Những Yếu Tố Liên Quan Đến Sức Khoẻ Người Cao Tuổi


với 86,2% NCT có khả năng nhai bình thường, 19,1% cảm thấy khó khăn khi nghe, 94,7% NCT nhìn bình thường và Đặng Xuân Tin [57] với 69,0 % NCT có khả năng nhai, 88,4% người cao tuổi nghe được bình thường.

* Tình hình mắc các triệu chứng /bệnh ở người cao tuổi

Đời sống ngày một nâng cao cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới mô hình bệnh tật của NCT. Tỷ lệ NCT không có bệnh chỉ chiếm 15,3%. Tính chất đa bệnh lý được thể hiện càng rõ khi số NCT mắc 2 bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (32,3%), tiếp đến là từ 4 bệnh trở lên (22,0%), một bệnh (17,1%) và 3 bệnh (13,3%). Trung bình mỗi NCT mắc 2,28 bệnh. Kết quả này tương đương nghiên của Trần Thị Mai Oanh [46] tại 2 xã Chí Minh và Lê Lợi của huyện Chí Linh, Hải Dương cho thấy hầu hết NCT đều có bệnh, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ NCT chưa phát hiện bệnh trong đợt KSK (xã Chí Minh (5,1%) và xã Lê Lợi (2,4%)); số NCT mắc 2 bệnh trở lên chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng trên 70%), trung bình mỗi NCT mắc 2,0 bệnh. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập (2005) tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị) với 60,48% NCT mắc bệnh, trung bình có khoảng 2,47 triệu chứng bệnh/ người [50].

Kết quả điều tra trong nghiên cứu này cũng cho thấy số lượt NCT bị ốm chiếm tỷ lệ khá lớn (63,5%) và không có sự khác biệt giữa 4 xã nghiên cứu, trong đó số người cao tuổi bị ốm 1 đợt (73,6%), 2 đợt là 20,2%. Trung bình mỗi người cao tuổi có khoảng 5,26 đợt ốm/năm. Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ tại huyện Từ Liêm năm 2009 [60] cũng cho thấy có 41,5% số lượt người cao tuổi bị ốm, tỷ lệ người cao tuổi bị ốm trên 2 đợt là 13,6%, trung bình mỗi người cao tuổi có khoảng 4,92 đợt ốm/năm.

Như vậy, có thể nhận thấy mặc dù già không phải là bệnh, nhưng do bị nhiều yếu tố tác động nên dễ tạo điều kiện phát sinh các bệnh tật ở các mức độ khác nhau. Đặc trưng bệnh ở NCT là bệnh mạn tính và thoái hóa. Sự lão


hóa cơ thể sẽ làm giảm khả năng chống đỡ của con người trước các tác nhân bên ngoài tạo điều kiện cho sức khỏe suy giảm và bệnh tật phát triển. Mặt khác, đa phần NCT hiện nay hàng ngày vẫn phải lao động mưu sinh để kiếm sống do cuộc sống khá vất vả; chế độ chăm sóc, an sinh cho NCT tuy đã được quan tâm nhưng vẫn c n hạn chế và chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Vì vậy, sức khỏe NCT ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Người cao tuổi thường bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây không chỉ là thách thức đối với cả hệ thống y tế mà c n là toàn xã hội. Qua đó thể hiện tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với lớp người đã có đóng góp hết sức to lớn cho dân tộc, đáp ứng được phần nào nhu cầu được sống vui, sống khỏe, sống có ích của người cao tuổi.

* Những triệu chứng/bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi

Trong các nghiên cứu, triệu chứng/bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi là hô hấp, tim mạch (THA), tâm thần kinh và cơ xương khớp. Có sự khác biệt về tình hình mắc các triệu chứng/bệnh mạn tính giữa các cuộc điều tra, phụ thuộc đó là điều tra cộng đồng hay cuộc điều tra có tổ chức khám chữa bệnh. Nghiên cứu của Kabir và cộng sự đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về ý nghĩa của “bệnh” (diseases) và “đau ốm” (illness). “Bệnh” liên quan đến yếu tố sinh vật học và được gọi là bệnh khi có chẩn đoán của thầy thuốc, “đau ốm” là những dấu hiệu bất thường về sức khỏe do chính từng cá thể nhận biết một cách chủ quan. Vì vậy, kết quả tự báo cáo triệu chứng NCT phụ thuộc theo kinh nghiệm nhận định từng cá nhân. Do đó, một số triệu chứng có thể được báo cáo với tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ mắc trên thực tế [79].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh [46] tại Hải Dương cho thấy tỷ lệ người cao tuổi mắc các triệu chứng/bệnh mạn tính lên tới 80,8%, của Dương Huy Lương (2006) là 70,0% [43]. Nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) về xu hướng bệnh tật chung của người cao tuổi cả nước cho thấy,


Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 14

95,0% người cao tuổi Việt Nam có bệnh và chủ yếu là các bệnh mạn tính không lây nhiễm như xương khớp (40,6%), tim mạch và huyết áp (45,6%), rối loạn tiểu tiện (35,7%) [31].

Trong nghiên cứu này, triệu chứng hay gặp nhất ở NCT là các bệnh về đường hô hấp (52,5%). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đặng Xuân Tin

[57] với tỷ lệ NCT mắc các bệnh về hô hấp là 12,8%; Trần Ngọc Tụ [60] tại Từ Liêm (Hà Nội) là 15,6%. Lý giải cho nguyên nhân này có thể do điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta cùng với môi trường sống nhiều khói bụi của một vùng đất đang chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tăng huyết áp là một yếu tố quan trọng đứng thứ hai trong các yếu tố nguy cơ tăng gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. THA cũng là một triệu chứng thường gặp có xu hướng ngày càng tăng ở NCT. Kết quả trong nghiên cứu này tỷ lệ NCT cho biết bị triệu chứng THA là 40,0%. Đây chính là yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng mắc các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Đặng Xuân Tin với 40,8% NCT bị THA; Trần Ngọc Tụ (38,6%) và cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh với 16,6% người cao tuổi bị THA.

Cơ xương khớp cũng là triệu chứng thường gặp ở NCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NCT mắc các triệu chứng về xương khớp chiếm 37,1%, thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh [46] với 52,6% NCT bị đau khớp, Trần Ngọc Tụ (43,8%) [60] và Đặng Xuân Tin (41,5%) [57]. Điều này có thể do Việt Nam là nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm cùng với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và thói quen vận động, sinh hoạt không đúng cách đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp. Một lý do nữa có thể lý giải cho tình trạng này là Đông Anh vẫn là một huyện ngoại thành, đời sống c n nhiều khó khăn, người dân vẫn phải chăm lo các công việc đồng áng là chủ yếu, vì vậy, có thể đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xương khớp cao.


Như vậy, có thể thấy mô hình bệnh tật của NCT chuyển từ bệnh lây nhiễm sang mạn tính, không lây nhiễm là một thách thức không nhỏ cho ngành y tế và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam vì các bệnh không lây nhiễm thường có thời gian ủ bệnh kéo dài với các tình trạng tiền triệu như thừa cân, béo phì… Đối với người cao tuổi Việt Nam, bệnh không lây nhiễm lại càng trở nên nghiêm trọng và việc điều trị tốn kém do bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Bên cạnh đó, hệ quả của sự thay đổi mô hình bệnh tật đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho NCT và xu hướng này tiếp tục diễn ra trong những năm tới khiến gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng trở nên rõ ràng. Một mặt người cao tuổi phải chịu nhiều bệnh do lão hoá gây ra, mặt khác người cao tuổi cũng phải đối mặt với các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dưới tác động của nền kinh tế thị trường.

4.1.2. Những yếu tố liên quan đến sức khoẻ người cao tuổi


Để đảm bảo một trạng thái khoẻ mạnh thì yếu tố cần thiết đó là sự ổn định về mặt sinh học, xã hội và tâm lý. Khi chức năng của mọi cơ quan và hệ thống cơ thể con người cân bằng với môi trường tự nhiên - xã hội, không bệnh hoạn, không ở trạng thái ốm đau, không có khuyết tật nào về thân thể thì con người sẽ trở nên khoẻ mạnh, minh mẫn và sống lâu.

Nghiên cứu này đã chỉ ra những yếu tố mang tính đặc thù liên quan đến sức khoẻ người cao tuổi như giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại thì lối sống mà cụ thể là thói quen sinh hoạt, người thân, gia đình và xã hội là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người cao tuổi. Những thói quen lành mạnh sẽ là cầu nối tốt nhất đến một tuổi già khỏe mạnh, trong đó quan trọng nhất là thói quen về ăn uống, tập luyện thể dục thể thao... Việc tạo lập được những thói quen tốt là một phương pháp hữu hiệu và rẻ tiền nhất để gìn giữ sức khỏe.


Kết quả từ nghiên cứu cho thấy có 10,0% NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào, 10,7% NCT nghiện rượu bia trong đó cao nhất là ở xã Uy Nỗ và thấp nhất ở xã Thuỵ Lâm. Nghiên cứu của Đặng Xuân Tin [57] cũng cho thấy có 19,6% NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào, 21,0% NCT lạm dụng và nghiện rượu; của Nguyễn Văn Tiên [56] là 15%; Trần Ngọc Tụ [60] là 13,2%. Đồng thời, theo thống kê nghiên cứu này cho thấy những người cao tuổi hút thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ ốm trên 3 đợt trong 3 tháng trước điều tra (18,2%) cao hơn hẳn tỷ lệ này ở những NCT không hút thuốc lá, thuốc lào (2,6%). Mặt khác, những NCT không hút thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ không bị ốm trong 3 tháng trước điều tra là 33,2% cao hơn so với tỷ lệ này ở các NCT hút thuốc lá, thuốc lào là 16,4%. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Khuê [38], vai tr của thuốc lá trong tỷ lệ tử vong chung đã được biết rõ, tử vong chung tăng lên 30-80% do thuốc lá, nhất là những người nghiện thuốc lá trong thời gian dài. Tỷ lệ tử vong cũng tăng lên ở những người hít phải khói thuốc lâu dài. Thuốc lá có tác hại như vậy nên cần phải tăng cường tuyên truyền vận động NCT và con cháu trong gia đình để giảm tỷ lệ này xuống càng thấp càng tốt.

Thói quen tập thể dục thể thao, tập dưỡng sinh là hoạt động giúp duy trì sức khỏe tốt, tăng cường sức dẻo dai, bền bỉ cho người cao tuổi. Nhờ luyện tập thể dục thể thao, dưỡng sinh thường xuyên giúp NCT có thể tránh được một số căn bệnh, nâng cao sức khỏe cả về thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ NCT tham gia tập thể dục thể thao hay tập dưỡng sinh rất ít, kết nghiên cứu này cho thấy chỉ có 17,5% NCT thường xuyên tập thể dục thể thao và thể dục dưỡng sinh, có tới 82,5% NCT không luyện tập thể dục thể thao. Kết quả từ điều tra y tế quốc gia cũng chỉ ra rằng luyện tập thể dục là hoạt động có thể duy trì sức khoẻ tốt, tăng khả năng dự ph ng các triệu chứng bệnh. Nhóm NCT không tập thể dục có số lần ốm trung bình trong năm (2,6 lần/năm) cao hơn nhóm tập thể dục (2,1 lần/năm) [9].


Những nguồn cung cấp thông tin dự ph ng và điều trị bệnh cho NCT có thể kể đến như ti vi (62,4%), đài (29,8%), bạn bè, người thân (33,3%) và các tổ chức xã hội (28,3%). Nguồn từ bệnh viện, PKĐKKV và cán bộ y tế trong nghiên cứu này tương đối thấp (12,5% từ bệnh viện, PKĐKKV và 18,8% từ cán bộ y tế xã). Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60] với xu hướng chủ yếu NCT tiếp cận với thông tin dự ph ng bệnh ở người cao tuổi qua bệnh viện, PKĐKKV (33,1%), cán bộ y tế xã (35,2%), trong khi đó nhu cầu cung cấp qua ti vi chỉ là 26,5%. Điều này có thể lý giải rằng hiện nay, với nhiều loại hình truyền hình, các chương trình đều rất chú trọng đến chuyên mục sức khỏe (thông qua các tr chơi truyền hình hoặc chuyên mục riêng về tư vấn và dự ph ng chăm sóc sức khỏe). Đây là điều kiện tốt để người cao tuổi có thể tham gia hoặc tìm hiểu kiến thức CSSK thông qua các loại hình truyền thông này.

Trong các nguyện vọng chăm sóc sức khỏe, số NCT mong muốn được khám chữa bệnh tại nhà với chi phí phải chăng chiếm tỷ lệ cao nhất (87,8%); cung cấp thông tin về ph ng bệnh, chăm sóc sức khỏe, tổ chức luyện tập dưỡng sinh và thể dục thể thao (82,7%) và 75,3% NCT muốn được KSK định kỳ tại TYT xã. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiền [33] tại quận Cầu Giấy, Hà Nội với 42,9% NCT được phỏng vấn có nguyện vọng khám chữa bệnh tại nhà; 49% muốn được hướng dẫn tự xoa bóp và tập dưỡng sinh; chỉ có 1,9% NCT muốn tìm người giúp đỡ chuyện môn khi ốm. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ với 97,9% NCT muốn được khám chữa bệnh tại nhà. Có thể thấy ngày nay, do đời sống vật chất ngày càng cao, NCT cũng có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và sử dụng các loại hình dịch vụ phù hợp, đơn giản, thuận tiện, chi phí phải chăng. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, NCT có thể dễ dàng tiếp cận với các loại


hình truyền thông khác nhau. Đây cũng là những nguyên nhân chính quyết định việc lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.

Như vậy, để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi cần phải tác động tổng thể tới tất cả nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi. Điều này cần có sự phối hợp của bản thân người cao tuổi và gia đình cũng như sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp.

4.1.3. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ CSSK và những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ ở NCT là vấn đề được rất nhiều tác giả quan tâm. Đây cũng là vấn đề then chốt để tổ chức hệ thống cung ứng DVYT phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu CSSK của NCT. Một điều quan trọng là người sử dụng DVYT sẽ có tác động đến hoạt động của hệ thống cung ứng DVYT chứ không phải do những người cung ứng DVYT quyết định. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hệ thống cung ứng DVYT cho NCT cần phải nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng thay đổi cách sử dụng của NCT trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số NCT không đi KSK định kỳ chiếm tỷ lệ khá cao (77,9%), có đi KSK định kỳ chỉ là 22,1%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ (2009) tại huyện Từ Liêm là 13,2% [60] và thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đình Lân (2006) về tình hình sử dụng DVYT của người cao tuổi ở một số xã của tỉnh Hà Tây là 38,7% [40].

Khi bị ốm, người cao tuổi thường có xu hướng tự điều trị và tìm đến các cơ sở y tế tư nhân trong xử trí ban đầu. Tuy nhiên, kết quả này có sự dao động lớn giữa các cuộc điều tra. Trong nghiên cứu này, phần lớn NCT khi ốm là đi KCB (76,2%). Tỷ lệ người cao tuổi tự điều trị chỉ chiếm 15,7%. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Lân về tình hình sử dụng DVYT của NCT tại một số xã của tỉnh Hà Tây (cũ) cho thấy: khi ốm có 56,5% NCT đi khám


bệnh; 4,3% mời thầy thuốc đến nhà; 26,1% tự chữa và 13,1% không điều trị [40]. Nghiên cứu của Dương Huy Lương cũng chỉ ra rằng có khoảng 23% NCT bị ốm tự điều trị ở nhà và 33% số NCT bị mắc các bệnh mạn tính nhưng không đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế [43].

Về lựa chọn nơi KCB ban đầu khi bị ốm, nơi được NCT lựa chọn nhiều nhất là bệnh viện, PKĐKKV (54%) và trạm y tế xã (32,2%). Kết quả này cao hơn nghiên cứu Dương Huy Lương trên 286 NCT ở ngoại thành Hà Nội với 10% NCT đến KCB tại TYT xã, 10,7% đến y tế tư nhân, 25,2% tự chữa ở nhà [43]. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Lân [40] cũng chỉ ra rằng có 27,9% NCT chọn bệnh viện là nơi KCB khi bị ốm, 57,2% đến TYT xã, phường. Có thể nhận thấy, địa bàn huyện Đông Anh có 2 bệnh viện đa khoa và 2 PKĐKKV nên việc tiếp cận của NCT khi bị ốm cũng dễ dàng hơn. Mặt khác, số NCT có thẻ BHYT chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, NCT có xu hướng lựa chọn nơi KCB khi bị ốm là bệnh viện, PKĐKKV chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nghiên cứu khác.

Tình hình sử dụng trạm y tế xã trong KCB, CSSK ban đầu có sự khác nhau giữa các địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, lý do NCT lựa chọn TYT chủ yếu là do thuận tiện và gần nhà, không phải chờ đợi lâu, phục vụ tận tình, chu đáo và tốn ít tiền. C n lý do người cao tuổi muốn KCB tại bệnh viện, PKĐKKV vì có thẻ BHYT, chuyên môn giỏi, sẵn thuốc và muốn khám cận lâm sàng. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập (2005), lý do người cao tuổi đến trạm y tế xã chủ yếu là do gần nhà (35,95%), do quen biết (30,07%); đến bệnh viện là do chuyên môn tốt (50,37%), do bệnh nặng (36,3%) [50]. Nguyễn Đình Lân (2006) [40] cho rằng 57,2% người cao tuổi đến KCB tại trạm y tế xã chủ yếu là do: gần nhà, thuận tiện, tốn ít tiền, phục vụ tận tình…

Qua kết quả trên ta thấy, mặc dù tỷ lệ NCT tại các xã nghiên cứu của huyện Đông Anh đi KSK định kỳ cao hơn so với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ, nhưng nhìn chung NCT cũng chưa thực sự hiểu đầy đủ về ý nghĩa và giá

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí