Điều Kiện Để Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Theo Dấu Chân Hồ Chí Minh Tại Quảng Tây, Trung Quốc

(Nguồn: Trích Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành- Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, trang 185)

- Quan hệ (1): Các tuyến điểm có trong chương trình phải phục vụ cho mục đích đi du lịch của khách.

- Quan hệ (2): Độ dài của chương trình, về mặt lý thuyết không nên vượt quá khoảng thời gian rỗi trung bình dành cho du lịch của thị trường khách hàng mục tiêu.

- Quan hệ (3): Thời điểm bắt đầu nghỉ ngơi của khách sẽ có ảnh hưởng đến quyết định tổ chức chuyến đi vào thời gian nào của nhà thiết kế và quyết định này có thể sau hoặc trước thời điểm nhưng không quá lâu.

- Quan hệ (4): Mức giá của chương trình phải làm sao phù hợp với thu nhập và khả năng chi tiêu cho các nhu cầu vui chơi, giải trí, đi du lịch…. của đa số khách.

- Quan hệ (5): Cơ cấu, số lượng, chủng loại các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống…. được lựa chọn với đặc điểm tập quán tiêu dùng của từng loại khách.

Tóm lại, phải cân nhắc các tác động dưới góc độ cụ thể và tổng hợp đối với việc xây dựng các chương trình du lịch trên cơ sở nhu cầu của khách du lịch vừa phải tạo ra những chương trình mà họ cần, vừa phải tạo ra những cái mới nhằm kích thích và tạo ra trí tò mò cho khách du lịch.

Tiểu kết chương 1.

Chương 1 của luận văn đã tổng quan được các vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch lịch sử, chương trình du lịch và du lịch outbound. Ngoài ra đánh giá được các điều kiện cho việc xây dựng một chương trình du lịch outbound đến Quảng Tây (Trung Quốc). Đây cũng là những lý luận cơ bản làm tiền đề để triển khai các chương tiếp theo.

Hơn nữa, chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) là một chương trình du lịch lịch sử- văn hóa. Đây cũng là chương trình du lịch outbound có định hướng xây dựng dựa trên các điểm và hệ thống di tích lịch sử có liên quan đến Hồ Chí Minh tại Quảng Tây- Trung Quốc, chương trình này nhằm kết hợp giữa mục đích kinh tế và mục tiêu giáo dục lịch sử đồng thời có tác dụng củng cố hòa bình với nước láng giềng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Đây còn là một chương trình du lịch được xây dựng trên một ý tưởng, nghiên cứu và phát triển mới chưa được hình thành ở các chương trình du lịch outbound truyền thống của nước ta khi sang Quảng Tây (Trung Quốc) du lịch. Điều này cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, phát triển du lịch outbound. Tuy nhiên, để xây dựng được chương trình du lịch mới này yêu cầu chúng ta phải nhận thức được ý nghĩa và vai trò của các điểm đến trong hành trình du lịch này.

Ngoài ra, nếu chương trình này được áp dụng vào thực tiễn thì đây sẽ là một trong những chương trình du lịch góp phần rất lớn trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt- Trung trong giai đoạn hiện nay đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của hai nước.

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 7

Chương 2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THEO DẤU CHÂN HỒ CHÍ MINH TẠI QUẢNG TÂY, TRUNG QUỐC


2.1. Giới thiệu về Quảng Tây (Trung Quốc).

2.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử- văn hóa Quảng Tây

Quảng Tây là giản xưng của "Quảng Nam Tây lộ" (广南西路) từ thời nhà Tống. "Quảng" 广 có nghĩa là "mở rộng", và được đặt cho vùng này kể từ

thời nhà Tây Tấn trở đi. "Quảng Tây" và tỉnh láng giềng Quảng Đông có tên gọi chung là "Lưỡng Quảng" (两广). Tên gọi tắt của khu tự trị này là "Quế" , lấy

theo tên Quế Lâm là một thành phố lớn trong khu tự trị.

2.1.1. 1. Vị trí địa lý

Nằm ở phía nam Trung Quốc, tọa độ Bắc là 20054'- 26023', kinh độ Đông

104029'- 112004'. Quảng Tây giáp giới với Vân Nam phía Tây, Quý Châu phía Bắc, Hồ Nam phía Đông Bắc, và Quảng Đông phía Đông Nam. Quảng Tây có biên giới với Việt Nam phía Tây Nam và Vịnh Bắc Bộ phía Nam.

Diện tích đất liền là 237.600 km2 chiếm 2,5% diện tích đất liền của Trung

Quốc, xếp ở vị trí số 9 trong tổng các tỉnh thành của Trung Quốc. Đây là vùng duyên hải duy nhất ở phía Tây của Trung Quốc. [30,tr25]

Quảng Tây nằm ở rìa Đông Nam của cao nguyên Vân Nam, Quý Châu là khu vực có nhiều đồi núi, địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bốn bề được bao quanh là đồi núi, đồng bằng tập trung chủ yếu ở Trung bộ và Nam bộ của khu vực. Trong đó, diện tích của núi cao (độ cao trên 400m so với mực nước biển) chiếm 39.8%, núi đá vôi (cao 400m so với mực nước biển) chiếm 19.7%, vùng đồi núi nhấp nhô (200-400m, so với mực nước biển) chiếm 10.3%, vùng cao nguyên (dưới 200m so với mực nước biển) chiếm 6.3% , đồng bằng chiếm 20.6%, diện tích mặt nước chiếm 3.3%.

Hiện nay diện tích gieo trồng khoảng 4.000ha, chiếm 11% diện tích đất trồng, đất canh tác bình quân đầu người chiếm 0,82ha.

Quảng Tây thuộc khu vực đồi núi. Dãy Nam Lĩnh nằm ở ranh giới phía Đông Bắc với Việt Thành Lĩnh và Hải Dương Sơn là những nhánh ngắn của Nam Lĩnh. Gần vào giữa tỉnh hơn có các núi Đại Dao Sơn và Đại Minh Sơn. Về phía Bắc có các núi Đô Dương Sơn và Phượng Hoàng Sơn, còn ở vùng ranh giới Đông Nam có núi Vân Khai Đại Sơn. Đỉnh núi cao nhất Quảng Tây là Miêu Nhi Sơn thuộc dãy Việt Thành Lĩnh cao 2141 m.

Quảng Tây thuộc khu vực ven biển, diện tích vùng biển Vịnh Bắc Bộ chiếm 12.93 triệu km2. Đường bờ biển lục địa dài hơn 1500 km, có 697 đảo ven biển với tổng chiều dài hơn 600km đường bờ biển. Tổng diện tích hải đảo là 84km2. Trong đó đảo Vi Châu là hòn đảo ven biển lớn nhất của Quảng Tây với diện tích khoảng 28km2. Nhiều con sông cắt qua các dãy núi tạo thành các thung lũng. Hầu hết các sông này đều thuộc lưu vực sông Tây Giang trong số đó phải kể đến các con sông như sông Ly, sông Quế, sông Tầm, sông Úc, Sông Liễu, sông Ung, sông Hồng Thủy, Sông Hạ...

Quảng Tây có ưu thế về vị trí địa lý ven biển, ven sông và ven biên giới, nằm ở chỗ giao nhau giữa vùng kinh tế Hoa Nam, vùng kinh tế Tây Nam và vùng kinh tế ASEAN đây là con đường ra biển ngắn nhất cho vùng Tây Nam, thậm chí cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, cũng là con đường trọng yếu liên kết Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao với phía Tây. Đặc biệt là từ khi thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc và ASEAN, Quảng Tây là đầu mối nối vùng Tây Nam, Hoa Nam, Trung Nam của Trung Quốc với thị trường ASEAN rộng lớn.

Quảng Tây có 21 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có 5 cảng có năng lực cập bến từ một vạn tấn trở lên là Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải, Trân Châu và Thiết Sơn.

Những cảng biển Quảng Tây có những đặc điểm tự nhiên là nước sâu, tránh gió tốt, sóng nhỏ, gần các cảng biển khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông và Ma Cao như cảng Bắc Hải cách cảng Hồng Kông 425 hải lý; cảng Khâm Châu cách cảng Singapore 1338 hải lý; cảng Phòng Thành cách cảng Hải Phòng 151 hải lý, cách Bangkok 1439 hải lý.

Quảng Tây cũng có ưu thế về biên giới với 8 huyện của Quảng Tây giáp với Việt Nam, hiện nay có 12 cửa khẩu biên giới, trong đó có 5 cửa khẩu cấp 1 quốc gia là Đông Hưng, Bằng Tường, Hữu Nghị Quan, Thủy Khẩu, Long Bang, ngoài ra còn có 25 điểm giao dịch giữa nhân dân vùng biên giới. Đường sắt Tương Quế (Hồ Nam – Quảng Tây) nối liền với hệ thống đường sắt của Việt Nam, theo đường liên vận nối từ Bắc Kinh đến Hà Nội.

Quảng Tây có 3 khu phong cảnh, 1 khu du lịch, 7 di tích lịch sử và 11 công viên cấp quốc gia. Nổi tiếng nhất có khu phong cảnh Ly Giang, đoạn từ Quế Lâm đến Dương Sóc, tập trung nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp, là một trong 4 danh thắng du lịch lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, còn có các điểm du lịch nổi tiếng khác như: hố trời ở Bách Sắc, bãi biển Bắc Hải, rừng núi Đại Dao….

Ưu thế vị trí địa lý thuận lợi, làm nổi bật tác dụng giao thông của Quảng Tây. Hiện nay, hệ thống giao thông vận tải Quảng Tây hướng ra biển, hình thành việc lấy cảng biển làm đầu tàu, đường sắt Nam Ninh – Côn Minh làm nòng cốt, đường bộ, đường sông, đường hàng không và các công trình giao thông khác kết hợp với nhau một cách đồng bộ. Về đường sắt, Quảng Tây có 4 tuyến chính: Tương Quế (Hồ Nam – Quảng Tây), Nam Côn (Nam Ninh – Côn Minh), Kiềm Quế (Quý Châu – Quảng Tây), Tiêu Liễu (Tiêu Tác – Liễu Châu). Về đường bộ, Quảng Tây có các tuyến quốc lộ cao tốc chính đi ngang như Trùng Khánh – Trạm Giang, Hoành Dương – Côn Minh, Nội Mông Cổ - Bắc Hải, Sán Vĩ – Thanh Thủy Hà…, cùng với các đường cao tốc khác ngang dọc trong phạm vi Quảng Tây như Nam Ninh – Quảng Châu, Nam Ninh – Hữu Nghị Quan, Quế Lâm – Ngô Châu …. Cảng đường sông có các cảng Nam Ninh,

Quý Cảng, Ngô Châu. Đường hàng không có 5 cửa khẩu là Nam Ninh, Quế Lâm, Bắc Hải, Liễu Châu, Ngô Châu với hơn 100 tuyến bay nối các thành phố trong và ngoài nước.

Theo bước phát triển của hệ thống giao thông vận tải, Quảng Tây trở thành cầu nối giao lưu hợp tác giữa Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN, cũng như trở thành nơi đầu tư đầy hấp dẫn cho các doanh nghiệp.

2.1.1.2. Lịch sử Quảng Tây

Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 trước công nguyên, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền Nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi "Quảng Tây" bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một Lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành "Quảng Tây". Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây.

Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền Đông Quảng Tây, đã nổ ra cuộc khởi nghĩa Kim Điền vào ngày 11 tháng 1 năm 1851 khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng.

Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc. Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ do Lục Vinh Đình và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920 Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng

Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi cuộc khởi nghĩa Bách Sắc, một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929. Các căn cứ cộng sản đã được thiết lập mặc dù cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt.

Vào năm 1944 gần kết thúc Thế Chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế trong một nỗ lực thâu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam- Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản.

Nằm ở xa phía Nam, lực lượng Cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn. Chính quyền tỉnh thay đổi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân. Vào năm 1958, Quảng Tây được chuyển đổi thành khu tự trị Dân tộc Choang theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Quyết định này được đưa ra do người Choang là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa và tập trung nhiều ở Quảng Tây. Tuy nhiên người Choang vẫn chỉ chiếm thiểu số trong dân số Quảng Tây.

Suốt chiều dài lịch sử, Quảng Tây là vùng đất nội lục (không có biển). Năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển. Năm 1955 chuyển giao lại và năm 1965 tiếp nhận lại.

Mặc dù có sự phát triển công nghiệp nặng diễn ra trong tỉnh trong suốt những năm 1960 và 1970, vẫn còn rất nhiều các danh lam thắng cảnh du lịch hấp dẫn mọi người trên khắp thế giới. Thậm chí mức tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc trong những năm 1990 dường như để Quảng Tây tụt lại phía sau. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng mạnh về công nghiệp hóa và tập trung hóa cây trồng. GDP đầu người đã tăng nhanh chóng do các ngành công nghiệp ở Quảng Đông phải tìm kiếm các địa điểm sản xuất tại các khu vực có giá nhân công rẻ hơn.

2.1.1.3. Các đơn vị hành chính của Quảng Tây

Quảng Tây được chia ra 14 thành phố thuộc tỉnh (địa cấp thị), dưới nữa là 56 huyện, 34 quận, 12 huyện tự trị và 7 thị xã (huyện cấp thị). Các thành phố (địa cấp thị) là Nam Ninh, Liễu Châu, Quế Lâm, Ngô Châu, Bắc Hải, Phòng Thành Cảng, Khâm Châu, Quý Cảng, Ngọc Lâm, Bách Sắc, Hạ Châu, Hà Trì, Lai Tân, Sùng Tả. [38,tr45]

2.1.1.4. Dân cư

Quảng Tây là một trong 5 khu vực tự trị của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Khu tự trị là nơi tập trung nhiều người Choang hơn 14 triệu- một trong những dân tộc thiểu số chính ở Trung Quốc. Hơn 90% người Choang ở Trung Quốc sống ở Quảng Tây, đặc biệt là ở khu vực trung tâm và phía Tây. Cũng có một số lượng khá người dân tộc thiểu số Người Đồng và Người Miêu. Dân tộc thiểu số khác gồm: Người Dao, Người Hồi, Người Di (Lô Lô), Người Thủy và Người Kinh (người Việt).Tổng cộng có 12 dân tộc chủ yếu ngoài ra có hơn

25 dân tộc thiểu số.Trong đó:

Người Hán: 30,27 triệu (61,46%); Người Choang:16,05 triệu; Người Dao:1,47 triệu; Người Miêu: 46 vạn; Người Đồng: 30 vạn; Người Ngật lão:17 vạn; Người Mao-Nam: 7,4 vạn; Người Hồi: 3,3 vạn; Người Bố Y: 2,1 vạn; Người Kinh/Người Việt: 2 vạn; Người Thủy: 1,5 vạn; Người Tạng: 9.712 người; Người Mãn: 9.576 người.

2.1.1.5. Khí hậu

Quảng Tây thuộc khu vực có khí hậu gió mùa cận nhiệt đới. Mùa hè có thời gian tương đối dài, nhiệt độ cao, lượng mưa tương đối lớn, mùa đông ở đây ngắn, ấm áp và khô ráo hơn so với phương Bắc Trung Quốc. Nhiệt độ trung bình hằng năm dao động khoảng 21.10C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình trong tháng đạt từ 23-290C, lạnh nhất là tháng 1 với nền nhiệt độ trung bình là từ 6-140C. Nhiệt độ mặt trời trong năm là 1396 giờ. Lượng mưa trung bình năm đạt 1835mm, lượng mưa tập trung chủ yếu ở các thành phố như: phía Nam- Phòng Thành, Trung Kim Tú- Chiêu Bình, Đông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023