Nhu Cầu Chăm Sóc Sức Khoẻ, Thực Trạng Cung Cấp Và Sử Dụng Dịch Vụ Y Tế Của Phụ Nữ Người Dao

81


lội qua suối (bản đồ xã Đôn Phong, ảnh chụp). Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xa và địa hình hiểm trở là một trong những yếu tố cản trở việc tiếp cận dịch vụ y tế của người Dao. Tuy có 59,9% số hộ gia đình ở cách xa trạm y tế 6 - 10 km nhưng có 76,29% số hộ gia đình mất hơn 1 giờ đồng hồ mới đến được trạm y tế. Phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy (59,9%) và đi bộ 23,1% (Bảng 3.6). Khoảng cách xa trạm y tế, đường khó đi là một trong những lý do người Dao không đi khám bệnh ở trạm y tế chiếm 53,54% (Bảng 3.22). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra của Bộ Y tế [9].

- Nguồn nước được người Dao sử dụng chủ yếu là nước suối (54,1%) và nước máng lần (23,71). Do nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh nên tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ dân tộc Dao cao hơn phụ nữ dân tộc khác (17,4% so với 10,1%) với p < 0,05 (Bảng 3.14).

- Tập quán sinh đẻ: Kết quả phỏng vấn với bà Bàn Thị K, trưởng thôn (thôn Khuổi Cò, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) tìm hiểu một số phong tục, tập quán khi sinh đẻ của phụ nữ người Dao đã phần nào mô tả được những phong tục tập quán này, đó là: Phụ nữ người Dao bây giờ đẻ tại nhà ít hơn trước đây nhưng vẫn còn, nếu đẻ con đầu lòng thì họ thường đến bệnh viện hoặc trạm y tế, nếu lần đầu đẻ dễ thì lần sau họ hay đẻ tại nhà. Đẻ tại nhà là một tập quán không tốt của phụ nữ người Dao vì rất dễ xảy ra tai biến sản khoa, không an toàn cho cả mẹ và con nhất là đẻ tại nhà không có y tế giúp. Kết quả phỏng vấn sâu cũng phù hợp với kết quả điều tra đó là vẫn còn tình trạng phụ nữ người Dao đẻ con tại nhà mà không đến cơ sở y tế chiếm 20%, trong đó, đẻ tại nhà không y tế giúp (7,5%); đẻ tại nhà có y tế giúp là 12,5% (Bảng 3.18). Tập quán này cần được truyền thông rộng rãi để phụ nữ người Dao biết đến cơ sở y tế để có cuộc đẻ an toàn và không còn phụ nữ người Dao nào đẻ tại nhà nữa. Xu hướng ngày nay, phụ nữ người Dao đã biết chọn bệnh viện là nơi sinh đẻ an toàn. Có 63,75% phụ nữ người Dao

82


chọn bệnh viện để đẻ, tỷ lệ phụ nữ người Dao chọn trạm y tế để đẻ chiếm tỷ lệ thấp (16,25%) và có xu hướng giảm dần (Bảng 3.18).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Phong tục tắm thuốc sau khi sinh: Phần lớn các gia đình người Dao đều không có nhà tắm hoặc nhà tắm rất sơ sài (kết quả ảnh chụp). Tắm thuốc, tắm thùng là một trong những nét văn hoá rất độc đáo của người Dao.

Tất cả phụ nữ người Dao sau đẻ đều được tắm bằng thuốc dân tộc Dao (Bảng 3.30). Bài thuốc tắm của người Dao rất tốt, có tác dụng nhanh phục hồi sức khoẻ, các dân tộc xung quanh cũng hay đến nhờ người Dao lấy thuốc cho (Kết quả phỏng vấn sâu). Bên cạnh kinh nghiệm lấy lá cây thuốc tắm, phụ nữ người Dao còn được các thế hệ đi trước truyền lại cho cách sử dụng cây thuốc và cách tắm thuốc, đó là: trước khi tắm, lá cây thuốc được rửa sạch, sau đó đun sôi kỹ, đổ ra thùng gỗ hoặc chậu thau cho nguội bớt rồi tắm, không được pha thêm nước lã vào. Đun sôi nước thuốc để tắm và tắm khi nước còn đang ấm là cách rất tốt để bảo vệ sức khoẻ sản phụ. Đây là kinh nghiệm quý của người Dao cần được phát huy. Bên cạnh cách pha thuốc tắm, người Dao cũng truyền cho thế hệ sau cách tắm, đó là: Khi tắm, phải vuốt nước thuốc dọc theo tay, chân lần lượt bên trái rồi bên phải, sau đó đến đầu, ngực, lưng và bụng. Khi tắm phần bụng phải nín hơi và vuốt ngược từ dưới lên để sau này không bị sổ bụng. Khi tắm ngồi phải khép chân thật chặt để sau này không bị sa dạ con... Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về cách tắm thuốc của phụ nữ người Dao nhưng những tác dụng của nó đã được cộng đồng công nhận và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Để khẳng định tác dụng của bài thuốc tắm và cách tắm thuốc này dưới góc độ khoa học cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Thực tế đã thừa nhận bài thuốc tắm của người Dao đã được lưu truyền trong dân gian không những cộng đồng người Dao sử dụng cho kết quả tốt, nhanh khoẻ người mà các dân tộc khác cũng đến nhờ người Dao lấy thuốc để sử dụng. Đây là bản sắc văn hóa của người Dao cần được gìn giữ và phát triển.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người Dao về khía cạnh văn hóa - xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn - 11

Không những nổi tiếng với bài thuốc tắm mà người Dao còn rất có kinh nghiệm thu hái thuốc để chữa các bệnh khác như bệnh xương khớp, gẫy xương... Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Tỷ lệ người Dao bị bệnh về xương khớp

83


phải đến trạm y tế khám và điều trị thấp hơn so với các dân tộc khác (7,4% so với 11,76%) với p < 0,05. Phải chăng, do sống ở vùng núi cao hiểm trở, giao thông khó khăn nên người Dao đã phải tìm cách tự bảo vệ sức khoẻ để tồn tại bằng cách khai thác các sản phẩm sẵn có của núi rừng là các cây thuốc quý? Đây là kinh nghiệm văn hoá được tích luỹ từ ngàn đời và trở thành phong tục tốt đẹp của dân tộc Dao cần được tiếp tục phát huy. Tuy nhiên, cách xử trí ban đầu của phụ nữ người Dao khi bị ốm lại rất khác nhau: không dùng gì hoặc chỉ niệm thần chú và phù phép chiếm tỷ lệ 37,37%, tự chữa bằng thuốc nam (29,29%), tự mua thuốc Tây (13,13%), tới cơ sở y tế (9,09%); cúng bái ở nhà chiếm 7,07%. Không có phụ nữ người Dao nào đến cơ sở y tế tư nhân để khám chữa bệnh (Bảng 3.21). Mặc dù người Dao có kinh nghiệm sử dụng thuốc dân tộc để chữa bệnh nhưng họ vẫn có thói quen tự mua thuốc Tây (thuốc tân dược) để dự trữ và để tự chữa bệnh, đây lại là thói quen không tốt cho sức khoẻ. Kết quả bảng 3.24 cho thấy, có 52,6% người Dao có thói quen dự trữ thuốc Tây, trong đó 20,23% là dự trữ thuốc kháng sinh; 19,5% người Dao mua thuốc Tây từ các mẹt thuốc ở chợ. Rò ràng, việc dự trữ thuốc Tây nhất là việc dự trữ thuốc kháng sinh và mua thuốc ở các mẹt thuốc là một thói quen cần phải được thay đổi, vì thuốc Tây là những thuốc được bán theo đơn của bác sỹ, được chỉ định sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ chứ không thể sử dụng tuỳ tiện được. Hơn nữa, việc bảo quản thuốc Tây cũng khó hơn vì thuốc Tây có hạn sử dụng nhất định. Chính vì vậy, với những người thiếu hiểu biết về thuốc Tây có thể sẽ gặp những tác dụng không mong muốn thậm chí nguy hiểm đến sức khoẻ nếu sử dụng không đúng. Do đó, cần phải tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng người Dao để họ biết cách phối hợp sử dụng thuốc dân tộc và thuốc Tây thế nào để tốt cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.

Tóm lại, phong tục tắm thuốc sau sinh của phụ nữ người Dao là một phong tục tốt cho sức khoẻ cần được phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp này không những trong cộng đồng người Dao mà nên phổ biến cho phụ nữ sau sinh của các dân tộc khác. Đây là nét đặc thù văn hoá của người Dao có ảnh hưởng tốt cho sức khoẻ cần được tiếp tục nghiên cứu, thừa kế, bảo tồn, phát huy và phát triển.

84


- Tín ngưỡng liên quan đến bệnh tật: Người Dao quan niệm khi hồn đầy đủ trong cơ thể thì con người khoẻ mạnh. Nếu hồn ở chỗ nào vắng thì sẽ gây ốm đau ở chỗ đó. Nguyên nhân sự vắng mặt của hồn là do chúng “mải chơi” hoặc bị thần thánh bắt không trở về nơi trú ngụ của mình trong cơ thể, cho nên khi ốm đau người Dao phải mời Thầy cúng làm mâm lễ để gọi hồn về. Đó chính là quan niệm về bệnh của người Dao, hay nói cách khác người Dao quan niệm bệnh là do ma làm. Kết quả bảng 3.21 cho thấy, cách xử trí ban đầu của phụ nữ người Dao khi bị ốm là không dùng gì hoặc chỉ niệm thần chú và phù phép chiếm tỷ lệ cao nhất 37,37%. Kết quả bảng ma trận cho thấy: Với bệnh nhẹ, lựa chọn cách đầu tiên (Số 1) là tự chữa ở nhà bằng đốt đèn hoặc phù phép. Nếu dùng cách trên không đỡ thì dùng thuốc nam hoặc tự mua thuốc Tây về chữa (số 2), nếu vẫn không đỡ mới đến trạm y tế (số 3). Với bệnh nặng; lựa chọn đầu tiên là bói và cúng (số 1) sau đó đưa người bệnh đến trạm y tế (số 2) hoặc đến bệnh viện (số 3) trong khi ở nhà vẫn tiếp tục cúng.

Kết quả bảng ma trận (matrix) phù hợp với kết quả của xếp loại (Ranking) và thảo luận nhóm, đó là phụ nữ người Dao không lựa chọn đến khám chữa bệnh ở trạm y tế ngay khi bị ốm mà họ có nhiều cách xử trí khác nhau tuỳ theo mức độ bệnh. Kết quả Matrix cho thấy bản chất của cách xử trí ban đầu của phụ nữ người Dao là xuất phát từ quan niệm của người Dao về bệnh tật “Bệnh là do ma làm”, do vậy có 7,07% người Dao chỉ cúng bái ở nhà khi bị ốm (Bảng 3.21) mà không đến cơ sở y tế.

Tín ngưỡng cúng ma khi ốm đau cũng có những tác dụng về mặt tinh thần đó là giúp người ốm có thêm niềm tin, thêm hy vọng sống, nhưng nếu chỉ tin vào cúng bái mà không được chăm sóc y tế thì nhiều khi gây nguy hiểm đến tính mạng do người bệnh được đưa đến bệnh viện quá muộn. Chính vì vậy, cần truyền thông rộng rãi để người Dao đến cơ sở y tế ngay khi bị ốm đau.

- Tín ngưỡng liên quan đến sức khoẻ phụ nữ người Dao khi có thai và khi sinh đẻ: Do tín ngưỡng dân tộc, nên phụ nữ người Dao khi có thai và khi sinh đẻ rất kiêng khem, đặc biệt kiêng không cho người lạ đến nhà và bản thân họ cũng kiêng không đi ra bên ngoài (Bảng 3.30). Kiêng không cho người lạ đến nhà thực chất là kiêng thăm trẻ sơ sinh trong tháng đầu đời, nếu

85


xét dưới góc độ khoa học thì đây lại là kiêng khem có lợi vì hạn chế sự tiếp xúc của người lạ với trẻ sơ sinh, do khi đến thăm cũng có thể đem mầm bệnh lây truyền cho trẻ, như vậy thì đây lại là kiêng khem tốt mặc dù có vẻ như mang mầu sắc tâm linh. Có lẽ vì kiêng khem này mà 91,25% phụ nữ người Dao không được khám sau đẻ trong vòng 42 ngày (Bảng 3.18) và 17,5% phụ nữ người Dao tự chữa khi có dấu hiệu bất thường sau đẻ.

Bên cạnh đó, phần lớn người phụ nữ Dao khi có thai và khi sinh đẻ kiêng làm việc nặng, kiêng ăn thức ăn ôi thiu để đảm bảo sức khoẻ (Bảng 3.29; Bảng 3.30). Đây là những kiêng kỵ có lợi cho sức khoẻ cần được cộng đồng quan tâm hơn nữa. Kết quả này phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu với bà Triệu Thị S (Bản Chiêng, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) về những thủ tục nghi lễ, những kiêng khem của phụ nữ người Dao khi có thai và khi sinh đẻ. Khi có thai, phụ nữ thường kiêng không làm việc nặng như mang vác, khiêng nặng, không đi ra nắng, không ăn một số thức ăn như nhộng ong, kiêng hoặc hạn chế sinh hoạt vợ chồng vì sợ làm hại đến thai nhi... Đây là những kiêng kỵ có lợi cho sức khoẻ thai phụ và thai nhi cần được các thành viên trong gia đình người Dao hiểu và giúp đỡ người phụ nữ trong thời kỳ mang nặng đẻ đau để bảo vệ an toàn cho mẹ và con, góp phần tăng chất lượng dân số dân tộc Dao.

Khi có thai và khi sinh đẻ, sản phụ được gia đình chăm sóc chu đáo hơn các thành viên khác như được ăn nhiều thịt gà, thịt lợn, ăn canh đu đủ, ăn cơm nóng, cơm nếp... để có nhiều sữa cho con bú. Đây là những chăm sóc rất tốt mà các thành viên trong gia đình người Dao dành cho người phụ nữ và đứa bé. Cán bộ y tế cần truyền thông để các thành viên trong gia đình chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng cho thai phụ để phòng chống suy dinh dưỡng bào thai và để đảm bảo cho người phụ nữ có đủ sức khoẻ, có đủ sữa nuôi con.

4.2. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao

4.2.1. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ người Dao

Trong 2 tuần trước điều tra, tỷ lệ người Dao bị ốm rất cao (30,1%). Tỷ lệ phụ nữ người Dao bị ốm (23,23%) chỉ sau tỷ lệ trẻ em bị ốm là 38,38% (Bảng

86


3.13) Nhóm bệnh người Dao bị mắc nhiều nhất là nhiễm khuẩn hô hấp (42,36%), bệnh răng miệng (18,44%) và bệnh phụ khoa (17,42%). Không có sự khác biệt đáng kể về các bệnh so với dân tộc khác trừ bệnh phụ khoa. Tỷ lệ phụ nữ người Dao bị bệnh phụ khoa cao hơn phụ nữ dân tộc khác (17,42% so với 10,17%) với p<0,05 (Bảng 3.14).

Kết quả bảng 3.14 phù hợp với kết quả thảo luận nhóm với phụ nữ người Dao, đó là người Dao có nhu cầu khám chữa bệnh phụ khoa và bệnh răng miệng rất nhiều. Đây chính là một trong những gợi ý cho các giải pháp can thiệp của địa phương, mở rộng dịch vụ soi tươi, nhuộm tiêu bản, cung cấp thuốc đặc hiệu chữa bệnh phụ khoa, đầu tư dụng cụ nha khoa, đào tạo kỹ thuật viên nha khoa, tổ chức các chiến dịch khám chữa bệnh phụ khoa và bệnh răng miệng thu được kết quả khả quan (Bảng 3.34 và Bảng 3.35).

Kết quả của phương pháp Lịch mùa vụ (Seasoning) cho thấy: Phụ nữ người Dao bận rộn quanh năm với các công việc ruộng nương và việc gia đình. Những tháng đầu năm, bên cạnh việc trồng trọt và khai thác những sản phẩm sẵn có của núi rừng (như lấy măng), người Dao còn có nhiều hoạt động lễ hội truyền thống dân tộc. Một số bệnh như nhiễm khuẩn hô hấp (ho, sốt, cảm cúm, viêm phổi...) gặp quanh năm, nhưng tăng cao vào các thời điểm giao mùa: Xuân - Hè (tháng 3 - 4), Hè - Thu (tháng 7 - 8), Thu - Đông (tháng 11 - 12), bệnh tiêu chảy hay gặp vào tháng đầu mùa hè. Kết quả này phù hợp với kết quả bảng 3.14 đó là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 42,36%.

Mặc dù người Dao có nhu cầu về khám chữa bệnh rất lớn, nhưng hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người Dao khi bị ốm lại rất khác nhau đó là: không dùng gì hoặc chỉ niệm thần chú và phù phép chiếm tỷ lệ cao nhất (37,37%), tự chữa bằng thuốc nam (29,29%), tự mua thuốc Tây (13,13%), tới cơ sở y tế (9,09%); chỉ cúng bái ở nhà chiếm 7,07% (Bảng 3.21). Có tới 52,6% phụ nữ người Dao có thói quen dự trữ thuốc ở nhà và vẫn còn có 19,5% người Dao mua thuốc từ các mẹt thuốc ở chợ (Bảng 3.24).

Người Dao cũng có cách xử trí ban đầu rất khác nhau tuỳ theo bệnh và mức độ bệnh. Các phép thuật, bùa phép, thần chú... được người Dao sử dụng khá rộng

87


rãi để chữa các chứng bệnh đơn giản. Bên cạnh đó, người Dao có giá trị tri thức dân gian rất phong phú, đó là họ được sở hữu các bài thuốc, các vị thuốc dân tộc rất có giá trị mà không dân tộc nào có được, điển hình là bài Thuốc tắm cho phụ nữ sau sinh. Người Dao không có thói quen dự trữ thuốc là cây rừng trong nhà, nên khi nào bị bệnh thì họ mới vào rừng tìm và lấy cây thuốc (Kết quả bảng Ma trận, phỏng vấn sâu). Giá trị dân gian về cây thuốc của người Dao cần được các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn để bảo tồn và phát huy.

4.2.2. Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao

4.2.2.1. Tình hình nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói riêng

- Về nhân lực: Với cách đánh giá thông thường, chỉ căn cứ vào số lượng, trình độ chuyên môn, bậc học thì kết quả nghiên cứu cho thấy bình quân số lượng cán bộ của các trạm y tế tại huyện Bạch Thông là 3,82 người/trạm (Bảng 3.7). Mạng lưới y tế thôn bản phủ kín các thôn đạt 100%. Cộng tác viên dân số bao phủ được khoảng 2/3 số thôn (63,51%). Tuy nhiên, khi phân tích cơ cấu nhân lực tại huyện Bạch Thông cho kết quả, tỷ lệ xã có bác sỹ thấp (47,05%), tỷ lệ xã có nữ hộ sinh thấp (58,82%) nên đã ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn của các dịch vụ chăm sóc sản khoa tại trạm y tế. Cơ cấu nhân lực y tế của huyện Bạch Thông thấp hơn so với cơ cấu chung về nhân lực của tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể, tỷ lệ xã có nữ hộ sinh của cả tỉnh Bắc Kạn là 81,97% còn của huyện Bạch Thông là 58,82%; tỷ lệ xã có bác sỹ của huyện Bạch Thông cũng thấp hơn của tỉnh (47,05% so với 59,01%) [83]. Điều này cho thấy, các xã miền núi, vùng sâu vùng xa rất khó thu hút được CBYT về công tác.

Bằng phương pháp “ca bệnh mẫu” và đánh giá kiến thức cũng như kỹ năng thực hành chăm sóc sản khoa bằng Bảng kiểm cho thấy, trình độ chuyên môn của CBYT xã về chăm sóc sản khoa còn yếu kém, không có trường hợp nào đạt điểm giỏi về kiến thức và thực hành. Kết quả bảng 3.11 và bảng 3.12 cho thấy: Tỷ lệ kém về kiến thức là 15% và 28,33% kém về thực hành. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng [43]. Điều này cho thấy cần phải đào tạo nhiều hơn cho

88


cán bộ y tế, nhất là chuyên ngành chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đây chính là nguyên nhân khiến 48,6% người dân không hài lòng về trình độ chuyên môn (Bảng 3.19), 37,37% không tin tưởng thầy thuốc và là lý do khiến người dân không đến trạm y tế khi bị ốm (Bảng 3.22). Bên cạnh đó không những hạn chế về chuyên môn mà đội ngũ cán bộ y tế còn khiến cho 50,51% người dân không đến trạm y tế khám bệnh vì lý do thái độ thầy thuốc không tốt (Bảng 3.22). Phụ nữ người Dao có xu hướng lựa chọn nơi sinh con là bệnh viện ngày càng tăng từ 46,51% năm 2007 lên 63,33% năm 2009. Trong khi đó, xu hướng sinh con tại trạm y tế ngày càng giảm từ 25,58% (2007) xuống 16,67% năm 2009. Thực tế cho thấy mặc dù vẫn còn phụ nữ người Dao đẻ con tại nhà dù có y tế hay không có y tế giúp nhưng xu hướng giảm dần (Bảng 3.31). Đây là một thực tế phản ánh phong tục lâu đời của người Dao và chưa thể loại bỏ trong điều kiện kinh tế, xã hội của chúng ta hiện nay, trong đó có một phần nguyên nhân do đội ngũ cán bộ y tế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhất là chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả bảng 3.8: Loại hình đào tạo cán bộ y tế chủ yếu là tập trung dài hạn chiếm 52,31%; tiếp đến là tại chức 29,23%, chuyên tu chiếm 18,46%. Trong năm 2009, chuyên ngành sản khoa được đào tạo ít nhất chiếm 12,31%. Hoạt động chuyên môn tại trạm y tế xã chủ yếu là khám chữa bệnh. Các hoạt động về sản khoa chưa được chú trọng.

- Về cơ sở vật chất: Đảm bảo 100% số xã có nhà trạm, nhưng số trạm y tế có đủ các phòng chức năng chiếm tỷ lệ thấp 23,53%. Phần lớn các trạm thiếu các phòng khám sản và phòng đẻ, trong đó 17,65% trạm không có loại phòng này (Bảng 3.9). Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất đã khiến cho hoạt động khám chữa bệnh nói chung gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự thiếu các phòng đẻ, phòng khám sản đã làm cho phụ nữ không có cơ hội sử dụng các dịch vụ CSSKSS. Kết quả này phù hợp với kết quả bảng 3.18, đó là tỷ lệ phụ nữ sinh con tại trạm y tế xã rất thấp (16,25%) thậm chí còn thấp hơn là sinh con tại nhà (20%).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022