Giải Pháp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Theo Dấu Chân Hồ Chí Minh Tại Quảng Tây, Trung Quốc

giáp biên giới với tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Huyện có diện tích 1.313 km² và có

80.000 dân (thống kê năm 2002), được biết đến nhiều nhất như là huyện có đường xe lửa từ Côn Minh đến Hà Nội.

Huyện lị là thị trấn Hà Khẩu (Hà Khẩu trấn), nhìn sang thành phố Lào Cai của Việt Nam.

2.8. Các điều kiện khác

Đây là một chương trình chưa có thực hiện ở Việt Nam. Do đó việc xây dựng hành trình cũng như tuyến du lịch cho chương trình này còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, hiện nay tình hình chính trị giữa Việt Nam với Trung Quốc còn gặp nhiều vấn đề bất cập, nhất là vấn đề tranh chấp trên biển Đông.Do đó để có thể xây dựng một chương trình theo dấu chân Hồ Chí Minh thì cần rất nhiều sự quan tâm của chính phủ hai nước. Nhất là các chính sách xuất nhập cảnh, chính sách xúc tiến và chính sách giả cả.

Tiểu kết chương 2

Thông qua các hệ thống di tích lịch sử có liên quan đến nhà yêu nước Hồ Chí Minh tại Quảng Tây (Trung Quốc), có thể thấy rằng các hệ thống di tích này đang được nước bạn bảo tồn và giữ gìn rất tốt về mặt hiện vật cũng như về ý nghĩa lịch sử.

Điều này có thể thấy rằng, những dấu chân của Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Việt Nam mà đối với nước bạn đây cũng có thể coi là những hiện vật quý báu mà nước bạn trân trọng và nâng niu hơn nửa thế kỷ nay. Những di tích và địa điểm có liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Tây (Trung Quốc) là tài sản văn hóa chung của hai dân tộc. Đó là di sản vô giá về mối tình hữu nghị rất đặc biệt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng và suốt đời vun đắp.

Do đó, sự kết nối các di tích và địa diểm có liên quan đến hoạt động của Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ tạo nên một chương mới lạ và ý nghĩa. Mới lạ, ở chỗ đây là chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các dấu tích lịch sử của Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây- Trung Quốc với các điểm du lịch cũng khác trên địa bàn Quảng Tây (Trung Quốc), kết hợp vừa tìm hiểu về hành trình tìm đường cứu nước của Người thông qua các hệ thống di tích lại vừa có thể kết hợp tham quan các điểm du lịch nổi tiếng cũng như nền văn hóa đa dạng tại đây.

Để xây dựng được một chương trình du lịch lịch sử- văn hóa này thì điều quan trọng nhất là phải nắm rõ các địa điểm, hệ thống di tích cùng với ý nghĩa gắn với từng di tích, địa điểm đó, như vậy mới có thể truyền tải được cho khách du lịch ý nghĩa của các điểm đến trong hành trình du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Chương 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THEO DẤU CHÂN HỒ CHÍ MINH TẠI QUẢNG TÂY, TRUNG QUỐC


Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 13

3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh

3.1.1. Ý nghĩa kinh tế

Hiện nay, Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm đối với Du lịch Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nước có ngành du lịch phát triển. Bởi vậy, việc hợp tác, trao đổi, kinh nghiệm giữa hai nước để tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, phù hợp với du khách Trung Quốc cũng như khảo sát, học tập kinh nghiệm tại Trung Quốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với Du lịch Việt Nam.

Đẩy mạnh việc xúc tiến hợp tác kinh tế biên giới giữa hai nước nhất là trong lĩnh vực du lịch, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì sự phồn vinh chung, duy trì và ổn định vùng biên giới giữa hai nước. Hơn nữa, nó còn góp phần tích cực vào giao lưu kinh tế và văn hóa giữa hai nước Trung- Việt.

3.1.2. Ý nghĩa về chính trị, giáo dục

Việc kết nối các dấu chân Hồ Chí Minh trên dất Quảng Tây (Trung Quốc) trong hành trình du lịch sẽ là một hoạt động thiết thực góp phần tuyên truyền giáo dục và tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, nhất là nhân dân các tỉnh hai bên biên giới. Thông qua các chuyến hành trình này sẽ giúp chúng ta có hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất nước bạn cũng như những đóng góp to lớn của Người trong việc kiến lập và phát triển mối quan hệ hữu nghĩ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Việc xây dựng các chương trình du lịch như thế này sẽ giúp

thế hệ thanh thiếu niên tiếp tục trân trọng kế thừa và không ngừng phát huy tình hữu nghị Việt- Trung- tài sản quý giá của nhân dân hai nước.

3.1.3. Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa

Những di tích và dịa điểm có liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Tây (Trung Quốc) là tài sản văn hóa chung của hai dân tộc. Đó còn là những hiện vật lịch sử quý báu còn xót lại của Hồ Chí Minh trong hành trình giải phóng dân tộc trên đất Quảng Tây (Trung Quốc). Ngoài ra, hành trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ góp phần tăng cường hiểu biết về nền văn hóa đa sắc tộc ở Quảng Tây (Trung Quốc) cho du khách khi tới tham quan.

3.2. Nghiên cứu chính sách của chính phủ Trung Quốc thu hút nguồn khách du lịch Việt Nam

3.2.1. Chính sách về xuất nhập cảnh

Điều kiện để xuất-nhập cảnh Trung Quốc cũng khá đơn giản. Đối với các tuyến du lịch đường bộ, du khách chỉ cần sử dụng giấy thông hành (2 bản photo chứng minh thư, 5 ảnh 4-6, địa chỉ thường trú) đối với các tour du lịch bằng đường hàng không thì sử dụng hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng và thời hạn xin visa là 2 tuần đối với tuyến Hồng Kông, Ma Cao và 1 tuần đối với các tuyến khác. Xin visa nhập cảnh vào Trung Quốc tại Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Việt Nam. Việc xin visa là do Trung tâm đảm nhiệm và chi phí được tính trọn gói trong giá tour.

Còn về phía Việt Nam thì thủ tục xuất nhập cảnh cho khách Trung Quốc sử dụng giấy thông hành xuất nhập cảnh Việt Nam đã có nhiều thuận lợi.

Hiện nay, ngoài Đại sứ quán Việt Nam đặt tại thủ đô Bắc Kinh, Việt Nam đã lập Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (1993), Hong Kong (1994), Côn Minh (2004), Nam Ninh (2004), lập Văn phòng Lãnh sự tại Thượng Hải (2007) tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch xin visa đi du lịch Việt Nam. Do Trung Quốc là đất nước rộng lớn, mỗi tỉnh thành phố làm một vùng rộng

lớn với dân số đông nên việc làm thủ tục visa cho khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam gặp khó khăn tại các địa bàn không có lãnh sự quán Việt Nam như Thành Đô (Tứ Xuyên), Trùng Khánh… Tuy nhiên, hiện nay việc nhận visa ở cửa khẩu đối với khách đoàn Trung Quốc đến Việt Nam đã rất thuận lợi.

Bên cạnh những thuận lợi đã nêu ra thì hoạt động du lịch biên giới cũng bị chi phối bởi chính quyền Vân Nam và Quảng Tây. Thủ tục thông quan gặp nhiều khó khăn, thường có nhiều biến động do hạn chế từ phía Trung Quốc. Hoạt động du lịch đường biển gặp nhiều khó khăn do tính nhạy cảm về tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chính sách, thủ tục cấp giấy phép xuất nhập cảnh của Trung Quốc có nhiều thay đổi khó khăn, phức tạp hơn ảnh hưởng tới việc đón khách du lịch Việt Nam tới Trung Quốc du lịch. Đa phần phía Trung Quốc làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách Việt Nam theo nguyên tắc là phải nhìn thấy người mới làm thủ tục cấp giấy thông hành nên trong nhiều trường hợp một khách trong đoàn không được duyệt nhân sự nhưng cả đoàn khách phải chờ đợi. Nhiều đoàn phải làm thủ tục từ sáng, chiều muộn mới có thể nhập cảnh Trung Quốc, ảnh hưởng đến tâm lý du khách và khó khăn trong việc sắp xếp các dịch vụ.

Ngoài ra, khi nhập cảnh, du khách phải điền vào tờ khai nhập cảnh được cung cấp trên máy bay (hay tại cửa khẩu nhập cảnh nếu đi bằng đường bộ) và tờ khai kiểm dịch. Hướng dẫn viên phải nhắc du khách nhớ giữ lại các tờ khai xuất nhập cảnh và tờ khai hải quan để khi về cần dùng.

Khi xuất cảnh, du khách không được mang theo giấy tờ, tài liệu của cơ quan, Đảng và nhà nước, vật liệu nổ, vũ khí và các vật liệu bị cấm khác. Các loại trái cây tươi không được nhập vào Trung Quốc.

Theo quy định của hải quan Việt Nam, mỗi cá nhân khi xuất cảnh không được mang quá 3.000 USD. Nếu đi máy bay không được mang quá 500 USD, 5 triệu đồng và 5.000 NDT. Các máy điện thoại di động, máy quay phim, máy chụp ảnh loại chuyên dùng cần khai rõ ký hiệu, số máy vào tờ khai xuất nhập cảnh.

3.2.2. Chính sách xúc tiến du lịch

Trung Quốc năm trong vùng du lịch Châu Á- Thái Bình Dương. Theo đánh giá của WTO, đến năm 2020 vùng này sẽ chiếm ¼ lượng khách du lịch trên thế giới (trong khi năm 1995, vùng du lịch này chỉ chiếm 14%).Từ lâu, người Trung Quốc đã luôn quan tâm nhằm xây dựng một nền du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngay từ năm 1979, khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa thì ngành du lịch Trung Quốc đã đề ra 3 giai đoạn phát triển là:

- 1980-1989: Đưa Trung Quốc trở thành một điểm đến nổi tiếng trên thế giới.

- 1990-1999: Đưa Trung Quốc trở thành một nước lớn về du lịch.

- 2000-2009: Biến Trung Quốc trở thành một siêu cường về du lịch trên thế giới.

Với những mục tiêu cụ thể được vạch ra rõ ràng ngay từ khi mới thành lập như vậy đã đưa Trung Quốc đứng thứ 5 trên thế giới về lượng khách du lịch và đứng thứ 7 trên thế giới về thu nhập ngoại tệ mà du lịch mang lại.

Ngoài ra, còn phải kể đến các chính sách xúc tiến du lịch mà chính phủ Trung Quốc đề ra đối với các nước trên thế giới, nó góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của ngành công nghiệp không khói ở đất nước 1,4 tỷ dân này. Cụ thể đối với Việt Nam thì chính phủ Trung Quốc đã đưa và ký kết một loạt các hiệp định hợp tác về du lịch, góp phần gắn chặt thêm mối quan hệ “sông liền sông- núi liền núi” của hai nước trong ngành du lịch.

Đầu tiên phải kể đến bản hiệp định ngày 8/4/11994, hai nước đã ký hiệp định hợp tác về du lịch lần thứ nhất. Nội dung của hiệp định này được thâu tóm trong những vấn đề chính sau: khuyến khích phát triển và hợp tác du lịch giữa hai nước, ủng hộ các doanh nghiệp du lịch hai nước thiết lập và phát triển quan hệ nghiệp vụ; hai bên cùng tiến hành khuyến khích các doanh nghiệp du lịch hợp tác về du lịch theo luật đầu tư của mỗi nước. Hai bên cùng ủng hộ các công tu du lịch tổ chứ khách du lịch nước mình và khách du lịch nước thứ ba đi du lịch tại nước kia. Cho đến nay, hầu hết các nội dung của hiệp định đều được triển khai. Nhiều địa phương của hai nước đã ký các văn bản hợp tác song phương trong lĩnh vực du

lịch như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ký với Quảng Tây để trao đối khách. Hải Phòng, Quảng Ninh ký thoả thuận khai thông tuyến du lịch đường biển Bắc Hải- Hạ Long- Hải Phòng.

Tiếp đến, tháng 2/1998, đoàn đại biểu du lịch tỉnh Vân Nam do Phó tỉnh trưởng Hoàng Bính Sinh dẫn đầu đã đến thăm và làm việc cùng Tổng cục Du lịch Việt Nam. Kết quả của chuyến làm việc này là những thoả thuận nhằm mang lại những thuận lợi cho khách du lịch hai nước khi đi du lịch. Cụ thể là thông suốt chuyến tàu liên vận Hà Nội – Côn Minh và cho phép khách du lịch đường bộ sang hai nước bằng thẻ du lịch. Sự quan tâm phát triển du lịch hai nước còn được thể hiện ở chuyến làm việc giữa đoàn đại biểu Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cục Du lịch Vân Nam vào tháng 5/1998. Kết quả của chuyến làm việc này là quyết định số 229/1998- QĐ ban hành quy chế tạm thời về quản lý, tổ chức đối với khách du lịch là người Trung Quốc có giấy thông hành do Trung Quốc cấp vào Việt Nam bằng thẻ du lịch. Ngoài ra, đó còn là việc khai thông tuyến đường biển Bắc Hải- Hải Phòng- Hạ Long vào tháng 11/1998 mỗi tuần một chuyến với 400- 800 khách.

Từ năm 1999, Việt Nam được đưa vào danh sách các điểm đến được cấp phép tổ chức đưa khách Trung Quốc tới du lịch. Tháng 4/1999, đoàn đại biểu Cục Du lịch Trung Ương Trung Quốc đã sang thăm và làm việc với Tổng cục Du lịch Việt Nam. Hai bên đã ký kết kế hoạch hợp tác du lịch Việt Nam- Trung Quốc 1999-2000 cùng với các phương hướng trong thời gian tới là: Tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao quốc gia mỗi năm một lần, mở rộng địa bàn (cả hai phía) được phép đón khách du lịch bằng thẻ du lich; mở rộng hình thức cấp thị thực tại cửa khẩu cho khách du lịch Trung Quốc và khách du lịch nước thứ ba từ Trung Quốc sang Việt Nam du lịch; Tạo điều kiện cho các địa phương tiến hành hợp tác biên giới nhằm giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện tăng

cường hợp tác và trao đổi thông tin; tăng cường hợp tác phát triển du lịch sinh thái, quản lý khách sạn, hợp tác tuyên truyền du lịch.

Tháng 8 năm 2010, Bộ Văn hóa- Thể Thao và Du lịch Việt Nam và Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác du lịch giai đoạn 2010-2013 trong đó tập trung vào các hoạt động hợp tác khai thác và quảng bá thị trường, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Chương trình hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tới sẽ tập trung và khuyến khích giới doanh nhân Trung Quốc tăng cường đầu tư hơn nữa vào ngành du lịch Việt Nam và thúc đấy việc triển khai các văn bản hợp tác du lịch đã ký.

Năm 2009-2010, Tổng cục Du lịch đã ký thỏa thuận hợp tác du lịch với các địa phương như Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Chiết Giang, Giang Tô...

Về đầu tư trong lĩnh vực du lịch, năm 2009, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) có 45 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 658 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực như lữ hành, khách sạn, nhà hàng..

Hai bên còn triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ chương trình “ hai hành làng một vành đai” được đề xuất từ tháng 5/2004, bao gồm: Hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng và vành đai kinh tế Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh- Vân Nam ( Trung Quốc). [1,tr23]

Bên cạnh đó, hai nước còn tham gia nhiều cơ chế hợp tác trong khu vực như Trung Quốc- ASEAN, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), APEC... Mối quan tâm của Trung Quốc đối với ASEAN cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Như vậy, từ những văn bản về hợp tác du lịch đã được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch giữa hai nước nói chung và việc tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc nói riêng phát triển. Các công ty du lịch có thể dễ dàng tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc bằng đường hàng không, đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Chính điều kiện thuận lợi nổi bật so với việc đi du lịch đến các nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023