Nghiên Cứu Dòng Khách Việt Nam Đi Du Lịch Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Địa chỉ: Building A, Oriental Mansion, Zhongdingwanxiang, No.141 Minzu Avenue, 530000 Nam Ninh, Trung Quốc

Điện thoại: (+86) 400-820-9999

Nanning Zelin Hotel

Địa chỉ: No.29 Taoyuan Road , 530021 Nam Ninh, Trung Quốc

Điện thoại : (+86) 400-6886-687

Tại Quế Lâm

Guilin Wisteria Hotel

Địa chỉ: 100m south from Qintan Coach Station, Heishan Road, Xiufeng District, 541004 Quế Lâm, Trung Quốc

Điện thoại: 400-960-3800

Mansion 1940

Địa chỉ: No.20,North of Huanchengyi Road,Diecai District, 541000 Quế Lâm, Trung Quốc

Tại Liễu Châu

Jinjiang Inn Liuzhou Bubugao Square North Station

Địa chỉ: No.114 North Station Road, 545021 Liễu Châu, Trung Quốc

City Comfort Inn Liuzhou Liushi Road

Địa chỉ: Near Longjing Community,No 378-1,Liushi Road,Yufeng District, 545000 Liễu Châu, Trung Quốc

Liuzhou Hotel

Địa chỉ: No. 1, Youyi Road, 545001 Liễu Châu, Trung Quốc

Chương trình khởi hành theo tuyến quốc lộ 3: Hà Nội - Thái Nguyên- Bắc Kạn- Cao Bằng- Quảng Yên- Tà Lùng –Thủy khẩu- Long Châu.

Chương trình khởi hành qua tuyến Quốc lội 18: Hà Nội- Bắc Ninh- Hải Dương- Quảng Ninh- Móng Cái – Đông Hưng- Phòng Thành- Nam Ninh- Quế Lâm- Liễu Châu

Các điểm lưu trú tại các điểm dừng chân trong chương trình

Tại Đông Hưng- Phòng Thành Cảng

Dongxing Dequan Hotel

Địa chỉ: No.19, the Fourth Lane, North Nachao Road, 538100 Phòng Thành Cảng, Trung Quốc

7Days Inn Fangchenggang Tao Hua Wan Plaza

Địa chỉ: No.13-14, Kang Chen Xiao Qu, Yong Jun Road, Gang Kou District, 538000 Phòng Thành Cảng, Trung Quốc.

2.6.2.4. Cơ sở ăn uống

Khi đi du lịch Quảng Tây, Trung Quốc du khách nên chuẩn bị một ít thức ăn khô như muối vừng, ruốc, mì gói… đề phòng không quen ăn xì dầu, đồ ăn nhiều mỡ. Thông thường các món ăn ở Trung Quốc sẽ không hợp khẩu vị du khách Việt Nam bởi độ cay, dầu mỡ... Trung Quốc không có thói quen dùng nước mắm, ớt tương như người Việt Nam.

Hơn nữa, tại các điểm du lịch của Quảng Tây các dịch vụ ăn uống vẫn mang tính nhỏ lẻ, quy mô nhà hàng chưa lớn và đặc biệt chưa phản ảnh được về văn hóa ẩm thực của vùng bản địa.

Theo các tuyến tour du lịch Hà Nội- Nam Ninh hiện nay thì đa số các công ty lữ hành sẽ cho khách du lịch dừng chân nghỉ tại thị trấn Mẹt để ăn sáng (chi phí tự túc) sau đó ăn trưa tại nhà hàng bên Bằng Tường- Trung Quốc sau khi làm xong thủ tục xuất nhập cảnh. Do vậy mà dịch vụ ăn uống phục vụ cho du khách còn thiếu thốn, các nhà hàng chuyên ghiệp chỉ có ở trung tâm thủ phủ Nam Ninh và ở Quế Lâm là chủ yếu.

Chính vì vậy, cần có công tác chuẩn bị kỹ càng và chuẩn mực về các điểm đến phục vụ ăn uống trong chương trình, đặc biệt là các chương trình khởi hành bằng đường bộ có các điểm dừng chân ở dọc đường, nhằm đảm bảo về thời gian cũng như chất lượng của hành trình du lịch

2.7. Nghiên cứu thị trường cầu du lịch

2.7.1. Nghiên cứu dòng khách Việt Nam đi du lịch ở Quảng Tây, Trung Quốc

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc được củng cố và hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của hai nước phát triển. Bên cạnh đó, sự quan tâm hợp tác về du lịch với những chính sách và hiệp định ký kết giữa hai bên đã tạo sự thông thoáng, dễ dàng hơn trong thủ tục xuất- nhập cảnh cũng tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Do vậy làm tăng nhu cầu đi du lịch Trung Quốc của người Việt Nam hơn.

Theo báo cáo thống kê của tổng cục du lịch Trung Quốc thì khách du lịch Việt Nam xếp thứ 5 trong tổng số nguồn khách chủ yếu của thị trường khách du lịch Trung Quốc.

Bảng 2.1. Số liệu thống kê tình hình nguồn khách chủ yếu của Trung Quốc giai đoạn 2014-20154

(Nguồn: Tổng cục du lịch Trung Quốc)


STT

Tên quốc gia

Số lượng nhập cảnh

(vạn lượt người)

Tăng trưởng

(%)

1

Hàn Quốc

29.45

-6.5

2

Nhật Bản

22.77

-12.9

3

Mỹ

18.09

-7.7

4

Nga

17.55

-17.7

5

Việt Nam

13.90

11.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 12

Ngày nay, quan hệ du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên chính thống hơn với nghị định thư về thanh toán giữa hai nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp từ phía Việt Nam, do vậy cũng làm tăng nhu cầu du lịch Trung Quốc. Sự quan tâm phát triển du lịch của hai nước đã tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của hai bên có

4 Trích “ Báo cáo thường niên "của Tổng cục du lịch Trung Quốc về khách quốc tể

quan hệ hợp tác với nhau để trao đổi khách. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam tổ chức các tour du lịch sang Trung Quốc giúp cho người Việt Nam có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu hơn. Tiêu biểu có thể kể đến một số điểm, tuyến điểm du lịch của dòng khách Việt Nam đi du lịch ở Quảng Tây như :

- Hà Nội- Nam Ninh

- Hà Nội- Nam Ninh- Bắc Hải

- Hà Nội- Nam Ninh- Côn Minh

- Hà Nội- Nam Ninh- Quế Lâm

- Hà Nội- Nam Ninh- Quế Lâm- Dương Sóc

- Hà Nội- Nam Ninh- Dương Sóc- Ngân Tử Nham

* Các khu vực khách du lịch Việt Nam đến Quảng Tây- Trung Quốc du lịch Theo một cuộc điều tra của Cục du lịch Quảng Tây thì nguồn khách du

lịch Việt Nam được đánh giá như sau

Số phiếu đưa ra: 270 Số phiểu thu về: 270

Bảng 2.2. Các khu vực khách du lịch Việt Nam đến Quảng Tây du lịch giai đoạn 2014-20155

(Nguồn: Cục du lịch Quảng Tây- Trung Quốc)


Các khu vực

Số lượng

( người)

Chiếm tỷ

lệ ( %)

Khu vực phía Bắc ( bao gồm : Hà Nội, Thanh Hóa, Hải

Phòng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Tuyên Quang)

155

57.4

Khu Vực Trung Bộ ( Đà Nằng, Nghệ An, Quảng Nam)

65

24.1

Khu vực Nam Bộ ( Gồm : Hồ Chí Minh, Lâm Đồng,

Đồng Tháp)

50

18.5


5 Trích “ Báo cáo điều tra về nguồn khách du lịch Việt Nam” của Tổng cục du lịch Quảng Tây- Trung Quốc giai đoạn 2014-2015

Cũng trong cuộc điều tra này, trong 270 khách du lịch Việt Nam tiếp nhận cuộc điều tra thì có 252 khách là khách du lịch đến từ doàn du lịch chiếm 93.3%, khách lẻ chiếm 18 người chiếm 6.7%

* Mục dích đi du lịch của dòng khách Việt Nam đi du lịch Quảng Tây- Trung Quốc

Bảng 2.3. Mục đích tới Quảng Tây của các du khách Việt Nam giai đoạn 2014-2015 6

( Nguồn: Cục du lịch Quảng Tây- Trung Quốc)



Mục đích đi du lịch

Tham quan, nghỉ

dưỡng


Hội nghị

Trao đổi khoa học, công

nghệ

Thăm người thân, bạn

Hoạt động thương

vụ

Mục đích khác

Số lượng

( người)

254

10

8

4

4

6

Tỷ trọng ( %)

88.8

3.5

2.8

1.4

1.4

2.1


Trong dó, có 237 khách du lịch là đến Quảng Tây du lịch lần đầu chiếm 85.5%, khách du lịch đến Quảng Tây nghỉ đêm lần đầu chiếm 100% đều là khách du lịch đi theo đoàn, số lượt khách du lịch Việt Nam đến Quảng Tây du lịch lần 2-3 chiếm 74.4%, 4 lần trở lên chiếm 25.6%.

Dựa trên những số liệu trên, cụ c du lịch Quảng Tây đã đưa ra đánh giá phân tích khả năng chi trả của du khách Việt Nam khi đến đây du lịch như sau :

- Đối với những du khách nghỉ qua đêm thì phí tiêu dùng bình quân mỗi ngày là

163.83 USD.

- Đối với khách du lịch nghỉ qua 1 đêm thì phí tiêu dùng được điều tra như sau: theo 113 khách du lịch tham gia điều tra thì phí tiêu dùng trong dưới


6 Trích “ Báo cáo điều tra về nguồn khách du lịch Việt Nam” của tổng cục du lịch Quảng Tây- Trung Quốc giai đoạn 2014-2015

100 USD có 65 người chiếm 57.5%, phí tiêu dùng từ 100-250 USD có 6 người chiếm 5.3% ; phí tiêu dùng từ 500-1000 USD có 3 người chiếm 2.7%.

Từ những số liệu nêu trên, có thể thấy rằng, dòng khách Việt đi du lịch Trung Quốc cụ thể là ở Quảng Tây tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc Việt Nam, nơi có vị trí địa lý thuận lợi, tiết kiệm chi phí đi lại cho khách du lịch. Ngoài ra, có thể thấy khả năng chi trả của du khách Việt Nam tương đối cao, điều này chứng tỏ du khách Việt cũng rất chịu chi trong những chuyến đi du lịch ra nước ngoài.

2.7.2. Hoạt động nối tour của các công ty lữ hành Việt Nam sang Quảng Tây, Trung Quốc.

Thị trường du lịch Trung Quốc ngày càng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam. Hiện nay, tất cả các công ty lữ hành quốc tế lớn tại Việt Nam đều tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc. Bên cạnh đó các công ty du lịch vừa và nhỏ cũng thường là đại lý hoặc gửi khách qua các công ty lớn. Mỗi công ty có những lợi thế khác nhau về địa lý (gần nguồn khách), giá cả, chất lượng sản phẩm… Do vậy khách hàng có điều kiện tìm hiểu và cân nhắc để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với khả năng tài chính và sở thích của mình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút người Việt Nam đi du lịch ở Trung Quốc, đặc biệt là sang Quảng Tây du lịch- nơi có vị trí địa lý nằm sát biên giới phía Bắc nước ta.

Những tour du lịch tổ chức sang Quảng Tây (Trung Quốc) có thể kể đến các nhà cung cấp tour nổi tiếng như Vietravel với tour một ngày từ Hà Nội- Hữu nghị quan- Nam Ninh, 02 ngày với tour Nam Ninh- Quế Lâm, 03 ngày với tour Quế Lâm- Dương Sóc…..với giá cả hợp lý.

Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ khá cao và theo xu hướng khu vực toàn cầu hóa thì việc tìm kiếm đầu tư vào thị trường nước ngoài và liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài đã trở nên phổ biến. Chính điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch outbound phát

triển vì các doanh nhân thường kết hợp đi du lịch trong các chuyến công vụ (du lịch công vụ). Chính vì thế mà Việt Nam và Trung Quốc đã và đang hình thành nên nhiều mối quan hệ hợp tác kinh tế trên phương diện giữa hai chính phủ nói chung và giữa các doanh nghiệp của hai nước nói riêng.

Do đó, mà có rất nhiều các chuyến đi thăm quan, khảo sát thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam trên đất nước Bạn và những chuyến đi này thường được tổ chức dưới dạng du lịch công vụ. Bởi lẽ Trung Quốc là thị trường rộng lớn và có tốc độ phát triển cao luôn có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi mà rất nhiều các công ty, đoàn thể, cơ quan lựa chọn Trung Quốc để du lịch công vụ cũng như kết hợp nghỉ dưỡng. Chính nhờ những điều kiện trên đã góp phần tạo thúc đẩy những hoạt động outbound của các công ty lữ hành đến nước láng giềng- Trung Quốc ngày một nhiều.

Hoạt động tổ chức nối tour du lịch của các công ty lữ hành Việt Nam sang Quảng Tây, Trung Quốc được tổ chức dưới hai hình thức :

- Khách đoàn của các cơ quan, đoàn thể

- Khách lẻ ghép đoàn.

Đối tượng khách đoàn thường là do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đoàn thể… tổ chức cho cán bộ đi tham quan, khảo sát thị trường nước ngoài hoặc tổ chức các kỳ nghỉ cho cán bộ, nhân viên. Cơ quan sẽ đứng ra tổ chức chuyến đi, thực hiện ký kết hợp đồng với công ty du lịch và chi trả toàn bộ chi phí. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng.

2.7.3. Hoạt động du lịch quốc tế tại các địa phương có cửa khẩu chính sang Quảng Tây, Trung Quốc.

* Tại Lạng Sơn qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan

Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đây là điểm nối tuyến đường cao tốc Nam

Ninh - Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là điểm bắt đầu của Quốc lộ 1A, nơi đặt cột mốc số 0, nằm cách thành phố Lạng Sơn 17km về phía Bắc, cách Hà Nội 171km về phía Đông Bắc. Cửa khẩu thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Còn bên kia cột mốc chủ quyền là thị trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, thành phố Sùng Tả, khu tự trị dân tộc Choang.

Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 - 19h00 giờ Hà Nội (hàng hóa xuất – nhập khẩu trước 16h30). Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 - 20h00 giờ Bắc Kinh (hàng hóa xuất - nhập khẩu trước 17h30).

* Tại Quảng Ninh qua cửa khẩu Móng Cái- Đông Hưng

Thời gian qua, thành phố Móng Cái đã nỗ lực với nhiều giải pháp tích cực để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có việc tạo lập môi trường kinh doanh du lịch văn minh thông qua xây dựng thương hiệu gắn với “3T” đó là: Thân thiện -Tin cậy - Tiện lợi”; phát huy hiệu quả các sản phẩm du lịch đã thu hút được lượng lớn du khách tới tham quan. Mới đây, Móng Cái thí điểm tạm thời đón khách du lịch Trung Quốc sử dụng giấy thông hành tham quan tại thành phố; đưa 3 tuyến và 12 điểm du lịch đi vào hoạt động.

Móng Cái cũng đã hoàn tất thủ tục tham mưu đề xuất xin ý kiến và tổ chức ký kết “Bản thỏa thuận về thiết lập quan hệ thành phố hữu nghị với thành phố Đông Hưng (Trung Quốc)”; ký kết “Thỏa thuận hợp tác du lịch giữa Khu du lịch Trà Cổ (Móng Cái) và Khu du lịch Bạch Lãng Than (Trung Quốc)” để không ngừng thu hút khách du lịch nước ngoài

* Tại Lào Cai qua cửa khẩu Hà Khẩu

Huyện tự trị người Dao Hà Khẩu là huyện cửa khẩu của Trung Quốc, thuộc Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, phía nam của tỉnh Vân Nam,

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí