Thực Trạng Đáp Ứng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khoẻ Của Trạm Y Tế Xã


trị của việc đi KSK định kỳ trong việc dự ph ng, phát hiện sớm bệnh tật và điều trị kịp thời. Mặt khác, hệ thống cung ứng dịch vụ CSSK chưa thực sự hợp lý với điều kiện sinh hoạt của NCT nên chỉ khi có vấn đề về sức khỏe NCT mới tìm đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. So với các nghiên cứu của Dương Huy Lương và Trương Việt Dũng thì trong nghiên cứu này NCT đến bệnh viện, PKĐKKV và trạm y tế chiếm tỷ lệ cao hơn. Bên cạnh lý do NCT có thẻ BHYT tại bệnh viện thì c n lý do khác nữa là hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh có 2 bệnh viện đa khoa lớn được đầu tư về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tương đối hiện đại, đội ngũ bác sỹ tại các bệnh viện này được đào tạo bài bản, có chuyên môn khá. Các ph ng khám đa khoa khu vực có chất lượng, được đầu tư tốt. Điều này đã tạo được niềm tin trong nhân dân và thu hút được số đông người cao tuổi tìm đến khám chữa bệnh khi bị ốm.

Tuy nhiên, một thực trạng là công tác y tế cơ sở chưa thực sự được các cấp ủy đảng và chính quyền quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng và tạo được niềm tin trong nhân dân. Bằng chứng là đa phần người cao tuổi đến KCB tại trạm y tế chưa nhiều. Lý do người cao tuổi đến trạm y tế chủ yếu là thuận tiện, gần nhà và không phải chờ đợi lâu. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Đình Lân, Trần Ngọc Tụ và các nghiên cứu khác.

4.1.4. Thực trạng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của trạm y tế xã

Trạm y tế xã là tuyến y tế gần dân nhất, là nơi đầu tiên người dân tiếp xúc với hệ thống y tế, phát hiện những vấn đề sức khoẻ sớm nhất, điều trị sớm ngay tại cộng đồng, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất. Hiện nay, mặc dù Đảng và nhà nước đã ban hành những cơ chế, chính sách nhằm củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, tuy nhiên vẫn c n nhiều TYT xã thiếu nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, CSSK ban đầu cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi.


Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân khi ốm đau là rất khác nhau, phần lớn là sử dụng các DVYT có sẵn ở cộng đồng (khoảng trên 80%). Thực trạng trên cho thấy cần phải nâng cao cả về số lượng và chất lượng trong các hoạt động khám chữa bệnh của tuyến y tế cơ sở, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy về nhân lực y tế tại các xã nghiên cứu là đủ so với quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. Trung bình cứ 2.487 người dân có 1 NVYT, có 6,8 NVYT/TYT và 1 NVYT/thôn, mỗi trạm y tế đều có 1 bác sỹ, riêng trạm y tế xã Uy Nỗ có 2 bác sỹ, trong khi nhân lực y tế toàn quốc (2011) đạt 7,46 bác sỹ và 30 NVYT/ 1 vạn dân [17], [18]. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ y tế cơ sở c n thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, chế độ đãi ngộ chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa có cơ chế thu hút cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, công tác khám chữa bệnh, CSSKBĐ cho nhân dân, đặc biệt là người cao tuổi c n nhiều hạn chế.

Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm tới củng cố và hoàn thiện mạng luới y tế cơ sở, thể hiện qua việc ban hành các cơ chế chính sách, đầu tư, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, cả 4 TYT xã trên địa bàn nghiên cứu đều có cơ sở hạ tầng khang trang, đầy đủ trang thiết bị, thuốc thiết yếu phục vụ công tác KCB và đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.

Huyện Đông Anh hiện nay đang trong tiến trình đô thị hoá nên các mặt về hạ tầng giao thông, kinh tế và điều kiện sống của người dân được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày một nhiều hơn. Hệ thống y tế tư nhân phát triển khá mạnh thể hiện qua số ph ng khám và hiệu thuốc tư nhân ngày càng tăng. Sự phát triển hệ thống y tế tư nhân tạo ra một sự cạnh tranh lành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.


mạnh thúc đẩy sự phát triển của hệ thống y tế nhà nước nói chung và y tế xã nói riêng. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận nhiều loại hình dịch vụ y tế phù hợp, chất lượng với chi phí thấp.

Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 15

Về hoạt động khám chữa bệnh, tỷ lệ người cao tuổi đi KCB trên tổng số lượt khám chữa bệnh là tương đối thấp và không có sự khác biệt giữa 4 xã nghiên cứu. Kết quả này tương đương nghiên cứu của Nguyền Đình Lân [40] tại 3 xã của tỉnh Hà Tây (phường Nguyễn Trãi 7,6%, xã Liệp Tuyết 5,8%, xã Phú Yên 5,7%) và các tác giả khác. Có thể nhận thấy, mặc dù tại Đông Anh các TYT xã đều có bác sỹ, tuy nhiên do trình độ chuyên môn c n hạn chế, đặc biệt là chuyên môn về Lão khoa, hoạt động của NVYT các trạm chủ yếu là thực hiện các Chương trình y tế quốc gia. Vì vậy, công tác khám chữa bệnh, CSSK cho NCT chưa được chú trọng thường xuyên. Điều này càng được thể hiện rõ thông qua việc tiếp cận thông tin về CSSK người cao tuổi của cán bộ y tế là rất thấp. Kết quả này tương đương nghiên cứu của Nguyễn Đình Lân với 28,6% cán bộ y tế được tập huấn về công tác CSSK người cao tuổi ít nhất 1 lần và 42,9% cán bộ y tế có ít nhất 1 tài liệu chuyên môn về CSSK NCT. Tuy nhiên, nhu cầu được cung cấp thông tin về CSSK người cao tuổi trong nghiên cứu này là khá lớn; 100% cán bộ y tế có nhu cầu được tập huấn, cập nhật thông tin về CSSK người cao tuổi. Các nội dung chủ yếu là ph ng và chữa bệnh cho NCT tại cộng đồng, chẩn đoán, xử trí cấp cứu ban đầu một số bệnh cấp tính và tai nạn thương tích ở người cao tuổi, sử dụng thuốc cho NCT và chế độ ăn, luyện tập dưỡng sinh, thể dục thể thao…

Căn cứ vào các đặc điểm kinh tế - xã hội, nhu cầu, nguồn lực và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành xây dựng thử nghiệm mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng” và bước đầu đạt được một số kết quả.


4.2. Xây dựng và thử nghiệm mô hình Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào cộng đồng

4.2.1. Xây dựng mô hình can thiệp

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, các hoạt động CSSK cho người cao tuổi ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, nhà nước cũng như các tổ chức chính trị xã hội. Điều này được thể hiện qua việc nhiều văn bản chính sách đã được ban hành và thực hiện nhằm đảm bảo cho NCT được chăm sóc toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần.

Hiện nay, có rất nhiều mô hình CSSK người cao tuổi được áp dụng ở nhiều nơi, tuy nhiên, những mô hình này đều mang tính đặc thù, phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương và mới chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng NCT nhất định như người cao tuổi nghèo, cô đơn, không nơi nương tựa hoặc nhóm người cao tuổi có điều kiện kinh tế.

Mô hình CSSK cho NCT dựa vào cộng đồng là một hướng tiếp cận tương đối phổ biến và được nhiều tác giả nghiên cứu. Mặc dù vẫn c n nhiều mặt hạn chế nhưng nhìn chung mô hình vẫn được đánh giá là có hiệu quả, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện và trình độ của NCT ở khu vực nông thôn; đáp ứng được phương châm xã hội hóa trong công tác CSSK người cao tuổi (huy động người cao tuổi, gia đình họ hàng, chính quyền, chuyên môn và các ban, ngành đoàn thể cùng tham gia). Mặt khác, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, những nước có nền kinh tế kém phát triển và trung bình thì hệ thống chăm sóc sức khỏe cần hướng tới giải quyết những vấn đề thực tiễn và CSSK dựa vào cộng đồng được coi là phương án tối ưu do đảm bảo được tính tiếp cận của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với người dân.

Vì vậy, để đảm bảo cho mọi NCT đều được CSSK, chúng tôi tiến hành thử nghiệm mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng”. Để mô hình có tính bền vững, khả thi và có thể áp dụng rộng


rãi, nguyên tắc để xây dựng mô hình là NCT và người thân trong gia đình phải là đối tượng chính trong các hoạt động triển khai can thiệp. Các nội dung can thiệp cần đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với các yếu tố văn hoá cũng như hoàn cảnh thực tế của NCT tại địa phương, dễ triển khai và có thể áp dụng rộng rãi tại địa phương. Việc tổ chức triển khai phải được sự ủng hộ của cấp uỷ đảng, chính quyền, dựa vào cộng đồng và lấy Hội NCT làm n ng cốt, các nội dung can thiệp được thực hiện với chi phí thấp và ít tốn kém.

Các hoạt động can thiệp được tiến hành tại 2 xã Uy Nỗ và Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với các nội dung:

Nội dung 1: tiến hành nâng cao năng lực quản lý, khám chữa bệnh cho người cao tuổi. Để nâng cao năng lực quản lý, KCB, trước hết chúng tôi xây dựng tổ dịch vụ quản lý, khám chữa bệnh cho NCT trên địa bàn xã bao gồm toàn bộ nhân lực của TYT xã và y tế các thôn có NCT đăng ký tham gia đề tài nghiên cứu. Trưởng trạm y tế cũng là tổ trưởng tổ dịch vụ có trách nhiệm tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể và điều hành công việc hàng ngày. Trong hoạt động quản lý sức khỏe NCT, chúng tôi tiến hành quản lý, theo dõi sức khỏe NCT bằng cách lập sổ theo dõi sức khỏe cho NCT. Sổ được lập từ khi NCT bắt đầu đăng ký sử dụng dịch vụ. NCT được theo dõi và thăm khám sức khoẻ định kỳ 3 tháng/lần. Những trường hợp NCT mắc bệnh mãn tính sẽ được quản lý, theo dõi, chăm sóc thường xuyên. Khi có vấn đề về sức khoẻ, NCT có thể đến TYT xã để được tư vấn, khám chữa bệnh. Trường hợp NCT bị bệnh quá nặng vượt quá khả năng và phạm vi cứu chữa ở tuyến xã hoặc không thuộc phạm vi quy định điều trị tại tuyến cơ sở sẽ được xử trí ban đầu rồi làm thủ tục để gia đình chuyển người cao tuổi đến cơ sở điều trị (bệnh viện) đúng chuyên khoa và đúng tuyến. Trường hợp bệnh rất nặng tổ dịch vụ có thể cử NVYT đi hộ tống cùng gia đình. Trong các trường hợp cần hỏi và tư vấn về các vấn đề có liên quan đến sức khỏe, NCT hoặc các thành viên trong


gia đình có thể hỏi trực tiếp tổ dịch vụ tại TYT hoặc gọi điện thoại sẽ được tổ dịch vụ giải đáp, hướng dẫn tận tình, chu đáo. Trong quá trình quản lý, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho NCT, người cao tuổi được các bác sỹ và NVYT trong tổ dịch vụ tư vấn về sức khoẻ, các biện pháp dự ph ng bệnh tật, cách dùng thuốc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho NCT tại cộng đồng được tiến hành với phương châm "phòng bệnh là chính" đã áp dụng một số biện pháp KCB và chăm sóc cơ bản theo quy định CSSKBĐ nêu trong Tuyên ngôn Alma - Ata và Hướng dẫn CSSKBĐ của Bộ Y tế. Tiến hành phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh thông thường cho NCT. Các biện pháp dự ph ng, chăm sóc và điều trị cho NCT như dùng thuốc (tây, thuốc nam), không dùng thuốc, kết hợp đông - tây y, vật lý trị liệu, luyện tập phục hồi chức năng... đã hạn chế tối đa sự tốn kém không cần thiết cho NCT và gia đình, đem lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng người cao tuổi. Qua thực tế cho thấy, mỗi cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn đều đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác CSSK cho người cao tuổi tại địa phương, cảm thông, chia sẻ với NCT để cùng chủ động thực hiện.

Trong chăm sóc sức khỏe cho NCT, các NVYT đã động viên, an ủi, giúp đỡ khi NCT có vấn đề về sức khỏe, khuyến khích NCT sống vui, sống khỏe, là tấm gương để các thế hệ con cháu noi theo. Đồng thời tiến hành khám chữa bệnh, tư vấn và chăm sóc sức khoẻ thông thường. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành cho NCT về các vấn đề sức khoẻ, ph ng chống bệnh tật, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi. Theo dõi diễn biến sức khỏe, bệnh tật và sinh hoạt của NCT. Tham gia tổ chức, củng cố hoạt động chi hội NCT thôn/xóm và CLB sức khoẻ. Có thể nhận thấy, mặc dù có nhiều hoạt động của các chương trình y tế khác nhưng các NVYT đã thực hiện khá tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động được triển khai của mô hình.


Đối với gia đình và cộng đồng, mô hình đã tiến hành truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ chức và vận động gia đình, cộng đồng thực hiện các biện pháp ph ng bệnh, nếp sống vệ sinh khoa học. Động viên, khuyến khích, huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong CSSK cho người cao tuổi.

Hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là nhiệm vụ được tăng cường thêm cho trạm y tế xã. Do đó, quy chế điều hành và lề lối làm việc do trưởng trạm y tế xã (cũng là tổ trưởng tổ dịch vụ) quyết định, xây dựng kế hoạch, điều phối phân công công việc sao cho vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên của trạm lại vừa hoàn thành tốt hoạt động tăng cường CSSK cho người cao tuổi. Bình thường các nhân viên của tổ dịch vụ làm việc tại trạm y tế xã, y tế thôn, thực hiện các chương trình y tế tại địa phương. Khi người cao tuổi có nhu cầu được tư vấn về sức khỏe sẽ được tổ dịch vụ trả lời trực tiếp qua điện thoại hoặc tư vấn tại trạm y tế (tùy theo điều kiện và từng trường hợp cụ thể). Trường hợp NCT bị ốm, bị bệnh thông thường tổ dịch vụ đến để động viên NCT và gia đình đưa NCT đến TYT xã để các nhân viên y tế khám, điều trị tại trạm. Sau mỗi đợt điều trị, nhân viên y tế sẽ tiến hành thanh toán công khai, cụ thể với NCT, gia đình NCT về các khoản thuốc, phí kỹ thuật, thực hiện thủ thuật... theo quy định của TYT xã. Các hoạt động quản lý, tư vấn, CSSK tại nhà được coi là một nội dung sinh hoạt của TYT do trạm trưởng kiêm tổ trưởng tổ dịch vụ chủ trì. Quy định cứ sau mỗi quí (3 tháng), mỗi tổ dịch vụ phụ trách, quản lý, theo dõi NCT tại nhà tổ chức họp với nội dung: tổ dịch vụ báo cáo tình hình hoạt động chung trong từng quí và phương hướng hoạt động trong quí tới. Người cao tuổi và gia đình của NCT góp ý những mặt được và chưa được của tổ dịch vụ để từ đó đúc rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm dưới sự chứng kiến của lãnh đạo chính quyền địa phương, trưởng thôn và đại diện của ph ng Y tế, TTYT huyện. Về tài chính, tiền thu phí hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT được thực hiện theo quy


định đối với trạm y tế xã. Những người cao tuổi có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh được cấp thuốc theo qui định; NCT thuộc diện chính sách có hoàn cảnh khó khăn, nghèo, cô đơn, tàn tật, gặp hoạn nạn bất thường khi bị bệnh được miễn giảm, hỗ trợ tiền thuốc (tùy theo các mức độ và hoàn cảnh cụ thể).

Qua các hoạt động can thiệp được triển khai, mô hình đã xây dựng được 5 chỉ số ĐHDVCĐ (CBM) để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý, KCB cho NCT. Với 5 chỉ số cụ thể gồm tỷ lệ sẵn có, tỷ lệ tiếp cận, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng tốt, TYT có thể sử dụng để tự đánh giá, đơn giản, rõ ràng và giúp cho việc xác định tiến độ và kết quả công việc đã thực hiện. Với ưu điểm là rõ ràng, tính đo lường của các chỉ số sẽ tạo thuận lợi cho cán bộ TYT đồng thời căn cứ vào nguồn lực của địa phương để lập kế hoạch duy trì hoạt động và xây dựng các chỉ tiêu cho những năm tiếp theo.

Nội dung 2: song song với việc quản lý, khám chữa bệnh cho NCT, chúng tôi tiến hành truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khoẻ cho NCT. Hoạt động này được tiến hành tại gia đình NCT, tại TYT xã hoặc qua các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Tổ TT- GDSK là những cán bộ của xã kết hợp đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên là các NVYT thôn đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc. Tổ truyền thông có nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm, chuẩn bị tài liệu, nội dung tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sức khỏe theo yêu cầu và nguyện vọng của NCT, Hội người cao tuổi dưới sự chỉ đạo của trưởng TYT xã, ph ng Y tế, Trung tâm y tế huyện, kết hợp với Ban Thông tin - Văn hóa của xã để tuyên truyền trên đài truyền thành của xã, thôn. Nội dung truyền thông rất đa dạng và phong phú bao gồm Pháp lệnh người cao tuổi, Luật người cao tuổi, những chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của thành phố Hà Nội về chăm sóc sức khỏe NCT. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là ph ng, chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống hàng ngày cho người cao tuổi.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí