Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng Đường Biển

công ty khác làm việc nhưng không ra Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động, Công ty chỉ ra thông báo ngừng đóng bảo hiểm.

Theo quy định từ năm 2016 Công ty có được tiếp tục giữ số bảo hiểm không? Nếu tiếp tục giữ số bảo hiểm có vi phạm Luật không?

Nếu phải trả thi thủ tục thực hiện thế nào? Việc không ra quyết định chấm dứt Hợp động có vi phạm luật không?

Nếu Công ty ra Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động thì thực hiên thế nào?

Bài tập 03: Ông Hùng tham gia BHXH 15 năm. Vậy khi về hưu ông Hùng có được hưởng lương hưu định kì hàng tháng không?

Bài tập 04:

Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau:

- Từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng.

- Từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng.

- Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Yêu cầu: Mức tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của bà A là bao nhiêu? Bài tập 05:

Ông Đào Văn B có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 38 tháng (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 28/02/2015), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015) là

Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 17

8.000.000 đồng/tháng, ông B được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng (thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông B tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/7/2015).

Ngày 02/5/2015, ông B giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp X (mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 7.000.000 đồng/tháng) và thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định. Ông B bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 02/5/2015 và được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Do ốm đau cần phải điều trị dài ngày nên ngày 28/7/2015 ông B thỏa thuận với doanh nghiệp X để chấm dứt hợp đồng lao động và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai.Sáu tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp của ông B là các tháng sau: tháng 12/2014 và tháng 01, 02, 5, 6, 7/2015.

Yêu cầu: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của Ông B .


CHƯƠNG 7. NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÀI SẢN

Giới thiệu:

Trong chương 7 gồm các nội dung: những vấn đề chung về bảo hiểm tài sản, các loại hình bảo hiểm tài sản và cách vận dụng để xử lý trong các tình huống liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.

Mục tiêu:

+ Trình bày được những vấn đề chung về nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.

+ Trình bày được các vấn đề cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm cháy, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng lắp đặt và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

+ Vận dụng tính được mức phí bảo hiểm và mức bồi thường trong một số trường hợp cụ thể.

Nội dung chính:

7.1. Vấn đề chung về nghiệp vụ bảo hiểm tài sản

7.1.1. Tổng quan

Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi có xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, huyt hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng.

Bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm cho các đối tượng là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

Các hình thức bồi thường dành cho bảo hiểm tài sản bao gồm trả tiền mặt bằng giá trị, thay thế hoặc sửa chữa tài sản nếu có khả năng. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp khách hàng đều được trả tiền mặt để bồi thường.

Nguồn gốc bảo hiểm tài sản

Nguồn gốc của bảo hiểm tài sản có thể coi bắt nguồn từ trận đại hỏa hoạn ở Luân Đôn, vào năm 1666 đã nuốt chửng hơn 13.000 ngôi nhà.

Những hậu quả tàn khốc của vụ hỏa hoạn đã chuyển đổi sự phát triển của bảo hiểm "từ vấn đề thuận tiện thành một vấn đề cấp bách”.

Vào năm 1681, nhà kinh tế Nicholas Barbon và mười một cộng sự đã thành lập công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên với tên gọi "Insurance Office for Houses", ở phía sau Sàn giao dịch Hoàng gia để bảo hiểm gạch và nhà khung. Ban đầu, 5000 ngôi nhà được bảo hiểm bởi Văn phòng Bảo hiểm của Barbon.

Với sự thành công đầu tiên của liên doanh này, nhiều công ty tương tự đã được thành lập trong những thập kỷ sau đó.

Ban đầu, mỗi công ty sử dụng sở cứu hỏa của riêng mình để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại từ việc gây nhầm lẫn đối với các tài sản được bảo hiểm bởi họ. Họ cũng bắt đầu phát hành “Nhãn hiệu bảo hiểm hỏa hoạn” cho khách hàng của mình; Những thứ này sẽ được hiển thị nổi bật phía trên cửa chính của tài sản để hỗ trợ nhận dạng tích cực.

Công ty bảo hiểm tài sản đầu tiên hiện nay vẫn còn được thành lập vào năm 1710 với tên gọi “Văn phòng Lửa Mặt Trời” thông qua nhiều vụ sáp nhập và mua lại là RSA Insurance Group.

Ở Thuộc địa Mỹ, Benjamin Franklin đã giúp phổ biến và đưa ra tiêu chuẩn thực hành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm tài sản để phân tán rủi ro mất mát do hỏa hoạn, dưới hình thức bảo hiểm vĩnh viễn. Năm 1752, ông thành lập Tổ chức đóng góp Philadelphia cho Bảo hiểm nhà ở khỏi mất mát do hỏa hoạn. Công ty của Franklin từ chối bảo hiểm một số tòa nhà, như nhà gỗ, nơi nguy cơ hỏa hoạn là quá lớn.

7.1.2. Những đặc trưng của bảo hiểm tài sản

Đối tượng bảo hiểm là tài sản bao gồm: Vật có thực, tiền, các giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản.

Bên mua bảo hiểm phải chứng minh được quyền lợi được bảo hiểm. Quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường

Trách nhiệm trả tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) giới hạn trong phạm vi giá trị của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất.

Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ % trên giá trị của tài sản bảo hiểm

Trách nhiệm trả tiền bồi thường bảo hiểm của DNBH phát sinh khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Trong bảo hiểm việc áp dụng chế định chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn là bắt buộc.

Mục đích của bảo hiểm tài sản

Mục đích của bảo hiểm tài sản là giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phòng ngừa những rủi ro có thể bất ngờ xảy đến trong tương lai mà chúng ta không thể nào dự báo trước được hết nhằm hạn chế tổn thất, bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm.

Khi xảy ra rủi ro, sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm theo các khoản mục được đưa ra trong hợp đồng bảo hiểm.

Tùy vào mức bảo hiểm bạn tham gia mà các khoản bồi thường có thể lên đến tổng toàn bộ giá trị tài sản bị thiệt hại của bạn. Điều này phần nào giúp bạn san sẻ gánh nặng tài chính và những áp lực phải đối mặt và có thể yên tâm tập trung khắc phục hậu quả sau khi xảy ra rủi ro.

7.2. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Bảo hiểm hàng hóa đường biển (bảo hiểm hàng hải) là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ bảo vệ cho những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu thuyền trên biển, gây ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở do đó gây nên tổn thất về hàng hóa. Đây là sản phẩm bảo hiểm tài sản được nhiều doanh nghiệp tham gia vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.

Các loại hình bảo hiểm hàng hải:

Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) chuyên chở bằng đường biển: đối tượng bảo hiểm là hàng hoá XNK được vận chuyển trên biển và các chi phí có liên quan Bảo hiểm thân tàu: đối tượng bảo hiểm là vỏ tàu, máy móc thiết bị trên tàu và các chi phí hợp lý (chi phí dọc hành trình, chi phí ứng trước lương cho sỹ quan thuỷ thủ, một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau).

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu: bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển đối với người khác.

7.2.1. Người được bảo hiểm

Trách nhiệm của người bảo hiểm bắt đầu khi hàng hóa bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng hóa tại nơi ghi trên hợp đồng bảo hiểm,, có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường và quá trình đó kết thúc khi hàng hóa giao vào kho hoặc hết hạn 60 ngày khi hàng hóa đó dở ra tại cảng đến, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước.

Nghĩa vụ của người được bảo hiểm:

Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.

Nghĩa vụ của người được bảo hiểm được áp dụng đối với người đại diện của người được bảo hiểm.

7.2.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm phải là giá trị do người được bảo hiểm khai báo và được người bảo hiểm thừa nhận.

Nếu người được bảo hiểm không khai báo được số tiền bảo hiểm thì có thể áp dụng cách tính giá trị bảo hiểm như sau:

Giá trị bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm bao gồm giá tiền hàng ghi trên hóa đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hóa đơn), cộng chi phí vẫn chuyển và phí bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm của tàu biển là tổng giá trị của tàu biển vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. Giá trị này còn bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu cộng với toàn bộ phí bảo hiểm. Giá trị của tàu biển còn có thể bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi được thỏa thuận trong hợp đồng;

Giá trị bảo hiểm của hàng hóa là giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá thị trường ở nơi và thời điểm bốc hàng cộng với phí bảo hiểm, giá dịch vụ vận chuyển và có thể cả tiền lãi ước tính;

Giá trị bảo hiểm đối với giá dịch vụ vận chuyển là tổng số tiền bao gồm giá dịch vụ vận chuyển cộng với phí bảo hiểm. Trường hợp người thuê vận chuyển mua bảo hiểm cho giá dịch vụ vận chuyển thì giá dịch vụ vận chuyển này được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hóa;

Giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm khác, trừ trách nhiệm dân sự, là giá trị của đối tượng bảo hiểm ở nơi và thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm hàng hải.

7.2.3. Phạm vi bảo hiểm

Căn cứ theo Bộ luật hàng hải - 2005 - Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

1. Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.

Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể của Bộ luật này.

2. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải thì áp dụng quy định của Bộ luật này.

7.2.4. Giám định và bồi thường tổn thất hàng hóa

Tổn thất toàn bộ nói trong quy tắc này bao gồm tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính.

Khi xảy ra mất mát hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, nếu hàng hóa được bảo hiểm bị phá hoại hoàn toàn hay bị hư hỏng nghiêm trọng tới mức không còn là vật phẩm với tính chất ban đầu của nó nauwx hoặc người được bảo hiểm bị mất hẳn quyền sở hữu hàng hóa thì được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.

Khi hàng hóa được bảo hiểm bị mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, nếu xétthấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc do các chi phí cứu hàng, chi phí chỉnh lý và gửi hàng đến nơi nahanj ghi trong hợp đồng bảo hiểm có thể vượt quá giá trị hàng khi tới nơi nhận đó thì được coi là tổn thất toàn bộ ước tính.

Bất kỳ trường hợp mất mát hay hư hỏng nào không thuộc loại tổn thất đã nói ở phần trên đều được coi là tổn thất bộ phận.

Nếu tàu chở hàng bị mất tích thì hàng hóa được bảo hiểm sẽ được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.

Tàu chở hàng được coi là mất tích khi không tới được bến và cũng không có tin tức gì, về thời gian đã quá ba lần quảng thời gian cần thiết cho tài đi từ địa điểm dừng lại cuối cùng cho đến tới bến đến.Tuy nhiên, thời gian cần thiết để xác định việc mất tích tàu không được ít hơn ba tháng. Nếu việc thông báo tin tức bị ảnh hưởng bới chiến tranh hoặc những hoạt động quan sự thì thì thời hạn nói trên là sáu tháng

7.2.4.1. Giám định tổn thất hàng hóa Đối với người được bảo hiểm:

Khi phát hiện ra tổn thất người được bảo hiểm phải thông báo tình hình tổn thất hàng hoá cho Công ty bảo hiểm hoặc Công ty giám định.

Gửi giấy yêu cầu giám định, đồng thời người yêu cầu giám định phải bổ sung đầy đủ các giấy tờ có liên quan cần thiết.

Dựa trên các chứng từ thu thập được, giám định viên phân tích yêu cầu giám định, xem xét các điều kiện bảo hiểm, loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển… để đánh giá sơ bộ tổn thất có được bảo hiểm hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm không.

Đối với tổn thất không rõ rệt : là những tổn thất thấy hoặc nghi ngờ có tổn thất bên trong kiện hàng, người nhận hàng phải thông báo tổn thất bằng cách lập một Thư dự kháng.

Người nhận hàng phải tiến hành mọi biện pháp có thể được để giảm nhẹ và ngăn ngừa tổn thất lây lan.

Đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu cho Công ty bảo hiểm để Công ty bảo hiểm giữ quyền khiếu nại đối với những người có liên quan trách nhiệm đến tổn thất của hàng hoá.

Đối với Công ty Bảo hiểm:

Khi nhận được thông báo tổn thất từ người nhận hàng, tự tiến hành giám định tổn thất hoặc uỷ quyền cho Công ty giám định (Baotinvatesco) tiến hành giám định tổn thất.

Trong quá trình giám định, khi cần thiết Giám định viên sẽ hướng dẫn người nhận hàng có những biện pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa tổn thất tiếp theo.

Trên cơ sở kết quả giám định được nêu trong Chứng thư giám định, Công ty bảo hiểm sẽ xem xét, đối chiếu với Hợp đồng bảo hiểm, nếu tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì Công ty bảo hiểm căn cứ vào kết quả giám định, phân bổ tổn thất, bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm.

Trước khi thực hiện vụ giám định, giám định viên phải nghiên cứu các giấy tờ cần thiết để nắm được:

– Giấy yêu cầu có ghi đầy đủ chính xác không;

– Giấy tờ kèm theo có đúng, đủ và đồng bộ không;

– Tình trạng hư hỏng của bao bì và hàng hóa;

– Số, khối lượng hàng hóa bị tổn thất;

– Nội dung yêu cầu của khách hàng;

– Các tính chất hàng hóa có liên quan đến nguyên nhân tổn thất trực tiếp;

– Địa điểm, ngày, giờ hẹn giám định;

Điều tra tìm hiểu: cần gặp kho hàng, chủ hàng, người vận tải… để điều tra tìm hiểu

– Thái độ vận chuyển, chủ hàng;

– Tình trạng và nguyên nhân tổn thất;

– Kho hàng, chủ hàng xử lý về lô hàng;

– Dự kiến việc sẽ làm để chuẩn bị dụng cụ chuyên môn thích hợp;

– Biên bản giám định;

– Giấy ghi diễn biến vụ giám định;

– Phiếu cân, biên lai lấy mẫu;

– Dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu;

– Thước đo, máy tính, máy ảnh…;

– Tới địa điểm giám định và lấy mẫu…. Các giấy tờ liên quan tới giám định:

– Vận tải đơn

– Phiếu đóng gói hàng hóa

– Biên bản hàng hóa hư hỏng dổ vở do tàu gây nên

– Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

– Hơp đồng mua bán

– Giấy chứng nhận phẩm chất

– Hóa đơn thương mại

– Họp đồng bảo hiểm

– Họp đồng nguyên tắc bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển

– Phiếu chi mua bảo hiểm

– Hóa đơn thu phí bảo hiểm

– Thông báo thu phí bảo hiểm

– Thông báo tổn thất mất mát

– Biên bản giám định hiện trường

– Giấy chứng nhận giám định

– Chứng thư giám định về số lượng và tình trạng

– Chứng thư giám định về khối lượng hàng hóa

– Biên bản lấy mẫu hàng hóa

– Phiếu kết quả thử nghiệm

– Bảng tính giá trị hàng bị tổn thất và hư còn thu hồi được và chi phí sản xuất phát sinh

– Kết quả dỡ hàng khỏi container

– Khiếu nại bồi thường tổn thất

– Giấy ủy quyền

7.2.4.2. Bồi thường tổn thất hàng hóa

Khi có tổn thất chung, chủ tàu chỉ định một công ty hay một lý toán sư (GA adjuster) để tính toán, phân bổ tổn thất chung.

Quy trình phân bổ tổn thất chung:

Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung

Tổng giá trị tổn thất chung là tổng những hy sinh và chi phí được công nhận là tổn thất chung. Nếu hàng hoá bị hy sinh vì tổn thất chung thì giá trị được tính là giá trị hàng hoá lúc dỡ hàng, căn cứ vào hoá đơn thương mại hoặc căn cứ vào giá hàng lúc xếp hàng xuống tàu. Giá trị này bao gồm cả phí bảo hiểm và cước phí, trừ trường hợp cước phí không thuộc trách nhiệm thanh toán của chủ hàng

Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ

là giá trị tài sản có mặt trên tàu của tất cả các quyền lợi vào thời điểm có hành động tổn thất chung, tức là tổng các giá trị đã được hành động tổn thất chung cứu thoat, bao gồm cả những giá trị đã hy sinh vì an toàn chung.

Những tài sản mất mát hư hại thuộc tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung không phải tính vào giá trị phân bổ, nhưng nếu tổn thất riêng xảy ra sau tổn thất chung thì vẫn tính.

Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung = giá trị con tàu, hàng hoá khi chưa có tổn thất (kể cả chi phí tổn thất chung) – giá trị tổn thất riêng xảy ra trước khi có tổn thất chung.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí