Một Số Tuyến Và Chương Trình Du Lịch Xuất Phát Từ Tp. Hồ Chí Minh

Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước nổi giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, Cù Lao gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh và Ðồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng, sapôchê…

Các điểm du lịch trên cù lao này là:

Vườn cảnh Bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận xã Hoà Ninh với hàng trăm loài cây cảnh: mai vàng, mai chiếu thuỷ, lài… xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon.

Nhà sàn ông Mười Ðầy: nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hoà, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sapôchê. Nhà ông Mười Đầy là một trong sso điểm tham quan ở cù lao này.

Ngôi nhà xưa ông Hai Hoàng được xây cất theo kiến trúc Pháp có sân rộng và phía sau là vườn chôm chôm và nhãn. Ðây là nơi ăn trưa và nghỉ đêm của du khách.

Các vườn trái cây đặc sản khác Vườn chôm chôm ông Chín Hoán, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ, và vô số các vườn trái cây khác.

Vườn bưởi trên cù lao Mỹ Hoà huyện Bình Minh, cách Vĩnh Long 30km, chuyên trồng bưởi năm roi, loại bưởi ngon nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Khu du lịch Trường An

Nằm cạnh dòng sông Tiền thuộc xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, cách trung tâm thành phố chừng 4km và được tô điểm bằng cây cầu dây văng Mỹ Thuận hiện đại, khu du lịch Trường An đắc địa với vị trí cửa ngõ giao lộ, nối tuyến liên thông với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long qua quốc lộ 1A. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình, quanh năm cây trái xanh mát, lại thêm không khí rất trong lành đã biến Trường An thành khu nghỉ dưỡng lý tưởng và đẹp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trên diện tích 16ha, các công trình xây dựng từ hạ tầng như hệ thống cầu cảnh, ao hồ, hoa kiểng đến các điểm vui chơi giải trí, các khu nhà nghỉ đều được thiết kế và phân bố hài hòa với cảnh quan khiến ai đến đây cũng đều dễ dàng nhận ra bầu khí nhẹ nhàng quen thuộc của khu nhà vườn Nam bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Tại khu du lịch Trường An hiện có 11 biệt thự với 30 phòng nghỉ tiêu chuẩn 2 sao, các dịch vụ phụ trợ rất phong phú gồm nhà hàng 200 - 400 khách, bar rượu, massage, karaoke, càfé sân vườn, ẩm thực ngoài trời, các dịch vụ giải trí thể thao như ca nhạc, tennis, billards, câu lạc bộ thể hình, hồ bơi, câu cá, du lịch sinh thái và các loại hình du lịch trên nước như pédale l’eau, lướt ván, du thuyền… Nơi đây còn hiện diện làng du lịch Mỹ Thuận hay khu nghỉ dưỡng cao cấp với 30 nhà nghỉ và có cả phòng hội nghị…

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Đồng Tháp

Tuyến điểm du lịch Việt Nam Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai - 17

Chùa Kiến An Cung

Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại phường 2, trung tâm thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là công trình văn hoá có một lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang nghiêm đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990.

Chùa được khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa thu năm Đinh Mão (1927) thì làm lễ khánh thành. Chùa do một nhóm nguời Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc dựng nên để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu, cũng là để liên kết cộng đồng, hội họp, bàn bạc việc buôn bán, trao đổi thông tin…

Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế, gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ (Kiến An Cung) gian bên tả là trụ sở tập hiền,

gian bên hữu là trường. Bên tả và bên hữu bằng nhau. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mái chùa lợp ngói theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo chữ “ngũ hành”. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ. Mái ngói được làm rất công phu, gồm 3 lớp: mặt trên là ngói, mặt giữa là gạch, cuối cùng là ngói.

Trước cửa chính điện có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, miệng ngậm trái châu, chạm khắc tinh xảo. Hai bên tả, hữu là 2 vị thần Thiện – Ác. Bước vào bên trong là sân lộ thiên nhỏ để dành làm chỗ cúng tế. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn đều được chạm trổ hoa lá, chim muông lộng lẫy, tôn nghiêm. Chánh điện chùa thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Quan Công (Quan Vân Trường). Phía trong chánh tẩm là bệ thờ ngài Quảng Trạch (Ông Quách Thánh Vương Công). Ông Quách là người quê huyện An Khê, tỉnh Phúc Kiến, người có công giúp Tống Thái Tổ chinh phạt Nam Đường và xây dựng đất nước nhà Tống.

Hằng năm chùa có 2 ngày lễ tế: ngày 22-2 và ngày 22-8 âm lịch. Mỗi 3 năm có thiết lập trai đàn, cúng cầu siêu cho bá tánh quá vãng và cầu cho quốc thái dân an.

Vườn quốc gia Tràm Chim

Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ. VQG có tổng diện tích 7.588 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng là 30.000 người.

Nét đặc sắc của VQG là có cảnh quan thiên nhiên với bao la sông nước, rừng tràm xanh ngút ngàn và thảm thực vật phong phú có hơn 130 loài khác nhau. Vùng đất sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng. Đây cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm động vật xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm ¼ số loài chim có ở Việt Nam.

VQG là nơi bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là loài chim sếu, bảo tồn các loài động – thực vật bản địa, các nguồn gen quý hiếm, và duy trì những điều kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Đến Tràm Chim, du khách sẽ bắt gặp ẩn hiện trước cảnh bao la của đất trời Đồng Tháp mênh mông đầy nước. Vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 dương lịch, đây là nơi cư trú của khoảng 60% quần thể sếu đầu đỏ, là loài chim cao nhất trong các loại chim bay trên thế giới. Vào mùa nước lên (từ tháng 8 đến tháng 11) du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy quần thể sen, sung, lúa trời, năng, lác… cùng với các loài động vật như lươn, rắn, rùa, chăn, các loài cá đồng và chim muôn như cò, diệc, vịt trời…

Về Đồng Tháp, đến VQG Tràm Chím ngắm đàn sếu múa đôi, nghe rừng tram xào xạc, chắc chắn sẽ là những kỷ niệm khó quên của du khách khi đến tham quan VQG đặc sắc này.

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang, được xây dựng vào năm 1820, theo kiến trúc kiểu chữ "quốc". Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh.

Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của Bà. Nhưng cũng có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế). Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá, đến năm 1962, miếu lợp

ngói âm dương. Ðến năm 1972, ngôi miếu được xây lại, năm 1976 công trình mới hoàn thành.

Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ "quốc", có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ VI, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ. Hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành.

Lễ hội Chol ChnamThmay

Lễ hội Chol ChnamThmay còn được gọi là "Tết năm mới" hay "Lễ chịu tuổi" . Đây là lễ hội truyền thống của người dân tộc Khmer ở đồng bằng Nam bộ giống như tết Nguyên Đán của người Kinh. Lễ hội được kéo dài 3 ngày trong tháng Chétt (lịch Khmer), đó là: 14, 15, 16 tháng 4 Dương lịch (năm nhuận thêm ngày 13-4 dương lịch) tại chùa và ở gia đình.

Ngày thứ nhất - Chol ChnamThmay (ngày đầu năm mới): Chọn giờ tốt nhất trong ngày, có thể là 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều, cũng có khi là 12 giờ đêm (tùy theo năm). Tất cả mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, trang trọng và lịch sự nhất, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Đại lịch "Maha Sangkran", đồng thời diễu hành ba vòng chung quanh chính điện để đón chào Chư Thiên (Têvađa). Dưới sự hướng dẫn nghi lễ của một vị Achar được tôn kính nhất trong chùa, tất cả cùng nhau cầu nguyện, mong năm mới Têvađa về để hộ trì cho mọi người luôn được ấm no, hạnh phúc. Sau đó là lễ Phật. Tối đến các trò chơi dân gian cùng các vũ điệu như múa Dù kê, Rôbăm, Lâm thôn... được mọi người thưởng ngoạn và tham gia vui chơi rất náo nhiệt.

Ngày thứ hai - Wonbơf (năm nhuận tổ chức 2 ngày): Mọi người lên chùa làm lễ dâng cơm sáng và trưa (Wen Chông Ham) cho các vị sư. Theo phong tục của người Khmer. Vào các ngày Lễ, Tết, mọi người tỏ lòng thành tâm tín ngưỡng bằng cách mang cơm, thức ăn và các loại bánh trái đến cho các sư sãi. Đáp lại các nhà sư sẽ làm lễ tạ ơn những người đã làm ra hạt gạo, đã trồng trọt, chăn nuôi, tạo cho cuộc sống được ấm no, đầy đủ. Sau khi làm lễ đưa thức ăn đến cho linh hồn những người đã khuất, các nhà sư làm lễ chúc phúc cho những người đã có lòng mang lễ vât đến cúng chùa. Vào buổi chiều, người ta tổ chức Lễ đắp núi cát (Puôn Phnon Khsach) để cầu phúc duyên và tránh khỏi những kiếp nạn.

Ngày thứ ba - Lơm săk: Còn gọi là ngày Lễ tắm Phật. Vào ngày nầy, các phật tử Khmer, mang thức ăn và hoa quả đến chùa từ tinh mơ để đâng cơm cho các vị sư. Sau khi thọ thực xong, thì các nghi lễ tắm Phật chính thức bắt đầu: Trước tiên, các nhà sư dùng nước tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát. Họ dùng những cành hoa để vẫy những giọt nước hoa lên tượng Phật. Trong làn khói hương nghi ngút, người Khmer thành tâm khấn nguyện cầu mong Phật Trời gia hộ cho dân làng được dồi dào sức khoẻ, ruông rẫy tốt tươi và trúng mùa. Họ cũng cầu chư Thiên hộ trì cho phum, sóc an lành, mọi người tai qua nạn khỏi và đạt thành những điều ước nguyện. Sau lễ tắm Phật, người Khmer còn làm lễ tắm cho các nhà sư cao niên trong chùa. Kế đến là lễ Khamatoos, tương tự như lế sám hối của người Việt.

Các điểm tham quan du lịch ở TP. Cần Thơ

Chùa Ông (Quảng Triệu hội quán)

Chùa Ông tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng, nhìn ra bến Ninh Kiều, do người Hoa thuộc hai Phủ Quảng Châu, Triệu Khánh (Quảng Đông - Trung Quốc) góp công xây dựng vào những năm 1894 - 1896.

Vật liệu xây dựng quan trọng liên quan đến diện mại kiến trúc đều đưa từ Quảng Đông sang. 107 năm trôi qua, Chùa Ông ở Cần Thơ vẫn trong tình trạng hoàn hảo từ hình dáng

bên ngoài đến trạm trổ nội điện. Trong chùa, gian chánh điện thờ Quan Công, bên phải thờ Thổ Địa, Thiên Hậu Thánh Mẫu; bên trái thờ Đổng Vĩnh Trạng nguyên, Tài Bạch Tinh Quân (Thần Tài)... Hàng năm, cứ vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế

Chùa Ông được đồng bào người Hoa, người Kinh thường xuyên đến viếng. Ngày Tết là một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo quan trọng, là những này lễ hội lớn nhất trong năm. Tùy theo điều kiện kinh tế mà trong những ngày này đồng bào Hoa mang đến chùa heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái, nhang đèn... Họ sửa sang trang hoàng lại chùa, tắm gội và ăn mặc thật đẹp đẽ cùng nhau đốt cho các vị thần những nén hương với tất cả sự trong sạch và tinh khiết của thể xác và tâm hồn. Thỉnh thoảng có những năm Ban quản trị còn tổ chức sinh hoạt lễ hội dân gian truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Quảng Triều. Nhìn về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Ông cũng như một số chùa Hoa khác ta thấy một đặc điểm đáng lưu ý là phần tín ngưỡng có vẻ nổi bật hơn tôn giáo.

Tất cả Chùa Ông do người Hoa cất ở Việt Nam đều không biệt lập trong khuôn viên rộng lớn (dù người Hoa đủ khả năng mua những sở đất lớn) mà luôn cất gần sát lộ, hài hòa với phố thị. Ngôi chùa rực rỡ, vui tươi và gần gũi với mọi người, như một biểu tượng của bình anh, may mắn, phát đạt. Chùa Ông ở Cần Thơ là một di tích lịch sử - văn hóa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia. Ngày nào cũng có người đến viếng Chùa Ông. Không kể các ngày lễ hội thường kỳ hàng năm qui tụ đông đảo nhân dân, hầu như ngày nào cũng có người đến viếng chùa. Chùa Ông có những ngày lễ sau: "Ngày vía" tức là ngày sinh của các vị thần được thờ.

Chợ nổi Phụng Hiệp

Nằm cạnh quốc lộ 1A, cách TP Cần Thơ 30 km về phía Nam, chợ nổi Phụng Hiệp là khu chợ nổi tiếng nhất của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và là điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Chợ nổi Phụng Hiệp là một khu chợ tổng hợp với rất nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau không chỉ phục vụ cho người dân địa phương mà còn ra tận phía Bắc hay đến với bạn bè khắp năm châu.

Từ buổi sớm tinh mơ, khi bầu trời còn giăng một màn sương mỏng, hàng trăm chiếc thuyền của bà con rộn ràng kéo về đây như trẩy hội. Ta có thể bắt gặp rất nhiều màu sắc, âm thanh khác nhau tạo nên một không khí nhộn nhịp, tươi vui… Nào là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu vàng ươm của những trái xoài cùng vị thơm ngọt của sầu riêng… những loại trái cây tươi ngon được hái trong ngày cho kịp buổi chợ sớm. Nhìn trên cao cả khúc sông giống như một dãy lụa lung linh đầy màu sắc. Tất cả đều là những đặc sản trái cây miền Tây Nam Bộ thơm ngon, bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè, người thân với giá rất phải chăng.

Đặc biệt, ở đây không cần quảng cáo hay rao bán, mỗi thuyền đều có một cây dài treo những món hàng mà mình bán lên, như một “bản hiệu sống”, người mua không phải mất công tìm kiếm. Ngoài ra, chợ còn có những ghe nhỏ bán thức ăn len lỏi qua các thuyền lớn một cách điêu luyện. Ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng thức một tô hủ tiếu nóng hổi hay một li cà phê thơm lừng giữa bốn bề sông nước… một cảm giác thật thú vị.

Chợ sáng luôn nhộn nhịp, cảnh thuyền bè đông đúc qua lại mua bán trông rất vui mắt. Khác với chợ trên đất liền, chợ nổi tuy đông đúc nhưng không bao giờ ùn tắtc hay va quệt vào nhau. Người lái thuyền đa số là phụ nữ với trang phục áo bà ba, chân thành, mộc mạc, đậm chất quê….

Chợ nổi Phụng Hiệp như là nơi hòa quyện của màu sắc, âm thanh, hương vị, một nét độc đáo rất riêng mà không nơi nào có thể có được. Khung cảnh đông đúc, ấm áp tình người. Chính những điều đó đã sản sinh ra những câu hò, điệu lí, những bài vọng cổ hay những giai điệu đàn ca tài tử mà đến bây giờ vẫn được lưu truyền.

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Cà Mau

Sân chim Ngọc Hiển

Sân chim Ngọc Hiển là điểm du lịch sinh thái và nghiên cứu về các loài chim trong môi trường sinh thái tự nhiên được bảo vệ tốt của Cà Mau.

Sân chim Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên rộng 130ha. Là một trong những sân chim tự nhiên lớn nhất nước. Sân chim Ngọc Hiển có dòng sông Bảy Háp chảy qua cùng với hệ thống kênh ngòi chằng chịt, với thảm thực vật phong phú và xanh tươi quanh năm đã là môi trường thiên nhiên trong lành chưa bị con người huỷ hoại, nơi trú ngụ của các loài chim bay đến hàng năm.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn và các sân chim đã hấp dẫn nhiều du khách tuam quan và nghiên cứu.

Điểm du lịch Đất Mũi

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.

Đến đất Mũi du khách có thể khám phá, tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn và sự đa dạng sinh học cao. Ngoài ra, đây cũng là vùng đất có nhiều loại hải sản ngon như cá kèo, sò, tôm, cua… được các đầu bếp chế biến khéo léo đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách.

Hiện nay, điểm du lịch Đất Mũi được xác định là một trong những điểm du lịch quan trọng của Quốc gia. Tại đây hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đang được xây dựng đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí của du khách.

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Kiên Giang

Đảo Phú Quốc

Phú Quốc là hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đảo nằm cách TP. Rạch Giá 120km về phía Tây, cách Hà Tiên 45km. Từ lâu, Phú Quốc đã nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước được mệnh danh là hòn đảo ngọc trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

Phú Quốc là một đảo lớn có diện tích là 573 km², chiều dài 50 km, nơi rộng nhất ở phía bắc đảo là 25 km, có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía bắc đến phía nam và mang trên mình 99 ngọn núi chập chùng, với dãy rừng nguyên sinh trùng điệp. Chính vì thế đã tạo cho hòn đảo ngọc này bức tranh “sơn thủy hữu tình”, tiềm năng du lịch dồi dào, phong phú hấp dẫn du khách thập phương. Đặc biệt năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó có Phú Quốc, là niềm vinh dự tự hào của người dân nơi hòn đảo.

Những ai chưa biết Phú Quốc đều mong ước một lần được đặt chân đến hòn đảo ngọc để thưởng thức những sản phẩm du lịch ở đây như: Tắm biển, tắm suối, leo núi, nghỉ dưỡng, ngắm nhìn thắng cảnh thiên nhiên trong mối giao hòa giữa biển - trời - mây - nước - núi rừng. Sản phẩm du lịch ở đây còn gắn kết với nhiều loại hình tìm hiểu các di tích lịch sử -

văn hóa, lịch sử - cách mạng, đời sống phong tục, tập quán cư dân xứ đảo, những làng chài, làng nghề truyền thống, nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và đặc biệt là tham quan di tích lịch sử nhà tù Cây Dừa - một biểu tượng đẹp đẽ, sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng rất đỗi hào hùng của đất Nam bộ thành đồng. Những địa danh như: Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Hàm Ninh, bãi Vòng, bãi Khem, bãi Sao, Gành Dầu, Cửa Cạn, suối Tranh, suối Đá Bàn… luôn đọng lại trong lòng du khách khi chia tay Phú Quốc và hẹn ngày trở lại. Phía nam đảo có 12 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, thuộc quần đảo An Thới và phía bắc đảo, với hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi… là những nơi lý tưởng cho các hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, dã ngoại, khám phá đảo hoang.

Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn khá sang trọng, với khoảng 1.800 phòng đủ tiện nghi sinh hoạt phục vụ du khách tham quan, du lịch Phú Quốc, đồng thời mời gọi và thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch. Đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng phát triển hệ thống giao thông đường bộ kết nối trung tâm huyện đảo Phú Quốc với các điểm du lịch. Hệ thống đường biển, đường hàng không nối đảo Phú Quốc với đất liền được đầu tư nâng cấp đảm bảo vận chuyển hành khách an toàn, thuận lợi.

Hiện nay, đường biển với tàu cao tốc xuất phát từ thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên với 5 chuyến đi và về mỗi ngày, bình quân 150 - 300 khách/tàu, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách ra đảo. Đường hàng không có sân bay Phú Quốc tần suất 15 - 20 chuyến/ngày nối Phú Quốc với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Rạch Giá đưa du khách khắp mọi miền đất nước, khách quốc tế đến với đảo rất tiện lợi.

4.2.8.2. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Hà Tiên – Cà Mau

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Phú Quốc

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long (2 ngày 1 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô, tàu thủy)

Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Vĩnh Long

Sáng: Khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh đi TP. Vĩnh Long. Đi thuyền trên sông Mê Kông thăm chợ nổi Cái Bè. Ăn trưa tại cù lao Tân Phong.

Chiều: Tham quan cù lao Tân Phong. Ăn tối và nghỉ đêm tại TP. Vĩnh Long Ngày 2: Vĩnh Long – Mỹ Tho – TP. Hồ Chí Minh

Sáng: Từ Vĩnh Long đi thuyền trên sông tham cù lao Thới Sơn. Ăn trưa tại cù lao Thới

Sơn

Chiều: Tham quan trại rắn Đông Tâm và chùa Vĩnh Tràng. Về TP. Hồ Chí Minh

4.3. Giới thiệu một số chương trình du lịch liên vùng (chương trình tham khảo)

4.3.1. Chương trình du lịch xuất phát từ trung tâm du lịch Hà Nội

Chương trình du lịch Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Nha Trang – Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh – Hà Nội (14 ngày 13 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô)

NGÀY 01: HÀ NỘI - HUẾ

Sáng: Xe và Hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Huế, ăn trưa tại TP Vinh.

Chiều: Tiếp tục hành trình đi Huế. Trên đường quý thăm Sông Bến Hải, Cầu Hiền Lương khu vực phi quân sự (DMZ), hàng rào điện tử Macnamara, Thành cổ Quảng Trị - nơi diễn ra trận đánh lịch sử 81 ngày đêm của Quân giải phóng trong mùa hè 1972. Ăn trưa tại Quảng Trị.

Tối: Đến Huế, nhận phòng khách sạn và ăn tối NGÀY 02: THAM QUAN TP HUẾ

Sáng: Thăm Đại Nội: Ngọ Môn, Lầu Ngũ Phụng, điện Thái Hòa, Thế Miếu, Cửu Đỉnh, Hiểu Lâm Các.... Ăn trưa tại Huế

Chiều: Thăm lăng Khải Định và Lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, đi chợ Đông Ba mua quà lưu niệm. Du khách ăn tối tại nhà hàng.

20h00: Du thuyền Rồng nghe ca Huế và thả đèn cầu may trên trên sông Hương. NGÀY 03: HUẾ - PHÚ YÊN

Sáng: Khởi hành đi Phú Yên, Đến Quảng Ngãi, du khách ghé thăm làng Sơn Mỹ thắp hương tưởng niệm 504 người dân vô tội của Sơn Mỹ (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) ngã xuống trong vụ thảm sát của lính Mỹ (16/3/1968 - 19/3/2009). Ăn trưa tại Quảng Ngãi.

Chiều: tiếp tục đi Phú Yên, đến nơi, du khách nhận phòng và ăn tối tại khách sạn. NGÀY 04: PHÚ YÊN - NHA TRANG

Sáng: khởi hành đi Nha Trang, đến Nha Trang, Quý khách thăm Tháp bà Ponagar - công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm, thăm khu Suối khoáng nóng Tháp Bà tắm bùn khoáng - có tác dụng chữa bệnh: đau khớp, thần kinh toạ, đau gân, căng thẳng thần kinh, nhức đầu kinh niên. Thăm thắng cảnh Hòn Chồng - một thắng cảnh nổi tiếng của Nha Trang, thăm Chùa Long Sơn với bức tượng Kim Thần Phật Tổ cao 21 mét ngự trên đỉnh núi cao. Nhận phòng và ăn trưa tại khách sạn.

Chiều: Đi cáp treo sang thăm khu du lịch Hòn Ngọc Việt, chiêm ngưỡng thế giới thuỷ cung Vinpearl land lớn nhất Châu Á. Tham gia các trò chơi động, cảm giác mạnh (Quay nhào lộn, đu quay Ngựa gỗ, đu quay voi), các trò chơi tĩnh (Tàu lượn, đua xe, khám phá vũ trụ, trượt tuyết, lướt sóng, xe điện đụng) ...., đùa vui tại công viên nước Vinpearl, thưởng thức Búp phê tối tại khu du lịch 5 sao Hòn Ngọc Việt. 20 giờ đi cáp treo về TP Nha Trang, nghỉ đêm tại khách sạn.

NGÀY 05: NHA TRANG - HÒN LAO - ĐÀ LẠT

Sáng: Xe đưa quý khách đến Bến thuyền du lịch Đá Chồng, lên tàu đi thăm Đảo Hòn Lao (KDL sinh thái nổi tiếng ở Nha Trang). Tại đây quý khách được xem các các chương trình xiếc thú: Khỉ, Chó, Dê. Sau đó tiếp tục tham quan Hòn Lao, tiếp xúc thân thiện với đàn khỉ tự nhiên, tham quan các công trình nghệ thuật: vườn Mỹ Nhân Ngư, vườn Thiên Long, Tây Du Ký... Đặc biệt, Quý khách thử sức mình với các trò chơi mới lạ, hấp dẫn: đua xe thể thao F1 (phí tự túc). Trưa về lại thành phố, ăn trưa tại nhà hàng.

Chiều: Khởi hành đi Đà Lạt thăm Tháp chàm PoklonGiarai, sau khi tham quan, quý khách tiếp tục đi Đà Lạt. đến đỉnh đèo Ngoạn Mục, quý khách dừng chân ngắm cảnh và chụp ảnh kỷ niệm, trên đường đến Đà Lạt, tham quan và chụp ảnh tại thác Prenn. Nhận phòng và ăn tối tại khách sạn

NGÀY 06: THAM QUAN TP ĐÀ LẠT

Sáng: Đi cáp treo thăm Thiền Viện Trúc Lâm, thác Cam Ly, Thung Lũng Tình Yêu với rừng thông reo rì rào bên hồ Đa Thiện, chùa Linh Phước - một ngôi chùa với kiến trúc độc đáo được thiết kế bằng rất nhiều mảnh ve sành.

Chiều: Thăm làng nghề tranh thêu lụa truyền thống XQ, thăm đồi Mộng Mơ. Tối: tự do dạo phố sương mù.

NGÀY 07: ĐÀ LẠT - TP HỒ CHÍ MINH

Sáng: Khởi hành về TP Hồ Chí Minh ăn trưa và thưởng thức đặc sản trà và Cafê tại Bảo Lộc.

Chiều: Tới TP Hồ Chí Minh, nhận phòng và ăn tối tại khách sạn. NGÀY 08: TP HCM - TÂY NINH - CỦ CHI

Sáng: Quý khách khởi hành đi Toà Thánh Tây Ninh - một công trình kiến trúc đặc sắc, độc đáo với sự kết hợp hài hoà giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Phương Tây. Thăm Toà Thánh lúc hành lễ.

Chiều: Thăm Địa đạo Củ chi - đất thép anh hùng với độ dài địa đạo hơn 200 km nằm sâu trong lòng đất, thăm Đền tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược. Chiều muộn về lại TP Hồ Chí Minh

NGÀY 09: TP HỒ CHÍ MINH - MŨI NÉ

Sáng: khởi hành đi Phan Thiết, trên đường ghé thăm quan và tắm nước khoáng nóng Bình Châu.

Chiều: Tới bãi biển Mũi Né, nhận phòng nghỉ, tự do tắm biển Mũi Né. NGÀY 10: PHAN THIẾT - QUY NHƠN

Sáng: Khởi hành đi Quy Nhơn , ăn trưa trên đường, chiều đến Quy Nhơn, quý khách nhận phòng và ăn tối tại khách sạn

NGÀY 11: QUY NHƠN - HỘI AN

Sáng: Tham quan khu du lịch Ghềnh Ráng, mộ Hàn Mặc Tử trên đồi Thi Nhân. Chiều: Khởi hành về Hội An, nhận phòng và ăn tối tại khách sạn.

Tối: Nghỉ tự do, quý khách tự do dạo chơi phố cổ thưởng thức các món ăn địa phương như cơm gà, Mỳ Quảng, cao lầu ...

NGÀY 12: HỘI AN - ĐÀ NẴNG

Sáng: Tham quan khu phố cổ Hội an - Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1999 - với các điểm: Khu phố cổ Hội An, Hội quán Phước Kiến, Chùa Cầu Nhật Bản, bảo tàng sông Thu Bồn...

Chiều: khởi hành về Đà Nẵng, tham quan biển Non Nước, leo núi Ngũ Hành sơn, lễ chùa Non Nước, thăm làng chạm khắc đá nổi tiếng dưới chân núi. Ăn tối và nghỉ qua đêm tại khách sạn.

NGÀY 13: ĐÀ NẴNG - BÀ NÀ - HUẾ

Sáng: Khởi hành đi thăm Bà Nà - Núi Chúa, Quý khách đi cáp treo lên núi Bà Nà. tham quan Đồi Vọng Nguyệt, chùa linh Ứng, Hầm rượu, chuồng ngựa cũ, đỉnh nhà Rông, đỉnh Nghinh Phong, Cầu Treo Bà Nà và đỉnh núi Chúa ở độ cao 1.487m, ngắm nhìn toàn cảnh Bà Nà và TP Đà Nẵng

Chiều: về Huế, nhận phòng và ăn tối tại khách sạn. NGÀY 14: HUẾ - HÀ NỘI

Sau khi ăn sáng, xe đón quý khách về Hà Nội, ăn trưa tại Hà Tĩnh.

Tối về đến Hà Nội, xe đưa quý khách đến đúng điểm hẹn. Kết thúc chuyến du lịch.

4.3.2. Chương trình du lịch xuất phát từ trung tâm du lịch Hồ Chí Minh

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng - Huế - Hội An – Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh (9 ngày 8 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô, máy bay…)

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí