gia đóng góp với cộng đồng về mặt kinh tế (từ 16,6% lên 72,5%) và kết hợp với y tế nhằm nâng cao sức khỏe NCT (từ 18,2% lên 79,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với CSHQ đạt từ 281,1% đến 336,7%. Tỷ lệ này cũng tăng ở nhóm đối chứng nhưng c n rất thấp. HQCT đạt từ 276,1% đến 335,6%, với p<0,05.
* Nhận thức của người cao tuổi:
Bảng 3.35. Hiệu quả nâng cao kiến thức dự phòng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi trước và sau can thiệp (%)
Nhóm can thiệp (n=512) | Nhóm đối chứng (n= 506) | HQCT (%) | |||||
Trước (1) | Sau (2) | CSHQ (%) | Trước (3) | Sau (4) | CSHQ (%) | ||
Tập thể dục đều đặn | 34,2 | 100,0 | 192,4 | 36,7 | 37,3 | 16,3 | 176,1 |
Tránh căng thẳng thần kinh | 29,6 | 91,6 | 209,4 | 32,0 | 31,2 | 2,5 | 206,9 |
Không uống rượu, bia, hút thuốc | 42,0 | 100,0 | 138,1 | 34,0 | 36,9 | 8,5 | 129,6 |
Không ăn mặn | 24,4 | 85,3 | 249,6 | 27,6 | 28,3 | 2,5 | 247,1 |
Không ăn nhiều chất béo | 36,5 | 83,0 | 127,4 | 41,1 | 46,8 | 13,9 | 113,5 |
Ăn nhiều rau quả, chất xơ | 34,8 | 96,9 | 178,5 | 48,6 | 55,9 | 15,0 | 163,5 |
Không biết | 21,5 | 00,0 | 100,0 | 22,9 | 20,9 | 8,7 | 91,3 |
So sánh: p1-2 <0,05 ; p1-3 > 0,05; p2-4 <0,05; p3-4 >0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Nghiện Thuốc Lá, Thuốc Lào Và Rượu Bia Ở Người Cao Tuổi
- Thực Trạng Đáp Ứng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Người Cao Tuổi Của Y Tế Xã
- Nội Dung Và Thời Lượng Tập Huấn Cho Cán Bộ, Nhân Viên Y Tế Ở 2 Xã Liên Hà Và Uy Nỗ
- Những Yếu Tố Liên Quan Đến Sức Khoẻ Người Cao Tuổi
- Thực Trạng Đáp Ứng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khoẻ Của Trạm Y Tế Xã
- Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 16
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Qua bảng 3.35 ta thấy: Ở nhóm can thiệp, đã có sự thay đổi rõ rệt trong kiến thức về dự ph ng tăng huyết áp ở NCT trước và sau can thiệp, với CSHQ tăng từ 127,4% đến 249,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Không có ai trả lời không biết các biện pháp ph ng chống tăng huyết áp, trong khi nhóm đối chứng có đến 20,9%. HQCT tăng từ 91,3 đến 247,1 với p < 0,05.
Bảng 3.36. Hiệu quả nâng cao kiến thức của người cao tuổi về mục đích của luyện tập dưỡng sinh và thể dục thể thao trước và sau can thiệp (%)
Nhóm can thiệp | Nhóm đối chứng | HQCT (%) | |||||
Trước (1) n= 107 | Sau (2) n= 512 | CSHQ (%) | Trước (3) n= 102 | Sau (4) n= 506 | CSHQ (%) | ||
Giữ gìn, nâng cao sức khỏe | 66,3 | 100,0 | 50,8 | 65,7 | 70,1 | 6,7 | 44,1 |
Giải trí | 43,0 | 91,4 | 112,6 | 51,0 | 52,2 | 2,4 | 110,2 |
Chữa bệnh | 28,9 | 83,6 | 189,2 | 30,4 | 35,4 | 16,4 | 172,8 |
Theo phong trào | 20,5 | 53,3 | 160,0 | 22,5 | 20,3 | 9,7 | 150,3 |
Không biết | 8,4 | 00,0 | - | 7,8 | 7,1 | 9,0 | - |
So sánh: p1-2 <0,05; p1-3 > 0,05; p2-4 <0,05; p3-4 >0,05 |
Kết quả bảng 3.36 cho thấy: ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức đúng về mục đích của luyện tập dưỡng sinh và thể dục thể thao tại nhóm can thiệp đã tăng từ (28,9% - 66,9%) trước can thiệp lên (83,6% - 100%) sau can thiệp, cao hơn so với nhóm chứng cùng thời điểm nhưng không can thiệp với CSHQ từ 50,8% lên 189,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tại nhóm can thiệp, không có ai là không biết đến tác dụng của luyện tập dưỡng sinh và thể dục thể thao đối với sức khoẻ trong khi đó ở nhóm đối chứng có tới 7,1%.
3.2.2.3. Kết quả thực hiện và hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời
Bảng 3.37. Số người cao tuổi tham gia Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời trước và sau can thiệp
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | |||||
Liên Hà (n= 260) | Uy Nỗ (n=256) | Chung (n=516) | Liên Hà (n=258) | Uy Nỗ (n=254) | Chung (n=512) | ||
Số người cao tuổi tham gia CLB sức khỏe ngoài trời | 82 | ơ60 | 142 | 250 | 248 | 499 | |
Tỷ lệ % người cao tuổi tham gia CLB sức khỏe ngoài trời | [[31,5 | 23,1 | [[ơ27,5 | 96,9 | 97,6 | 97,5 | 254,5 |
So sánh: p <0.01 |
Chi hội người cao tuổi đã kết hợp với Ban văn hoá của 2 xã Liên Hà và Uy Nỗ tăng cường củng cố, duy trì hoạt động Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời thường xuyên, liên tục thông qua tổ chức luyện tập dưỡng sinh và thể dục thể thao tại Nhà văn hoá các thôn trong toàn xã. Sau can thiệp, số người cao tuổi tham gia Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời đã tăng từ 27,5% lên 97,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01, CSHQ là 254,5%.
Bảng 3.38: Tỷ lệ người cao tuổi biến đổi cảm giác chủ quan sau tham gia Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời (%)
Các dấu hiệu | Số NCT có triệu chứng trước can thiệp | Giảm | Không giảm | |||
SL | % | SL | % | |||
1 | Mệt mỏi | 415 | 397 | 95,7 | 18 | 4,3 |
2 | Đau đầu | 378 | 329 | 87,0 | 49 | 13,0 |
3 | Cảm giác nặng trong đầu | 248 | 213 | 85,8 | 36 | 14,2 |
4 | Chóng mặt, ù tai | 204 | 165 | 80,9 | 39 | 19,1 |
5 | Buồn nôn, nôn | 149 | 114 | 76,5 | 35 | 23,5 |
6 | Buồn ngủ ban ngày | 153 | 136 | 88,9 | 17 | 11,1 |
7 | Mất ngủ ban đêm | 392 | 324 | 82,6 | 68 | 17,4 |
8 | Run tay | 97 | 71 | 73,2 | 26 | 26,8 |
9 | Khó tập trung khi làm việc | 89 | 70 | 78,6 | 19 | 11,4 |
10 | Hồi hộp đánh trống ngực | 144 | 102 | 70,8 | 42 | 29,2 |
11 | Đau mỏi lưng | 380 | 355 | 93,4 | 25 | 6,6 |
12 | Tê, buồn đau nhức chân, tay | 218 | 162 | 74,3 | 56 | 25,7 |
Sau khi tham gia luyện tập tại Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời, hầu hết những cảm giác chủ quan của NCT đều giảm so với trước can thiệp, tỷ lệ giảm từ 70,8% đến 95,7%. Trong đó, cảm giác chủ quan giảm nhiều nhất là mệt mỏi (95,7%), đau mỏi lưng (93,4%), buồn ngủ ban ngày (88,9%). Những cảm giác chủ quan ít thay đổi sau khi tập luyện tập là hồi hộp đánh trống ngực (29,2%), run tay (26,8%), tê, buồn đau nhức chân, tay (25,7%), buồn nôn và nôn (23,5%).
Bảng 3.39: Đánh giá lại tình trạng sức khỏe người cao tuổi sau 12 tháng can thiệp (%)
Nhóm can thiệp (n=512) | Nhóm đối chứng (n= 506) | HQCT (%) | ||||||
Trước (1) | Sau (2) | CSHQ (%) | Trước (3) | Sau (4) | CSHQ (%) | |||
Thể chất | Khỏe mạnh | 15,7 | 32,6 | 107,6 | 13,3 | 14,8 | 11,2 | 96,4 |
Bình thường | 56,9 | 66,2 | 16,4 | 55,2 | 56,1 | 1,6 | 14,8 | |
Yếu | 26,1 | 1,2 | 95,4 | 30,3 | 28,2 | 6,9 | 88,5 | |
Rất yếu | 1,1 | 0,0 | 100,0 | 1,2 | 0,9 | 25,0 | 75,0 | |
Tinh thần | Thoải mái, dễ chịu | 24,4 | 45,3 | 85,6 | 19,6 | 19,8 | 13,3 | 72,3 |
Bình thường | 51,2 | 52,9 | 3,3 | 60,9 | 65,4 | 1,2 | 2,1 | |
Không thoải mái | 20,5 | 1,8 | 91,2 | 17,3 | 13,6 | 21,3 | 69,9 | |
Lo lắng, buồn phiền | 3,9 | 0,0 | 100,0 | 2,1 | 1,2 | 42,8 | 57,2 | |
So sánh: p1-2 <0,05; p1-3 > 0,05; p2-4 <0,05; p3-4 >0,05 |
Về mặt thể chất: sau 12 tháng tham gia Câu lạc bộ, sức khỏe của NCT đã được cải thiện rất nhiều: số người khỏe mạnh đã tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp và với nhóm đối chứng, HQCT là 59,4% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, không có người cao tuổi nào rất yếu trong khi tỷ lệ này ở nhóm đối chứng là 0,9%.
Về mặt tinh thần: sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ NCT có cảm giác thoải mái, dễ chịu tăng (CSHQ = 85,6%), không c n NCT lo lắng buồn phiền, số người không thoải mái chỉ chiếm 1,8% giảm so với trước can thiệp (20,5%). Tại nhóm đối chứng, về cơ bản tình trạng sức khoẻ của NCT không thay đổi nhiều. Người cao tuổi ở nhóm can thiệp có tình trạng thể chất khoẻ mạnh và tinh thần thoải mái sau khi tham gia Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời cao hơn NCT tại nhóm đối chứng với HQCT là 96,4% và 72,3% (p < 0,05).
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2012
4.1.1. Thực trạng sức khoẻ và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi
* Về tình trạng sức khoẻ tự đánh giá của người cao tuổi
Người cao tuổi và bệnh tật có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi tuổi cao, sức chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều. Đó chính là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh và phát triển. Ngoài ra, ở người cao tuổi bệnh thường phát triển chậm, âm thầm khó phát hiện và khi mắc bệnh thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng [38].
Kết quả điều tra tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cho thấy: có tới 28,2% số NCT được hỏi cho rằng sức khỏe của mình yếu, chỉ có 14,5% NCT tự đánh giá là khỏe mạnh. So với các nghiên cứu trước đây tình trạng sức khỏe của NCT tại huyện Đông Anh có những dấu hiệu tích cực. Theo Nguyễn Văn Tiên [56], nghiên cứu trên 669 NCT ở 8 vùng sinh thái khác nhau của cả nước cho thấy chỉ có 4,9% NCT đánh giá là khỏe mạnh, 48% cho rằng sức khỏe trung bình và gần 50% cho rằng sức khỏe rất yếu [56]. Nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh [46] ở huyện Chí Linh, Hải Dương năm 2010 cho thấy có gần 60% NCT cho rằng sức khỏe kém và rất kém, chỉ có khoảng 6,3 % NCT đánh giá tình trạng sức khỏe tốt. Tình trạng tự đánh giá sức khỏe của NCT đưa ra các tỷ lệ khác nhau giữa các cuộc điều tra cho thấy việc tự đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân c n mang tính chủ quan do
sự cảm nhận và khả năng thích nghi của mỗi người. Tuy nhiên, chỉ số này cũng cho ta thấy một cái nhìn tổng quan để đánh giá sức khỏe người cao tuổi.
* Về trạng thái tinh thần của người cao tuổi
Theo định nghĩa của TCYTTG thì sức khỏe là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần, xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật. Như vậy, khi tình trạng thể chất không khỏe thì khó có thể có được tinh thần vui vẻ. Song nếu tình trạng tinh thần không thoải mái, nhiều lo âu, căng thẳng tất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể làm suy sụp cả thể chất, từ khỏe mạnh trở nên ốm yếu. Tình trạng sức khoẻ tinh thần của NCT là một chỉ số quan trọng cho nghiên cứu sức khỏe người cao tuổi.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, 22,0% NCT có cảm giác thoải mái, dễ chịu, 56,0% NCT đánh giá là bình thường và có tới 18,9% NCT cảm thấy không thoải mái, 3,0% NCT có cảm giác lo lắng, buồn phiền. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60] trên 1034 NCT tại 4 xã thuộc huyện Từ Liêm (Hà Nội) trong đó tỷ lệ NCT thấy trạng thái tinh thần không thoải mái là 25,5% và có 6,5% NCT luôn lo lắng, buồn phiền. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Dương Huy Lương [44] tại Hải Dương với 73% NCT cho biết hài l ng và thoải mái với cuộc sống hiện tại, 13% NCT rất không hài l ng. Phải chăng cuộc sống đô thị hóa đã chiếm phần lớn thời gian của mỗi gia đình nên sự quan tâm tới NCT cũng ít hơn so với trước. Cũng có thể là do đặc điểm tâm lí NCT dễ tủi thân, hay mặc cảm, lo sợ bản thân là thừa, là gánh nặng của con cháu. Điều này thường dẫn đến trạng thái hụt hẫng của NCT trong gia đình cũng như ngoài xã hội [21]. Tuy nhiên trên thực tế, việc nhận biết nhu cầu về tình cảm của NCT hiện nay vẫn c n nhiều hạn chế từ góc độ con cái trong gia đình. Qua một điều tra về tình hình sức khỏe và thực trạng chăm sóc cho NCT ở gia đình tại một vùng nông thôn, kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa mong muốn của NCT và quan niệm của con
cái về những nhu cầu chăm sóc của NCT. Khoảng 94,52% người cao tuổi mong muốn nhận được sự chăm sóc về tinh thần từ con cái, trong khi đó con cái lại cho rằng chỉ khoảng 64,37% NCT cần được chăm sóc về tinh thần [44]. Sự thiếu hụt trong việc nhận biết nhu cầu này của NCT cần phải được xem xét, có như vậy việc chăm sóc mới có thể đáp ứng được những mong muốn của NCT, giúp cho người cao tuổi hài l ng với cuộc sống.
* Về khả năng đi lại, khả năng nhai, nghe, nói, nhìn của người cao tuổi
Khả năng đi lại của NCT là một chỉ số khách quan phản ánh tình trạng sức khoẻ của NCT. Người cao tuổi có khả năng đi lại kém hoặc không có khả năng đi lại là người bị phụ thuộc ở mức độ cao vào người khác. Đối với trường hợp này, NCT sẽ tạo gánh nặng lớn cho gia đình trong chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày. Trong nghiên cứu này, phần lớn NCT đều có khả năng đi lại, sinh hoạt bình thường (83,7%), chỉ có một tỷ lệ rất thấp là không tự đi lại được (0,4%). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Đặng Xuân Tin trên 1.597 NCT thuộc 6 xã của huyện An Hải (Hải Ph ng) với 94,9% NCT đi bộ được khoảng cách 300 mét [57], Trần Văn Hưởng tại Bình Dương (2012) với 81,1% NCT vẫn đi lại được bình thường, Trần Thị Mai Oanh với 90,5% [35]. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy trên 90% NCT vẫn c n khả năng tự phục vụ bản thân và vẫn c n có thể cống hiến cho xã hội. Tình trạng hạn chế sinh hoạt hàng ngày thường gặp cao hơn ở những người trên 85 tuổi [21]. Điều này cho thấy một tỷ lệ lớn NCT trong cộng đồng vẫn c n khả năng đi lại, tự phục vụ bản thân cũng như c n khả năng đóng góp cho gia đình và xã hội.
Khả năng nhai, nghe, nói, nhìn ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lí cũng như sinh hoạt và sự h a nhập cộng đồng của NCT. Điều tra này cho thấy, 89% NCT có khả năng nhai bình thường, 12,5% NCT cảm thấy khó khăn khi nghe, 2,9% NCT gặp khó khăn khi nói và phần lớn (85,5%) NCT đều nhìn được bình thường. Kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60]