Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 16


Đối với người cao tuổi: chúng tôi tiến hành tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, cung cấp các tài liệu cần thiết về CSSK và ph ng bệnh cho NCT, cách ph ng những bệnh thường gặp ở NCT; hướng dẫn cách trồng, sử dụng thuốc nam và thuốc đông y trong ph ng và chữa bệnh thông thường; chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý cho NCT. Tổ chức các buổi hướng dẫn về cách xoa bóp, bấm huyệt. Đối với NCT có khả năng đi lại hạn chế, tổ chức hướng dẫn NCT ngay tại thôn/xóm để mọi NCT có thể tham gia được. Tổ chức TT - GDSK qua hệ thống truyền thanh của xã, thôn. Tuyên truyền bằng việc phát tờ rơi, tờ gấp cho NCT và gia đình người cao tuổi.

Đối với con, cháu: tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của con cái đối với NCT; cung cấp các kiến thức cơ bản về các bệnh thường gặp ở NCT cho các thành viên trong gia đình thông qua các chủ đề khác nhau như: hướng dẫn cách chăm sóc cho NCT khi khoẻ cũng như khi ốm đau, cách chăm sóc NCT bị mắc một số bệnh đặc biệt, cách chăm sóc người già khi gặp phải các vấn đề sức khoẻ thông thường (ví dụ như THA, bệnh hô hấp mạn tính, đái tháo đường, viêm khớp...), hướng dẫn một số cấp cứu y khoa thông thường cần thiết, có sẵn tại nhà trong các trường hợp cấp bách, hướng dẫn con, cháu cách trồng và sử dụng thuốc nam.

Đối với cán bộ y tế TYT xã và y tế thôn: tổ chức các lớp tập huấn đào tạo bổ sung kiến thức về các bệnh của NCT, phương pháp điều trị, tâm sinh lý NCT cũng như các ký năng cần thiết trong CSSK NCT cho các cán bộ y tế ở TYT xã, y tế thôn kỹ năng tư vấn cho người cao tuổi về sức khoẻ và CSSK.

Đối với cộng đồng: tổ chức các cuộc họp với các nhà lãnh đạo chính quyền và các ban ngành đoàn thể phổ biến các thông tin về sức khoẻ người cao tuổi, vai tr và sự đóng góp của người cao tuổi trong gia đình và cộng đồng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo cộng đồng trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.


Nội dung 3: để người cao tuổi được chăm sóc toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, chúng tôi thành lập Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Thông qua Câu lạc bộ, chúng tôi tiến hành cung cấp các tài liệu cần thiết liên quan đến kiến thức về CSSK cho NCT; đưa nội dung CSSK vào hoạt động sinh hoạt của Câu lạc bộ (NCT tự đọc tài liệu hoặc chia sẻ kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân cũng như chia sẻ các kiến thức về ph ng bệnh ở người cao tuổi). Tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ dưới các hình thức khác nhau, với các nội dung phong phú thu hút NCT tham gia như: trao đổi kiến thức về các vấn đề sức khoẻ và CSSK của người cao tuổi, giao lưu văn hoá văn nghệ, ngâm thơ...

Mặt khác, thông qua Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời, chúng tôi tiến hành củng cố, xây dựng và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ dưỡng sinh, thành lập đội bóng chuyền hơi, cầu lông... Hoạt động củng cố và duy trì hoạt động Câu lạc bộ dưỡng sinh được tiến hành thông qua việc tăng cường đôn đốc các CLB dưỡng sinh đã tập luyện, tiếp tục duy trì hoạt động thường xuyên; mua sắm thêm các vật dụng cần thiết như gậy, quạt... cho quá trình luyện tập của NCT. Để tổ chức luyện tập dưỡng sinh chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia y học và thể dục thể thao, lựa chọn bài "Thái cực trường sinh đạo" làm bài tập chủ đạo cho các Câu lạc bộ dưỡng sinh của NCT. Câu lạc bộ dưỡng sinh ở xã Liên Hà được tổ chức thành 4 điểm; xã Uy Nỗ tổ chức thành 3 điểm tham gia luyện tập. Câu lạc bộ dưỡng sinh ở hai xã do Hội người cao tuổi đúng ra tổ chức, điều hành và duy trì chế độ tập.

Các đội “bóng chuyền hơi”, “cầu lông” của cả nam và nữ tại mỗi thôn có NCT tham gia đề tài được thành lập và duy trì chế độ tập luyện 02 buổi mỗi ngày: sáng từ 5h30’ đến 6h30’; chiều từ 17h30’ đến 18h30’. Cấp ủy đảng, chính quyền, trung tâm TDTT các xã đã bố trí, tạo điều kiện thuận lợi về sân bãi luyện tập, định kỳ tổ chức thi đấu giao hữu giữa các xã, thôn kỷ niệm các ngày lễ của đất nước như Ngày quốc tế NCT, Ngày quốc tế phụ nữ,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Ngày thương binh liệt sỹ... qua đó động viện, khích lệ được tinh thần của người cao tuổi hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, góp phần quan trọng nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi cả về thể chất lẫn tinh thần.

4.2.2. Về kết quả và hiệu quả của mô hình

Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 16

Sau 1 năm triển khai mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng”, chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá kết quả và hiệu quả các hoạt động can thiệp bao gồm: quản lý, tư vấn sức khoẻ và khám chữa bệnh cho NCT; truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khoẻ và hoạt động của CLB sức khoẻ ngoài trời, trên cơ sở đó, tiến hành so sánh sự thay đổi của các chỉ số giữa hai thời điểm trước và sau can thiệp, so sánh giữa xã can thiệp và xã đối chứng, từ đó đánh giá về hiệu quả của mô hình.

4.2.2.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động quản lý sức khỏe và khám chữa bệnh cho người cao tuổi

Thông qua hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh sẽ giúp TYT phát hiện và ngăn chặn kịp thời những bệnh tật mới phát sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho người cao tuổi. Các quốc gia trên thế giới đã triển khai nhiều chương trình quản lý và KCB cho người cao tuổi. Các chương trình này cũng đã góp phần giảm tần suất mắc bệnh, nâng cao hiểu biết của NCT về ph ng, chống bệnh tật, cải thiện môi trường sống, cải thiện sức khoẻ tâm thần và dự ph ng chống béo phì. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 12 tháng can thiệp, trung bình mỗi tháng có 134,0 lượt NCT đến 2 TYT xã Uy Nỗ và Liên Hà để khám chữa bệnh (trung bình 4,5 lượt NCT đến trạm y tế 2 xã để KCB trong một ngày).

Để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe và KCB cho NCT, chúng tôi sử dụng các chỉ số Điều hành dựa vào cộng đồng (CBM). Tại nhóm can thiệp, tỷ lệ sử dụng tăng hơn so với trước can thiệp và so với nhóm đối chứng với HQCT là 85,5% (p< 0,05). Tỷ lệ sử dụng đủ, tỷ lệ sử dụng hiệu


quả cũng tăng từ 49,6% lên 92,5% và 12,5% lên 50,2% với HQCT là 85,5% và 291,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p< 0,05. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập (2005) tại các xã của huyện Cam Lộ, Quảng Trị khi xây dựng thử nghiệm mô hình quản lý, KCB cho NCT tại TYT xã. Sau can thiệp, tỷ lệ sử dụng và sử dụng đủ đã tăng từ 48,48% lên 89,39%, tỷ lệ sử dụng tốt tăng từ 4,73% lên 49,80% [50]. Nghiên cứu của Trần Văn Hưởng (2012) [35] tại 4 xã của tỉnh Bình Dương với mô hình “Chăm sóc sức khoẻ NCT dựa vào tuyến y tế cơ sở” cho thấy sau can thiệp, các chỉ số gồm tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ, tỷ lệ sử dụng tốt lần lượt đạt 100%, 87,7% và 59,4%; HQCT tăng từ 90,5% lên 175,1%. Mô hình “Quản lý, CSSK NCT tại cộng đồng” của Trần Ngọc Tụ (2009) [60] với tỷ lệ sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả tăng từ 50,5% và 21,3% lên 91,05 và 51,9%. Như vậy, sau 12 tháng can thiệp năng lực quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh cho NCT ở TYT xã can thiệp đã được thay đổi rõ rệt, đi vào nề nếp và hoạt động hiệu quả. Cơ sở hạ tầng khang trang với ph ng riêng, giường, chiếu, chăn, gối sạch sẽ, thoáng mát, dụng cụ y tế tại các TYT về cơ bản đầy đủ, đáp ứng nhu cầu CSSK hàng ngày cho NCT. Nhân viên y tế được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng KCB và CSSK cho NCT. Có thể nói, những thay đổi trên tuy không lớn nhưng đã góp phần quan trọng khích lệ, động viên các NVYT hoàn thành nhiệm vụ trong CSSK cho nhân dân và người cao tuổi tại TYT xã ngày một tốt hơn.

4.2.2.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động truyền thông, tập huấn, tư vấn sức khoẻ

Hoạt động TT- GDSK là một nội dung quan trọng được triển khai trong mô hình. Thông qua TT- GDSK nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, giúp NCT xác lập và duy trì những hành vi có lợi cho sức khỏe, đồng thời hướng dẫn kỹ năng thực hành để thực hiện được những hành vi sức khỏe đạt hiệu quả cao nhất. Khoa học cũng đã chứng minh quá trình chuyển


đổi từ nhận thức đến thái độ và cuối cùng là thay đổi hành vi. Đây là một quá trình đ i hỏi phải có sự tác động của nhiều phương pháp với nhiều loại hình truyền thông. Trong quá trình tiếp xúc với NCT cần tiến hành TT- GDSK trên nhiều lĩnh vực từ đơn giản đến phức tạp, từ việc chỉ dẫn cho người cao tuổi những hành vi đơn giản đến các phương pháp xử lý và đương đầu với bệnh tật. Do đó, TT- GDSK phải bao gồm nhiều khía cạnh, từ y học dự ph ng đến quản lý bệnh cấp tính, bao gồm một loạt vấn đề của cuộc sống bởi vì thầy thuốc cung ứng cả hai loại hình dịch vụ tư vấn cũng như giúp đỡ người cao tuổi trong giai đoạn chăm sóc người bệnh.

Tuy nhiên hiện nay, các dịch vụ này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu và cũng chưa có cơ chế, chính sách cụ thể nào định hướng, khuyến khích sự phát triển. Chăm sóc người cao tuổi đ i hỏi phải có kỹ năng giao tiếp, sự nhiệt tình, thân thiện cùng chuyên môn tốt nhưng sự thiếu hụt trong đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ vẫn chưa được khắc phục và đầu tư đúng mức. Nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) [31] cho thấy tốc độ cải thiện và xây dựng mới hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vẫn c n yếu: toàn quốc chỉ có 22 bệnh viện ở Trung ương và tỉnh thành lập Khoa Lão khoa với 1.049 cán bộ, y bác sỹ, 2.728 giường bệnh, con số này quá nhỏ so với nhu cầu chăm sóc của hàng triệu người cao tuổi. Mặt khác, việc phát triển theo tính tự phát hiện nay khiến cho người cao tuổi khó tiếp cận dịch vụ chứ không phải là do người cao tuổi không biết. Cũng theo nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc (2010) [31], hơn 60% người cao tuổi không biết có các dịch vụ tư vấn CSSK và cũng không biết ở đâu tư vấn. Đây là một thiếu sót rất lớn trong công tác truyền thông về chính sách và dịch vụ.

Trong nghiên cứu này, mô hình can thiệp không chỉ TT- GDSK cho đối tượng người cao tuổi mà c n cho các đối tượng khác như người thân trong gia đình người cao tuổi; cấp uỷ đảng, chính quyền; các ban, ngành, đoàn thể


chính trị - xã hội, nhân viên y tế... tạo nên sức mạnh to lớn để cùng chung tay góp phần nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi.

Đối với NCT, truyền thông gián tiếp đã tiến hành phát ra 8086 tờ rơi, tờ gấp và tranh, ảnh cổ động; truyền thanh qua đài phát thanh của xã, thôn 156 buổi với thời gian trung bình mỗi buổi là 9,7 ± 0,7 (phút), tác động vào các giác quan tai, mắt của các đối tượng qua đó hình thành thái độ đúng đắn trong dự ph ng CSSK của NCT. Sự đa dạng không chỉ ở hình thức mà c n thể hiện ở nội dung của các bài truyền thông như Pháp lệnh NCT, Luật về NCT, các bệnh thường gặp, cách ph ng chống, chế độ dinh dưỡng.... Nội dung phong phú, phù hợp và sát thực với những vấn đề mà NCT thường gặp phải.

Truyền thông trực tiếp là loại hình không thể thiếu giúp thay đổi thái độ, từ đó xây dựng hành vi đúng ở các đối tượng. Qua các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền phổ biến kiến thức, thảo luận nhóm với các đối tượng để nắm rõ tình hình, những vướng mắc, thiếu sót trong công tác CSSK NCT, từ đó cung cấp các kiến thức phù hợp với nhu cầu thực tế. Trong 12 tháng can thiệp đã tổ chức được 12 buổi tập huấn cho cán bộ, NVYT ở 2 xã nghiên cứu bao gồm các chủ đề tập huấn theo yêu cầu của TYT xã và các chủ đề bắt buộc. Tổng thời gian tập huấn là 1800 phút, huy động được 90,5% NVYT xã và 90,1% NVYT thôn tham dự. Các buổi nói chuyện chuyên đề, thảo luận nhóm với NCT có nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu của NCT. Các buổi tập huấn cho lãnh đạo cộng đồng và người thân của NCT đã thu hút được số lượng lớn người tham gia (154 lượt lãnh đạo Đảng, chính quyền và 1215 lượt người thân trong đó “con” chiếm tỷ lệ 93,2%). Điều đó đã cho thấy sự quan tâm của cộng đồng đến vấn đề sức khỏe NCT và bước đầu thể hiện sự thành công trong hoạt động truyền thông trực tiếp của mô hình.

Nghiên cứu của Đàm Viết Cương và cộng sự cũng đã chỉ ra rằng người cao tuổi có nhu cầu cần được phổ biến kiến thức để biết cách ph ng bệnh và tự


chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người thân của người cao tuổi cũng là rất cần thiết [21].

Đánh giá hiệu quả nâng cao hiểu biết của NVYT về các nội dung: cách chăm sóc sức khỏe NCT, chống chỉ định tuyệt đối luyện tập thể dục ở NCT, phương pháp luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương kết quả cho thấy, số NVYT trả lời đúng từ 16-18 câu, 13-15 câu về CSSK NCT tăng lên ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng với HQCT là 275,9% và 150,0%. Đồng thời, số NVYT trả lời đúng về chống chỉ định tuyệt đối của luyện tập thể dục ở NCT từ 7-8 câu và 9-10 câu tăng lên với HQCT là 80,7% và 77,6 %. Về nội dung luyện tập thể dục thể thao và cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương, kiến thức của NVYT cũng tăng lên với CSHQ tăng từ 75,0% đến 150,0%. Qua đó thấy rằng, TT- GDSK cho NVYT bằng nhiều hình thức đa dạng về kiến thức, kỹ năng CSSK NCT đã thực sự có hiệu quả. Đây là một mắt xích quan trọng trong công tác CSSK NCT của mô hình.

Cán bộ lãnh đạo cộng đồng cũng là một đối tượng quan trọng trong công tác truyền thông nhằm nâng cao sức khỏe cho NCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp cán bộ Đảng, chính quyền, ban, ngành đoàn thể chính trị - xã hội đã hiểu, quan tâm và có trách nhiệm hơn trong công tác CSSK cho NCT, thể hiện ở việc hiểu rõ được vai tr của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong CSSK NCT, ban hành các cơ chế phù hợp và dành một phần ngân sách của địa phương cho các hoạt động CSSK NCT. Đây là một thành phần không thể thiếu nhằm gây dựng và bảo vệ thành quả của công cuộc CSSK NCT.

Người thân là những người cận kề chăm lo cho cuộc sống và sức khoẻ của NCT. Khi họ hiểu và có những kiến thức về cách CSSK cho NCT thì hiệu quả chăm sóc sẽ được nâng cao. Để làm được điều này, mô hình đã tổ chức nhiều hoạt động như nói chuyện trực tiếp, thảo luận nhóm, phát tở rơi, tờ gấp... cho người thân. Bước đầu biểu hiện của hiệu quả TT- GDSK cho người thân


của người cao tuổi là đã lôi kéo họ đến các buổi nói chuyện, buổi thảo luận... để rồi dần dần khơi dậy trong họ sự quan tâm, nghĩa vụ và trách nhiệm với người cao tuổi, những người đã và đang chung sống với họ dưới một mái nhà, cùng huyết thống với họ. Điều đó cho thấy rằng nếu thực hiện truyền thông theo mô hình thì sự quan tâm của người thân đến NCT sẽ tăng lên về cả vật chất lẫn tinh thần, đảm bảo cho người cao tuổi được sống vui, sống khỏe.

Với sự đeo bám của tiến trình lão hóa, rình rập của bệnh tật, người cao tuổi không thể chỉ trông chờ vào giúp đỡ của những người xung quanh mà c n phải biết tự chăm sóc cho bản thân mình, biết cái gì nên tránh và nên làm. Sau 12 tháng can thiệp, kiến thức của người cao tuổi về một số nội dung dự ph ng CSSK đã được nâng lên rõ rệt như: dự ph ng bệnh tăng huyết áp (HQCT từ 113,5% đến 247,1%, p<0,05), mục đích tập luyện dưỡng sinh, TDTT (HQCT từ 44,1% đến 172,8%, p<0,05). Truyền thông đã thật sự nâng cao được hiểu biết của người cao tuổi, bước đầu gây dựng khả năng tự chăm sóc cho chính bản thân mình.

Có thể khẳng định, hoạt động truyền thông đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đã bổ sung, cải thiện kiến thức của người dân xung quanh vấn đề CSSK người cao tuổi. Đây là một chiến lược nhằm tạo dựng sức mạnh to lớn từ cộng đồng đến công tác này trong những năm tiếp theo.

4.2.2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời


Sau 12 tháng can thiệp, mô hình đã thành lập Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời thông qua hoạt động củng cố và duy trì CLB dưỡng sinh tổ chức thành 4 điểm luyện tập ở xã Liên hà, 3 điểm ở xã Uy Nỗ; thành lập các đội “bóng chuyền hơi”, “cầu lông” duy trì chế độ luyện tập 2 buổi/ngày đã huy động sự tham gia của 499 NCT, tăng từ 27,5% lên 97,5% (CSHQ là 254,5% với p<0,01). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60] với số NCT tham gia tập dưỡng sinh tăng từ 22,6% lên 96,3% và cao hơn so với

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí