt cho Hồ Chí Minh và các thành viên Ban chỉ huy ở ngoài về Tĩnh Tây hoạt động cách mạng. Do sự phát triển của tình hình và nhu cầu của cuộc đấu tranh, Hồ Chí Minh và ban chỉ huy ở ngoài của Đảng đã quyết định chuyển về

Tĩnh Tây hoạt động. Tại đây lưu giữ 6 di chỉ quan trọng trong hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. [39,tr25]

Địa điểm cũ biện sự xứ Việt Minh, nằm ở số 302 phố Tân Sinh huyện Tịnh Tây. Tháng 12/1940 và tháng 4/1941, các nhân sĩ của Đảng phái Việt Nam có hoạt động ở huyện Tịnh Tây, đã thành lập hai đoàn thể là ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam và Việt Nam Dân tộc Giải phóng đồng minh hội. Chính tại nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài hịch chiến đấu quan trọng là thư kính cáo đồng bào để quán triệt tinh thần Hội nghị lần VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng, kêu gọi nhân dân toàn quốc vươn lên chống chủ nghĩa đế quốc Nhật, Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc.

Hang Hồ Chí Minh tại Ba Mông nằm trên hòn núi Mông Sơn phía đông phố Ba Mông thị trấn Cừ Dương. Nơi đây Hồ Chí Minh đã tiến hành hoạt động tại vùng biên giới Việt- Trung dưới sự giúp đỡ của Từ Vĩ Tam- người dân làng nơi đây.Hang Hồ Chí Minh Long Lâm nằm đối diện núi Tam Đài cách phái tây nam phố Long Lâm huyện Tịnh Tây 2km, là nơi ẩn thân của người anh em kết nghĩa với Hồ Chí Minh – Trương Đình Vi. Nửa đầu năm 1941, Hồ Chí Minh thường xuyên đi lại giữa Pác Pó Việt Nam và Tịnh Tây, Trương Đình Vi đã đưa Người và các chiến hữu chiến đấu tạm ở trong hang động này.

Ngôi nhà cũ xóm Niệm Quang có liên quan đến Hồ Chí Minh nằm ở số 15 xóm Niệm Quang. Tháng 01/ 1941 khi mở lớp huấn luyện cán bộ tại xóm Niệm Quang , Hồ Chí Minh đã từng ngủ trọ ở nơi đây.

Hang Hồ Chí Minh tại Mống Má nằm trên hòn núi Lộng Pha Văn Mống Má. Hang động này một phần nằm ở Mống Má Trung Quốc, phần khác thì nằm ở Pác Bó Việt Nam. Đây là nơi nghỉ ngơi của Bác và các chiến hữu trong những năm đầu 40 của thế kỷ XX.

Cột mốc số 108 Việt- Trung nằm ở Lộng Pha Văn Mạnh Ma.Tháng 06/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm nước cứu và sau 30 năm, Người từ Quế Lâm chuyển về Tịnh Tây để tiến hành những hoạt động cách mạng. Ngày 18/11/1941, Người từ chỗ cột mốc số 108 ở biên giới Tịnh Tây trở về Việt

Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Cột mốc 108 đã trở thành di chỉ quan trọng và là nơi kỷ những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh

2.5.3. Tại Liễu Châu

Bên cạnh Quế Lâm, Liễu Châu là một địa chỉ thứ hai hiện đang lưu giữ được nhiều hiện vật rất có giá trị về hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, một trong những địa chỉ ghi dấu ấn trong “Nhật ký trong tù” - nổi tiếng của Người với những địa danh như Thiên Bảo- Tĩnh Tây- Điền Đông- Bình Quả - Long An - Phù Tuy- Ung Minh- Nam Ninh- Vũ Minh- Tân Dương- Lai Tân- Liễu Châu- Quế Lâm. Ở Liễu Châu chúng ta không thể không nhắc tới ngọn núi Tây Phong Lĩnh hay hang núi Phan Long, nơi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Gới Thạch giam cầm trong những ngày cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 1943. Ngoài ra, ở Liễu Châu còn có ngôi nhà hai tầng số 2 trên đường Ngư Phong, là nơi Người đã ở từ tháng 12/1943 đến tháng 8/1944. Ngôi nhà này đã được xếp hạng khu di tích lưu niệm quan trọng cấp khu tự trị Choang, Quảng Tây. Đây có thể coi là một điểm nhấn quan trọng trong tuyến hành trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây.

Ngoài ra còn phải kể đến một địa điểm di tích đáng chú ý trong hành trình này đó là trụ sở của Việt Nam cách mạng đồng minh hội tại đường Phong Ngư. Trụ sở là một ngôi nhà hai tầng xây gạch, khung gỗ, có hai phần giáp đường hồi đó là thư viện Nam Dương, phía sau là nơi ở của hội viên người Việt Nam. Căn phòng Bác ở nơi đây cũng thật đơn giản, chỉ có một chiếc giường nhỏ, một bàn làm việc và một máy in rô- nê- ô thủ công. [10,tr15]

2.5.4. Tại Long Châu

Một trong những địa danh gắn bó rất nhiều kỷ niệm với Hồ Chí Minh đó là Long Châu- một huyện biên giới giáp với Cao Bằng và Lạng Sơn của Việt Nam.

Long Châu là một trong những địa danh của Quảng Tây có ngôi nhà số 99 phố Nam, được làm nơi trưng bày lưu niệm lớn nhất tại Trung Quốc hiện nay, trong đó đang lưu giữ khá nhiều hiện vật rất có giá trị về những năm tháng

hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Đây là địa bàn hoạt động quan trọng của cách mạng Việt Nam ở bên ngoài khi xưa, thuận tiện cho việc thiết lập mối quan hệ quốc tế, nhất là với Trung Quốc.

Địa điểm này trước kia là nơi các nhà cách mạng Việt Nam đã thuê mở cửa hàng vừa để giữ bí mật, vừa để lấy tiền hoạt động trong những năm 1940- 1944 và cũng là nơi Nguyễn Ái Quốc nhiều lần đến ở và hoạt động trong thời gian trên. Trong những năm vừa qua, nơi đây đã trở thành địa chỉ rất thân thiết của thế hệ trẻ Việt – Trung nhân các cuộc gặp gỡ hàng năm của thế hệ trẻ hai nước. Nước Bạn cũng mong muốn hai bên sẽ tổ chức các tuyến du lịch theo dấu chân chủ tịch Hồ Chí Minh từ Cao Bằng, Lạng Sơn- Long Châu- Nam Ninh- Liễu Châu- Quế Lâm, góp phần tích cực vào giao lưu kinh tế và văn hóa giữa hai nước Trung- Việt.

Đặc biệt, hành trình thăm quan các di tích Hồ Chí Minh này còn kết hợp thăm quan những danh thắng của Quảng Tây như núi Vòi Vòi - biểu tượng của thành phố Quế Lâm, du thuyền trên sông Ly ngắm quần thể thác nước nhân tạo lớn nhất Trung Quốc. Sự kết hợp này tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho các chuyến tham quan di tích Hồ Chí Minh ở Quảng Tây.

2.6. Nghiên cứu thị trường cung.

2.6.1. Tiềm năng du lịch và định hướng phát triển không gian du ịch của Quảng Tây, Trung Quốc.

Quảng Tây có ưu thế về vị trí địa lý ven biển, ven sông và ven biên giới, nằm ở chỗ giao nhau giữa vùng kinh tế Hoa Nam, vùng kinh tế Tây Nam và vùng kinh tế ASEAN, là con đường ra biển ngắn nhất cho vùng Tây Nam, thậm chí cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, cũng là con đường trọng yếu liên kết Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao với phía Tây. Đặc biệt là từ khi thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc và ASEAN, Quảng Tây là đầu mối nối vùng Tây Nam, Hoa Nam, Trung Nam của Trung Quốc với thị trường ASEAN rộng lớn.

Ngoài ra phải kể các ưu thế sau của Quảng Tây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023