Tình Hình Chính Trị - Xã Hội Quảng Tây Trong Những Nãm 1939-1945, 1945-1949 Và Từ 1949 Đến Nay [13,tr56]

Bắc- Quế Lâm, Tây Bắc- Dung An. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt trên 1900mm. [30,tr35]

2.1.1.6. Văn hóa Phong tục tập quán

Quảng Tây là một trong năm khu tự trị dân tộc của Trung Quốc. Có 12 dân tộc chính gồm Choang, Hán, Dao, Miêu, Đồng, Mao Nam, Hồi, Kinh, Di, Thuỷ, ngoài ra còn có 25 dân tộc thiểu số khác. Dân tộc Choang là dân tộc thiểu số đông dân nhất của Quảng Tây và cũng là dân tộc thiểu số đông dân nhất toàn Trung Quốc.

Dân tộc Dao - dân tộc di cư nhiều nhất trong lịch sử Trung Quốc. Dân tộc Miêu - một trong những dân tộc thiểu số có lịch sử lâu đời nhất. Tên dân tộc Miêu, lần đầu tiên xuất hiện là trong sách sử trước đời Tần Hán, có ba tên gọi là “Tam Miêu”, “Hữu Miêu”, “Miêu Dân”.

Phụ nữ dân tộc Choang Quảng Tây đều có cách ăn mặc để thể hiện tình trạng hôn nhân của mình. Ví dụ: phụ nữ dân tộc Choang ở vùng Long Châu nếu tóc bờm tự nhiên rủ xuống phía trước cho biết người ấy chưa có người yêu, nếu tóc bờm chải sang bên phải, dùng kẹp kẹp vào, bên trái và phía sau đều có tóc bờm thì người đó đã có người yêu hoặc đã kết hôn rồi, nhưng chưa có con; nếu không để tóc bờm mà chải tóc ra đằng sau kết thành một búi tóc lớn, thể hiện người đó đã kết hôn và đã có con. Phụ nữ dân tộc Choang vùng Đô An khi tham gia các ngày hội ca hát hoặc lúc đi chợ, đi thăm họ hàng thân thích, mỗi người trên đầu đều quấn một chiếc khăn mới. Nếu chiếc khăn được gấp chồng lên nhau 3,4 lớp giống chiếc khăn tay, phủ ở trên đầu thể hiện người đó chưa lấy chồng, nếu khăn bao quanh đầu thể hiện người đó đã kết hôn.

Ngày lễ lớn ở Quảng Tây

Ngày lễ ca hát 03/03- ngày lễ truyền thống của dân tộc Choang Vũ Minh. [30,tr55]

Quảng Tây là nơi khởi nguồn của các sự kiện lịch sử trọng đại thời cận hiện đại Trung Quốc như khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc, khởi nghĩa của quân cờ Đen chống Pháp, chiến dịch Trấn Nam Quan…, xuất hiện hàng loạt những nhân vật lịch sử như Hồng Tú Toàn, Lưu Vĩnh Phúc, Phùng Tử Tài…Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã lãnh đạo khởi nghĩa Bách Sắc ở phía tây Quảng Tây, sáng lập Hồng quân thứ 7 và căn cứ địa cách mạng Hữu Giang.

Quảng Tây có một nền văn hóa dân tộc phong phú và nhiều màu sắc. Quảng Tây có nhiều lễ hội ca hát quanh năm của các dân tộc như: lễ ca hát “3 tháng 3” của dân tộc Choang, vào buổi sáng sớm của ngày này trong vùng chu vi mười dặm, hàng ngàn hàng vạn nam thanh nữ tú của dân tộc Choang mặc lễ phục, tụ hội tại huyện Minh Vũ tham gia các hoạt động hát đối, thi hát. Có người trong cuộc thi hát đối còn có thể tìm cho mình được người bạn đời. Đây là một trong số phong tục đặc sắc của dân tộc Choang còn lưu giữ tới ngày nay.

Tết Bàn Vương và tết Đạt Nỗ - ngày tết trọng đại nhất của dân tộc Dao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tết Bàn Vương là cái tết trọng đại nhất của người dân tộc Dao sống tại huyện tự trị dân tộc Dao Kim Tú. Tết Bàn Vương thường được tổ chức vào tháng mười âm lịch, chủ yếu là để tưởng nhớ Bàn Vương, ngoài ra còn có ý nghĩa là mừng mùa bội thu. Khi đón tết, người ta tổ chức các hoạt động như tế Bàn Vương, nhảy điệu Trường Cổ, hội “Ca Đường”.

Ngoài ra, dân tộc Dao còn có ngày Tết Đạt Nỗ được tổ chức vào ngày 29 tháng 05 âm lịch. Vào ngày này, người ta ngoài nhảy múa với trống đồng ra, còn đốt pháo, hát Sơn Ca, thổi kèn, biểu diễn võ thuật, thi bắn cung, chọi chim, chương trình phong phú đa dạng, vô cùng náo nhiệt.

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 8

Đón Miêu niên - ngày tết trọng đại nhất của dân tộc Miêu

Miêu niên là ngày tết trọng đại nhất trong năm của người dân tộc Miêu. Thời gian đón tết Miêu niên của các địa phương không giống nhau, thường là tổ chức vào ngày Mão (ngày con thỏ), ngày Sửu (ngày con trâu) hoặc ngày Hợi

(ngày con lợn) đầu tiên của tháng mười âm lịch. Trong thời gian đón tết, người Miêu đến thăm nhau, thăm họ hàng làng xóm, tham gia hoạt động “nhảy khèn”. Ngoài ra hoạt động ngày tết còn có rước trống, thổi kèn, chọi ngựa, chọi trâu, “du ngôn”, hát đối, leo cột.

Tết hoa pháo - hoạt động trọng đại nhất của dân tộc Đồng

Tết pháo là ngày tết truyền thống của người dân tộc Đồng, đến nay đã có lịch sử hàng trăm năm. Hoạt động chính của tết hoa pháo là cướp hoa pháo, thi khèn, nhảy “Duoye” tập thể.

Tết Y Phan - hoạt động trọng đại nhất của dân tộc Mulao

Tết Y Phan là ngày tết long trọng nhất của người dân tộc Mulao. Ba năm tổ chức một lần, mỗi lần từ 3 đến 5 ngày, các thôn chọn ngày tổ chức vào tháng 10 âm lịch.

Tết Fenlong - ngày tết trọng đại nhất của dân tộc Mao Nam

Ngày tết truyền thống trọng đại nhất của dân tộc Mao Nam là tết Fenlong (còn gọi là tết Miếu). Khi đón tết, già trẻ gái trai đều mặc quần áo đẹp, dùng “Faduo” (một loại lá cây to như chiếc quạt nan) để bọc cơm ngũ sắc và bột hấp thịt, đi thăm người thân bạn bè, chúc tết. Tết Fenlong cũng là ngày tết hẹn hò của các chàng trai và cô gái trẻ dân tộc Mao Nam.

Tháng 11 hàng năm, tại thủ phủ Nam Ninh, chính quyền Quảng Tây tổ chức lễ hội dân ca quốc tế, thu hút đông đảo người yêu thích nghệ thuật trong và ngoài nước. Các hình thức nghệ thuật ở địa phương có Quế kịch, Choang kịch, Thái điệu, Việt kịch, trống da cá Quảng Tây, âm nhạc trống đồng…

Đặc sản nổi tiếng ở Quảng Tây

Các sản phẩm nổi tiếng ở Quảng Tây chủ yếu có: gấm Choang, hàng thêu Dao, đồ khảm trai, chậu cảnh, gốm sứ mỹ thuật, tác phẩm điêu khắc bằng tre Quế Lâm, lược bí Quế Lâm, nghiên mực Liễu Châu, mành trúc, rược thuốc Ngô Châu, rượu Tam Hoa Quế Lâm, quả La Hán Quế Lâm, long nhãn.....

Ẩm thực nơi đây phải kể đến các món ăn mang hương vị địa phương như : Phở Quế Lâm, bánh sủi cảo gạo Liễu Châu, bánh tét thịt Nam Ninh, ốc nhồi Nam Ninh, cơm bát bảo thơm dẻo.....

2.1.2. Tình hình chính trị - xã hội Quảng Tây trong những nãm 1939-1945, 1945-1949 và từ 1949 đến nay [13,tr56]

2.1.2.1. Giai đoạn 1939-1945

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng: ngày 1/09/ 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê tanh lên cầm quyền. Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt – Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương.

Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức.

Trong khi đó ở Trung Quốc đêm ngày 07/07/1937, quân Nhật đã gây hấn ở Lư Câu Kiều (Bắc Kinh) tấn công quân đội Trung Quốc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra phạm vi toàn lãnh thổ Trung Quốc. Cuộc kháng chiến chống Nhật cứu nước của nhân dân các dân tộc Trung Quốc bắt đầu.

Ngày 08/07, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra lời kêu gọi: “Đồng bào, chính phủ, quân đội trong cả nước đoàn kết lại xây dựng bức tường thành kiên cố của Mặt trận thống nhất dân tộc, chặn đứng cuộc xâm lược của giặc Nhật”. Mao Trạch Đông gửi điện cho Tưởng Giới Thạch cam kết: “Tướng sĩ Hồng quân tình nguyện dưới sự lãnh đạo của Ủy viên trưởng, quyết chiến đấu hi sinh để diệt giặc cứu nước, bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc”. Ngày 13-07 phái đoàn đại biểu của Đảng cộng sản gồm Chu Ân Lai, Tần Bang

Hiến, Lâm Bá Cừ đàm phán với Quốc dân Đảng nhưng hai bên chưa đạt được thỏa thuận. Ngày 23-08 Tưởng Giới Thạch chính thức thừa nhận địa vị hợp pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc. Sự kiện đó đánh dấu sự hình thành chính thức Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở hợp tác Quốc- Cộng. Căn cứ vào kết quả đàm phán, Hồng quân được cải biên thành Bát Lộ Quân của Quân cách mạng Quốc dân do Chu Đức làm tư lệnh.

Tháng 8-1937, quân Nhật mở rộng cuộc tấn công xâm lược theo hướng Thượng Hải và vùng Hoa Bắc. Các vị trí của quân đội Trung Quốc lần lượt rơi vào tay quân Nhật. Trong khi quân đội Trung Quốc bị đẩy lùi trên những mặt trận chính diện thì chiến tranh du kích được triển khai trong các vùng địch hậu. Ngày 22-8-1938, Ðảng cộng sản Trung Quốc đã họp Bộ chính trị mở rộng tại Thiểm Bắc, ra “Cương lĩnh 10 điểm chống Nhật cứu nước”, quyết định phát động cuộc chiến tranh du kích trong vùng địch hậu.

Trong năm 1938-1939, tình hình Châu Âu ngày càng căng thẳng, nguy cơ chiến tranh thế giới đang tới gần. Các chính phủ Anh, Pháp, Mỹ hi vọng có thể chuyển hướng tấn công của nước Ðức phát xít về hướng Liên Xô nên đã ký Hiệp ước Munich, nhượng bộ Hitle trong vấn đề Tiệp Khắc. Cùng thời gian đó các chính phủ Anh, Mỹ cũng có ý định sẵn sàng nhượng bộ Nhật Bản trong vấn đề Trung Quốc với hi vọng có thể chuyển mũi nhọn tấn công của nước Nhật quân phiệt về phía Liên Xô. Trung ương Ðảng cộng sản Trung Quốc đã có “Chỉ thị về việc chống âm mưu Munich Phương Ðông”. Về sau do mâu thuẫn Nhật- Mỹ ở phương Ðông quá gay gắt, không thể giải quyết nên “Âm mưu Munich Phương Ðông” đã không được thực hiện.

Cuối năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Quân phiệt Nhật hi vọng biến lãnh thổ Trung Quốc thành căn cứ để tiến hành cuộc chiến tranh quy mô lớn trên toàn vùng Châu Á- Thái Bình Dương.

Trận đại thắng của Hồng quân Liên Xô tại Xtalingrat tháng 2-1943 và những chiến thắng tiếp theo của lực lượng Đồng minh trong năm 1943 đã tạo

nên những bước ngoặt căn bản của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trên chiến trường Thái Bình Dương, Anh, Mỹ đã tổ chức các cuộc phản công đẩy hải quân Nhật vào thế tuyệt vọng. Để cứu vãn tình thế, đầu năm 1944, Bộ chỉ huy Nhật đã huy động một lực lượng mạnh với khoảng 56.000 quân, mở cuộc tấn công quy mô lớn, tiêu diệt 20 vạn Quốc dân Đảng tại tỉnh Hà Nam, sau đó đánh xuống Hồ Nam, Quảng Tây, khai thông con đường xuống Đông Nam Á.

Đầu năm 1944, Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành những hoạt động nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân chủ, tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp dân chủ. Được sự ủng hộ của Mỹ, Tưởng Giới Thạch đã từ chối đề nghị của Đảng cộng sản về việc thành lập chính phủ liên hiệp dân chủ. Ngày mồng 5- 5- 1945, Quốc dân Đảng họp đại hội VI tại Trùng Khánh, chủ trương triệu tập Quốc dân đại hội thông qua Hiến pháp Trung Hoa dân quốc. Trước đó ngày 23-4-1945, Đảng cộng sản đã họp Đại hội VII tại Diên An. Tại đại hội, Mao Trạch Đông đã đọc báo cáo chính trị, với tiêu đề “Bàn về chính phủ liên hợp”. Đại hội đã đưa ra đường lối chính trị trong giai đoạn mới là “phát động quần chúng, tăng cường sức mạnh của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh bại bọn xâm lược Nhật Bản, giải phóng nhân dân cả nước, xây dựng một nước Trung Hoa theo chủ nghĩa dân chủ mới”. Đại hội đã bầu Bộ chính trị gồm 13 người, bầu Ban thư ký gồm 5 người: Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Nhiệm Bật Thời. Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương, Chủ tịch bộ chính trị, Chủ tịch Ban thư ký Trung ương.

Ngày 15-8, Nhật hoàng tuyên bố chính thức đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh. Ngày 2-9, lễ ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng không điều kiện các nước đồng minh đã được tiến hành trên chiến hạm Mỹ Mitxuri trong vịnh Tôkiô. Theo quy định của Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đồng minh, trong chiến khu Trung Quốc trừ 3 tỉnh Đông Bắc do Liên Xô tiếp nhận quân Nhật đầu hàng, sẽ chia thành 15 khu vực tiếp nhận đầu hàng (bao gồm cả miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra).

Cuộc kháng chiến chống Nhật cứu nước của nhân dân Trung Quốc kéo dài tới 8 năm (1937-1945) với biết bao hy sinh, tổn thất đã kết thúc thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Nhật cứu nước anh dũng của nhân dân Trung Quốc do những người cộng sản đứng trên tuyến đầu đã góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc chiến đấu lịch sử chống thảm họa phát xít, tạo tiền đề đưa cách mạng Trung Quốc phát triển sang một trang mới.

2.1.2.2. Giai đoạn 1945-1949

Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc không lâu, Trung Quốc lại phải trải qua cuộc nội chiến thứ ba (1946-1949) trong lịch sử gọi là cuộc “Chiến tranh giải phóng”.

Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là chiến dịch Dự Tương Quế) trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam- Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Trong giai đoạn này, người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây đã trở thành thuộc địa của Nhật Bản.

Chiến dịch Ichi-go được chia làm 2 phần. Phần đầu gọi là chiến dịch Ko- Go hay còn gọi là chiến dịch Kinh Hán (Kinh chỉ Bắc Kinh, Hán chỉ Vũ Hán). Tên này phản ánh mục tiêu bình định các khu vực dọc theo tuyến đường sắt từ Bắc Kinh tới Vũ Hán. Phần sau gọi là Chiến dịch To-Go hay còn gọi là Chiến dịch Tương Quế.

Những trận đánh lớn nhất trong chiến dịch Ichi-go là trận tấn công Lạc Dương từ 17/4 đến 25/5/ 1944, trận Hồ Nam từ cuối tháng 5 đến tháng 8 năm 1944, trận Hành Dương từ 22/6 đến 11/8/1944, trận Quế Lâm- Liễu Châu từ 16/8 đến 24/11/ 1944.

Nằm ở xa phía Nam, lực lượng Cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn. Chính quyền tỉnh thay đổi vào tháng 12/1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân.

2.1.2.3. Giai đoạn 1949 đến nay

Ngày 11 tháng 12 năm 1949, toàn Quảng Tây được giải phóng. Trong thời gian đầu sau giải phóng, Quảng Tây được gọi là tỉnh với thủ phủ là Nam Ninh. Ngày 5 tháng 3 năm 1958, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập. Về sau, sự phân chia hành chính trong Quảng Tây thường xuyên thay đổi, tuy nhiên đơn vị hành chính cấp 1 là khu thì vẫn được giữ nguyên.

2.2. Giới thiệu sơ lược về Hồ Chí Minh. [11]

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí