yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .
Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.
Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .
Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Khuyến Cáo Các Chiến Lược Phát Triển Và Tư Vấn Phát Triển.
- Điều Kiện Để Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Theo Dấu Chân Hồ Chí Minh Tại Quảng Tây, Trung Quốc
- Tình Hình Chính Trị - Xã Hội Quảng Tây Trong Những Nãm 1939-1945, 1945-1949 Và Từ 1949 Đến Nay [13,tr56]
- Tháng 01 Năm 1945: Tiếp Xúc Với Người Mỹ Nhằm Tranh Thủ Sự Giúp Đỡ Đối Với Cách Mạng Việt Nam
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Nghiên Cứu Dòng Khách Việt Nam Đi Du Lịch Ở Quảng Tây, Trung Quốc
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .
2.3. Hoạt động cách mạng và những năm tháng tù đày của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây những năm 1939-1945
2.3.1. Từ năm 1939 đến năm 1940: Hoạt động và tìm đường về nước trực tiếp chỉ đạo Cách mạng Việt Nam
Tháng 06-1939, Nguyễn Ái Quốc rời Quế Lâm đến công tác tại trường huấn luyện cán bộ du kích khóa I Khu Tây Nam, tại Hành Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam. Đây là trường huấn luyện do Quốc Dân Đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc cùng hợp tác tổ chức.Trường do đồng chí Diệp Kiếm Anh làm Phó hiệu trưởng. Tháng 9-1939, trường bế mạc, Nguyễn Ái Quốc lại trở về Quế Lâm.
Hai tháng sau, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đã cử người sang Long Châu đón Nguyễn Ái Quốc. Văn phòng Bát Lộ Quân ở Quế Lâm đã cử một đồng chí giao thông liên lạc cùng đi với Nguyễn Ái Quốc đến Long Châu. Nhưng lần đón đó không thành, Nguyễn Ái Quốc lại trở về Quế Lâm.
Trong thời gian từ cuối tháng 10- 1939 đến khoảng tháng 9- 1940, với bí danh là Hồ Quang khi Người làm việc tại văn phong Bát Lộ Quân của Quế Lâm, Nguyễn Ái Quốc đã đi nhiều nơi ở Trung Quốc để bắt liên lạc với trong nước chuẩn bị về nước. Người đã gặp và được sự giúp đỡ rất tích cực của các đồng chí lãnh đạo Đảng cống sản Trung Quốc như các đồng chí Chu Ân Lai, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình..... Người đã tới Văn phòng Bát Lộ Quân tại Quý Dương thuộc tỉnh Quý Châu, Văn phòng Bát Lộ Quân ở Trùng Khánh thuộc tỉnh Tứ Xuyên, rồi về thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam.
Tháng 6-1940, Pháp đầu hàng Đức, Pari thất thủ, trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc yêu cầu đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Võ Nguyên Giáp và một số đồng chí về Quế Lâm. Sau khi đi Trùng Khánh hội đàm với Chu Ân Lai, Nguyễn Ái Quốc về Côn Minh và từ Côn Minh Người trở lại Quế Lâm vào tháng 9-1940.
Như vậy trong thời gian từ cuối năm 1938 đến cuối năm 1940. Nguyễn Ái Quốc đã nhiều lần đến Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Cuối năm 1940, Nguyễn
Ái Quốc rời Quế Lâm, qua Điền Đông rồi Nam Ninh- thủ phủ tỉnh Quảng Tây đến huyện biên giới giáp Việt Nam là huyện Tĩnh Tây để về nước.
Sau khi trở về Việt Nam Hồ Chí Minh đã chọn Pác Pó làm nơi đặt cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành căn cứ địa của cách mạng Việt Nam. Tại đây vào ngày 19 tháng 05 năm 1941 dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh) đã ra đời. Sau hội nghị Trung ương 8 không lâu, Hồ Chí Minh lại từ Pác Pó đi Tĩnh Tây.
2.3.2. Từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943: Bị bắt và dẫn giải qua nhiều nhà tù của chế độ Trung Hoa dân quốc.
Trung tuần tháng 8 năm 1942, từ Lam Sơn căn cứ mới của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Hồ Chí Minh theo con đường mòn quen thuộc đi Tĩnh Tây. Người dự định từ Tĩnh Tây đi Trùng Khánh để gặp Tưởng Giới Thạch nhằm phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và cũng là một nước trong khối đồng minh chống phát xít đồng thời thăm người bạn cũ Chu Ân Lai đang ở Trùng Khánh. Tuy nhiên trên đường đi tới thị trấn Túc Vinh thuộc huyện Thiên Bảo cùng với người bạn đồng hành là Dương Đào, Hồ Chí Minh bị đội bảo an của Quốc dân Đảng kiểm tra giấy tờ, bị bắt và bị giải tới giải lui qua các nhà tù ở Quảng Tây.
Sau một thời gian bị giam giữ ở nhà tù huyện Tĩnh Tây, sở chuyên viên Tĩnh Tây không có cách nào xác định được lai lịch của Hồ Chí Minh bèn quyết định giải Người về Quế Lâm để Văn phòng Ủy ban quân sự đóng ở Quế Lâm lúc bấy giờ thẩm tra.Tuy nhiên sau một thời gian ở Quế Lâm, nhà đương cục Quốc dân Đảng cũng không xác định được lai lịch của Hồ Chí Minh nên quyết định giải Người về Liễu Châu, giao cho bộ Tư lệnh Đệ tứ chiến khu giam giữ và xét hỏi.
Những mốc thời gian Hồ Chí Minh bị giải qua các thành phố là:
- Ngày 28 tháng 08 năm 1942, Hồ Chí Minh bị giải lên huyện Thiên Bảo.
- Cuối tháng 10 năm 1942 giải tới Nam Ninh.
- Ngày 9 tháng 12 năm 1942 giải tới Liễu Châu.
- Cuối tháng 12 năm 1942 bị giải tới Quế Lâm.
- Thượng tuần tháng 02 năm 1943 lại giải tới Liễu Châu.
- Ngày 10 tháng 09 năm 1943 được trả tự do tại Liễu Châu.
Trong suốt những năm tháng tù đày, Hồ Chí Minh đã làm các bài thơ chữ Hán, ghi lại những chặng đường, những điều tai nghe mắt thấy và những cảm xúc của mình trong suốt quá trình bị giải đi qua các nhà tù của chế độ Trung Hoa Dân Quốc ở Quảng Tây.
Tháng 9 năm 1943, Cục chính trị Đệ tứ chiến khu quyết định trả tự do cho Hồ Chí Minh vì những lý do sau đây :
Một là, tổ chức Đảng của Việt Nam nhiều lần kêu gọi nhà đương cục Trung Quốc thả Hồ Chí Minh.
Hai là, văn phòng cơ quan đại diện Đảng cộng sản Trung Quốc lúc này đang đóng ở Trùng Khánh sau khi được tin Hồ Chí Minh bị bắt cũng tích cực tìm cách bàn bạc với Chính phủ Quốc dân Đảng. Ngoài ra, đích thân đồng chí Chu Ân Lai tìm tướng Phùng Ngọc Tường- một nhà yêu nước trong hàng ngũ Quốc dân đảng, đề nghị ông đứng ra cứu Hồ Chí Minh.
Ba là, về phía Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu đóng ở Liễu Châu thì viên tư lệnh Trương Phát Khuê từ đầu năm 1943 cũng đã biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời là người lãnh đạo Mặt trận Việt Minh vừa thành lập, một người vừa có uy tín lại được trọng vọng trong nước. Đệ tứ chiến khu được Quốc dân Đảng giao phụ trách công việc tại Việt Nam. Để có thể lợi dụng được một số đoàn thể trên đất Việt Nam khi Quốc dân Đảng vào Việt Nam tước vũ khí quân Nhật, tư lệnh Trương Phát Khuê có ý định muốn trả lại tự do cho Hồ Chí Minh. Đến đầu tháng 9 năm 1943, ông Hầu Chí Minh, chủ nhiệm Cục chính trị của Đệ tứ chiến khu đi họp ở Trùng Khánh, ông đã báo cáo ý kiến đó của Trương Phát Khuê lên nhà đương cục tối cao. Lúc
này, Tưởng Giới Thạch chịu nhiều áp lực cũng có ý muốn thả Hồ Chí Mính, trước ý kiến của Hầu Chí Minh đưa ra, Tưởng Giới Thạch đành hạ lệnh cho Đệ tứ chiến khu thả tự do cho Hồ Chí Minh.
Sau khi ra tù, công việc đầu tiên của Hồ Chí Minh khi ở Liễu Châu là chắp nối liên lạc với tổ chức Đảng ở trong nước. Cũng trong thời gian này, Người cố gắng khôi phục lại sức khỏe bị sa sút trong thời ở tù bằng cách rèn luyện sức khỏe qua những cuộc dã ngoại, leo núi, đi bộ, bơi lội....
Trong thời gian ở lại Liễu Châu, Người tham gia một số công tác của tổ chức “Việt Nam Cách mạng đồng minh hội” theo lời của Tư lệnh trưởng Đệ tứ chiến khu Trương Phát Khuê.
2.3.3. Từ tháng 9 năm 1943 đến tháng 8 năm 1944: Hoạt động tại Liễu Châu, dưới sự bảo trợ của chính quyền Trung hoa dân quốc.
Trong giai đoạn này sau khi được thả tự do, Hồ Chí Minh đã tham gia một số công tác của tổ chức “Việt Nam cách mạng đồng minh hội”. Tại đây, dưới sự bảo trợ của chính quyền Trung hoa dân quốc mà cụ thể là Tư lệnh trưởng Đệ tứ chiến khu Trương Phát Khuê, Hồ Chí Minh được mời tham gia cải tổ “Việt Nam cách mạng đồng minh hội”. Trước khi chính thức cải tổ tổ chức này, Trương Phát Khuê đã chỉ định Hồ Chí Minh là ủy viên ban chấp hành, cùng cộng tác với Nguyễn Hải Thần và những người khác. Hồ Chí Minh một mặt muốn đi sâu vào đoàn thể này để hạn chế những mặt xấu của nó, đồng thời cũng tranh thủ nhiều người hơn nữa đứng về phía cách mạng nên đã đồng ý với Trương Phát Khuê.
Vào nửa cuối năm 1943, ở lớp huấn luyện cán bộ của Đệ tứ chiến khu tổ chức ở gần cầu lớn của Liễu Châu có mấy chục thanh niên Việt Nam dự lớp huấn luyện. Những thanh niên đó trước đây không lâu là những đội viên Phục quốc quân Việt Nam đã từng nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa bị thất bại nên họ phải trốn qua Bằng Tường, Quảng Tây. Tại đây Hồ Chí Minh đã có dịp đến nói chuyện hai lần (tháng 11/1942 và đầu năm 1944)
với lớp huấn luyện thanh niên này và gieo vào trong lòng những thanh niên trẻ yêu nước này lòng cách mạng, ý chí đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ “Mặt trận Việt Minh”.
Khoảng tháng 5 năm 1944, tại Liễu Châu, Hồ Chí Minh đã viết cuốn sách nhỏ “Chiến thuật du kích”. Cuốn sách ghi lại những điều Hồ Chí Minh đã học được trong kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Cuốn sách này đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
Tháng 6 năm 1944 tổ chức Đảng ở trong nước cử người sang Liễu Châu, báo cáo với Hồ Chí Minh về tình hình trong nước, đồng thời đề nghị Hồ Chí Minh sau khi đã cải tổ Ban chấp hành Việt Nam cách mạng đồng minh hội xong thì nên chọn lựa thời cơ thuận lợi công khai trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hồ Chí Minh đã nghĩ đến bản đề xuất với Đệ tứ chiến khu trong hội nghị đại biểu các đoàn thể hải ngoại của Việt Nam cách mạng đồng minh hội, Người cho rằng đây là cơ hội duy nhất cho Người được trở về nước hoạt động cách mạng một cách “đường đường chính chính”.
Tháng 7 năm 1944, Hồ Chí Minh gửi tới Đệ tứ chiến khu “Kế hoạch về Việt Nam công tác” với những mục đích sau: Một là, truyền đạt quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc ủng hộ nhân dân Việt Nam giải phóng dân tộc. Hai là, phát triển tổ chức Việt Nam Cách mạng đồng minh hội. Ba là, chuẩn bị để đón quân đội Trung Quốc và quân đồng minh vào Việt Nam. Bốn là, giành độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.
Bản kế hoạch này của Người đưa ra hoàn toàn phù hợp với ý đồ của Đệ tứ chiến khu muốn giúp cho Việt Nam cách mạng đồng minh hội, do đó Trương Phát Khuê không còn cách nào khách buộc phải chấp nhận.
Ngày 9 tháng 8 năm 1944, Hồ Chí Minh đã chọn 18 thanh niên đã học qua lớp học luấn luyện đặc biệt cùng Người rời Liễu Châu về nước.