Thói Quen Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bị Nhiễm Chất Độc Hóa Học Trên Địa Bàn Huyện

hiện hưởng, ông bà còn có nhu cầu nào cần được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước và các đoàn thể chính trị-xã hội” có đến 07/60 phiếu khảo sát mong muốn nhà nước tặng cho gia đình một căn nhà tình nghĩa và có 05/60 phiếu mong muốn sẽ được nhà nước tạo điều kiện để sửa chữa căn nhà hiện tại của gia đình.

Tuy nhiên, qua phương pháp Công tác xã hội cá nhân của luận văn với trường hợp đặc biệt – Case 1 (sinh năm 1958) người bị nhiễm chất độc màu da cam sống đơn thân, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước. Khi được đề cập đến nhu cầu được cải thiện điều kiện sống, thân chủ cảm thấy điều kiện tương đối ổn: “Không biết thiếu cái gì! Nhà cửa có các cháu phụ thêm vào rồi xây lên. Được anh trai mua cho cái tivi. Dì không đòi hỏi gì thêm, biết mấy cho đủ”. Tính cam chịu và tự thỏa mãn nhu cầu sinh sống của một số đối tượng là người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện nhìn chung là khá cao so với thực trạng đời sống của hộ gia đình.

Cải thiện sinh kế

Hiện tại, những người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Có những gia đình với số lượng nhân khẩu nhiều (5 hoặc 6 thành viên trong một hộ), với thu nhập trung bình hằng tháng từ 8 đến 15 triệu đồng/tháng thì nhu cầu cải thiện sinh kế của họ là không có.

Tuy nhiên, ở những gia đình có số lượng nhân khẩu ít (2-4 người) đa phần, hoạt động kinh tế của gia đình những hộ có người nhiễm chất độc hóa học này đều ở mức trung bình. Đặc biệt là những hộ có hai người bị nhiễm chất độc hóa học trở lên, vì đặc điểm sức khỏe, do đó, hoạt động kinh tế nông nghiệp là không phù hợp. Do vậy, nhu cầu cải thiện sinh kế hộ gia đình có người bị nhiễm chất độc hóa học là có. Nhưng ý thức cải thiện sinh kế của những cá nhân hoặc gia đình bị nhiễm chất độc hóa học là không rõ ràng. Điều này được thể hiện thông qua kết quả phiếu hỏi, trong tổng số phiếu hỏi được phát ra, không một hộ hoặc cá nhân người nhiễm chất độc hóa học nào đề xuất nhu cầu cải thiện sinh kế cho hộ gia đình mình.

Về nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu cải thiện sinh kế cho người bị nhiễm chất độc hóa học, thì xuất phát từ đặc thù kinh tế thuần nông của huyện Phú Giáo, đồng thời, với tuổi đời trung bình ở độ tuổi 60 trong những người bị nhiễm chất độc hóa học, chính hai yếu tố này đã ảnh hưởng và chi phối đến tư duy làm kinh tế của người dân nói chung và người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay.

Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

Nhìn chung, người dân bị nhiễm chất độc màu da cam đã hình thành được thói quen tự chăm sóc bản thân (có đến hơn 40% người nhiễm chất độc hóa học có thói quen tập thể dục, ăn uống điều độ, khám sức khỏe định kỳ, không dùng rượu bia, thuốc lá). Trong khi đó, chỉ có 01 phiếu lựa chọn (1,6%) trong số người tham gia khảo sát là không có thói quen nào trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.


01 thói quen

02 thói quen

03 thói quen

04 thói quen

Không có thói quen nào

1%6%

42%

28%

23%

Biểu đồ 2.2. Thói quen chăm sóc sức khỏe của người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện

Tuy nhiên, ý thức tự chăm sóc bản thân của người nhiễm chất độc hóa học vẫn còn thấp, chỉ 26% các cá nhân được hỏi lựa chọn cả bốn phương án chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt trong các thói quen tự chăm sóc nói trên, phương

án “khám sức khỏe định kỳ” không được chú trọng. Chỉ 35% số phiếu lựa chọn có định kỳ khám sức khỏe. Những đối tượng lựa chọn phương án này thường có kinh tế ổn định và chủ yếu là khám sức khỏe y tế, tập trung ở tuyến tỉnh.

Từ thực tế này cho thấy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo là rất lớn. Tuy nhiên, các cơ sở chăm sóc sức khỏe trên địa bàn huyện Phú Giáo vẫn còn mỏng, trình độ y khoa chưa đảm bảo.

Nhu cầu nâng mức trợ cấp

Nâng mức trợ cấp chính sách hàng tháng là một trong những nhu cầu có thật trong cộng đồng người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn huyện. Khi đề cập đến nhu cầu này, trong số 60 phiếu khảo sát phát ra, có 10 phiếu (16%) kiến nghị tăng mức trợ cấp hàng tháng cho người bị nhiễm chất độc hóa học. Nhóm nhu cầu này chủ yếu phát sinh ở nhóm người có nguồn thu nhập chủ yếu từ tiền trợ cấp hàng tháng của nhà nước, đa số là những người có gia đình neo đơn (có 2 đến 3 nhân khẩu trong một hộ).

Nhu cầu giáo dục cho con trẻ.

Đa số người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện ở trường hợp gián tiếp được hưởng chế độ đều ở độ tuổi trung niên. Trong đó, người thấp nhất là 18 tuổi và người cao nhất là 55 tuổi. Đặc biệt, trong nhóm đối tượng gián tiếp này, có những người vẫn lập gia đình và sinh con cái. Đối với thế hệ thứ ba hiện đang sinh sống cùng gia đình cho thấy không có dấu hiệu bất bình thường về nhân dạng hay sức khỏe. Do đó, nhu cầu giáo dục chuyên biệt cho nhóm đối tượng gián tiếp và thế hệ thứ ba của người bị nhiễm chất độc hóa học là rất thấp, gần như không có ở thực tiễn hiện nay của địa phương.

Bên cạnh giáo dục phổ thông, nhu cầu học nghề của nhóm đối tượng này cũng không thực sự nổi bật. Thông qua thực tế khảo sát tại địa phương cho thấy, nhu cầu học nghề để chuyển đổi ngành nghề cho người bị nhiễm chất độc hóa học tại địa phương là gần như không có.

2.2.2.2. Nhu cầu của nhóm chưa nhận được trợ cấp từ chính sách

Hiện tại số lượng hồ sơ xin hưởng trợ cấp bị nhiễm chất độc màu da cam theo báo cáo của phòng LĐ-TB&XH huyện là 03 hồ sơ. Các hồ sơ này gặp khó khăn trong quá trình khám sức khỏe. Mặc dù bị ảnh hưởng thực tế của chất độc màu da cam, nhưng kết quả khám sức khỏe không đạt các mức theo quy định của Bộ Y tế. Vì vậy, nguyện vọng của nhóm đối tượng này là cần có sự thay đổi cơ chế chính sách hợp lý hơn đối với nhóm đối tượng này.

Đặc biệt, trong số nhóm các hồ sơ hiện hưởng chế độ, có 10 hồ sơ đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trong đợt thanh tra năm 2017, các hồ sơ này còn gặp các thiếu sót về mặt thủ tục, buộc phải nộp bổ sung. Trường hợp, không bổ sung được theo đúng yêu cầu sẽ bị truy thu lại toàn bộ tiền hỗ trợ. Những trường hợp này thực tế làm phát sinh những nhu cầu cần được hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng đối với nhóm đối tượng.

2.2.2.3. Đánh giá về mức độ thỏa mãn nhu cầu chính sách

Nhìn chung, chính sách cho người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương hiện nay được thực hiện nghiêm túc theo quy định của nhà nước. Những chính sách nói trên đã góp phần hỗ trợ nhất định cho đời sống các cá nhân và gia đình có người bị nhiễm chất độc hóa học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, với thực tế đời sống của người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện, mức độ thỏa mãn nhu cầu chính sách của người bị nhiễm chất độc hóa học vẫn chưa thực sự đảm bảo.

Khi được hỏi “Chế độ chính sách mà ông/bà hiện hưởng đáp ứng như thế nào so với nhu cầu hiện nay của ông bà”, có rất thấp lựa chọn là tốt so với nhu cầu bản thân, chiếm 5% số lượng phiếu khảo sát. Trong khi đó, phương án đảm bảo so với nhu cầu của bản thân có đa số phiếu chiếm 55%. Còn lại phương án chưa đảm bảo nhu cầu chiếm 36,95%.

Những trường hợp trả lời mức hỗ trợ chính sách phần lớn tập trung ở những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi đó, số hộ thỏa mãn nhu cầu từ chính sách đem lại xuất phát từ nhiều lý do khác nhau: vì thu nhập từ hoạt động sản xuất của gia đình, vì họ chưa thực sự nắm rõ tất cả những quyền lợi mà chính sách hiện nay đang áp dụng.

Biểu đồ 2 3 Mức độ thỏa mãn nhu cầu chính sách của người bị nhiễm chất 1


Biểu đồ 2.3. Mức độ thỏa mãn nhu cầu chính sách của người bị nhiễm chất độc hóa học tham gia khảo sát

2.3. Về vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết chính sách ưu đãi người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện

2.3.1. Khái quát chung về nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyện

Nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyện Phú Giáo hiện nay có sự đa dạng về đơn vị công tác và trình độ đào tạo. Liên quan trực tiếp đến việc hỗ trợ thực hiện chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện nay là các cán bộ, công chức đang làm việc tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện và Hội nạn nhân chất độc màu da cam.

Về bộ máy và nhân sự của Hội nạn nhân chất độc màu da cam

Hiện tại, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ huyện hội đa số là các cán bộ đương chức ở các cơ quan như: UBMTTQVN, Hội Cựu chiến binh huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Đoàn Thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Phòng Nội vụ, Phòng LĐ-TB&XH, Phòng Tài nguyên-Môi trường… riêng Chủ tịch hội là cán bộ hưu trí đảm nhiệm. Nhân sự của Hội trong nhiệm kỳ I (2012-2017) có 15 thành viên. Cụ thể:

Bảng 2.1. Nhân sự ban chấp hành Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện Phú Giáo nhiệm kỳ I (2012-2017)



STT


Họ và tên

Năm sinh


Chức vụ hiện nay

Dự kiến

chức vụ BCH Hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phạm Tiến Hóa

1948

CB hưu trí

Chủ tịch Hội

2

Huỳnh Thị Thân

1965

P.Tr phòng LĐ-TBXH

Phó CT Hội

3

Lê Hồng Túy

1946

CB HĐKC, NNCDDC

Phó CT Hội

4

Kim Niệm

1956

P. CT UBMTTQVN

huyện

Thành viên

5

Nguyễn Thanh Thông

1976

P.Tr Phòng Nội vụ

Thành viên

6

Phạm Văn Trung

1966

P.CT hội Cựu Chiến Binh

Thành viên

7

Đoàn Văn Như Phong

1976

P.Tr phòng TN-MT

Thành viên

8

Nguyễn Hồng Hùng

1962

TP. Y tế

Thành viên

9

Nguyễn Văn Hoa

1960

P.GĐ BVĐK

Thành viên

10

Lý Thị Kim Cúc

1960

CT Hội Chữ Thập Đỏ

Thành viên

11

Trần Thị Hồng Vân

1981

P.CT Hội Phụ nữ

Thành viên

12

Ngô Văn Võ

1946

Chủ tịch CLB Hưu Trí

Thành viên

13

Hoàng Văn Kha

1952

CT hội Người cao tuổi

Thành viên

14

Nguyễn Văn Chí

1940

Nạn nhân chất độc da

cam

Thành viên

15

Võ Thành Phú

1967

CB chính sách phòng LĐ-

TBXH

Thành viên

1

(nguồn: Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện)

Tất cả các nhân sự trong Ban chấp hành Hội nạn nhân chất độc màu da cam hiện nay đều chưa qua đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội. Các vị trí của Ban chấp hành chủ yếu được phát triển từ các cán bộ công chức đang nắm giữ các chức vụ trong các cơ quan, đoàn thể của huyện, có thâm niên công tác nhưng trình độ chuyên môn chưa đảm bảo yêu cầu.

Từ ngày thành lập đến nay do Hội không có nơi làm việc cụ thể, chỉ tạm thời liên hệ công tác, giải quyết các sự việc, chăm sóc nạn nhân liên quan đến nạn nhân chất độc da cam tại cơ quan, đơn vị Phòng LĐ-TB&XH huyện.

Ở nhiệm kỳ thứ II của Hội, Ban chấp hành hội có sự sụt giảm về thành viên. Bao gồm 11 đồng chí đang kiêm nhiệm những cơ quan trong hệ thống chính trị huyện (Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, phòng LĐ-TB&XH huyện, phòng Nội vụ, Trung tâm y tế huyện…).

Bên cạnh Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện, cán bộ công chức phòng LĐ-TB&XH cũng liên quan đến việc thực hiện chính sách trợ cấp cho người bị nhiễm chất độc hóa hóa huyện. Hiện tại, phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Giáo có 10 nhân sự. Trong đó, vị trí công việc thực hiện các công việc liên quan đến chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học của Phòng do 01 công chức đảm nhận. Trình độ chuyên môn là cử nhân Luật. Trong chức trách công vụ, công chức chính sách của huyện Phú Giáo hiện nay chỉ đóng vai trò tiếp nhận và tham mưu giải quyết hồ sơ cho nạn nhân chất độc màu da cam huyện khi có nhu cầu hưởng trợ cấp.

Trong khi đó, nguồn nhân sự có trình độ công tác xã hội hiện nay của huyện là vô cùng mỏng. Theo thống kê hiện có, toàn bộ công chức, viên chức của huyện Phú Giáo được đào tạo về chuyên ngành công tác xã hội là 04 người, bao gồm hai công chức ở huyện và hai công chức ở xã. Tuy nhiên, tất cả các công chức nói trên đều không thực hiện các công việc có liên quan đến vấn đề hỗ trợ chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học.

Tại trung tâm y tế huyện, theo thông tư 43/2015/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện, Tổ công tác xã hội thuộcTrung tâm y tế huyện Phú Giáo đã được thành lập. Theo quyết định số 118/QĐ- TTYT của Trung tâm y tế huyện Phú Giáo về việc kiện toàn tổ công tác xã hội năm 2018, tổ công tác xã hội thuộc trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật và các nhiệm vụ theo thông tư 43/2015/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2015 của bộ Y tế.

Cũng theo quyết định này, nhân sự hiện tại của tổ công tác xã hội bao gồm 11 người (xem phụ lục đính kèm). Tuy nhiên, tất cả các vị trí thành viên của tổ công tác xã hội thuộc Trung tâm y tế huyện Phú Giáo hiện nay không có thành viên nào được đào tạo qua chuyên ngành công tác xã hội, chủ yếu đều là các y bác sĩ, viên chức thuộc các phòng, khoa khám chữa bệnh.

2.3.2. Về vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết chính sách ưu đãi người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện từ năm 2004 đến nay

2.3.2.1. Vai trò là người trợ giúp xây dựng kế hoạch triển khai chính sách xã hội ở địa phương

Chính sách xã hội trên địa bàn huyện Phú Giáo trong những năm qua chủ yếu tập trung cho các nhóm đối tượng nhất định như gia đình cá nhân thuộc diện nghèo, diện bảo trợ xã hội, người có công…Việc tổ chức thực hiện chính sách được tổ chức thường xuyên, liên tục theo tháng hoặc theo các dịp lễ, tết quan trọng trong năm như ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tết dương lịch, tết âm lịch… thông qua chức năng hoạt động của các phòng, ban, tổ chức chính trị xã hội như phòng LĐ-TB&XH huyện, Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện…Theo đó, thông qua chức năng tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai chính sách cho người có công, người bị nhiễm chất độc hóa học, những cá nhân cán bộ công chức có vai trò như nhân viên công tác xã hội đã tham gia vào việc xây dựng danh sách các đối tượng thuộc diện nhận trợ cấp là người bị nhiễm chất độc hóa học.

Đối với phòng LĐ-TB&XH huyện, trong những năm qua, phòng đã tham mưu và tổ chức cấp tiền tết, thăm tặng quà nhân dịp tết nguyên đán, dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ cho đối tượng chính sách người có công và đối tượng xã hội kịp thời đúng theo quy định. Riêng trong năm 2017, với sự tham mưu của nhân viên chính sách thuộc phòng, trong dịp tết nguyên đán đã có 3.876 đối tượng chính sách là người có công nhận trợ cấp tiền tết với số tiền là gần 6 tỉ đồng; 3.005 đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội được nhận hỗ trợ với số tiền là 1.502.500.000 đồng; Phòng cũng đã tham mưu và tổ chức nhiều đoàn thăm tặng quà cho đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn huyện với 400 suất quà với tổng kinh phí 400.000.000 đồng (Quà

300.000 đồng, tiền mặt 700.000 đồng). Hay nhân kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, năm 2017, huyện đã trao quà cho 414 đối tượng chính sách là người có công với tổng kinh phí là 419.000.000 đồng. Trong đó,

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023