Đối Tượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính


Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo đã thiết kế và hiệu chỉnh để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Luận án sử dụng bảng hỏi sơ bộ cho 100 mẫu, được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và thực hiện trong tháng 3 năm 2017.

Nghiên cứu chính thức cũng được tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, cho 570 cán bộ tín dụng ngân hàng trực tiếp tham gia thu thập thông tin phục vụ quyết định cho vay của ngân hàng cho DNNVV. Nghiên cứu thực hiện tại 04 tỉnh tiểu vùng Tây Bắc là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Trình tự nghiên cứu của luận án như sau:

Bảng 3.1. Trình tự thực hiện nghiên cứu


Các bước

Nội dung thực hiện


1. Xây dựng bộ thang đo sơ bộ

- Qua quá trình tổng quan lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, lựa chọn bộ thang đo phù hợp cho các biến.

- Kết quả: có 10 nhân tố thông tin cứng và 05 nhân tố thông tin mềm được

đưa vào mô hình nghiên cứu.


- Đảm bảo tính giá trị (Validity)


* Tiến hành thảo luận, phỏng vấn sâu (bảng hỏi bán cấu trúc) với 10 CBTD,


02 nhà quản lý ngân hàng và 08 trưởng phòng tín dụng trực tiếp thu thập


thông tin và xếp hàng tín nhiệm khách hàng (am hiểu quy trình tín dụng ngân


hàng) để đảm bảo chắt lọc những nhân tố ảnh hưởng then chốt => Hiệu chỉnh


thang đo cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

2. Đánh giá

- Kết quả: chắt lọc 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng then chốt được đưa vào mô

thang đo qua

hình, phân tách thành 52 biến quan sát. Hoàn chỉnh bảng hỏi bảng khảo sát

phỏng vấn

lần 1 . Tiếp tục khảo sát thử nghiệm 20 CBTD nhằm đảm bảo bảng hỏi dễ

sâu và khảo

hiểu, trước khi tiến hành khảo sát sơ bộ

sát sơ bộ

- Khảo sát sơ bộ 100 cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay DNNVV


* Kiểm định tính tin cậy của thang đo, nhân tố khảm phá EFA


* Với mỗi biến, cần đảm bảo chỉ số Cronbach’s Alpha > 0.3 và nhỏ hơn


giá trị Cronbach’s Alpha tổng.


* Nếu không đảm bảo cần xem lại các bước (1) tổng quan về thang đo, (2)


dịch thuật, (3) thảo luận chuyên gia, (4) bớt một vài chỉ báo không phù hợp.


- Kết quả: Hoàn thiện bảng khảo sát lần 2 để khảo sát chính thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng Thương mại tại khu vực Tây Bắc Việt Nam - 11


Các bước

Nội dung thực hiện

3.Nghiên cứu định lượng chính thức

- Chọn 570 mẫu ngẫu nhiên CBTD để phát bảng hỏi và thu thập dữ liệu.

- Phân bổ phiếu khảo sát theo tỷ lệ DNNVV tại 04 tỉnh: 38% Hòa Bình; 26% Sơn La; 20% Điện Biên; 16% Lai Châu.

- Thu hồi và sàng lọc phiếu, mã hóa các biến, và nhập dữ liệu SPSS.


4. Phân tích số liệu

- Sử dụng phần mềm SPSS20 để phân tích thống kê mô tả, thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức Cronbach’s alpha.

- Phân tích tương quan kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

- Kiểm định hồi quy Binary Logistic các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay.

- Kiểm định mức độ thích hợp và khả năng dự báo của mô hình.


5. Kết quả và giải pháp

- Khẳng định chấp nhận/ bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu ban đầu.

- Trả lời các mục tiêu của nghiên cứu.

- So sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu với tổng quan đã có.

- Lý giải kết quả gắn với thực tiễn NHTM, DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.

- Đề xuất giải pháp.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Quy trình xây dựng thang đo trong nghiên cứu này dựa vào quy trình được đề xuất bởi Churchuil (1979). Thang đo được xây dựng dựa trên tổng quan nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định tín dụng của ngân hàng thương mại. Sau khi xây dựng thang đo nháp cho 15 nhân tố ảnh hưởng, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 10 CBTD, 10 cán bộ quản lý và trực tiếp tham gia thu thập thông tin xếp hạng tín dụng của khách hàng DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc, sau đó tác giả điều chỉnh lại thang đo nháp và các biến quan sát để phù hợp với bối cảnh của tiểu vùng Tây Bắc.

Thông qua kết quả nghiên cứu định tính, thang đo nháp được điều chỉnh thành thang đo sơ bộ và được điều tra thử nghiệm với mẫu sơ bộ là 100 cán bộ tín dụng ngân hàng tiểu vùng Tây Bắc. Tỷ lệ phản hồi là 100% phiếu thu thập đảm bảo độ tin cậy (0 phiếu lỗi), xuất phát từ chính tác giả đi khảo sát trực tiếp, dựa trên các mối quan hệ học viên lớp Thạc sỹ ngành Tài chính - Ngân hàng, hiện đang giữ chức vụ lãnh đạo trong các ngân hàng thương mại khu vực Tây Bắc. Bằng phần mềm


SPSS20, thang đo sơ bộ được điều chỉnh theo: hệ số tin cậy Cronbach’s alpha >0,3 và phân tích nhân tố khám khá EFA. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước để loại bỏ các biến không phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng dưới 0,3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally et al, 1994). Sau đó, các biến quan sát có trọng số tải Factor nhỏ hơn 0,4 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ (Gerbing et al,1988) và kiểm tra tổng phương sai trích (>=50%). Các biến còn lại trở thành thang đo hoàn chỉnh được dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Nghiên cứu định lượng chính thức được sử dụng SPSS20 nhằm kiểm định thang đo thích hợp của mô hình, kiểm định tính tin cậy của mô hình, kiểm định các giả thuyết ban đầu và mức độ dự báo của mô hình nghiên cứu.

3.2. Nghiên cứu định tính

3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính có tác dụng trong trường hợp gặp vấn đề khó khăn khi biểu hiện dưới dạng số, hoặc yêu cầu nghiên cứu sâu từng đối tượng nghiên cứu. Hoặc khi nhà nghiên cứu áp dụng mô hình, thước đo được dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu được tiến hành ở các nước khác nhau, nhưng mô hình nghiên cứu, thước đo có phù hợp với bối cảnh nghiên cứu hay không? (Nguyễn Đình Thọ, 2013)

Mục tiêu chính của nghiên cứu định tính trong luận án là chắt lọc lại các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV của NHTM được tác giả thu thập trong phần tổng quan nghiên cứu và khám phá thêm các nhân tố mới gắn với thực tiễn bối cảnh các NHTM và các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam, thu thập thông tin nhằm đưa ra quyết định cho vay của cán bộ tín dụng. Do vậy, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia thực tiễn, nhằm bước đầu kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng được lựa chọn đưa vào trong mô hình nghiên cứu.

Như vậy, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu định tính là:

Thứ nhất, xác định các loại thông tin cần thiết thu thập phục vụ cho quá trình

đưa ra quyết định cho vay.

Thứ hai, các cán bộ tín dụng đánh giá loại thông tin nào có ảnh hưởng quan trọng hơn đến quyết định cho vay/ từ chối cho vay DNNVV.

3.2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu định tính

Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc một nhóm 20 người trong đó có 02 người là Phó giám đốc ngân hàng BIDV tỉnh Sơn


La và Viettinbank tỉnh Hòa Bình, 08 người là trưởng phòng tín dụng, 10 người là CBTD của Ngân hàng Agribank, Liên Việt Post Bank, ABbank, MBbank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank ….Nhằm đảm bảo tính đại diện của chọn mẫu phỏng vấn ngẫu nhiên, tác giả chọn đồng đều 4-5 người/tỉnh tiểu vùng Tây Bắc.

Trong số đó, các cán bộ tín dụng được lựa chọn kỹ càng nhằm đảm bảo tính đại diện dựa trên một số tiêu chí: số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng đã từng trực tiếp thu thập dữ liệu và đánh giá xếp hạng tín nhiệm của khách hàng.

Vì đặc thù về luân chuyển cán bộ giữa các phòng - ban trong NHTM nhằm giảm thiểu vấn đề rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng, nên các cán bộ tín dụng hiện tại hoặc các nhân viên (Quan hệ khách hàng, Kiểm soát rủi ro,…) đã từng có kinh nghiệm làm việc ở phòng - ban quản lý rủi ro tín dụng đều có những nhận định có giá trị trong phân tích thẩm định tín dụng và xếp hạng tín nhiệm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, nên việc chọn phỏng vấn sâu nhóm đối tượng này không làm thay đổi kết quả nghiên cứu.

Để kết quả phỏng vấn sâu có giá trị, tác giả sử dụng mối quan hệ sẵn có với các lãnh đạo ngân hàng, CBTD đã từng là học viên lớp Thạc sỹ K20 ngành Tài chính - Ngân hàng 2011-2013 tại trường Đại học Tây Bắc, hiện nay đang là lãnh đạo các phòng ban trong ngân hàng. Dựa trên mối quan hệ sẵn có, nên 20 đối tượng được phỏng vấn sẵn lòng hợp tác, gặp gỡ tại nhà riêng hoặc quán café, sẵn lòng chia sẻ các nội dung liên quan đến quá trình thu thập, xử lý, xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, cũng như mạnh dạn bổ sung quan điểm cá nhân liên quan.

Công cụ để nghiên cứu định tính là phỏng vấn sâu. Để thu thập được dữ liệu chính xác và đầy đủ, tác giả thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu (Phụ lục) và sử dụng các câu hỏi mở này để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định tín dụng của NHTM. Câu hỏi trong phỏng vấn sâu xoay quanh vấn đề:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng trong tổng quan nghiên cứu trên thế giới có phù hợp với thực tế tại các NHTM Việt Nam không ?

- Trong quá trình thu thập thông tin xếp hạng tín dụng của khách hàng DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc thì các cán bộ tín dụng sẽ thu thập những loại thông tin nào?

- Trong các thông tin được thu thập về DNNVV tiểu vùng Tây Bắc thì loại thông tin nào được ưu tiên chú trọng trong quá trình đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay.

- Nhận định chunng về tình hình các DNNVV tại địa phương hiện nay? Có dễ dàng tiếp cận vốn vay của ngân hàng không? Nguyên nhân khiến DN khó vay vốn ngân hàng?


- Bình luận về vấn đề: nếu DN có mối quan hệ tốt với quan chức Chính phủ hay mối quan hệ với ngân hàng thì có ảnh hưởng đến xác suất được vay vốn ngân hàng không?

Việc phỏng vấn được tiến hành phần lớn tại nhà riêng sau khi đã gọi điện giới thiệu và thống nhất thời gian và địa điểm (11/20 đối tượng sẵn lòng phỏng vấn tại nhà, khoảng thời gian 18h - 20h; 6/20 đối tượng được phỏng vấn tại phòng làm việc riêng trong giờ hành chính; còn lại 3/20 đối tượng được phỏng vấn tại quán café yên tĩnh). Khi thực hiện phỏng vấn, một số đối tượng lãnh đạo ngân hàng không sẵn sàng cho người phỏng vấn ghi âm với những lý do khác nhau (họ e ngại, họ có quy chế về phát ngôn trong doanh nghiệp,…). Vì vậy, nội dung của những cuộc phỏng vấn này được ghi chép đầy đủ. Kỹ thuật được dùng để phỏng vấn trong giai đoạn này là phỏng vấn sâu qua các câu hỏi mở. Dựa vào kết quả trả lời của từng người tác giả tiếp tục đưa ra những câu hỏi nhằm khai thác rõ những thuộc tính tiềm năng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cho DNNVV. Các câu trả lời của các chuyên gia thực tế sẽ gợi mở các nội dung nghiên cứu tiếp theo, bổ sung những thông tin hữu ích trong đánh giá xếp hạng DNNVV, góp phần lý giải cho kết quả nghiên cứu định lượng và đề xuất khuyến nghị cho phù hợp. Ghi chép từ cuộc phỏng vấn được ghi lại và so sánh với nhau để tìm ra điểm giống nhau, khác nhau, đưa ra kết luận danh sách các thuộc tính ảnh hưởng đến quyết định cho vay.

3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính

Dựa vào tổng quan tài liệu đánh giá về các thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định cho vay DNNVV tác giả đã đưa ra hai nhóm thông tin là thông tin cứng và thông tin mềm gồm 15 nhân tố có được cho các đối tượng được phỏng vấn.

Qua tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu 10 đối tượng thu được kết quả như sau:

Thứ nhất, 100% các cán bộ tín dụng đều nhận định chỉ cần khách hàng thỏa mãn tiêu chí cơ bản: có mục đích vay hợp pháp, không nằm trong đối tượng bị cấm hay hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không vượt quá hạn mức cho vay theo cơ cấu ngành thì đều có khả năng tiếp cận được vốn vay của ngân hàng. Đồng thời,15 nhân tố định hướng đó được các đối tượng phỏng vấn phát triển thành 52 các thuộc tính thông tin cần thiết dựa trên thực tế hoạt động của ngân hàng, cảm nhận và kinh nghiệm của các đối tượng trong quá trình làm công tác cho vay đối với DNNVV.

“…Theo kinh nghiệm quản lý và thực tiễn trực tiếp liên quan đến bộ phận tín dụng khách hàng doanh nghiệp, thì trước tiên ngân hàng BIDV không phân loại DNNVV theo tiêu chí của luật doanh nghiệp Việt Nam hay ngân hàng thế giới đâu, mà có tiêu chí đánh giá xếp loại quy mô doanh nghiệp dựa theo từng loại hình kinh doanh


hoặc hình thức sở hữu. Thứ hai, 15 nhân tố đưa ra đều là các nhân tố mà yêu cầu các cán bộ tín dụng cần phải thu thập và là căn cứ để xếp loại doanh nghiệp theo quy chế xếp hạng tín nhiệm khách hàng được ban hành nội bộ. Thứ ba, khó có thể phân chia thành định tính và định hượng hay tài chính và phi tài chính, tùy theo quan điểm đánh giá của chính cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập thông tin của khách hàng… có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống nên nhiều khi cán bộ tín dụng không áp đặt phải tuân thủ quy trình tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm nội bộ…có nhiều trường hợp khách hàng đặc biệt như doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với chỉnh phủ thì được ưu tiên về lãi suất, miễn giảm tài sản đảm bảo, được cho vay nhiều hơn quy định, hay cắt giảm các thủ tục khác nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp”

Nguyễn Thế Dũng - Giám đốc BIDV chi nhánh tỉnh Sơn La

“…Có nhiều trường hợp đặc biệt chứ! Doanh nghiệp chỉ cần có các mối quan hệ tốt với chính phủ, tỉnh ủy hay ban giám đốc ngân hàng thì đều được hỗ trợ rất nhiều về các thủ tục thẩm định khác nhằm giải ngân nhanh chóng chứ chưa xét đến hiệu quả kinh doanh hay khả năng hoàn trả nợ…. Nói đến các DNNVV ngày nay thì chủ trương của Chính phủ là thế chứ cũng không thay đổi được nhiều, vì theo xu thế suy thoái toàn cầu, cho DNNVV vay rủi ro lắm, nên quan trọng nhất phải có tài sản thế chấp là đất đai mới bàn đến kế hoạch kinh doanh, nếu không có tài sản thế chấp và không có các mối quan hệ thì 100% là không được giải ngân”

Nguyễn Quốc Hưng - Giám đốc Vietinbank chi nhánh tỉnh Hòa Bình

“…Các tiêu chí trên đều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là tình hình tài chính của doanh nghiệp, bởi vì gần như 100% đều là doanh nghiệp nhỏ nên nói đến hiểu biết của chủ doanh nghiệp hay triển vọng kinh doanh…đều yếu kém, không có kinh nghiệp quản lý cũng như nắm bắt diễn biến của thị trường…nên cho vay đều rất rủi ro, chỉ khi có mối quan hệ đặc biệt hoặc có tài sản đảm bảo là đất đai thì mới vay được tiền ngân hàng… ”

Tạ Lan Hương - Cán bộ tín dụng BIDV chi nhánh tỉnh Sơn La

“…Theo anh thì hiện nay quy chế cho vay nội bộ của Vietinbank hay các NHTM khác đều đánh giá cao vai trò của các thông tin phi tài chính nhưng thực tế thì doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân thì cứ phải có tài sản đảm bảo và mối quan hệ tốt với ngân hàng thì mới có thể nhận được khoản vay… ngân hàng thà để tiền chết một chỗ chứ không bao giờ cho vay rủi ro mà không có tài sản đảm bảo…”


Nguyễn Văn Thọ - Trưởng phòng tín dụng Vietinbank chi nhánh tỉnh Sơn La

“…ngân hàng của anh cũng sử dụng 15 chỉ tiêu trên để chấm điểm tín dụng của khách hàng, trọng số của chỉ tiêu phi tài chính luôn được đánh giá cao hơn trong quá trình tổng hợp điểm tín dụng…quy trình tín dụng chặt chẽ trải qua rất nhiều phòng ban và kiểm soát khách quan nên chỉ cần có mục đích vay hợp pháp, sau đó xét đến việc không nằm trong các trường hợp bị hạn chế bởi pháp luật, không vượt quá hạn mức cho vay theo cơ cấu nghành, tình hình tài chính tốt và có tài sản đảm bảo thì chắc chắn được vay…”

Bùi Huy Quyền - Cán bộ tín dụng LienVietPostBank chi nhánh tỉnh Hòa Bình

“…chị thấy 15 chỉ tiêu trên còn chưa đủ so với quy chế cho vay ban hành nội bộ ngân hàng MBank đó, tuy nhiên các chỉ tiêu trên rất quan trọng và chị nhấn mạnh vào nhân tố tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, đặc biệt là báo cáo tài chính được kiểm toán được đánh giá cao và dễ dàng được vay vốn hơn…”

Nguyễn Thị Lan - Cán bộ tín dụng MBank chi nhánh tỉnh Hòa Bình

“…Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng rất hay và độc đáo, phương án kinh doanh khả thi và hiêu quả do các bạn trẻ có năng lực triển khai. Tuy nhiên, các bạn ý không có các mối quan hệ xã hội tốt, hơn nữa cũng không có các tài sản thế chấp thì ngân hàng không dám bỏ vốn ra…”

Nguyễn Văn Lâm - Cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên

“…mặc dù quy trình cấp tín dụng của ABBank rất chặt chẽ và khắt khe, tuy nhiên quyết định được cho vay hay không lại phụ thuộc phần lớn vào chính cán bộ thẩm định tín dụng, sẽ có những tư vấn và định hướng cho khách hàng biết cách tiếp cận khoản vay của ngân hàng, nên bảo doanh nghiệp khó vay thì cũng khó nhưng bảo dễ vay thì cũng dễ thôi mà…”

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cán bộ tín dụng ABBank chi nhánh tỉnh Điện Biên

“…khi xem xét cho khách hàng vay hay không trước tiên là tư cách pháp nhân, mục đích vay hợp pháp, tiếp theo là phương án kinh doanh khả thi, tình hình tài chính và cuối cùng mới là tài sản thế chấp. Nếu doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi thì ngân hàng sẵn sàng cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo, nhưng bù lại ngân hàng nâng mức lãi suất cho vay lên…”


Nguyễn Văn Đồng - Cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh tỉnh Lai Châu

“…vùng tây bắc thì toàn doanh nghiệp nhỏ nên không thể đòi hỏi được là kinh nghiệm quản lý hay là báo cáo tài chính kiểm toán đâu, cũng không hy vọng về tài sản thế chấp hay dự báo tình hình kinh doanh. Yếu tố quan trọng nhất trong quyết định được vay hay không chính là mối quan hệ của doanh nghiệp với chính quyền có tốt hay không. Nếu mối quan hệ tốt thì chẳng cần các nhân tố khác nữa, nếu mối quan hệ không tốt thì chắc chắn là doanh nghiệp không đảm bảo được các tiêu chí xếp hạng tín dụng thì không cần phải giải ngân nữa…”

Nguyễn Quang Huy - Cán bộ tín dụng Vietinbank chi nhánh tỉnh Lai Châu

Thứ hai, kết quả nghiên cứu định tính của 10 cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng của các NHTM trong tiểu vùng Tây Bắc có 100% người được hỏi đều đánh giá cao vai trò của thông tin cứng trong thu thập thông tin xếp hạng tín nhiệm khách hàng, có 40% người được hỏi nhắc đến vai trò của thông tin mềm và hé lộ về mạng lưới mối quan hệ giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận khoản vay của ngân hàng hơn.

Kết luận chung sau quá trình phỏng vấn sâu cho thấy về cơ bản mô hình nghiên cứu luận án đề xuất là phù hợp với bối cảnh và thực tiễn DNNVV không có nhiều sự khác biệt trong các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định cho vay khách hàng DNNVV của các NHTM tiểu vùng Tây Bắc.

Sau khi tổng hợp và hiệu chỉnh lại mô hình và bảng khảo sát sơ bộ lần 1, tác giả tiếp tục gửi bảng khảo sát trực tiếp đến 20 cán bộ tín dụng tại các NHTM trên địa bàn nhằm thu thập phản hồi của các cán bộ tín dụng về quy cách trình bày, chất lượng thông tin, sự dễ hiểu của bảng hỏi. Sau đó tác giả điều chỉnh, hoàn thiện thang đo và bảng kháo sát sơ bộ lần 2, Đây là căn cứ thực tiễn để tác giả hoàn thiện bảng khảo sát chính thức để tiến hành điều tra trên số mẫu tổng thể.

Như vậy, sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia thực tiễn về đánh giá tính khả thi của các nhân tố được tác giả đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu ban đầu: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng DNNVV tại khu vực tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam. Kết thúc quá trình nghiên cứu định tính tác giả chắt lọc đưa 8 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng: nhân tố thông tin về doanh nghiệp; nhân tố thông tin về tài chính; nhân tố thông tin về tài sản thế chấp; nhân tố về lịch sử tín dụng; nhân tố về năng lực của chủ doanh nghiệp; nhân tố về tính cách chủ doanh nghiệp; nhân tố về sự tham gia mạng lưới xã hội; nhân tố thông tin về mối quan hệ cho vay với ngân hàng.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí