Thực Trạng Đáp Ứng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Người Cao Tuổi Của Y Tế Xã


3.1.4. Thực trạng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của y tế xã

Bảng 3.19. Nhân lực hiện tại của y tế xã trong địa bàn nghiên cứu


Nhân lực

Liên Hà

Uy Nỗ

Cổ Loa

Thuỵ Lâm

1. Trạm y tế

Bác sỹ

1

2

1

1

Y sỹ

2

1

1

2

NHS TH, YTTH

3

3

3

3

Dược sỹ trung học

1

1

1

1

2. NVYT thôn

8

8

6

7

Tổng số (người)

15

15

12

14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Tìm hiểu về nhân lực của 4 trạm y tế xã trong địa bàn nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, tất cả các trạm y tế này đều có bác sỹ, mỗi trạm có 1 người, riêng trạm y tế xã Uy Nỗ có 2 bác sỹ (01 bác sỹ vừa được đào tạo chuyên tu về và đang đợi luân chuyển); các trạm đều có 1-2 y sỹ; nữ hộ sinh và y tá trung học các trạm đều có biên chế 3 người, dược sỹ trung học 1 người. Bình quân mỗi thôn trong các xã trên địa bàn nghiên cứu đều có 1 nhân viên y tế thôn.

Bảng 3.20. Thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thuốc phục vụ khám chữa bệnh của 4 xã nghiên cứu so với Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã (giai đoạn 2011-2020)



TT

Nội dung đánh giá

Bộ tiêu chí quốc gia

Mức độ đạt

Uy Nỗ

Cổ Loa

Liên Hà

Thuỵ Lâm

1

Cơ sở hạ tầng

6 tiêu chuẩn

6 tiêu chuẩn

6 tiêu chuẩn

5 tiêu chuẩn

5 tiêu chuẩn

2

Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác

8 tiêu chuẩn

8 tiêu chuẩn

8 tiêu chuẩn

8 tiêu chuẩn

8 tiêu chuẩn


3

TYT đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020

10 tiêu chuẩn

100 điểm

96

điểm

94

điểm

92

điểm

92

điểm


Kết quả điều tra cơ sở hạ tầng của các trạm y tế cho thấy, chỉ có trạm y tế xã Uy Nỗ và Cổ Loa là 2 trạm có nhà mái kiên cố đạt 6/6 tiêu chuẩn, hai trạm y tế xã Liên Hà và Thuỵ Lâm vẫn c n khu nhà cấp 4 nên chỉ đạt 5/6 tiêu chuẩn. Về cơ bản cả 4 trạm y tế trong địa bàn nghiên cứu đều có đầy đủ trang thiết bị, thuốc và các phương tiện khác (8/8 tiêu chuẩn). Tính điểm 10 tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 thì cả 4 trạm đều đạt tiêu chuẩn (với số điểm từ 92 - 96 so với 100 điểm).

Bảng 3.21. Hệ thống y tế tư nhân trong địa bàn nghiên cứu


Y tế tư nhân

Uy Nỗ

Cổ Loa

Liên Hà

Thuỵ Lâm

Số ph ng khám

20

13

6

4

Số hiệu thuốc

15

12

11

3

Kết quả bảng 3.21 cho thấy, hệ thống y tế tư nhân phát triển khá mạnh ở xã Uy Nỗ (20 ph ng khám, 15 hiệu thuốc) và Cổ Loa (12 ph ng khám, 13 hiệu thuốc) do đây là 2 địa bàn trung tâm của huyện Đông Anh nơi có trung tâm hành chính và bệnh viện đa khoa huyện. Trong khi tại xã Liên Hà chỉ có 6 ph ng khám, 11 hiệu thuốc; con số này thấp nhất ở xã Thuỵ Lâm với 4 ph ng khám, 3 hiệu thuốc. Đây cũng là sự khác biệt rõ nét giữa 2 khu vực trung tâm và xa trung tâm Huyện trong địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.22. Hoạt động khám chữa bệnh của 4 trạm y tế xã trên địa bàn nghiên cứu

Hoạt động

khám chữa bệnh

Uy Nỗ

Thụy Lâm

Liên Hà

Cổ Loa

Tổng số lượt người KCB

8538

6956

7012

6833

Tổng số lượt NCT đến KCB

520

405

413

391

Tỷ lệ (%) KCB cho NCT/ tổng số lượt KCB chung

6,1%

5,8%

5,9%

5,7%


Kết quả bảng 3.22 cho thấy, số lượt người cao tuổi đến KCB tại trạm y tế xã Uy Nỗ là 520 (chiếm 6,1%); xã Thuỵ Lâm là 405 (chiếm 5,8%); xã Liên Hà là 413 (chiếm 5,9%); xã Cổ Loa là 391 (chiếm 5,7%). Nhìn chung, không có sự khác biệt về hoạt động khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại 4 xã trong địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.23. Sự tiếp cận và nhu cầu cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của cán bộ y tế xã, thôn (n= 56)


Sự tiếp cận và nhu cầu cung cấp thông tin về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tập huấn về CSSK NCT ít nhất 1 lần

15

26,7

Có ít nhất 1 tài liệu chuyên môn về CSSK NCT

25

44,6

Có nhu cầu được tập huấn, cập nhật thông tin về CSSK người cao tuổi

56

100

Nội dung tập huấn, cập nhật thông tin:



Phòng và chữa bệnh cho NCT tại cộng đồng

56

100

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu một số bệnh cấp tính và tai nạn thương tích ở người cao tuổi

56

100

Sử dụng thuốc cho người cao tuổi

54

96,4

Chế độ ăn, luyện tập dưỡng sinh và thể dục thể thao cho người cao tuổi

52

92,8

Mô hình bệnh tật của NCT tại cộng đồng

35

62,5

Kết quả bảng 3.23 cho thấy, sự tiếp cận và nhu cầu cung cấp thông tin về CSSK NCT của 4 xã trên địa bàn nghiên cứu là rất thấp: chỉ có 26,7% cán bộ y tế được tập huấn về CSSK NCT ít nhất 1 lần; 44,6% NCT có ít nhất 1 tài liệu chuyên môn về CSSK NCT. 100% cán bộ y tế xã mong muốn được tập huấn, cập nhật thông tin về chăm sóc sức khoẻ cho NCT. Các nội dung chủ yếu như: ph ng và chữa bệnh cho NCT tại cộng đồng (100%); chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu một số bệnh cấp tính và tai nạn thương tích ở NCT (100%); sử dụng thuốc cho NCT (96,4%); chế độ ăn, luyện tập dưỡng sinh và thể dục thể thao cho người cao tuổi (92,8%).


3.2. Kết quả triển khai mô hình can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp

Điều tra sau can thiệp được thực hiện trên tổng số 1018 NCT, trong đó NCT tại 2 xã can thiệp là 512 NCT và 2 xã đối chứng là 506 NCT. Kết quả đánh giá sau can thiệp được so sánh với kết quả cuộc điều tra trước can thiệp để tìm hiểu sự thay đổi sau khi triển khai can thiệp. Do mục tiêu của can thiệp là quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ NCT, vì vậy, các chỉ số được sử dụng để đo lường kết quả trước và sau can thiệp bao gồm: tự đánh giá tình trạng sức khoẻ của NCT và khám sức khoẻ; sử dụng dịch vụ CSSK của người cao tuổi; khả năng đáp ứng dịch vụ CSSK của y tế tuyến xã; sự quan tâm và trách nhiệm tham gia của người chăm sóc NCT tại cộng đồng; sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể. Hiệu quả can thiệp được đánh giá dựa vào chỉ số hiệu quả.

3.2.1. Kết quả thực hiện và hiệu quả hoạt động quản lý sức khoẻ và khám chữa bệnh cho người cao tuổi

Tỷ lệ Biểu đồ 3 7 Tỷ lệ triệu chứng bệnh người cao tuổi được khám 1

Tỷ lệ %


Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ triệu chứng/ bệnh người cao tuổi được khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế xã trong 12 tháng can thiệp (phân theo giới tính)


Kết quả biểu đồ 3.7 cho thấy cơ cấu triệu chứng/bệnh bệnh ở người cao tuổi như sau: bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (22,5%), tiếp đến là hô hấp (18,5%), cơ xương khớp (18,3%), răng hàm mặt (15,2%), mắt (13,8%). Trong đó, các triệu chứng/bệnh về tim mạch, hô hấp, tiết niệu - sinh dục và tiêu hóa ở người cao tuổi nam chiếm tỷ lệ cao hơn người cao tuổi nữ, các bệnh nội tiết, cơ xương khớp ở người cao tuổi nữ lại cao hơn người cao tuổi nam. Trung bình mỗi ngày có 4,5 lượt người cao tuổi đến khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế xã Uy Nỗ và Liên Hà. Số lượt người cao tuổi nữ đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã nhiều hơn người cao tuổi nam (2,6 và 1,9 lượt).

Bảng 3.24. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý sức khoẻ và khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế xã trước và sau can thiệp



Chỉ số đánh giá

Nhóm can thiệp

Nhóm đối chứng


HQCT (%)

Trước (1)

Sau

(2)

CSHQ

Trước (3)

Sau

(4)

CSHQ

Tỷ lệ sẵn có (%)

100,0

100,0

0,0

100,0

100,0

0,0

0,0

Số NCT đến trạm y tế dưới 1 giờ

516

512

-

509

506

-

-

Tỷ lệ tiếp cận (%)

100,0

100,0

0,0

100,0

100,0

0,0

0,0

Số NCT được KCB tại trạm y tế

256

474

-

251

252

-

-

Tỷ lệ sử dụng (%)

49,6

92,5

86,5

49,3

49,8

1,0

85,5

Số NCT có đủ thuốc theo đơn

256

474

-

251

252

-


Tỷ lệ sử dụng đủ (%)

49,6

92,5

86,5

49,3

49,8

1,0

85,5

Số NCT được điều trị hiệu quả

32

238

-

31

34

-

-

Tỷ lệ sử dụng hiệu quả

12,5

50,2

301,6

12,3

13,5

9,7

291,9

So sánh: p1-2 <0,05; p1-3 >0,05; p3-4 >0,05; p2-4 <0,05


Tỷ lệ %

Sau

Trước

120


100

100 100

92.5 92.5

80


60

49.6 49.6

50.2

40


20

12.5

0

Tỷ lệ sẵn Tỷ lệ tiếp Tỷ lệ sử Tỷ lệ sử Tỷ lệ sử có cận dụng dụng đủ dụng hiệu

quả


Biểu đồ 3.8. Biểu đồ bao phủ về dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi trước và sau can thiệp

Kết quả bảng 3.24 và biểu đồ 3.8 cho thấy: sau can thiệp, tỷ lệ sẵn có đều đạt 100%, toàn bộ người cao tuổi ở các xã đều có khả năng tiếp cận, tỷ lệ tiếp cận 100%; tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng hiệu quả của nhóm can thiệp đều tăng so với trước từ 49,6% và 12,5% lên 92,5% và 50,2%, CSHQ là 86,5% và 301,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05; trong khi, hai chỉ số trên ở nhóm đối chứng chỉ tăng nhẹ từ 49,3% và 12,3% lên 49,8% và 13,5%. Hiệu quả hoạt động quản lý, tư vấn sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người cao tuổi ở nhóm can thiệp tốt hơn nhóm chứng với HQCT là 85,5% và 291,9% (p < 0,05).

3.2.2. Kết quả thực hiện và hiệu quả hoạt động truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khoẻ cho người cao tuổi

3.2.2.1. Kết quả thực hiện hoạt động truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khoẻ cho người cao tuổi

* Truyền thông đại chúng qua hệ thống truyền thanh của xã, thôn:


Bảng 3.25. Thời lượng phát thanh trên đài truyền thanh của xã, thôn theo từng chủ đề



Chủ đề - Nội dung

Liên Hà

Uy Nỗ

Chung

Số buổi

Thời lượng (phút)

Số buổi

Thời lượng (phút)

Số buổi

Thời lượng (phút)

Pháp lệnh NCT

5

50

5

56

10

106

Luật NCT

5

52

6

65

11

117

Bệnh THA và cách ph ng chống

6

54

7

70

13

124

Bệnh ĐTĐ và cách ph ng chống

7

63

6

60

13

123

Đột quỵ và cách ph ng chống

4

40

4

36

8

76

Bệnh tim mạch ở NCT

4

36

4

40

8

76

Bệnh về đường hô hấp

5

45

5

50

10

95

Bệnh u xơ tuyến tiền liệt ở NCT

4

40

4

40

8

80

Bệnh gút và các bệnh xương khớp

3

30

4

36

7

66

Bệnh thận thường gặp ở NCT

3

30

4

36

7

66

Bệnh về đường tiêu hoá

5

45

4

40

9

85

Bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt ở NCT

3

30

3

27

6

57

Bệnh Parkinson; Alzheimer ở người cao tuổi

4

36

3

30

7

66

Rối loạn trí nhớ ở NCT và cách ph ng chống

2

20

2

18

4

38

Chế độ dinh dưỡng và cách ăn uống của NCT

3

30

3

27

6

57

Các biện pháp đề ph ng tai nạn thương tích đối với NCT

3

27

4

36

7

63

Hướng dẫn theo dõi sức khỏe và cách chăm sóc NCT khi ốm đau

3

30

2

20

4

40

Cách sử dụng thuốc cho NCT

3

27

3

30

6

27

Tác hại của thuốc lá, thuốc lào và nghiện rượu đối với sức khoẻ NCT


2


18


2


18


5


45

Tác dụng của thể dục và dưỡng sinh đối với NCT

4

36

3

30

7

66

Cộng:

78

739

78

765

156

1504

Thời gian phát trung bình

/buổi (X ± SD)

9,5 ± 0,6

9,8 ± 0,7

9,7 ± 0,7


Bảng 3.25 cho thấy: trong 12 tháng can thiệp tại 2 xã Liên Hà và Uy Nỗ đều có 78 buổi phát thanh với 20 nội dung khác nhau liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Thời gian trung 1 buổi là 9,7 ± 0,7 (phút).

* Tuyên truyền bằng tờ rơi, tờ gấp, dán áp phích, tranh cổ động:


Bảng 3.26. Số tờ rơi, tờ gấp, tranh ảnh phát cho người cao tuổi và người thân của người cao tuổi



Đơn vị

Số tờ rơi, tờ gấp,


Pa nô, áp phích, tranh, ảnh cổ động


Chung

Người cao tuổi

Người thân

Xã Liên Hà

2025

1469

525

4019

Xã Uy Nỗ

2143

1408

516

4067

Cộng:

4168

2877

1041

8086


Kết quả bảng 3.26: sau 12 tháng can thiệp, tại 2 xã Liên Hà và Uy Nỗ đã phát được tổng cộng 8086 tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh, ảnh cổ động. Nội dung của tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh, ảnh cổ động tập trung tuyên truyền các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách ph ng chống, cách dự ph ng chăm sóc sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày, ph ng chống tai nạn thương tích…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022