Động Cơ Tập Luyện Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa (N = 485)


các ngành Văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, do sinh viên phải tham gia rất nhiều hoạt động xã hội như ca nhạc, các chương trình văn hóa nghệ thuật nên việc tham gia hoạt động thể thao sẽ mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, việc học và thi các học phần bắt buộc của môn Giáo dục thể chất trong nhà trường cũng đã gây cho sinh viên tâm lý lo sợ nên các hoạt động thể thao ngoại khóa không còn gây được hứng thú cho sinh viên.

Đồng thời, nó cũng phản ánh hạn chế của việc tổ chức, xây dựng nội dung, hình thức và cơ sở vật chất cho hoạt động thể thao ngoại khóa chưa lưu ý đến đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên, đến đặc thù nghề nghiệp của sinh viên nên chưa có biện pháp nâng cao hứng thú tham gia hoạt động của sinh viên.

Qua đó trong quá trình lên lớp, giảng viên cần chú trọng nâng cao ý thức tham gia tập luyện TDTT của sinh viên, bồi dưỡng hứng thú và thói quen tập luyện TDTT ngoại khóa cho sinh viên. Từ kết quả thực trạng và nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu động cơ tập luyện của sinh viên. Kết quả được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Động cơ tập luyện thể thao của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (n = 485)

TT

Động cơ tập luyện thể thao ngoại khóa

Số

lượng

%

1

Do ham thích TDTT

60

12.37

2

Tập TDTT để thi kết thúc học phần

118

24.33

3

Nâng cao thể lực

90

18.56

4

Được giao lưu mở rộng mối quan hệ

136

28.04

5

Tập TDTT để có thể hình đẹp

81

16.70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa - 13

Thông qua bảng 3.7. cho thấy sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có động cơ tham gia tập luyện TDTT đa dạng:


28.04% sinh viên muốn tham gia hoạt động TDTT để được giao lưu, mở rộng mối quan hệ;

24.33%, sinh viên muốn tập luyện TDTT để thi kết thúc các học phần; 18.56% sinh viên muốn tập luyện TDTT để nâng cao thể lực chung.

16.70%, sinh viên muốn tập luyện TDTT để có thể hình đẹp; Số còn lại muốn tập luyện TDTT là do và ham thích TDTT (12,37%).

Thực tế trên cho thấy động cơ của sinh viên phản ánh một cách rõ nét đặc thù của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Các sinh viên mong muốn thông qua các hoạt động TDTT để giao lưu, kết bạn và hầu hết các sinh viên nữ ngại vận động thể thao, sợ các nội dung thể lực chính vì vậy các sinh viên tập luyện cũng để thi kết thúc học phần. Đây là một đặc điểm riêng của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Chính vì vậy cần quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị của tập luyện TDTT đối với sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng các phẩm chất tinh thần, rèn luyện ý chí nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

3.1.3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, thi kiểm tra và tuyển sinh, chương trình và sách giáo khoa, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền, đoàn thể và xã hội hóa giáo dục, phụ huynh sinh viên... Hơn nữa, hiệu quả giáo dục không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố trên mà còn phụ thuộc vào đối tượng được giáo dục, đó là các em sinh viên, mà quan trọng nhất là phải nói đến tính tự giác tích cực, ý thức học tập của sinh viên. Nếu người học trong quá trình học tập có ý thức tốt, luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh, chăm chỉ ham học hỏi, có ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn thử thách, tiếp thu và chắt lọc những kiến thức mà thầy cô đã truyền thụ thì hiệu quả


giáo dục sẽ rất cao, nhiều khi có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập mà không cần các biện pháp khác.

Với nhận định đó, để có được những thông tin xác thực, đề tài tiến hành nghiên cứu tài liệu, sách, báo chuyên môn có liên quan và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác GDTC như sau:

Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC trong cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên nhà trường.

Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ dành cho GDTC. Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên thể dục.

Chế độ, chính sách dành cho những người làm công tác GDTC trong nhà trường.

Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy môn học. Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho GDTC.

Công tác hướng dẫn ngoại khóa các môn thể thao cho sinh viên.

Sự quan tâm đầu tư của phụ huynh sinh viên cho phát triển thể chất. Kinh phí dành cho các hoạt động tập luyện và thi đấu TDTT.

Ý thức học tập của sinh viên...

Để xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả GDTC trong trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, đề tài tiến hành phỏng vấn các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn thể dục, các cán bộ quản lý cấp khoa, trường, thông qua các mức độ đối với các yếu tố ảnh hưởng. Phỏng vấn được tiến hành theo 3 mức:

Rất quan trọng. Quan trọng.

Không quan trọng.

Đề tài sẽ lựa chọn những yếu tố đạt từ 50% ý kiến trả lời ở mức rất quan trọng trở lên để tiếp tục nghiên cứu.

Tổng số phiếu phát ra là 20, tổng số phiếu thu về là 20. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.8.


Bảng 3.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác Giáo dục thể chất tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (n = 20)


T T


Kiến thức cần trang bị

Kết quả phỏng vấn

Rất quan trọng

(3 điểm)

Quan trọng

(2 điểm)

Không quan trọng

(1 điểm)


Tổng

n

Điểm

n

Điểm

n

Điểm

Điểm

%


1

Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC đối với cán bộ

quản lý, giáo viên, sinh viên


19


57


1


2


0


00


59


98.3


2

Trang thiết bị cơ sở vật chất

phục vụ cho dạy học môn GDTC


17


51


3


6


0


00


57


95.0

3

Chất lượng và số lượng đội

ngũ giáo viên thể dục

16

48

4

8

0

00

56

93.3


4

Chế độ, chính sách dành cho những người làm công tác

GDTC trong nhà trường.


14


42


6


12


0


00


54


90.0

5

Cải tiến sửa đổi nội dung,

môn học GDTC

19

57

1

2

0

00

59

98.3

6

Công tác nghiên cứu khoa

học phục vụ cho GDTC

14

42

6

12

0

00

54

90.0

7

Hướng dẫn ngoại khoá các

môn thể thao cho sinh viên

17

51

3

6

0

00

57

95.0


8

Sự quan tâm đầu tư của phụ huynh sinh viên cho phát

triển thể chất tại trường


15


45


5


10


0


00


55


91.7


9

Kinh phí dành cho tập luyện và thi đấu các giải TDTT

phong trào


16


48


4


8


0


00


56


93.3

10

Ý thức học tập, nhu cầu thái

độ của sinh viên

18

54

2

4

0

00

58

96.7

11

Đặc điểm vùng miền, vị trí

địa lý, khi hậu

17

51

3

6

0

00

57

95.0

12

Đặc điểm đối tượng sinh

viên đặc thù nghệ thuật

18

54

2

4

0

00

58

96.7

87


Thông qua bảng 3.8. cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC cụ thể như sau:

Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC trong cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên. Cải tiến sửa đổi nội dung, chương trình môn học GDTC, ý kiến đồng ý lựa chọn chiếm tỷ lệ 98.3%, ý kiến đồng ý lựa chọn chiếm tỷ lệ 98.3

%. Ý thức học tập, nhu cầu thái độ của sinh viên, đặc điểm đối tượng sinh viên đặc thù ngành Văn hóa - nghệ thuật, ý kiến đồng ý lựa chọn chiếm tỷ lệ 96.7%. Hướng dẫn ngoại khóa các môn thể thao cho sinh viên, đặc điểm vùng miền vị trí địa lý khí hậu, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học môn GDTC có ý kiến đồng ý lựa chọn chiếm tỷ lệ 95.0%. Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên thể dục, kinh phí dành cho tập luyện và thi đấu các giải TDTT phong trào, có ý kiến đồng ý lựa chọn chiếm tỷ lệ 93.3%. Sự quan tâm đầu tư của phụ huynh sinh viên cho phát triển thể chất tại trường, có ý kiến đồng ý lựa chọn chiếm tỷ lệ 91.7%. Chế độ, chính sách dành cho những người làm công tác GDTC trong nhà trường, công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho GDTC, có ý kiến đồng ý lựa chọn chiếm tỷ lệ 90.0%.

Qua kết quả phỏng vấn có tỷ lệ chọn rất quan trọng và quan trọng khá cao, đặc biệt là không có lựa chọn nào lựa chọn không quan trọng.

Chứng tỏ rằng các yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác GDTC, tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, từ đó phân tích thực trạng và định hướng tìm ra được nguyên nhân để khắc phục những khó khăn hạn chế còn tồn tại.

3.1.4. Thực trạng kết quả học tập và thể lực của sinh viên Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thông qua kết quả học tập môn Giáo dục thể chất.

3.1.4.1. Thực trạng về kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Quá trình giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm để các em có được một thể lực tốt, các phẩm chất tâm lý đúng đắn và cuối cùng được đánh giá bằng điểm số cụ thể thông qua thang điểm đã được quy định.


Bảng 3.9. Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên K1, K2 và K3 năm học 2014 - 2015 Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.



TT


Điểm


Loại

Năm học 2014 – 2015

Tổng

K1 + K2 + k3 (n=485)


Khóa 1 (n=147)


Khóa 2 (n=162)


Khóa 3 (n=176)

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

1

9,0 – 10,0

Xuất sắc

4

2.72

5

3.09

7

3.98

16

3.30

2

8,0 đến cận 9,0

Giỏi

9

6.12

11

6.79

15

8.52

35

7.22

3

7,0 đến cận 8,0

Khá

23

15.65

25

15.43

27

15.34

75

15.46

4

6,0 đến cận 7,0

TB Khá

38

25.85

41

25.31

43

24.43

122

25.16

5

5,0 đến cận 6,0

TB

47

31.97

52

32.10

55

31.25

154

31.75

6

< 5,0

Yếu

26

17.69

28

17.28

29

16.48

83

17.11


31.75%

25.16%

17.11%

15.46%

7.22%

3.30%

35

30

25

20

15

10

5

0

Xuất sắc


Giỏi Khá TB

khá


TB Yếu


Biểu đồ 3.1. Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên K1, K2, K3 năm học 2014 - 2015 trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Vì vậy, để đánh giá thực trạng kết quả học tập, đề tài tiến hành nghiên cứu điểm tổng kết môn GDTC của sinh viên các khóa K1, K2 và K3. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 3.9 và biểu đồ 3.1.

Kết quả học tập của khóa 2 và khóa 3 còn ở mức độ thấp. Điều này thể hiện ở kết quả kiểm tra của sinh viên phần lớn ở mức độ trung bình là 31.75% và trung bình khá là 25.16%, học sinh khá và học sinh yếu ở mức độ tương đương nhau về số lượng củng như chất lượng cụ thể học sinh khá chiếm 15.46%, học sinh yếu chiếm tỷ lệ 17.11%. Còn tỷ lệ học sinh đạt kết quả học tập loại giỏi và xuất sắc là rất ít cụ thể học sinh xuất sắc chỉ có 3.30%, học sinh giỏi chỉ đạt 7.22%.


Qua kết quả học tập thực tế của sinh viên thì chất lượng GDTC là tương đối thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo chung của nhà trường, vì vậy để nâng cao chất lượng GDTC là vấn đề rất quan tâm của Ban giám hiệu và các lãnh đạo trong trường. Qua thực trạng trên khoa Thể dục thể thao và Bộ môn GDTC đã tiến hành nghiên cứu lại nội dung môn học GDTC cho trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, nhằm nâng cao chất lượng GDTC củng như chất lượng đào tạo chung của nhà trường.

3.1.4.2. Thực trạng thể lực của sinh viên trường Đại học Văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa.

Nhằm đánh giá năng lực thể chất của đối tượng nghiên cứu, đề tài khảo sát trình độ thể lực sinh viên thông qua các nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (theo quyết định số 53/2008/QĐ - BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) [14].

Đối tượng kiểm tra khảo sát bao gồm 485 sinh viên, trong đó có 269 nữ đang học năm thứ I, năm thứ II và năm thứ III thuộc các chuyên ngành Quản lý Văn hóa, sư phạm Âm nhạc, Văn hóa Du lịch, sư phạm Mỹ thuật, Đồ họa… số liệu thu thập trong quá trình khảo sát được tổ chức kiểm tra trực tiếp và đồng thời lấy kết quả kiểm tra được lưu trữ tại khoa TDTT, bộ môn GDTC và phòng Quản lý Đào tạo của nhà trường. Nội dung kiểm tra bao gồm các test sau:

Lực bóp tay thuận (kg).

Nằm ngửa gập bụng trong 30s (lần). Bật xa tại chỗ (cm).

Chạy 30m xuất phát cao (s). Chạy con thoi 4 x 10m (s). Chạy tùy sức 5 phút (m).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023