thể cho các khoản vay của MHB Hà Nội được thực hiện triệt để theo quy định của NHNN. Sau khi xử lý bằng dự phòng, việc theo dõi, xây dựng và thực thi phương án thu hồi nợ của từng khách hàng được thực hiện với kết quả tốt. Riêng trong năm 2009, thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng là 1,8 tỷ
đồng.
MHB Hà Nội đó thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. Song song với việc tăng trưởng tín dụng, MHB Hà Nội đó chú trọng áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng. Theo chỉ đạo của Hội sở, từ năm 2008 chi nhánh thành lập thêm bốn phòng nghiệp vụ: Phòng Hỗ trợ kinh doanh, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ và Phòng Thanh toán quốc tế. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của MHB Hà Nội được nâng lên một tầm cao mới thông qua việc triển khai mô hình tín dụng mới theo tư vấn của Dự án Seco - Thuỵ Sĩ. Việc áp dụng mô hình này nhằm mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng (thông qua việc hình thành Phòng quản lý rủi ro và Phòng Hỗ trợ kinh doanh) vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh (thông qua Phòng Kinh doanh). Ngoài ra MHB Hà Nội cũng đi đầu hệ thống trong việc sử dụng các công cụ quản trị hiện đại như: xác định giới hạn tin dụng cho hầu hết khách hàng là doanh nghiệp; quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng; thực hiện chương trình quy chế hóa, quy trình hóa nghiệp vụ cho vay, tăng cường tập huấn cho cán bộ tín dụng. Đồng thời công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng (thông qua Phòng Kiểm soát nội bộ)
được tiến hành thường xuyên tại chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc.
Dư nợ ngắn hạn tính đến 31/12/2009 đạt 468 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 45% trong tổng dư nợ. Nợ ngắn hạn sử dụng chủ yếu ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu (nhất là các loại hàng mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được) như: lương thực, xăng dầu, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, giấy... và cho mục đích tiêu
dùng.
Dư nợ cho vay trung dài hạn đến 31/12/2009 đạt 572 tỷ VND, chiếm 55%
tổng dư nợ, chủ yếu do giải ngân các dự án xây dựng nhà ở, văn phòng, khách sạn cho thuê.
Bảng 2.3 : Dư nợ tín dụng của MHB Hà Nội (2006-2009)
Đơn vị: Tỷ đồng
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | ||||
Giá trị | Giá trị | 07/06 (%) | Giá trị | 08/07 (%) | Giá trị | 09/08 (%) | |
Tổng dư nợ tín dụng | 471 | 660 | 140% | 950 | 144% | 1.040 | 109% |
Dư nợ ngắn hạn | 151 | 264 | 175% | 418 | 158% | 468 | 112% |
Tỷ trọng | 32% | 40% | 44% | 45% | |||
Dư nợ trung và dài hạn | 320 | 396 | 124% | 532 | 134% | 572 | 108% |
Tỷ trọng | 68% | 60% | 56% | 55% | |||
Nợ quá hạn | 5,1 | 4.2 | 82% | 3,14 | 75% | 2,98 | 95% |
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ | 1,08% | 0,64% | 0,33% | 0,29% |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Tỷ Giá Hối Đoái Đối Với Doanh Nghiệp.
- Thực Trạng Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Tại Mhb Hn
- Mô Hình Hoạt Động Của Mhb – Hà Nội Năm 2003
- Doanh Số Mua Bán Ngoại Tệ Của Mhb Hà Nội So Với Một Số Chi Nhánh Của Nhtm Khác Trên Địa Bàn Hà Nội Trong Năm 2009
- Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Hoạt Động Ngoại Bảng.
- Đánh Giá Chung Về Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Tại Mhb Hn
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh MHB HN năm 2006-2009)
Có được những kết quả đó là do MHB HN đă thực hiện tốt quản lý tín dụng và quản trị rủi ro trên cơ sở những ban hành mới và sửa đổi hàng loạt các văn bản liên quan đến việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng từ Hội sở, ban hành Quy định xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng là doanh nghiệp trong toàn hệ thống. Đồng thời thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng đối tượng khách hàng nhằm tạo thế ổn định lâu dài, 3 chương trình tín dụng bao gồm: “chương trình cho vay doanh nghiệp
vừa và nhỏ”, “chương trình cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, “chương trình đẩy mạnh tín dụng thể nhân” đă đạt được những kết quả khả quan.
Thông qua xây dựng giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng, cơ cấu tín dụng đă có nhiều chuyển biến tích cực. Đồng thời, cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của các thành phần kinh tế, MHB Hà Nội đă có sự điều chỉnh về cơ cấu khách hàng tín dụng trong đó mở rộng khách hàng ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể. Ngoài ra, MHB Hà Nội đă có biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm, tăng tỷ trọng tín dụng có tài sản bảo đảm ngày càng được coi trọng; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực/khách hàng thuộc mục tiêu phát triển.
2.1.2.3. Thanh toán trong nước
Ngay từ khi thành lập MHB (1997) mục tiêu của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc là đưa MHB trở thành một ngân hàng bán lẻ được khách hàng lựa chọn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. MHB Hà Nội hiểu rất rõ vai trò của mình trong việc thực hiện mục tiêu của Hội đồng quản trị và Ban Tổng
giám đốc.
Trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết 2009, mặc dù dự án hiện đại hoá ngân hàng chưa đi vào hoạt động, MHB Hà Nội vẫn sử dụng chương trình phần mềm trên nền Foxpro do NHNN cung cấp từ khi thành lập Hội sở chính, tiện ích chưa nhiều nếu không nói là lạc hậu so với các ngân hàng bạn, tuy nhiên với một phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo và có trách nhiệm của từng cá nhân trong tập thể MHB Hà Nội, chi nhánh vẫn có một lượng khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp chuyển tiền với doanh số ổn định và ngày một tăng nhanh. Mỗi giao dịch chuyển tiền sau khi thực hiện đều được kiểm tra kết quả “Đă thành công/Accepted” hay “Chưa thành công/Unaccepted”, nếu chưa thành công sẽ được kiểm tra đẩy lệnh đi và liên hệ với Cục công nghệ ngân hàng Nhà Nước để biết kết quả, nếu đă thành công, nhân viên chi nhánh sẽ gọi điện trực tiếp đến đầu nhận tiền để thông báo trong thời gian ngắn nhất. Đây là cách làm thủ công nhưng vẫn được khách hàng tín nhiệm và các thao tác đạt độ chính xác cao.
Cuối năm 2008, thẻ E-Cash của MHB ra đời đă gia tăng tiện ích cho khách hàng như: trả lương với số lượng giao dịch không hạn chế và hệ thống bảo mật xác thực, gửi tiết kiệm qua tài khoản thẻ, rút gốc và lăi tiết kiệm khi đến hạn qua thẻ, chuyển tiền chuyển khoản qua thẻ, nộp tiền mặt vào tài khoản thẻ tại máy ATM, quy định tiền mặt được rút tối đa 30 triệu VND/ngày và được rút tối đa 3lần/ngày (cao nhất trong hệ thống máy ATM của Ngân hàng bạn)… Đến hết năm 2009 đă có khoảng 55 tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ thanh toán lương, phí tiền điện, điện thoại qua thẻ với số lượng giao dịch đạt trung bình 35.000 giao dịch/năm, trị giá trung bình 56 tỷ đồng/năm. Số dư trên tài khoản thẻ trung bình
đạt 4 tỷ VND/ngày chính là nguồn tiền huy động lăi suất thấp của ngân hàng.
Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, trong năm 2008, MHB đă ban hành Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng đối với thanh toán viên, giao dịch viên và các điểm giao dịch; Chính sách Phí cho khách hàng thể nhân; Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động bán lẻ… Tổng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức năm 2009 đạt bình quân 40 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với cuối năm 2008.
Từ 01/02/2010, hệ thống MHB đă hoàn thành triển khai dự án hiện đại hóa đến tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống và đi vào hoạt động chính thức, là
nền tảng quan trọng để hoạt động thanh toán trong nước khởi sắc, đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, tạo khả năng phát triển các dịch vụ mới trong lĩnh vực thanh toán.
2.1.2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế.
MHB được thành lập năm 1997, so với các NHTM khác, tuổi đời của MHB còn rất non trẻ, thương hiệu của MHB ra nước ngoài còn ít được biết đến. Bên cạnh đó, MHB phải đương đầu với sức ộp cạnh tranh ngày càng gia tăng từ cỏc ngõn hàng thương mại khỏc đồng thời chịu ảnh hưởng của những biến động bất thường và phức tạp của kinh tế thế giới cũng như trong nước. Tuy nhiên, MHB Hà Nội nhận thấy TTQT là một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận không chỉ đơn thuần là thu phí dịch vụ mà là cầu nối trong việc bán chéo sản phẩm, mở rộng hệ thống khách hàng như: phát triển cho vay XNK, tăng số dư nguồn vốn nhờ các khoản ký quỹ, các khoản tiền gửi thanh toán từ đó giảm lãi suất đầu vào, tăng doanh số kinh doanh ngoại tệ… Chính vì những lý do này, MHB Hà Nội xác định trong thời gian từ 2003 - 2006: chưa đặt yêu cầu về doanh sốTTQT mà
đặt yêu cầu về uy tín và chất lượng. Sau 3 năm, hoạt động TTQT của MHB Hà Nội đã từng bước phát triển vững chắc tạo lòng tin và uy tín của mình bằng việc thanh toán chính xác, đúng thời gian, đúng tiến độ và tuyệt đối an toàn. Từ năm 2007 đến nay, MHB Hà Nội đã mở rộng hoạt động về TTQT, có chính sách áp dụng riêng đối với các Tổng công ty lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cỏc mặt hàng xuất khẩu thanh toỏn qua MHB Hà Nội chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, gạo, lâm sản và dệt may, trong khi cỏc mặt hàng nhập khẩu chớnh được thanh toỏn qua MHB Hà Nội gồm: xăng dầu, sắt thộp, phõn bún, mỏy múc thiết bị. Tỡnh hỡnh thực hiện dịch vụ thanh toỏn XNK của MHB Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4 : Tỡnh hỡnh thực hiện dịch vụ thanh toán XNK của MHB Hà Nội
Đơn vị: Triệu USD
2007 | 2008 | 2009 | |||||
Giỏ trị | Tỷ trọng với hệ thống MHB (%) | Giỏ trị | Tỷ trọng với MHB (%) | Giỏ trị | Tỷ trọng với MHB (%) | ||
Xuất khẩu | 5 | 17 % | 8 | 21 % | 10 | 22 % | |
Nhập khẩu | 45 | 40 % | 56 | 35 % | 65 | 38 % | |
Tăng so với năm trước | 31% | 28% | 17% |
(Nguồn: Bỏo tổng hợp MHB HN)
Chuyển tiền kiều hối của MHB Hà Nội tăng dần qua các năm: từ doanh số 0,3 triệu USD năm 2004, đến năm 2009 đã đạt gần 10 triệu USD, tuy nhiên con số này còn rất khiêm tốn so với các ngân hàng khác trên địa bàn HN.
Trong giao dịch thương mại quốc tế, hiệu quả của hợp đồng ngoại thương phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế. Vì vậy, việc lựa chọn Ngân hàng phục vụ tốt cho các giao dịch ngoại thương là rất quan trọng và có ý
nghĩa rất lớn. Năm 2009, MHB được bầu là “MHB Bank – Thương hiệu mạnh Việt Nam” do tạp chí Người tiêu dùng bình chọn.
2.1.2.5. Kinh doanh ngoại tệ
Cũng như nghiệp vụ TTQT, KDNT đã được Ban lãnh đạo MHB Hà Nội quan tâm và chú trọng phát triển. Thời gian đầu từ năm 2003 đến 2004, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay để phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu. Ngoại trừ đồng Đôla Mỹ chi nhánh có thể mua bán trên liên hàng với số lượng hạn chế 1triệu USD/ ngày, các đồng ngoại tệ khác phải mua lại của Hội sở với số lượng vừa đủ cho mục đích thanh toán của chi nhánh. Từ năm 2005 đến nay, MHB HN đã được phép kinh doanh đa tệ và không bị hạn chế số lượng mua bán trên hợp đồng.
Chức năng của bộ phận kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc quản lý trạng thái ngoại tệ toàn chi nhánh (một chi nhánh và 16 điểm giao dịch) theo quy định của Hội sở, chi nhánh Hà Nội là một trong năm chi nhánh của hệ thống MHB được phép thực hiện giao dịch mua bán trên thị trường liên Ngân hàng, mua bán với các tổ chức kinh tế, bộ phận kinh doanh ngoại tệ còn thực hiện chức năng kiểm soát chi nhánh trong việc chấp hành văn bản chế độ quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng như các văn bản quy định về kinh doanh ngoại tệ của hệ thống MHB. Bộ phận kinh doanh ngoại tệ còn đảm nhiệm việc quản lý và đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi một cách hiệu quả, đảm bảo thanh khoản cho toàn chi nhánh đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh đầu tư tiền gửi nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho chi nhánh.
Từ năm 2003 đến nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đạt được một số mục tiêu cơ bản qua các năm như sau:
Năm 2003 - 2004: Là năm đầu hoạt động của chi nhánh do vậy chưa đặt
mục tiêu lợi nhuận về kinh doanh ngoại tệ mà tập trung vào chuẩn hoá mô hình, qui trình hoạt động, tập trung đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Năm 2005 - 2006: Chi nhánh đặt mục tiêu phát triển thị phần khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển thương hiệu , tăng cường bán chéo sản phẩm và đa dạng các hình thức mua bán ngoại tệ với khách hàng và trên liên hàng. Trạng thái ngoại tệ của chi nhánh được tăng biên độ lên +/- 2 triệu USD. Doanh số mua bán được tháo quy định 1tr USD/ngày, tiến tới doanh số mua bán theo thoả thuận.
Năm 2007 - 2009: tiếp tục công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đa dạng hóa sản phẩm đi liền với mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu
quả.
Trong các năm qua, MHB HN đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ
kinh doanh ngoại tệ gồm: mua bán giao ngay (spot), mua bán ngoại tệ kỳ hạn (forward), mua bán ngoại tệ hoán đổi (swap), thu đổi tiền mặt ngoại tệ với hầu hết các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế như USD, EUR, JPY, GBP, CHF, AUD, SGD…
Hoạt động KDNT của MHB HN từ năm 2005 đến năm 2009 đã có những bước tiến đáng kể. Điều này được thể hiện qua doanh số và lợi nhuận KDNT của ngân hàng.
Bảng 2.5 : Kết quả hoạt động KDNT của MHB HN
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Doanh số mua (tr.USD) | 18 | 21 | 34 | 47 | 65 |