Thực Trạng Công Tác Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng công tác Giáo dục thể chất ở trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

3.1.1. Thực trạng chương trình nội khóa môn Giáo dục thể chất tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Khái quát về chương trình môn học Giáo dục thể chất

Hiện nay trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đang thực hiện chương trình GDTC của Bộ GD và ĐT quy định, chương trình môn học GDTC hiện hành được ban hành theo, Thông tư số 25/2015/TT- BGDĐT ngày 14/10/2015 Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo đại học [17]. Hướng dẫn số 4108/BGDĐT- GDTC ngày 07/9/2017 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTC, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2017-2018 [19].

Mục tiêu đào tạo

Giáo dục cho sinh viên về đạo đức và nhân cách con người Việt Nam, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động và sáng tạo trong học tập, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trang bị cho sinh viên các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản của một số môn thể thao và trang bị những tri thức chuyên môn như: Lý luận cơ bản về tập luyện và thi đấu thể thao, những tri thức cần thiết về việc sử dụng các phương tiện, phương pháp trong GDTC để tự tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.

Phát triển cơ thể hài hoà, cân đối, tăng cường sức khoẻ, phát triển tố chất thể lực, đạt trình độ thể lực theo quy định.

Nội dung đào tạo

Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa - 11

Nội dung chương trình GDTC của Bộ GD và ĐT trong các trường đại học và cao đẳng (trong đó có các nhà trường sư phạm) được phân thành hai


loại học phần bao gồm phần bắt buộc và phần tự chọn. Đối với học phần bắt buộc học các môn thể dục và điền kinh; đối với học phần tự chọn, căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của trường và giáo viên lựa chọn một trong các môn thể thao sau để giảng dạy như: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng bàn, cầu lông.

Thời lượng đào tạo

Đối với các trường đại học, khối lượng kiến thức GDTC nội khóa cho toàn khóa học là 5 đơn vị học trình (150 tiết) được chia thành 5 học phần (mỗi học phần chứa đựng một đơn vị học trình cơ bản tương đương 30 tiết) và thời gian dành cho hoạt động ngoại khóa là 300 tiết (qui định 1 tiết học nội khóa thì có 2 tiết ngoại khóa).

Những đặc điểm cơ bản của chương trình

Phân loại đối tượng: để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ GDTC cho sinh viên, chương trình GDTC được tổ chức thực hiện dựa trên cơ sở phân loại sức khoẻ của sinh viên:

Đối với sinh viên nhóm sức khoẻ yếu, có bệnh mãn tính, có thương tật, được phân biệt, đối xử trong tập luyện.

Đối với sinh viên nhóm sức khoẻ bình thường và có năng khiếu tập theo chương trình quy định.

Tổ chức thực hiện chương trình:

Đối với nhà trường tổ chức đào tạo trong 5 học kỳ đầu liên tiếp, tính chủ động của cơ sở: hiện nay trường dựa trên nền chương trình khung GDTC của Bộ GD và ĐT để biên soạn nội dung chương trình cho trường trên cơ sở tuỳ thuộc vào năng lực đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của trường.

Những yêu cầu mang tính pháp lý đảm bảo cho chương trình được thực hiện có hiệu quả: ngày 26/6/2006, Bộ GD và ĐT ban hành Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD-ĐT về quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy


trong đó quy định chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành; mỗi chương trình có thể gắn với một ngành học với một vài ngành đào tạo [11]. Tiếp theo đó ngày 15/8/2007 Bộ GD và ĐT ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT về quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và quy định chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành [12]. Mỗi chương trình gắn với một ngành hoặc gắn với một vài ngành. Như vậy về chương trình đào tạo, Bộ đã giao cho các trường tự xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ, đã tạo cho các trường chủ động trong việc thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện đào tạo của nhà trường.

Kết quả học tập môn học GDTC là một trong những điều kiện đánh giá kết quả học tập chung toàn khóa.

Kết quả học tập là điều kiện cấp chứng chỉ và cấp bằng tốt nghiệp.

Căn cứ vào Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 ban hành theo quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy. Điều 17 điều kiện xét tốt nghiệp, tại mục d quy định sinh viên các trường đại học, cao đẳng phải có chứng chỉ môn học GDTC, mới đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp và đạt tiêu chuẩn RLTT thì được cấp giấy chứng nhận, chỉ áp dụng đối với các ngành đào tạo không chuyên về Thể dục thể thao [11].

Như vậy, môn học GDTC là một nội dung đào tạo trong nhà trường. mặc dù nhà trường không lấy điểm môn học làm căn cứ xét lên lớp trong từng năm học, nhưng kết quả học tập của môn học lại đóng vai trò quan trọng trong việc xét kết quả tốt nghiệp của sinh viên.

Các hình thức tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất tại trường

Môn học GDTC theo hướng đổi mới diễn ra dưới hai hình thức cơ bản:

Giờ học chính khóa: Là hình thức cơ bản nhất của GDTC được tiến hành


trong kế hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho sinh viên, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho sinh viên. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.

Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho sinh viên”...

Do vậy, giờ học chính khóa TDTT mang tính hành chính pháp quy, quy định đối với sinh viên và cán bộ giảng dạy. Đó là, giờ học theo chương trình có quy định thời gian và quy cách đánh giá chất lượng, được bắt đầu làm quen từ mẫu giáo, sau đó là dạy TDTT theo chương trình ở các cấp học cho đến đại học [82].

Giờ học ngoại khóa - tự tập luyện TDTT ngoại khóa: Là quá trình tập luyện của một bộ phận sinh viên có nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi với mục đích phát triển năng lực thể chất một cách toàn diện, đồng thời nâng cao thành tích thể thao của sinh viên. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT hay hướng dẫn viên TDTT. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội tiêu biểu từng môn thể thao, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thể lực. Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thể lực tham gia cổ vũ phong trào rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp [13], [40], [41], [47], [50], [59], [60], [84], [85], [89].


Chương trình GDTC nội khóa, trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD và ĐT qui định (phần bắt buộc, phần tự chọn, phân phối số đơn vị học trình và học phần, thời lượng), các nhà trường được phép chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, năng lực đào tạo của đội ngũ giảng viên. Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo được cấp chứng chỉ môn học, chứng chỉ là điều kiện tiên quyết để sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp.

Để phát triển phong trào luyện tập TDTT của sinh viên, chúng tôi xây dựng kế hoạch tổ chức và động viên sinh viên tham gia tập luyện. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các hoạt động TDTT do Bộ GDĐT, Hội thể thao sinh viên các cấp cũng là một trong những hình thức hoạt động ngoại khóa sôi nổi, có sức lôi cuốn mạnh mẽ sinh viên tham gia tạo điều kiện để phát triển các loại hình câu lạc bộ TDTT, coi đó như một mặt của giáo dục toàn diện, giúp sinh viên sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách có hiệu quả, tích cực.

Thực trạng nội dung môn Giáo dục thể chất nội khóa trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Giai đoạn 1.

Môn Thể dục (học phần 1) Lý thuyết chung

Giới thiệu nội dung chương trình môn học GDTC, một số quy định của môn học GDTC.

Vai trò, tác dụng của hoạt động TDTT trong rèn luyện thể chất và trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục ở trường đại học, về lý luận TDTT, Y - sinh học TDTT.

Mục đích và nhiệm vụ của GDTC ở trường đại học. Các hình thức tổ chức giờ học GDTC trong trường học. Lý thuyết chuyên ngành


Lịch sử phát triển. Phương pháp tập luyện. Nguyên lý kỹ thuật.

Thực hành

Bài tập đội ngũ.

Tập hợp hàng ngang (một hoặc nhiều hàng). Tập hợp hàng dọc (một hoặc nhiều hàng).

Động tác đứng nghiêm và nghỉ.

Động tác dóng hàng ngang, hàng dọc. Bài tập dàn hàng và dồn hàng.

Nghi thức chào và kết thúc buổi học.

Bài tập đội hình

Đội hình biến đổi - tại chỗ. Một hàng hai hàng dọc.

Hai hàng thành 4 hàng dọc (hoặc hàng ngang). Một hàng 3 hàng dọc (hoặc hàng ngang).

Bài thể dục bốn tư thế đứng, ngồi, quỳ, nằm 60 động tác.

Môn điền kinh (học phần 2) Lý thuyết

Lịch sử phát triển. Nguyên lý kỹ thuật. Phương pháp tập luyện. Luật thi đấu.

Thực hành

Thực hành kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua.

Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn. Kỹ thuật giậm nhảy.


Kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy.

Kỹ thuật bay trên không và tiếp đất.

Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác.

Thực hành kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng.

Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn. Kỹ thuật giậm nhảy.

Kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy.

Kỹ thuật bay trên không và tiếp đất.

Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác.

Giai đoạn 2.

Môn Cầu lông (học phần 3) (kỹ thuật cơ bản) Lý thuyết

Lịch sử phát triển. Nguyên lý kỹ thuật. Kỹ, chiến thuật thi đấu. Luật thi đấu.

Thực hành kỹ thuật Cầu lông cơ bản

Cách cầm vợt.

Kỹ thuật phát cầu gần, cao sâu. Kỹ thuật phông cầu cao sâu.

Kỹ thuật đập cầu. Kỹ thuật phòng thủ.

Kỹ thuật bước di chuyển.

Kỹ thuật bước di chuyển lên lưới. Kỹ thuật bước di chuyển lùi sau.

Kỹ thuật bước di chuyển sang hai bên.

Thể lực các bài tập cầu lông giáo viên chọn.


Môn Cầu lông (học phần 4) (kỹ thuật nâng cao) Thực hành kỹ thuật Cầu lông nâng cao

Kỹ thuật phát cầu gần, cao sâu. Kỹ thuật phông cầu cao sâu.

Kỹ thuật bỏ nhỏ.

Kỹ thuật đập cầu chéo sân. Kỹ thuật phòng thủ tấp tay.

Kỹ thuật bước di chuyển hai bước lên lưới. Kỹ thuật bước di chuyển sang hai bên.

Kỹ thuật di chuyển lùi sau đập cầu.

Kỹ thuật bước di chuyển bốn góc hình chữ X. Thi đấu đơn.

Thi đấu đôi.

Thể lực các bài tập cầu lông giáo viên chọn.

Môn Cầu lông (học phần 5) (kỹ chiến thuật thi đấu) Thực hành kỹ chiến thuật thi đấu Cầu lông

Kỹ thuật phát cầu trong thi đấu.

Kỹ thuật phông cầu cao sâu chép sân. Kỹ thuật đập cầu chéo sân.

Kỹ thuật chặn cầu, hất cầu, cắt cầu, bỏ nhỏ. Kỹ thuật bước di chuyển hai bước lên lưới.

Kỹ thuật bước di chuyển sang hai bên đánh cầu. Kỹ thuật di chuyển lùi sau đập cầu chéo sân.

Kỹ thuật bước di chuyển bốn góc hình chữ X. Chiến thuật thi đấu đơn.

Chiến thuật thi đấu đôi, đồng đội.

Thể lực các bài tập cầu lông giáo viên chọn.

Tổng hợp chương trình GDTC nội khóa tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa được trình bày tại bảng 3.1.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023