Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch 96960

- Ưu thế ven biển: Quảng Tây có 21 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có 5 cảng có năng lực cập bến từ một vạn tấn trở lên là Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải, Trân Châu và Thiết Sơn. Những cảng biển Quảng Tây có những đặc điểm tự nhiên là nước sâu, tránh gió tốt, sóng nhỏ, gần các cảng biển khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông và Ma Cao: cảng Bắc Hải cách cảng Hồng Kông 425 hải lý; cảng Khâm Châu cách cảng Singapore 1.338 hải lý; cảng Phòng Thành cách cảng Hải Phòng 151 hải lý, cách Bangkok 1.439 hải lý.

- Ưu thế ven biên giới: 8 huyện của Quảng Tây giáp với Việt Nam, hiện nay có 12 cửa khẩu biên giới, trong đó có 5 cửa khẩu cấp 1 quốc gia là Đông Hưng, Bằng Tường, Hữu Nghị Quan, Thủy Khẩu, Long Bang, ngoài ra còn có 25 điểm giao dịch giữa nhân dân vùng biên giới. Đường sắt Tương Quế (Hồ Nam – Quảng Tây) nối liền với hệ thống đường sắt của Việt Nam, theo đường liên vận nối từ Bắc Kinh đến Hà Nội.

Quảng Tây có 3 khu phong cảnh, 1 khu du lịch, 7 di tích lịch sử và 11 công viên cấp quốc gia. Nổi tiếng nhất có khu phong cảnh Ly Giang, đoạn từ Quế Lâm đến Dương Sóc, tập trung nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp, là một trong 4 danh thắng du lịch lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, còn có các điểm du lịch nổi tiếng khác như: hố trời ở Bách Sắc, bãi biển Bắc Hải, rừng núi Đại Dao. Tiềm năng du lịch của Quảng Tây rất phong phú, đa dạng về mặt tự nhiên, giàu bản sắc dân tộc và văn hóa lịch sử. Với những điều kiện thuận lợi đó đủ để du lịch Quảng Tây phát triển với tất cả các loại hình du lịch khách nhau trong tương lai. Trong các tài nguyên nhân văn, các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử văn hóa bản địa có sức hấp đẫn và lôi cuốn du khách.

Trung Quốc thực hiện chiến lược “Đại khai phát miền Tây”, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) và thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc

– ASEAN, đã đem lại cho Quảng Tây những cơ hội tốt để phát triển hơn nữa. Quảng Tây hiện đang đẩy mạnh tăng cường hợp tác kinh tế với vùng Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, chủ động hội nhập vào vùng kinh tế ven biển,

vùng kinh tế tam giác Chu Giang, đồng thời, tăng cường hợp tác giao lưu toàn diện với các nước Đông Nam Á, phát huy đầy đủ tác dụng vai trò cầu nối giữa Trung Quốc với khối ASEAN, đưa sự phát triển phồn vinh và mở cửa hội nhập quốc tế của Quảng Tây lên tầm cao mới.

Hơn nữa, Trung Quốc là nước láng giềng, có vị trí địa lý thuận lợi trong việc thu hút khách Việt Nam bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không (với các đường bay ngắn, tần suất lớn nối nhiều thành phố của Trung Quốc với Việt Nam), khách du lịch Việt Nam sang Trung Quốc có thể sử dụng hộ chiếu (đường hàng không và đường bộ); giấy thông hành (theo đường bộ, đường biển). Không những thế Trung Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao trên 60 năm. Quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa. Trung Quốc là đối tác lớn của Việt Nam trên nhiều

2.6.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.6.2.1. Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chủ yếu bao gồm hệ thống giao thông vận tải; mạng lưới thông tin liên lạc; khả năng cung cấp điện nước. Trong thời gian gần đây, kết cấu hạ tầng của Quảng Tây đã được đầu tư từng bước và ngày càng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hệ thống giao thông vận tải

Đường sắt cao tốc Quảng Tây khai thông, giữa các thành phố Quế Lâm, Liễu Châu, Nam Ninh, Khâm Châu, Bắc Hải, Phòng Thành Cảng đã thực hiện nối liền đường sắt cao tốc, hình thành "Vành đai giao thông 1 tiếng đồng hồ" giữa Nam Ninh với thành phố Vịnh Bắc Bộ, "Vành đai giao thông 2 tiếng đồng hồ" giữa các thành phố chủ yếu trong Khu tự trị Quảng Tây, “Vành đai giao thông 3 tiếng đồng hồ” đến những tỉnh lân cận, làm cho sự phân phối tài nguyên giữa các loại thị trường trở lên càng ưu hóa.

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 11

Quảng Tây đang hoàn thiện xây dựng mạng lưới đường sắt, cố gắng thực hiện mở rộng phạm vi kinh tế khu vực giữa các thành phố. Hiện nay, đoạn đường sắt cao tốc trong khu tự trị thuộc tuyến đường sắt cao tốc Nam Ninh-Quảng Châu đang tiến hành điều chỉnh, khai thông vận hành vào tháng 4 năm nay, cuối năm sẽ khai thông toàn tuyến đường sắt cao tốc này, đến lúc ấy từ Nam Ninh đến Quảng Châu chỉ mất 3 giờ đồng hồ. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện đường sắt 5 hướng như Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam, Quảng Đông và ASEAN, hình thành bố cục mạng lưới đường sắt thông phía Bắc, đến phía Nam, tiến phía Đông, liền phía Tây, cung cấp vận tải nâng đỡ gây dựng điểm tựa chiến lược mới cho vùng Tây Nam và vùng Trung Nam mở cửa phát triển.

Hệ thống giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông trong thành phố Nam Ninh ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh, hiện nay thành phố có 4 vòng đai giao thông đó là vòng đai 1, vòng đai 2, vòng đai cao tốc và vòng đai cao tốc ngoài thành phố. Hiện toàn thành phố có tất cả 36 bến xe khách, khai thông 754 tuyến xe khách trong và ngoài thành phố, cũng đã khai thông 56 tuyến đường chẵn lẻ. Thành phố hiện có 9 công ty taxi, số lượng taxi khoảng 3450 cái. Có 4 công ty xe buýt, và hiện có 1981 chiếc xe buýt đang lưu thông.

Ở Nam Ninh có hai bến xe lớn:

- Nhà ga xe buýt Langdong ( 埌 东 ) trên đại lộ Dân Tộc ( 民 族 大 道 ; Minzu Dadao)

- Yunde ( 云 德 ; Yúndé) xe khách từ Hà Nội đến Bến xe Langdong. Xe

buýt rời khỏi Langdong tại 08:40, 09:00 và 10:00. Cuộc hành trình mất 7 giờ. Ngoài ra còn có xe buýt trực tiếp tới Nam Ninh từ Hải Phòng và Vịnh Hạ Long. Bến xe Giang Nam là trên Xingguang Dadao cách phía Nam trung tâm thành phố. Xe buýt từ phía Nam, Bằng Tường ở gần biên giới Việt Nam (lượt khoảng 2,5 giờ, ¥ 60), và Yangshuo (thông qua Quế Lâm) hoạt động từ Giang Nam. Xe

buýt 41 (¥ 3, 20phút/hành trình) kết nối Giang Nam đến đường Triều Dương trong trung tâm thành phố. Đón các xe này từ quảng trường phía trước bến xe.

Hệ thống giao thông đường thủy

Nam Ninh có đường sông, đường biển (cách cảng Phòng Thành 172km, cảng Bắc Hải 204km, cảng Khâm Châu 104km) và đường biên giới (đường biên giới với cửa khẩu Hữu Nghị 175km) địa phận thuận tiện, có đường hàng không phát triển, đường sắt, đường bộ, đường thủy thiết lập thành mạng lưới giao thông vận tải.

Đường tàu hỏa

Được khởi hành từ ga Gia Lâm- Hà Nội và kết thúc tại ga Nam ninh- Quảng Tây. Đoàn tàu du lịch sẽ dừng đón và trả khách ở 6 ga, tại Việt Nam là 3 ga Gia Lâm, Bắc Giang và Đồng Đăng (Lạng Sơn). Chuyến tàu đi từ Gia Lâm lúc 19h và đến Nam Ninh lúc 8h sáng hôm sau. Chuyến về từ Nam Ninh lúc 17h chiều và đến Gia Lâm lúc 6h sáng hôm sau. Tại cửa khẩu, tàu phải dừng 3 tiếng để làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Đường hàng không

Ở Quảng Tây có 5 sân bay lớn là:

- Sân bay Phúc Thành- Bắc Hải

- Sân bay quốc tế Lưỡng Giang- Quế Lâm

- Sân bay Bạch Liên - Liễu Châu

- Sân bay quốc tế Ngô Vu - Nam Ninh

- Sân bay Trường Châu Đảo- Ngô Châu

Sân bay quốc tế Ngô Vu Nam Ninh phục vụ cả chuyến bay nội địa và một số tuyến bay quốc tế. Do thành phố Nam Ninh là cửa ngõ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, chính quyền địa phương được đặt rất nhiều sự nhấn mạnh về kết nối Nam Ninh đến các thủ đô của các nước Đông Nam Á. Từ sân bay này có các tuyến bay thẳng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

2.6.2.2. Phương án vận chuyển

Theo Nghị định thư giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thực hiện hiệp định vận tải đường bộ đã mở ra 10 tuyến vận tải hành khách qua các cửa khẩu bao gồm:

- Cảng Phòng Thành (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng cái (Việt Nam) dến huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) và ngược lại.

- Thành phố Nam Ninh (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến thành phố Hạ Long và ngược lại.

- Thành phố Bắc Hải (Trung Quốc) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến thành phố Hạ Long và ngược lại.

- Thành phố Bằng Tường (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến thành phố Lạng Sơn và ngược lại.

- Huyện Long Châu (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.

- Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.

- Huyện Mông Tự (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai ( Việt Nam) đến huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.

- Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến Sapa ( Lào Cai) và ngược lại.

Với điểm xuất phát từ Hà Nội đến Lạng sơn khoảng cách 154km, từ Hà Nội đến Móng Cái-Quảng Ninh là 327km, Hà Nội đến cửa khẩu Lào Cai là 338km thì phương án vận chuyển có thể lựa chọn là:

* Đường bộ

Lấy điểm xuất phát của các chương trình du lịch là từ Hà Nội thì ta có thể khai thác từ tính thuận lợi của các tuyến đường giao thông sau:

- Quốc lộ 1A: Hà Nội- Bắc Ninh- Hải Dương- Hưng yên- Bắc Giang- Lạng Sơn

- Quốc lộ 3: Hà Nội- Thái Nguyên- Bắc Kạn- Cao Bằng- Quảng Yên- Tà Lùng

- Quốc lộ 18: Hà Nội- Bắc Ninh- Hải Dương- Quảng Ninh- Móng Cái – Đông Hưng- Phòng Thành- Nam Ninh

Các tuyến du lịch dành cho khách du lịch sẽ được căn cứ trên đặc thù của giao thông và sự thuận tiện của ăn uống, lưu trú… Phương án vận chuyển đường bộ cho khách du lịch đi theo nhóm nhỏ, đi đơn lẻ hoặc tự tổ chức theo dạng ba lô. Ta có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển các tuyến xe liên vận từ Hà Nội- Lạng Sơn, xe Vận Đức đi từ Trần Khát Chân- Lạng Sơn- Hữu Nghị Quan hoặc khởi hành từ bến xe nước ngầm đi Lạng Sơn cho chặng hành trình du lịch đến Quảng Tây của du khách.

Hiện nay, vận chuyển liên vận Việt- Trung rất phổ biến với chất lượng phương tiện khá tốt, chủ yếu là do các doanh nghiệp, các chủ xe của Việt Nam đầu tư phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như việc đi lại của du khách. Các phương tiện vận chuyển chủ yếu hiện nay là các dòng xe 45 chỗ của Hàn Quốc Huyndai Space. Hơn nữa, ngày nay do nhu cầu của người Việt sinh sống và buôn bán tại Quảng Tây, Quảng Châu Trung Quốc ngày càng gia tăng nên việc vận chuyển hàng hóa, hành khách mỗi ngày một nhiều, có khoảng từ 8-10 chuyến mỗi ngày, chủ yếu xuất phát từ bến xe nước ngầm, Trần Khát Chân và các dịch vụ xe đưa đón tận nhà…đi theo quốc lộ 1A, qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Một số nhà xe đi Hữu Nghị Quan như Nhà xe Hoa Thêm, Nhà xe Việt Trung, Nhà xe Sơn Đức…

Giá của việc vận chuyển khá rẻ cho hành trình từ Hà Nội- Nam Ninh (khoảng 289km) giá vé khoảng 450.000- 500.000d/ hành trình.

Thời gian vận chuyển cho hành trình này là 11h, du khách khởi hành từ Hà Nội vào 8h sáng đến 6h chiều sẽ có mặt tại Nam Ninh và có thể nghỉ tại Nam Ninh một đêm, hôm sau có thể khởi động các chương trình du lịch từ Nam Ninh đi Liễu Châu, Quế Lâm, Túc Vinh, Long Châu….

Theo đường quốc lộ số 18 khởi hành từ Hà Nội, du khách có thể sử dụng các xe Ka Long, Đại Phát… Với khoảng cách Hà Nội – Hạ Long : 180-200km; Hạ Long- Móng Cái: 160km gần 360km. Từ Hà Nội du khách có thể đi theo cầu Thanh Trì hoặc Vĩnh Tuy ra đường 5 Hà Nội- Hải Phòng. Từ đây có thể rẽ lên đường 1A Hà Nội- Lạng Sơn tới quốc lộ 18 thì rẽ đi Hạ Long- Móng Cái . Tại bến xe Lương Yên và bến xe Mỹ Đình hàng ngày có rất nhiều xe đi thẳng tới Móng Cái, thuận tiện cho du khách muốn tới Quảng Tây du lịch.

* Đường sắt

- Đi tuyến tàu liên vận Hà Nội- Nam Ninh qua cửa khẩu Đồng Đăng- Bằng Tường- Sùng Tả- Nam Ninh

Kể từ ngày 01/01/2009 Đường sắt Việt Nam đã tổ chức chạy hàng ngày tàu khách Quốc tế Hà Nội- Nam Ninh giữa Nam Ninh (Trung Quốc) và Gia Lâm ( Việt Nam).

- Từ Nam Ninh đi Gia Lâm: Tàu mang mác hiệu MR2

- Từ Gia Lâm đi Nam Ninh : Tàu mang mác hiệu MR1

Các ga dừng đón tiễn khách: Gia Lâm, Bắc Giang, Đồng Đăng (Việt Nam) ; Bằng Tường, Sủng Tả, Nam Ninh (Trung Quốc). Khi đến ga Đồng Đăng du khách sẽ xuống tàu làm thủ tục xuất cảnh, thời gian khoảng 1-2h làm thủ tục và làm thủ tục nhập cảnh ở Bằng Tường (Trung Quốc) .

Thời gian khởi hành từ ga Gia Lâm là 21h40 và đến Nam Ninh vào 9h12 sáng ngày hôm sau.

Giá vé cho cả chặng được chia thành 2 loại:

- Đối với giá vé dành cho toa xe nằm cứng (6 người một khoang): 20,29 Fanc Thụy Sỹ

- Đối với giá vé dành cho toa xe nằm mềm (4 người một khoang) : 31,53 Fance Thụy Sỹ.

Tỷ giá quy đổi giữa tiền Frane Thụy Sỹ với tiền Việt Nam đồng căn cứ vào tỷ giá thị trường do Viện nghiên cứu thị trường- giá cả (Bộ tài chính) phát hành vào ngày bán vé.

Hiện nay tuyến đường sắt liên vận này chưa tổ chức bán vé khứ hồi và vé chiều về, chưa nhận chuyên chở hành lý bao gửi. Vì thế hành khách chỉ có thể đăng ký giữ chỗ lượt về tại ga đi và mua vé lượt về tại ga đến trước giờ tàu chạy 3 ngày.

2.6.2.3. Cơ sở lưu trú.

Trong quá trình xây dựng chương trình du lịch đi Quảng Tây, đối với các chương trình du lịch khởi hành từ Hà Nội, thông qua khảo sát thực địa tác giả đã trực tiếp thị sát và đề xuất một số phương án trong tổ chức lưu trú cho du khách khi đi đến tham quan đất nước bạn.

Chương trình khởi hành qua tuyến quốc lộ 1A: Từ Hà Nội- Hữu Nghị Quan –Bằng Tường- Nam Ninh - Liễu Châu -Quế Lâm và tỏa đi các điểm du lịch khác . Các điểm lưu trú tại các điểm dừng chân trong chương trình:

Tại Nam Ninh

Hai run yun tian Hotel (海东云天国东酒店)

Địa chỉ : 西东塘区安吉路 1


Điện thoại : 0771-2530988.

Wanxing Hotel - Beining Street

Địa chỉ: No.42-1 Beining Street, Xingning District, 530012 Nam Ninh, Trung Quốc

Điện thoại: (+86) 771-238-1000

Jinjiang Inn - Nanning International Exhibition Center

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023