Khung Lý Thuyết Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Cho Vay


Trong các nhân tố được sàng lọc để phân tích tín dụng khách hàng, nhân tố thông tin mềm: năng lực tài chính, năng lực quản lý, lịch sử tín dụng của doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất, trong khi chất lượng về tài sản đảm bảo hay vị thế của ngân hàng trong cho vay xếp thứ hạng yếu nhất. Có nghĩa là các ngân hàng giảm sự lệ thuộc vào chất lượng tài sản đảm bảo, tăng tỷ trọng các thông tin mềm (phi tài chính) của khách hàng nhằm khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin trong lĩnh vực cho vay của ngân hàng.

Kế thừa và phát triển nhằm hoàn thiện mô hình quản trị xếp hạng tín dụng trong ngân hàng, Kobil Ruziev phát triển Mô hình 7Cs’ Good và 5Cs’ Bad trong nghiên cứu (Kobil Ruziev (2018), "Principles and Practice of Banking", Teaching material, BA (Hons) Banking and Finance, University of West of England). Ông đề xuất mô hình quản trị tín dụng trong bối cảnh tình trạng “bất cân xứng thông tin” nghiêm trọng, khi mà các hồ sơ tín dụng hoàn hảo ẩn chứa nhiều rủi ro, cho biết phép đo lường truyền thống không còn phù hợp, cần có sự cải cách trong xếp hạng tín dụng cho khách hàng, nhằm loại bỏ tình trạng bất câng xứng thông tin và giảm thiểu vấn đề rủi ro đạo đức và sự lựa chọn không hoàn hảo. Trong mô hình xếp hạng của Kobil Ruziev bao gồm:

7Cs’ nhận đánh giá “Good” bao gồm:

Character - Đặc điểm: Mục đích cụ thể của khoản vay và ý định nghiêm túc để

trả nợ


Capital - Vốn: Vị thế giàu có của người vay và vị thế thị trường

Capacity - Năng lực: Người vay có thẩm quyền pháp lý để ký hợp đồng ràng

buộc, Người vay có khả năng tạo ra dòng tiền để trả nợ. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong xếp hạng tín dụng cho khách hàng.

Cash - Tiền mặt: Khả năng tạo ra đủ tiền mặt để trả nợ

Collateral - Tài sản thế chấp: Tài sản đầy đủ để hỗ trợ khoản vay

Conditions - Điều kiện: Môi trường kinh tế: tình hình tài chính của người đi vay trong suy thoái.

Control - Kiểm soát: Khoản vay có đáp ứng chính sách cho vay bằng văn bản không và khoản vay sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi thay đổi luật pháp và quy định

5 Cs’ nhận đánh giá “Bad”:


Complacency - Giáo dục toàn diện: xu hướng cho rằng mọi thứ sẽ tốt bởi vì chúng đã tốt trong quá khứ.

Carelessness - Hợp đồng: Tài liệu cho vay không đầy đủ, thiếu thông tin tài chính hiện tại và các thông tin khác, thiếu các giao ước bảo vệ,…

Communication - Giao tiếp: không thể nói rõ ràng và truyền đạt kịp thời các vấn đề hiện có giữa người cho vay và người vay.

Contingencies - Liên kết trực tuyến: không lưu ý hợp lệ các trường hợp trong

đó khoản vay có thể bị vỡ nợ.

Competition - Cạnh tranh: theo sau các hành vi của đối thủ cạnh tranh thay vì duy trì các tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng.

Khung lý thuyết liên quan đến quyết định cho vay khách hàng DNNVV của ngân hàng thương mại được tác giả tổng quan và tổng hợp thể hiện ở hình dưới đây.

Các nghiên cứu trong tổng quan của tác giả vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ quá trình ra quyết định cho vay của NHTM là dựa vào lý trí hay dựa vào cảm nhận cảm quan của CBTD. Đây là một khoảng trống nghiên cứu lớn về tính học thuật và tính ứng dụng, đặc biệt nghiên cứu trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển tại các quốc gia tương tự Việt Nam. Vấn đề thông tin bất cân xứng xảy ra nghiêm trọng tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, xuất phát từ thể chế giám sát còn yếu, nền tảng kinh tế còn thấp, môi trường kinh doanh biến động liên tục, lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm cao. Về phía các ngân hàng thương mại đã xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng bất cân xứng thông tin, minh bạch hóa thông tin dựa trên phân tích dữ liệu quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay các ngân hàng thương lại vẫn bỏ sót các quyết định cho vay không dựa trên “lý trí”, đây là khoảng trống nghiên cứu học thuật và thực tiễn có giá trị của luận án.

Lý thuyết

vốn xã hội

Mô hình

các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho

vay

Cán bộ tín dụng

Quyết định cho vay/ từ chối

Lý thuyết phán xét và cảm nhận trong ra quyết định

Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại

Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu thập và xử lý thông tin tín dụng

56






Lý thuyết

thuyết


thuyết


thuyết


rủi ro đạo

thông tin


sự lựa


ứng


đức trong

bất cân


chọn bất


dụng


hoạt

xứng


lợi của


trong


động NH



thị


quản trị





trường


tín dụng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng Thương mại tại khu vực Tây Bắc Việt Nam - 9


Nhân tố thông tin cứng

Nhân tố thông tin mềm

Sơ đồ 2.3: Khung lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay

Nguồn: tổng hợp của tác giả


2.3. Tổng quan nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV

Thông tin được cung cấp bởi các DNVVN và thu thập bởi các cán bộ tín dụng là rất quan trọng đối với quá trình phê duyệt khoản vay của cán bộ tín dụng. Các chuyên viên tín dụng sẽ sử dụng các thông tin để đánh giá mức độ tín nhiệm của các DNNVV và đưa ra quyết định tín dụng. Từ việc xem xét các nghiên cứu thực nghiệm về cho vay đối với các DNNVV có 15 nhân tố được tổng quan lại, là thành phần quan trọng của thông tin cứng và thông tin mềm khi phê duyệt các khoản vay.

Yếu tố đầu tiên xem xét các ngân hàng khi đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay là các báo cáo tài chính được kiểm toán. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra báo cáo tài chính là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu Berger và Udell (2006) cho rằng cho vay báo dựa vào cáo tài chính là một công nghệ giao dịch chủ yếu dựa vào sức mạnh của báo cáo tài chính của một công ty. Các thành phần của báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Từ các báo cáo này, các ngân hàng thường phân tích tỷ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ nợ, chỉ số thanh khoản, …cho vay dựa vào báo cáo tài chính được xem là loại hình cho vay phổ biến nhất trong các công nghệ giao dịch (Mason và Stark, 2004; Armstrong et al 2010.). Một điều kiện cần thiết cho sức mạnh của một báo cáo tài chính là đòi hỏi báo cáo tài chính được kiểm toán. Một đánh giá tổng quan trên phân tích khía cạnh nhu cầu tín dụng khẳng định tầm quan trọng của việc có báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong việc tài trợ nợ cho DNNVV. Trong thực tế, cho vay dựa vào báo cáo tài chính dựa trên là phù hợp nhất cho các công ty tương đối minh bạch và công ty lớn. Tuy nhiên việc cho vay DNNVV trong bối cảnh thông tin không hoàn hảo ở các nước đang phát triển, báo cáo tài chính vẫn còn là một dữ liệu quan trọng của thông tin cứng trong quá trình xem xét quyết định cho vay.

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại cho DNNVV là kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Những thông tin này thường được coi là một nhân tố trong việc đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp (Peterson, 2004).

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng là mục đích của khoản vay. Mục đích của khoản vay là một phần quan trọng của thông tin vì các cán bộ tín dụng cần phải đánh giá rủi ro tiềm năng tham gia vào các quyết định cho vay và để đánh giá nguy cơ của các vấn đề rủi ro đạo đức (Berry et al., 1993).


Yếu tố thứ tư ảnh hưởng đến quyết định cho vay là rủi ro và tiềm năng của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Yếu tố này có liên quan đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh thay đổi từ từng ngành kinh doanh, phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi các công ty. Thông tin này được cho là ảnh hưởng đến các quyết định của ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ (Berry et al., 1993). Agarwal và Hauswald (2010). Theo họ, xác suất thành công của một dự án phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực hoạt động của nó.

Yếu tố thứ năm cần thiết để quyết định cho vay là kiến thức, sự hiểu biết. Kiến thức thu thập và xác minh bởi các ngân hàng liên quan đến các thông tin về các lĩnh vực kinh doanh của người nộp đơn. Kiến thức này đặc biệt hỗ trợ các cán bộ tín trong việc đánh giá các rủi ro liên quan với một đề nghị cho vay (Uchida et al., 2006). Tuy nhiên, cùng nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ hiểu biết của chủ sở hữu đến khả năng tiếp cận vốn, nhưng Rand (2007) nhận thấy rằng giáo dục của chủ sở hữu là liên quan đáng kể và tiêu cực (-) đến khả năng tiếp cận tín dụng vì chủ sở hữu có kiến thức tốt sẽ dễ dàng điều khiển các thông tin và chuyển hóa dữ liệu theo xu hướng có lợi để không bị từ chối, do đó chất lượng thông tin được chủ sở hữu cung cấp không có tính tin cậy cao. Do đó, thông thường các công ty có chủ sở hữu có chuyên môn và kinh nghiệm tốt thường không sử dụng cơ cấu vay nợ chủ yếu, quan sát này phù hợp với nghiên cứu của Coleman (2004a). Rand cũng giải thích thêm rằng các chủ sở hữu có trình độ học vấn cao có nhiều khả năng dẫn đến hiệu suất công ty tốt hơn và do đó, các công ty có thể phụ thuộc nhiều hơn vào thu nhập giữ lại. Ngược lại, nghiên cứu của Le, Sundar, & Nguyễn (2006) cho thấy giáo dục của chủ sở hữu ảnh hưởng tích cực (+) đến xác suất nhận được các khoản vay ngân hàng.

Yếu tố thứ sáu được xem xét trong quá trình phê duyệt khoản vay là ý kiến của bên thứ ba. Bên thứ ba ý kiến là các thông tin thu thập được hoặc xác nhận bằng cách truy vấn các bên liên quan quan trọng của người nộp đơn như các tổ chức tài chính khác, các cơ quan xếp hạng tín dụng, nhà cung cấp, khách hàng,…vv, hay giới thiệu từ một bên thứ ba có ảnh hưởng có thể tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho người nộp đơn (Berry et al., 1993).

Yếu tố thứ bảy là quy mô của doanh nghiệp. Quy mô của công ty có thể ảnh hưởng đến quyết định cho vay ngân hàng bán lẻ vì nó có thể có tác động vào nhận thức về rủi ro của người cho vay. Theo Cole và Wolken (1995) và Yildirim et al. (2013), các công ty lớn có thể tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn các doanh nghiệp nhỏ. Nói chung, các doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng phải đối mặt với khủng hoảng tài chính và phá sản hơn các doanh nghiệp lớn. Ajagbe (2013) sau khi tiến hành khảo sát 350 DN quy mô


nhỏ tại bốn khu vực chính của bang Oyo (Nigeria): các nhân tố quy mô và doanh thu của DN có ảnh hưởng cùng chiều (+) trong việc DN tiếp cận tín dụng tại ngân hàng. Khalid (2014) khảo sát 364 DNNVV tại Libya bằng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic cũng cho kết quả tương tự. Khalid (2014), Võ Trí Thành (2011), Ricardo (2004), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Đỗ Thị Thanh Vinh (2014)... sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic thu được kết luận: Quy mô DN và doanh thu của DNNVV có tác động cùng chiều (+) đến xác suất nhận được vốn vay của ngân hàng.

Các DNNVV là đối tượng kém hấp dẫn các ngân hàng, vì số tiền cho các DNNVV quá nhỏ để bù đắp chi phí giao dịch và chi phí sàng lọc (Shinozaki, 2012). Mặt khác, khoản vay có thể quá lớn đối với vay tổ chức tài chính vi mô (Dalberg, 2011)

.Hernández-Cánovas và Martínez-Solano (2010) báo cáo rằng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chịu chi phí nợ cao hơn so với các doanh nghiệp cỡ trung bình bởi vì thông tin bất cân xứng bị giảm khi các công ty trở nên lớn hơn. Drakos & Giannakopoulos (2011) thêm nữa rằng quy mô doanh nghiệp có thể báo hiệu khả năng trả nợ; do đó, các công ty nhỏ ít có khả năng được phân bổ tín dụng. Beck, Demirgüç- Kunt, & Maksimovic (2008) đã nghiên cứu mô hình tài chính 3.000 các công ty có quy mô khác nhau ở 48 quốc gia. Kết quả chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn nội bộ và tài chính phi chính thức nhưng sử dụng ít vốn vay ngân hàng hơn các công ty lớn. Mateev, Poutziouris và Ivanov (2013) sử dụng một nhóm gồm 3175 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 7 quốc gia châu Âu và nhận thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có xu hướng sử dụng các khoản vay ngân hàng ngắn hạn và tín dụng thương mại trong khi doanh nghiệp lớn sử dụng các khoản vay dài hạn nhiều hơn và cũng có đòn bẩy cao hơn, cho thấy rằng doanh nghiệp lớn có thể có nhiều quyền lực hơn đối với các chủ nợ. Một nghiên cứu khác của Hainz và Nabokin (2013) bao gồm 23 quốc gia ở EU và Châu Á kiểm tra các nhân tố quyết định tiếp cận tín dụng trên các kích cỡ công ty khác nhau. Kết quả của các tác giả cho thấy các doanh nghiệp nhỏ có điểm thấp hơn 6% xác suất đòi hỏi tài chính bên ngoài hơn các công ty lớn hơn, cho thấy các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc nhiều hơn vào tài chính nội bộ hoặc có nhu cầu tín dụng ít hơn các công ty lớn. Đối với trường hợp của Việt Nam, các tài liệu hiện tại ủng hộ rằng quy mô doanh nghiệp có liên quan tích cực (+) với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng (Le, 2012; Malesky & Taussig, 2009; Nguyen & Ramachandran, 2006; Rand, 2007) và phủ định với lãi suất (Menkhoff, Neuberger, & Suwanaporn, 2006). Tương tự, Biger, Nguyen, & Hoang (2007) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ đòn bẩy doanh nghiệp trong mẫu 3778 doanh nghiệp Việt Nam năm 2002-2003.


Yếu tố thứ tám là đặc điểm chủ sở hữu. Các đặc điểm của chủ sở hữu (người quản lý) như nhân tố nhân khẩu học, trình độ học vấn và kinh nghiệm là được coi là nhân tố quyết định chủ yếu đến khả năng tiếp cận tài chính. Các công ty quy mô nhỏ là chủ yếu được quản lý bởi chủ sở hữu và hiệu suất của họ phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản lý của các chủ sở hữu. Do đó, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của chủ sở hữu được coi là nhân tố quyết định mạnh mẽ của khả năng tiếp cận tài chính.

Fatoki và Asah (2011), Ahmed và Hamid (2011), Kira (2013), Pandula (2011), Zarook và cộng sự (2013) và Slavec và Prodan (2012) đã phát hiện ra rằng trình độ học vấn của chủ sở hữu / người quản lý có tác động đáng kể đến việc tiếp cận khoản vay ngân hàng. Theo Irwin & Scott (2010), trình độ học vấn của chủ sở hữu /người quản lý là nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định cho vay của nhân viên ngân hàng. Nofsinger & Wang (2011) đã kiểm tra tài chính khởi nghiệp của các doanh nhân trên 27 quốc gia và nhận thấy rằng các doanh nhân có kinh nghiệm đã thu được thêm 4,44% bên ngoài tài chính hơn các doanh nhân thiếu kinh nghiệm. Tương tự, Fatoki & Asah (2011) phát hiện ra rằng một trong những lý do chính khiến các công ty ở các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu không thể vay được ngân hàng là vì điểm yếu trong năng lực của chủ sở hữu. Những phát hiện này được hỗ trợ thêm bởi Coleman (2004b), Fatoki & Odeyemi (2010) và nghiên cứu của Osei-Assibey, Bokpin, & Twerefou (2012), nghiên cứu về tác động của chuyên môn, kinh nghiệm của chủ sở hữu có mối tương quan thuận chiều đến khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp. Thực tế là đặc điểm chủ sở hữu như giới tính, giáo dục, kinh nghiệm và thái độ có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DN. Ravina (2008) cho rằng tuổi của doanh nhân là một thành phần quan trọng của nó vốn nhân lực ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng và chi phí vay vốn. Giáo dục của nhà thầu đảm bảo quản lý tốt và tạo điều kiện giao tiếp với nội bộ của nó và môi trường bên ngoài (Burt, 1995). Các tầm quan trọng của trải nghiệm là điều hiển nhiên nhất trong giai đoạn đàm phán của bên vay với chủ ngân hàng (Coleman, 2004). Ajagbe (2013) sau khi tiến hành khảo sát 350 DN quy mô nhỏ tại bốn khu vực chính của bang Oyo (Nigeria) và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic để tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng tiếp cận tín dụng của DNNVV cũng đã đưa ra kết luận tương đồng, đó là, các nhân tố liên quan đến đặc điểm của chủ DN nêu trên có tác động trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DN. Trái ngược với kết quả nghiên cứu trên, Fatoki và Odeyemi (2010), Abdesamed và AbdWahab (2012) và Irwin và Scott (2010) đã phát hiện ra rằng trình độ học vấn của chủ sở hữu / người quản lý không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Xét về độ tuổi của chủ sở hữu, chủ sở hữu trẻ tuổi được coi là ít sợ rủi ro hơn nên họ sẵn sàng vay bên ngoài hơn, độ tuổi của chủ sở hữu đại diện cho biến kinh nghiệm (Coleman, 2004b; Vos, Yeh, Carter, & Tagg, 2007). Ví dụ: các công ty được quản lý bởi chủ sở hữu trẻ có xu hướng vay từ các nguồn không chính thức như bạn bè và người thân vì ngân hàng có thể đánh giá họ là người thiếu kinh nghiệm và có tỷ lệ rủi ro tín dụng mặc định cao hơn (Akoten, Sawada, & Otsuka, 2006). Coleman (2004a) cũng chỉ ra rằng mặc dù chủ sở hữu trẻ tuổi ít sợ rủi ro hơn và sẵn sàng hơn để vay, họ có thể không nộp đơn xin vay ngân hàng vì họ cho rằng đơn của họ sẽ bị từ chối. Sabhatu Kefleyesus Ogubazghi, Willy Muturi (2014) nghiên cứu đặc điểm của chủ sở hữu nhận thấy rằng: tuổi của chủ sở hữu có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng; tuy nhiên trình độ học vấn không có ảnh hưởng đáng kể. Phù hợp với nghiên cứu này Mukiri (2008) và Nguyễn và Lưu (2013) cho thấy tuổi chủ sở hữu có tác dụng đáng kể trong việc xác định khả năng tiếp cận vay ngân hàng. Trái ngược với kết quả của nghiên cứu này, nghiên cứu được thực hiện bởi Nguyen và Lưu (2013) Fatoki và Odeyemi (2010), và Slavec và Prodan (2012) cho thấy tuổi tác không có ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp cận tài chính.

Nghiên cứu về giới tính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, cho thấy phụ nữ thường rất khó khăn tiếp cận tín dụng hơn nam giới, khi xếp hạng các DNNVV có phụ nữ làm chủ thường có xác xuất rủi ro mặc định cao hơn nam giới (Drakos & Giannakopoulos, 2011; Mureefev, Talavera, & Schäfer, 2009), phải trả lãi suất cao hơn (Murillesev et al., 2009), thu được ít khoản vay hơn để bắt đầu kinh doanh, sử dụng ít vốn nội bộ hơn (Sara & Peter, 1998) và sử dụng tài chính vi mô/phi chính thức hơn (Akoten et al., 2006). Có nghiên cứu cho kết quả ngược lại, trong đó không có sự khác biệt giới tính trong khả năng tiếp cận tài chính (Fatoki & Asah, 2011; Harrison & Mason, 2007) và trong một số nghiên cứu, phụ nữ được tìm thấy có lợi thế trong việc có được các khoản vay chính thức và ít phụ thuộc vào các khoản vay không chính thức (Yaldiz, Altunbas, & Bazzana, 2011). Nghiên cứu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, Rand Wild (2007) và Thanh et al. (2011) đồng tình với quan điểm này. Về tình trạng hôn nhân, có nghiên cứu cho rằng chủ sở hữu đã kết hôn có xác suất vay cao hơn từ các ngân hàng và các nguồn tín dụng không chính thức (Akoten et al., 2006).

Yếu tố thứ chín được sử dụng trong quá trình phê duyệt ngân hàng cho vay là tài sản thế chấp. Các tài sản thế chấp đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ bởi vì nó được sử dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng và giảm bớt các vấn đề bất cân xứng thông tin (Uchida, H., Udell, G.F. & Yamori, N.,

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí