Các phương án này phải đảm bảo tính khoa học, phải có thử nghiệm để kiểm tra và luận chứng các điều kiện thực hiện. Nhiệm vụ của địa lý ứng dụng là cùng các chuyên gia, các ngành đề xuất các phương án sử dụng hợp lý môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đó.
* Cơ sở khoa học của đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cần căn cứ vào:
- Kết quả đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên lãnh thổ.
- Hiện trạng sử dụng lãnh thổ.
- Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của loại hình sử dụng.
- Định hướng quy hoạch của địa phương.
* Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ:
- Đề xuất theo đơn vị loại cảnh quan sinh thái.
- Đề xuất theo tiểu vùng cảnh quan sinh thái (theo chức năng của tiểu vùng. Ví dụ: Núi, đồi, đồng bằng…).
- Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Đánh Giá Cảnh Quan Phục Vụ Quy Hoạch Lãnh Thổ
- Phương Pháp Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên (Đánh Giá Cảnh Quan) Phục Vụ Quy Hoạch Lãnh Thổ
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 5
- Hướng Ứng Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp
- Hướng Ứng Dụng Phục Vụ Quy Hoạch Tổ Chức Lãnh Thổ
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 9
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Ví dụ minh họa
Đề tài luận án tiến sĩ “Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã (thuộc tỉnh Thanh Hóa)” (Vũ Văn Duẩn, 2020) được thực hiện theo phương pháp đánh giá cảnh quan với quy trình gồm các bước:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Đây là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá vì nó xác định trước mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là:
- Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sản xuất ở địa bàn nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn để xác định nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng cũng như của cộng đồng.
- Lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch thực hiện.
Bước 2: Thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu được thực hiện theo quy trình sau:
- Tập trung thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá tự nhiên.
- Phân loại, sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn.
- Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu như: Ngân hàng dữ liệu, ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), máy định vị vệ tinh (GPS).
Xuất phát từ mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu thập các số liệu về địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật cũng như các số liệu về kinh tế xã hội khác. Ngoài ra, các loại bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thủy văn, bản đồ tài nguyên rừng lưu vực sông Mã... là những bản đồ rất quan trọng cho việc thành lập bản đồ CQ lãnh thổ nghiên cứu.
Bước 3: Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ, phân loại, phân vùng cảnh quan
Sắp xếp các nhân tố theo nguyên tắc ưu tiên xét trước các quy luật phân hóa chủ yếu thì vị trí địa lý và kiến tạo - địa mạo là hai nhân tố tiền đề; khí hậu, thủy văn vừa là hệ quả của hai nhân tố trên, vừa là tiền đề cho các nhân tố thổ nhưỡng và sinh vật là những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ và tạo thành các đơn vị CQ lãnh thổ lưu vực sông Mã.
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ, tiến hành phân loại và thành lập bản đồ các đơn vị cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã, trên bản đồ gồm 348 loại CQ.
Phân vùng sinh thái cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu: Qua tham khảo một số công trình đi trước, việc phân chia các tiểu vùng cảnh quan trong đề tài được thực hiện chủ yếu theo hướng từ dưới lên. Trên
cơ sở nguyên tắc phân vùng cảnh quan kết hợp với việc phân tích đặc điểm cấu trúc, chức năng cảnh quan cũng như các điều kiện hình thành nên các đơn vị cảnh quan. Lãnh thổ nghiên cứu được chia thành 3 vùng CQ và 24 tiểu vùng cảnh quan.
Bước 4: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo các đơn vị cảnh quan
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên bao gồm các công đoạn:
- Lựa chọn đơn vị đánh giá.
- Lựa chọn loại hình sử dụng.
- Xác định hệ thống các đơn vị đánh giá.
- Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.
- Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi của từng loại cảnh quan cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động môi trường của các loại hình nông - lâm nghiệp nhằm sử dụng hợp lý lãnh thổ.
* Lựa chọn đơn vị đánh giá: Đối với nông nghiệp là những CQ có chức năng sinh khối được phân tích trước đó. Đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ, CQ được chọn đánh giá là các CQ có chức năng ưu thế thuộc nhóm chức năng sinh thái, có độ dốc phổ biến trên 25º; đối với mục đích phát triển rừng sản xuất là những CQ có chức năng thuộc 2 nhóm chức năng sinh thái và sinh khối, có độ dốc ưu thế từ 8 - 15º; đối với mục đích bảo tồn, lựa chọn những CQ thuộc nhóm chức năng sinh thái và xã hội.
* Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá: Các chỉ tiêu phải có sự phân hóa rõ rệt theo đơn vị lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu; phải ảnh hưởng rõ rệt đến đối tượng phát triển; số lượng các chỉ tiêu có thể nhiều ít khác nhau.
* Lựa chọn loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá, kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi:
Trên cơ sở xem xét các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng chủ yếu của lãnh thổ lưu vực sông Mã, đồng thời qua tham khảo kết quả nghiên cứu một số công trình, đề tài đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp theo các loại hình đặc trưng:
- Đánh giá thích nghi cho các nhóm cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả: Nhóm cây lương thực, thực phẩm: Lãnh thổ nghiên cứu có dân số đông, vì vậy vấn đề đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân là một nhiệm vụ hàng đầu; nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Nhóm cây này có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân miền núi, đặc biệt là cây mía; nhóm cây ăn quả về cơ bản lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng lớn về trồng cây ăn quả.
- Đánh giá thích nghi cho rừng phòng hộ và rừng sản xuất: Đối với rừng đặc dụng, chức năng là bảo tồn, trong lãnh thổ nghiên cứu có 53 loại cảnh quan với 131.744,22 ha, chiếm khoảng 12,4% diện tích lãnh thổ gồm hai vườn quốc gia và 4 khu bảo tồn thiên nhiên. Đối với rừng đặc dụng đây là loại hình sử dụng cảnh quan một cách đặc trừng và được bảo tồn nghiêm ngặt, do đó NCS chỉ đánh giá loại hình sử dụng cảnh quan cho lâm nghiệp thông qua rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Bước 5: Quy hoạch sử dụng
Việc điều tra, nghiên cứu thực địa về điều kiện tự nhiên được xem là vấn đề cần thiết cho công tác đánh giá và là cơ sở ban đầu để tiến hành quy hoạch sử dụng lãnh thổ. Tuy nhiên, trong quy hoạch, nếu bỏ qua các điều kiện kinh tế - xã hội như: Dân số, sở hữu ruộng đất, thị trường, phong tục, tập quán, văn hóa của địa phương thì vấn đề quy hoạch sẽ không có tính thiết thực. Ngoài ra, việc quy hoạch sử dụng lãnh thổ có hiệu quả khi được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể và phải dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như chính sách của quốc gia đối với địa phương tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng cảnh quan, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp, kết hợp với phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, đề tài đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo 348 loại CQ.
Các loại cảnh quan trên lãnh thổ nghiên cứu có sự phân hóa theo 3 vùng CQ và 24 tiểu vùng. Căn cứ vào cấu trúc, chức năng của từng tiểu vùng, tập quán sản xuất, các mô hình kinh tế tiêu biểu trên các tiểu vùng,... đề tài đề xuất quy hoạch sử dụng tổng quát đối với 24 tiểu vùng:
- Tiểu vùng A1: Phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng phòng hộ kết hợp.
- Tiểu vùng A2: Phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng xuất.
- Tiểu vùng A3: Phát triển rừng phòng hộ.
- Tiểu vùng A4: Phát triển rừng đặc dụng, bảo tồn Khu BTTN Pù Luông.
- Tiểu vùng A5: Phát triển rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Tiểu vùng A6: Phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng phòng hộ kết hợp và rừng đặc dụng.
- Tiểu vùng A7: Phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Tiểu vùng B1: Phát triển rừng phòng hộ, cây ăn quả, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, theo mô hình nông lâm kết hợp..
- Tiểu vùng B2: Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây lương thực, thực phẩm, rừng sản xuất và rừng phòng hộ kết hợp.
- Tiểu vùng B3: Phát triển nông - lâm kết hợp và nhóm cây ăn quả.
- Tiểu vùng B4: Phát triển nông - lâm kết hợp và nhóm cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tiểu vùng B5: Phát triển rừng sản xuất và rừng sản xuất kết hợp phòng hộ, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tiểu vùng B6: Phát triển rừng đặc dụng, nông - lâm kết hợp và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tiểu vùng B7: Phát triển nông - lâm kết hợp, rừng phòng hộ, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tiểu vùng C1: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm (2 vụ lúa, 1 vụ màu).
- Tiểu vùng C2: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm (vùng lúa chuyên canh năng suất cao, chủ động tưới tiểu bằng hệ thống thủy lợi).
- Tiểu vùng C3: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm (1 vụ lúa, 2 vụ màu).
- Tiểu vùng C4: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tiểu vùng C5: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm (vùng lúa chuyên canh năng suất cao, chủ động tưới tiểu bằng hệ thống thủy lợi).
- Tiểu vùng C6: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm, canh tác lúa nước là chủ yếu.
- Tiểu vùng C7: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm (vùng lúa chuyên canh năng suất cao) và rừng phòng hộ ven biển và trên đồi sót.
- Tiểu vùng C8: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và rừng phòng hộ ven biển.
- Tiểu vùng C9: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tiểu vùng C10: Phát triển nhóm cây lương thực, thực phẩm, rừng phòng hộ ven biển.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện.
THU THẬP SỐ LIỆU
Điều kiện KT-XH
- Tình hình kinh tế - xã hội
- Các ngành kinh tế
- Dân cư và nguồn lao động
Điều kiện tự nhiên
- Địa chất và địa hình
- Khí hậu, thủy văn
- Thổ nhưỡng và sinh vật
NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ, PHÂN LOẠI VÀ PHÂN VÙNG CẢNH QUAN
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THEO LOẠI
CẢNH QUAN
Phân tích hiện trạng
QUY HOẠCH SỬ DỤNG
Định hướng phát triển
Hình 4.5. Sơ đồ quy trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng lãnh thổ
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
- Phương pháp luận hệ thống là sự kế tục và phát triển tự nhiên của tư duy khoa học dựa trên nền tảng biện chứng, nghiên cứu những đối tượng là các hệ thống, một hướng mới về phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Vận dụng quan điểm hệ thống, cách tiếp cận hệ thống và quan điểm phát triển bền vững là những cách tiếp cận mới trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng.
- Đánh giá cảnh quan là nội dung trọng tâm của một công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng. Việc đánh giá được tiến hành trên cơ sở kiểm kê tài nguyên và kết quả đánh giá nhằm đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.
- Phương pháp quan trọng trong đánh giá cảnh quan là phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích thực tiễn. Đánh giá là giai đoạn đầu làm cơ sở cho việc quy hoạch và bố trí sử dụng hợp lý lãnh thổ. Việc lựa chọn phương pháp, thang bậc hay hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trong đánh giá cảnh quan tương đối phức tạp, phụ thuộc vào mức độ phân hóa đa dạng của tự nhiên, sự hiểu biết của nhà nghiên cứu về tự nhiên từng lãnh thổ.
- Có nhiều phương pháp đánh giá cảnh quan khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng lãnh thổ để lựa chọn chỉ tiêu và phương pháp đánh giá phù hợp. Các phương pháp thường được sử dụng: Phương pháp mô hình chuẩn, bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh địa lý, thang điểm tổng hợp có trọng số, hệ thông tin địa lý (GIS)… Các phương pháp này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau theo từng giai đoạn và tùy theo mục tiêu cụ thể.
- Hiện nay, có nhiều phương pháp phân hạng các mức độ thích nghi của loại hình sử dụng lãnh thổ. Theo tổng kết và hướng dẫn của FAO (Bullentin N052), có 4 phương pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng: Phân hạng chủ quan, phân hạng theo điều kiện giới hạn,