Đặc Điểm Phát Triển Tố Chất Thể Lực Của Sinh Viên


Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên [35], [36].

1.5.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý

Lứa tuổi sinh viên, xương và khớp bắt đầu ổn định, sau lứa tuổi 20 - 25 xương có thể cốt hoá hoàn toàn và không thể phát triển thêm nữa. Ở lứa tuổi sinh viên, chiều cao đứng cơ thể có thể tăng thêm được vài cm, do sự phát triển của các sụn đệm giữa các khớp xương. Các tổ chức sụn đệm này dần dần xẹp lại ở vào sau tuổi 40 và cũng làm cho chiều cao đứng của cơ thể giảm đi vài centimét. Như vậy, có thể nói lứa tuổi 20 - 25 là “Thời điểm chiều cao đứng của cơ thể cao nhất” của cuộc đời con người. Các bài tập thể chất có thể làm tăng khả năng phát triển chiều cao đứng của cơ thể, song phải được bắt đầu tập luyện ở lứa tuổi sớm hơn lứa tuổi sinh viên [30], [61].

Sự phát triển của cơ có quy luật nhất định, cơ bắt đầu phát triển khoảng từ lứa tuổi 8 - 9, đến lứa tuổi 15 - 18 cơ thân mình phát triển nhanh nhất, sau khi kết thúc thời kỳ tăng trưởng cơ thể, chiều cao đứng của cơ thể phát triển chậm lại thì độ dày cơ bắt đầu phát triển nhanh. Thời kỳ sợi cơ dầy lên rõ rệt. Nam khoảng tuổi 18 - 19, nữ sớm hơn một vài năm so với nam, thời kỳ này, trọng lượng cơ thể tăng lên, các test kiểm tra về tiết diện ngang của cơ thể cũng tăng lên rõ rệt.

Trong quãng đời con người, tần số mạch đập không giống nhau, ở lứa tuổi nhỏ, tần số mạch đập tương đối nhanh, đến tuổi 20 (nghĩa là ở lứa tuổi


thanh niên trong đó có sinh viên) tần số mạch đập bắt đầu ổn định. Huyết áp phụ thuộc vào trương lực thành mạch, ở lứa tuổi nhỏ huyết áp chưa ổn định, tuy nhiên sự thay đổi không rõ ràng, sau tuổi 16 huyết áp bắt đầu ổn định.

Đặc điểm sinh lý lứa tuổi ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp, như chu kỳ hô hấp, độ sâu hô hấp, tần số hô hấp … Tần số hô hấp, dung tích phổi là các thông số hô hấp, dung tích sống là test kiểm tra tĩnh của hô hấp. Dung tích sống trẻ em nhỏ hơn của người lớn, nhưng dung tích sống tương đối thì lại lớn hơn. Dung tích sống thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố rèn luyện. Sự hoàn thiện của dung tích sống xảy ra muộn, kéo dài đến lứa tuổi 24 - 25. Lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi tương đối thuận lợi để phát triển chức năng hô hấp. Tóm lại, lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi trưởng thành, là lứa tuổi bắt đầu “làm người lớn”. Các đặc điểm sinh lý - giải phẫu nói chung là thuộc đặc điểm sinh lý - giải phẫu của lứa tuổi trưởng thành. Tuy vậy, do lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi thuộc thời kỳ đầu lứa tuổi thanh niên, nên cần phải đặc biệt chú ý, cụ thể là [77], [103], [104]. Phải được tiếp tục GDTC một cách khoa học, để nâng cao thể lực, góp phần hoàn thiện các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể; Phát triển đầy đủ các tố chất thể lực, làm tiền đề phát triển rộng rãi và phát triển thể lực chuyên môn cần thiết sau này cho sinh viên.

1.5.3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của sinh viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.

Sức mạnh:

Sức mạnh cơ có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tổ chức xương - cơ, sự phát triển của hệ thống dây chằng khớp, tức là phụ thuộc vào hệ vận động. Nó còn được quyết định bởi năng lực khống chế, điều hòa các cơ. Trong tuổi trưởng thành, sự phát triển của các nhóm cơ là không đều nhau nên tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi. Trong đó sức mạnh của các cơ duỗi phát triển nhanh hơn sức mạnh của các cơ co, các cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển nhanh hơn các cơ ít hoạt động, ở độ tuổi sinh

Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa - 8


viên thì sức mạnh cơ bắp mới thực sự phát triển nhịp độ cao có tính chất đột biến. Việc giáo dục tố chất sức mạnh có ý nghĩa to lớn trong công tác Giáo dục thể chất ở các trường đại học. Khả năng phối hợp động tác của con người không thể hoàn thiện nếu thiếu tố chất sức mạnh. Tập luyện sức mạnh kích thích sự tích cực các hệ thống cơ quan của cơ thể, là cơ sở nâng cao hoàn chỉnh các tố chất vận động khác. Nhiệm vụ chung của quá trình rèn luyện sức mạnh nhiều năm là phát triển toàn diện, đảm bảo khả năng phát huy cao sức mạnh trong các hình thức vận động khác nhau.

Sức nhanh:

Sức nhanh là một tố chất vận động được đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ động tác đơn lẻ. Trong hoạt động thể lực, tốc độ biểu hiện một cách tổng hợp. Tốc độ của động tác đơn lẻ biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển. Nếu được tập luyện, tốc độ của động tác đơn lẻ sẽ phát triển tốt hơn.

Sức bền:

Sức bền là năng lực chống lại mệt mỏi của cơ thể trong hoạt động kéo dài. Sức bền phát triển đến 22 tuổi mới đạt đến đỉnh cao, sức bền có liên quan đến chức năng hệ thống tuần hoàn, hô hấp và khả năng ổn định của cơ thể. Tố chất sức bền cũng biến đổi đáng kể trong cả các hoạt động tĩnh lực cũng như động lực. Sức bền ưa khí phát triển mạnh ở lứa tuổi sinh viên, trong khi sức bền yếm khí phát triển mạnh ngay ở lứa tuổi 12 - 17.

Khéo léo:

Tố chất khéo léo thể hiện khả năng điều khiển các yếu tố thể lực, không gian, thời gian của động tác. Một trong yếu tố quan trọng của khéo léo là định hướng chính xác trong không gian. Khả năng này phát triển cao nhất từ 7 - 10 tuổi. Từ 10 - 12 tuổi khả năng này ổn định và 14 - 15 tuổi giảm xuống. Đến 16

- 17 tuổi khả năng định hướng trong không gian sẽ đạt đến mức người lớn.


Để phát triển tố chất khéo léo cần phải tuân thủ các nguyên tắc và biện pháp cụ thể, căn cứ vào trình độ tập luyện, thường xuyên nâng cao yêu cầu mới, tạo nên sự kích thích mới đối với cơ thể để đạt được trình độ thích ứng cao hơn.

Mềm dẻo:

Tố chất mềm dẻo là góc độ hoạt động của các khớp của cơ thể con người, nó là khả năng kéo dài của dây chằng và cơ bắp. Độ mềm dẻo không phát triển đồng đều theo sự phát triển của lứa tuổi. Độ linh hoạt của độ duỗi cột sống ở nam tuổi 7 - 14 nâng cao rõ rệt. Khi lớn lên, sự phát triển chậm lại. Test kiểm tra lớn nhất độ mềm dẻo của nam lúc 15 tuổi. Độ linh hoạt được nâng cao tới 12 - 13 tuổi; biên độ khớp hông lớn nhất 7 - 10 tuổi sau đó độ mềm dẻo phát triển chậm.

Các bài tập mềm dẻo cần được phối hợp với các bài tập củng cố các khớp, dây chằng, cơ bắp, tập luyện thường xuyên liên tục và có hệ thống [45], [77], [103], [104].

1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan

1.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về GDTC chương trình giáo dục trong nước đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này:

Vũ Đức Văn (2002) đã lựa chọn và ứng dụng hai nhóm giải pháp sư phạm vào thực tiễn Giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở Hải Phòng. Nhóm giải pháp đổi mới khâu chuẩn bị của giáo viên trước khi tiến hành giờ dạy thực hành thể dục; Nhóm giải pháp lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Tăng cường dạy học theo nhóm, “trò chơi hoá” hoạt động dạy học; tích cực tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá có hướng dẫn của giáo viên và phối hợp của gia đình giúp cho học sinh được tập luyện nhiều hơn, tích cực hơn [88].


Hồ Đắc Sơn (2004) chỉ ra, trong xu thế đổi mới đào tạo và sử dụng giáo viên tiểu học, cần phải tiến hành đổi mới chương trình môn học GDTC, nhằm khắc phục những tồn tại hiện có, để nâng cao hiệu quả của chương trình. Quá trình nghiên cứu đề tài đã hệ thống hóa những mặt cơ bản về lý thuyết xây dựng chương trình và ứng dụng trong hoạt động đổi mới chương trình môn GDTC dành cho sinh viên khoa giáo dục tiểu học [58].

Nguyễn Trọng Hải (2010) với luận án “Xây dựng nội dung chương trình GDTC cho học sinh các trường dạy nghề Việt Nam”. Luận án đã nghiên cứu các cơ sở lý luận, tác dụng của tập luyện TDTT đối với công tác đào tạo nghề của các nước trên thế giới, nghiên cứu thực trạng công tác GDTC trong các trường dạy nghề ở Việt Nam từ đó đi đến nhận định: chương trình GDTC hiện hành trong các trường chuyên nghiệp chưa có định hướng nghề, mới chỉ đáp ứng được phát triển thể lực chung, chưa phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với đặc điểm, tính chất nghề mà học sinh lựa chọn. Đề tài đã phân loại nhóm nghề để định hướng xây dựng chương trình GDTC. Qua điều tra hơn 40 trường nghề của các ngành kinh tế khác nhau, đề tài đã xác định được 3 nhóm nghề đặc trưng, tiêu biểu nhất, đó là:

Nhóm 1: Nghề có khối lượng và cường độ lao động nặng nhọc về cơ bắp và thần kinh đặc thù.

Nhóm 2: Nghề có khối lượng và cường độ lao động trung bình nhưng hoạt động tinh vi, tỉ mỉ, chính xác, hoạt động thần kinh và tâm lý cần ổn định, bền bỉ.

Nhóm 3: Nghề có khối lượng và cường độ lao động trung bình, ít biến động trong môi trường lao động [28].

Đề tài đã xây dựng nội dung chương trình GDTC định hướng nghề của 3 nhóm nghề áp dụng cho 4 loại hình đào tạo trong các trường dạy nghề: Thời lượng 75 tiết cho loại hình đào tạo từ 30 - 36 tháng; Thời lượng 60 tiết cho loại


hình đào tạo từ 24 tháng; Thời lượng 45 tiết cho loại hình đào tạo từ 18 tháng; Thời lượng 30 tiết cho loại hình đào tạo từ 12 tháng.

Chương trình thực nghiệm được tiến hành tại trường Công nhân Kỹ thuật Bưu Điện 1, sau 01 năm thực nghiệm đã cho thấy tính hợp lý của việc phân loại các nhóm nghề theo định hướng GDTC, chương trình GDTC có tác dụng nâng cao đáng kể tố chất thể lực liên quan đến học nghề và sức khỏe học sinh. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đi sâu nghiên cứu xây dựng chương trình GDTC cho học sinh các trường trung học chuyên nghiệp, chưa quan tâm đến các trường đại học, trong khi chương trình GDTC dành cho các trường đại học khác với chương trình của trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cả về thời lượng và nội dung.

Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012) với luận án “Đổi mới chương trình GDTC cho sinh viên các trường đại học Sư phạm vùng Trung Bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động TDTT trường học”. Đề tài tiến hành nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình môn học GDTC trong các trường đại học sư phạm theo hướng lồng ghép hai mục tiêu: phát triển thể chất và bồi dưỡng nghiệp vụ thể thao trường học cho sinh viên trong cùng một hoạt động đào tạo được thực hiện có hiệu quả. Cấu trúc nội dung chương trình phù hợp với yêu cầu hoạt động đào tạo hướng nghiệp (nghề). Nội dung và phương pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đã làm tăng tính nghề của chương trình, tăng hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của sản phẩm được đào tạo. Việc cụ thể hóa các mục tiêu đào tạo đã tạo ra sự nhất quán và khoa học giữa lựa chọn nội dung đào tạo với tổ chức đào tạo, đảm bảo cho chương trình giải quyết một cách trọng tâm định hướng đào tạo. Đề tài đã nghiên cứu kỹ vai trò, chức năng nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoài giờ lên lớp. Việc bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tổ chức hoạt động TDTT có tác dụng góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp đối với đội


ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, làm phong phú và đa dạng nội dung và hình thức trong điều hành tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ học ở trường trung học phổ thông; cho phép mở rộng cơ hội và điều kiện để phát huy hiệu quả phong trào TDTT trường học, là phương tiện giúp giáo viên chủ nhiệm lớp trở thành nguồn nhân lực cho công tác xã hội hóa TDTT trường học [29], [70].

Đổi mới nội dung chương trình môn học GDTC trong các trường sư phạm theo hướng cung cấp cho người học kiến thức và kĩ năng tổ chức hoạt động TDTT cho học sinh sinh viên, coi đó như một hành trang của sinh viên sư phạm khi ra trường. Đó cũng chính là một hình thức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xã hội hóa TDTT trường học. Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu của luận án này là sinh viên sư phạm, chưa nghiên cứu đến các sinh viên chuyên ngành khác [29].

Hoàng Thị Minh Phương (2015) Nghiên cứu vận dụng vòng tròn Deming vào cải tiến chất lượng đào tạo; kiến nghị việc vận dụng vòng tròn Deming để quản lý chất lượng đào tạo với chu trình gồm 4 bước: Lập kế hoạch; Thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá; Hành động để không ngừng nâng cao về chất lượng [51].

Trần Vũ Phương (2016) Ứng dụng chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành Giáo dục thể chất trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang. Chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang, sau khi đưa vào thực nghiệm trong thực tiễn và tiến hành đánh giá theo mô hình đánh giá chương trình đào tạo đã được xác định, bước đầu đã nhận được ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý tại các địa phương về tính hiệu quả vượt trội của chương trình đổi mới đối với việc nâng cao trình độ thể lực và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên ngành GDTC của trường Cao đẳng Tuyên Quang so với chương trình đào tạo cũ [52].


Nguyễn Văn Hòa (2016) Đánh giá chương trình đạo tạo cử nhân ngành Huấn luyện Thể thao, luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được 05 tiêu chuẩn và 32 tiêu chí đánh giá phẩm chất và năng lực công tác của cử nhân ngành HLTT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Đánh giá của người sử dụng lao động đối với sản phẩm đào tạo cho thấy, những tiêu chuẩn có điểm trung bình đạt mức tốt gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường công tác; Năng lực xây dựng kế hoạch công tác; Năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn [33].

Nguyễn Duy Hòa (2017) cải tiến chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn cho sinh viên không chuyên trường Đại học Cần Thơ, Luận án đã đánh giá được thực trạng về chương trình đào tạo, kết quả học tập của sinh viên, và các điều kiện đảm bảo công tác Giáo dục thể chất tại trường Đại học Cần Thơ. Luận án đã triển khai thực nghiệm chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn cho sinh viên không chuyên trường Đại học Cần Thơ đã chứng minh được hiệu quả bước đầu như sau:

Chương trình môn GDTC mới đã giúp nâng cao thể chất cho SV không chuyên khóa 40 Đại học Cần Thơ, thể lực nam sinh viên tăng từ 2,85% đến 8,99% và thể lực nữ sinh viên tăng từ 3,29% đến 14%.

Sau khi thực nghiệm, nhóm thực nghiệm (SV K40) tốt hơn hẳn nhóm đối chứng (SV K39) và người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi và giới tính.

Đánh giá thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại của Bộ GD&ĐT, thể lực của sinh viên không chuyên trường Đại học Cần Thơ sau khi thực nghiệm, loại tốt và đạt đã tăng lên, loại không đạt giảm xuống.

Các ý kiến đánh giá của các chuyên gia, đánh giá của Hội đồng thẩm định chương trình và kết luận của Hội đồng Khoa học Đào tạo trường Đại học

Xem tất cả 307 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí