Chăm Sóc Sức Khỏe Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao


êm sẽ là động lực thúc đẩy NNLNCLC phát triển tài năng và cống hiến tốt nhất cho sự phát triển của xã hội.

Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng gia đình công bằng giới, tăng cường và mở rộng tuyên truyền khuyến khích nam giới tham gia vào công việc chăm sóc gia đình. Quan hệ vợ chồng bình đẳng và dân chủ hơn là điều kiện khách quan thuận lợi cho NNLNCLC phát triển tốt. Ở đây cần thay đổi định kiến cho rằng việc nội trợ là của phụ nữ, trái lại nam giới phải chia sẻ công việc nhà với vợ và con gái như một trách nhiệm không thể thiếu trong xã hội hiện đại và cũng là tình cảm trọn vẹn dành cho vợ con. Xóa bỏ tận gốc phong trào phụ nữ “giỏi việc nước, đ ảm việc nhà”, vì đây là biểu hiện của bất bình đẳng giới.

Thứ ba, có những đánh giá đúng đắn về công việc gia đình và công việc

sinh con, nuôi con của NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng. Xã hội cần coi công việc gia đình là công việc tạo ra và mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cả gia đình và xã hội nên mọi ngườ i không được coi thường và p hải tính đến giá trị vật chất và tinh thần mà hoạt động quan trọng này mang lại. Công việc sinh con và nuôi con phải được coi có ý nghĩa to lớn và không phải của riêng phụ nữ nên đòi hỏi mọi người phải chia sẻ trách nhiệm, mọi người cùng chung tay gánh vác trọng trách lớn lao đó với NNLNCLC tạo điều kiện khách quan thuận lợi để họ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ tứ, xây dựng gia đình hòa thuận dựa trên cơ sở dân chủ, bình đẳng,

vợ chồng, con cái biết thương yêu, tin cậy, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Dân chủ, bình đẳng còn thể hiện ở sự tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc thấu đáo để thống nhất các vấn đề trong đời sống gia đình, không áp đặt ý kiến của người này ch o người kia, khắc phục việc áp đặt ý kiến của chồng đối với vợ. Muốn vậy, trình độ dân trí của vợ chồng phải tương đồng, có sự hiểu biết, tin tưởng nhau trong cuộc sống.


Dân chủ, bình đẳng, yêu thương lẫn nhau còn được thể hiện ở sự quan tâm giữa vợ với chồng và ngược lại hay giữa cha mẹ và con cái, đây vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm nguyện vọng được chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình và là cơ sở để tạo lập cuộc sống gia đình hạnh phúc. Khi gia đình hạnh phúc NNLNCLC sẽ có chỗ dựa tinh thần vững chắc

- đây là bệ phóng quan trọng để họ yên tâm phấn đấu và khẳng định mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Bình đẳng giữa vợ và chồng là hạt nhân của bình đẳng giới trong gia đình. Chẳng hạn, suy nghĩ và hành động ứng xử của người chồng đối với n gười vợ trong gia đình có thể ảnh hưởng đến con cái trong quan niệm và hành vi về bình đẳng giới theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nhận thức đầy đủ, đúng về bình đẳng giới, chồng không chỉ tạo ra môi trường gia đình tốt cho bình đẳng mà còn trực tiếp giúp cho vợ vươn lên để phát triển sánh vai cùng với chồng. Người chồng chính là cầu nối tốt nhất giữa vợ với cha mẹ và họ hàng, giúp cho NNLNCLC tự tin phấn đấu vươn lên, xóa bỏ những r ào cản từ ngàn đời phụ nữ chỉ cần có gia đình hạnh phúc là mục đích tối cao.

Trong gia đình, người chồng chính là tấm gương trong ứng xử với vợ và các con để định hướng cho con cái biết chia sẻ, tôn trọng, yêu thương, nhất là đối với mẹ hoặc chị, em gái. Hơn nữa, người chồng chính là người bạn đời chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của vợ, chia sẻ công việc gia đình, động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để vợ có cơ hội phấn đấu vươn lên về mọi mặt trong cuộc sống.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 16

Thứ năm, đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa mới. Ở đó, nam giới nêu cao tính chủ động, ưu tiên cho NNLNCLC học tập nâng cao trình độ. Nam giới sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNLNCLC để họ có được cơ hội thăng tiến trên con đường công danh sự nghiệp. Vì thực tế thời gian dành cho NNLNCLC bao giờ cũng ngắn hơn so với nam giới. Nam giới phải thấy tự hào khi NNLNCLC trong gia đình thành công và coi đó như sự thành


công của chính mình. Họ thực sự là điểm tựa vững chắc cho NNLNCLC, luôn khuyến khích và động viên kịp thời khi NNLNCLC gặp khó khăn hoặc nhụt ý chí phấn đấu, thậm chí họ còn định hư ớng giúp cho NNLNCLC vươn tới tương lai tốt đẹp. Hơn nữa, gia đình văn hóa phải nâng cao được mức sống và chất lượng cuộc sống, ở đó NNLNCLC được hưởng thụ và đầu tư tốt nhất.

4.1.4. Chăm sóc sức khỏe với việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

Chăm sóc sức khỏe là giải pháp chung của Việt Nam trong việc nâng cao thể lực cho NNL là cải thiện điều kiện dinh dưỡng, nhà ở và môi trường sống. Nội dung chủ yếu là giảm nhanh, tiến tới xỏa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng ở NNLNCLC và trẻ em gái, tăng khẩu ph ần dinh dưỡng cho họ, tăng cường tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích lối sống lành mạnh, tác phong làm việc khoa học, thực hiện công tác theo dõi và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho NNLNCLC , đầu tư, nâng cấp, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NNLNCLC.

Nhà nước Việt Nam cần phải thực hiện các chương trình, dự án chăm

sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái đồng bộ từ cộng động tới gia đình, kết hợp sự quan tâm của Nhà nước với sự quan tâm đúng đắn của các thành viên trong gia đình thông qua việc làm cụ thể và thiết thực.

Thể lực NNLNCLC có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội, việc chăm sóc sức khỏe NNLNCLC có rất nhiều nhân tố liên quan, song, trước hết tập trung vào các nhân tố cơ bản sau:

Một là, tập trung chăm sóc sức khỏe bà mẹ và sức khỏe trẻ vị thành niên nữ. Việt Nam cần khẩn trương tập trung củng cố h ệ thống mạng lưới y tế các cấp, đặc biệt ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe thường xuyên và định kỳ cho bà mẹ và trẻ em gái ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, những vùng kinh tế còn khó khăn. Tăng cường


tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho NNLNCLC trong tiếp cận dịch vụ y tế. Tập trung tuyên truyền chăm sóc sức khỏe si nh sản cho NNLNCLC và thực hiện bình đẳng giới trong chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, giả m tỷ lệ nạo hút thai ở NNLNCLC, tăng cường sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình vừa giảm tỷ lệ tăng dân số, vừa đảm bảo sức khỏe cho NNLNCLC. Coi việc sử dụng các biện pháp tránh thai là nghĩa vụ của các gia đình chứ kh ông phải nhiệm vụ riêng của NNLNCLC. Mỗi cặp vợ chồng cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, sức khỏe của mình mà lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.

Quan tâm thường xuyên đến việc đảm bảo chă m sóc sức khỏe sinh sản cho NNLNCLC để bảo toàn sức lao động cho xã hội và không ngừng nâng cao chất lượng NNL. Mỗi gia đình, đặc biệt là người chồng cần quan tâm đến chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe khi người vợ mang thai và sinh con. Sau khi sinh phải có kiến thức cả về chăm sóc trẻ nhỏ để đảm bảo đứ a trẻ được phát triển một cách tối ưu tránh hiện tượng suy dinh dưỡng như đ ã từng xảy ra.

Hai là, tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho NNLNCLC. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra việc thực hiện chính sách đối với NNLN, trong đó có NNLNCLC. Can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho họ khi tham gia vào thị trường lao động như vấn đề bảo hộ lao động , bảo hiểm y tế, quyền lợi của họ trước và sau khi sinh và các chế độ ưu đãi khác…

Chăm sóc sức khỏe cho NNLNCLC phải kết hợp với tuyên truyền xây dựng lối sống lành mạnh, chăm lo đến các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với NNLNCLC. Coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sống đặc biệt là giai đoạn chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Muốn phát triển bền vững đòi hỏi phải ngăn chặn tận gốc tình trạng gây ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước và không khí. Để có môi trường sống tốt đẹp còn phải loại trừ


các tệ nạn xã hội hiện nay như mại dâm, rượu chè, cờ bạc, bạo lực… tạo môi trường êm ấm cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là NNLNCLC.

Ba là, tăng cường thể lực và phát triển toàn diện thể chất NNLNCLC. Một trong yếu điểm của NNLNCLC ở Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung là thể lực nhỏ bé, sức khỏe yếu, sự dẻo dai còn hạn chế. Đây là một cản trở lớn trong thời đại ngày nay, vì quá trình sản xuất đòi hỏi người lao động phải làm việc với cường độ lao động rất cao, cạnh tranh gay gắt nên người lao động phải có sức khỏe tốt. Do vậy, phải “xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi” [22, tr.102]. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho việc nâng cao thể lực cho NNL, trong đó có NNLNCLC. Để thực hiện được mục tiêu này phải nâng cao năng lượng v à cải thiện cơ cấu dinh d ưỡng bữa ăn cho NNLNCLC, giúp cho họ có chế độ ăn khoa học, hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của NNLNCLC, bảo đảm có thể lực dồi dào, sự dẻo dai, mềm mại, có trí tuệ minh mẫn.

Thứ tư, giảm bớt gánh nặng công việc cho NNLNCLC. Các địa phương

cần phải có đủ mạng lưới các trường mầm non, tiểu học đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ gia đình để họ yên tâm gửi con, tập trung cao độ cho hiệu quả công việc. Đồng thời, phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ gia đình (giúp việc) mang tính chuyên nghiệp để giúp cho NNLNCLC có thời gian chuyên tâm cho công việc chuyên môn và phát triển sự nghiệp.

Thứ năm, chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho NNLNCLC. Trong thời đại ngày nay, do áp lực công việc ngày càng tăng trong xã hội, nên ngoài việc chăm sóc sức khỏe thể chất thì còn chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, giúp cho NNLNCLC không chỉ khỏe mạnh về thể chất mà còn khỏe mạnh cả về tinh thần do công việc và cuộc sống mang lại, biết kiểm soát bản


thân và thư giãn để tận hưởng cuộc sống. Tinh thần không được thoải mái, căng thẳng sẽ bị ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc và chất lượng cuộc sống.

4.2. NHÓM GIẢI PHÁP THUỘC VỀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO

4.2.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cần cao nâng cao tính chủ

động, tích cực phấn đấu vươn lên để tạo sự bình đẳng giới

4.2.1.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao nâng cao tính tích cực, nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn về giới để khẳng định mình

Năm 1981, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về

xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (C EDAW). Ngày 12/7/1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ - TW về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”. Quan điểm này tiếp tục được thể hiện trong Chỉ thị 37/CT - TW của Ban Bí thư ngày 16/5/1994 về công tác cán bộ nữ; được cụ thế hóa trong “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010” do Chính phủ công bố ngày 4/10/1997. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X, tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng đối với việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ mới. Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11/NQ - TW “Về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

NNLNCLC phải khắc phục khó khăn về giới để vươn lên khẳng định mình. Khi các chính sách xã hội và gia đình đ ang cố gắng tạo ra các cơ hội,


điều kiện để NNLNCLC vươn lên bình đẳng cùng nam giới, điều đó đòi hỏi bản thân NNLNCLC phải tự khẳng định quyền bình đẳng của mình . Nhiều ý kiến nhận định rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của phụ nữ. Điều đó cho thấy, xã hội sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện phát triển cho phụ nữ. Xong bản thân họ phải hết sức phấn đấu vượt qua khó khăn, gian khổ, phải ra sức học tập, nâng cao trình đ ộ về mọi mặt để rút ngắn và tiến tới xóa bỏ khoảng cách phát triển trên mọi lĩnh vực của họ so với nam giới.

Nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, cản trở về chủ quan và khách quan được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình phấn đấu để khẳng định mình của bản thân NNLNCLC. Ngay trong bản thân, chị em phải khắc phục tâm lý tự ti, tự đánh giá thấp mình để có lòng tự tin và luôn khiêm tốn học hỏi, khát vọng vươn lên bình đẳng với nam giới. Nếu ở nam giới chỉ cần cố gắng phấn đấu một thì bản thân nữ giới phải cố gắng gấp đôi thì mới có thể đạt được thành công như nam giới. NNLNCLC phải biết cách san xẻ công việc trong gia đình đ ối với nam giới để có thời gian nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phấn đấu làm tốt các công việc ngoài xã hội hoặc dự định kế hoạch đề ra của bản thân; đề cao ý thức trách nhiệm đối với công việc và coi trọng việc xây dựng quan hệ công việc và đồng nghiệp.

4.2.1.2. Bản thân nguồn nhân lực nữ chất lượng cao nêu cao bản lĩnh, khả năng tổ chức tốt công việc gia đình và xã hội

Trong xã hội hiện nay, trước tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, NNLNCLC phải có đủ bản lĩnh để đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc trong định hướng giá trị đạo đức, nhân cách của một bộ phận NNLNCLC như lối sống hưởng thụ, phụ thuộc, đố kỵ, ghen ghét không muốn đồng nghiệp nữ hơn mình và cũng không muốn ủng hộ nữ đồng nghiệp khi họ tiến bộ. NNLNCLC phải kiên quyết xóa bỏ lối sống chạy theo lợi ích vật chất tầm


thường mà chà đạp lên những giá trị tinh thần, làm tha hóa, băng hoại giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

NNLNCLC muốn phát triển được tốt nhất, phải biết bố trí, sắp xếp công việc một cách khoa học. Về việc thu xếp công việc gia đình - một công việc vô cùng quan trọng và mất nhiều thời gian công sức mới có thể làm được. NNLNCLC muốn thành công thì phải nỗ lực phấn đấu, dành thời gian thích hợp cho việc nâng cao năng lực và phải biết cách lôi kéo chồng con cùng tham gia chia sẻ, gánh vác công việc gia đình để mình có điều kiện phấn đấu cho công danh, sự nghiệp. Người phụ nữ thông minh là người biết cách huy động mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia, giúp mình bớt gánh nặng công việc gia đình, đồng thời tạo điều kiện để mọi thành viên trong gia đình vun đắp tình cảm yêu thương gắn bó với nhau hơn. Có như vậy, NNLNCLC sẽ thực hiện tốt được chức năng làm vợ, làm mẹ. Nếu được nam giới trong gia đình giúp đỡ thường xuyên công việc gia đình thì NNLNCLC mới có cơ hội và yên tâm để học tập nâng cao trình độ , chuyên tâm với công việc chuyên môn. Bởi muốn phấn đấu khẳng định mình thì NNLNCLC không thể nói chờ đến sau khi nuôi con lớn trong khi thời gian không chờ mình. Khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học ra trường thường cũng là lúc khó khăn nhất với NNLNCLC vì vừa phải lo kinh tế gia đình, nuôi con nhỏ, lại vừa có nhu cầu học tập nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu của công việc và khẳng định mình. Do vậy, điều quan trọng nhất đối với họ lúc này là phải được người thân trong gia đình tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt để họ yên tâm phấn đấu cho sự nghiệp . Xây dựng gia đình hạnh phúc là động lực quan trọng thúc đẩy NNLNCLC phấn đấu vươn lên trên con đường sự nghiệp. Điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng tổ chức và bản lĩnh của NNLNCLC.

NNLNCLC luôn phấn đấu hết sức để làm tốt công việc được giao - thể

hiện rõ sự nỗ lực, trách nhiệm của mình đối với công việc. Nếu không làm

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí