Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Các Doanh Nghiệp Khai Thác Đá Ở Bình Dương.

2.4.2. Quy định pháp lý

Hoàng Thu Hiền (2017), nhận định mỗi chính sách, quy chế quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước và của ngành đều gián tiếp ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán nói chung và tổ chức KTQTCP nói riêng tại mỗi DN. Ngoài ra, khi Nhà nước ban hành Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán đã ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức kế toán tài chính và ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tổ chức KTQTCP tại mỗi DN. Mặc dù thông tin KTQTCP cung cấp, phục vụ cho các nhà quản lý ra quyết định phù hợp về chiến lược sản xuất kinh doanh của DN, không phải cung cấp cho các cơ quan chủ quản. Nhưng thông tin KTQTCP cung cấp một phần thu thập từ thông tin kế toán tài chính. Do đó các chính sách, chế độ của Nhà nước hay của ngành cũng ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTQTCP tại mỗi DN. Nhân tố này có tác động cùng chiều với công tác KTQTCP trong các DN khai thác đá, DN phải tuân thủ nhiều quy định liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, các chi phí phát sinh do phải đáp ứng các quy định này cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

2.4.3. Kiểm soát chi phí môi trường

Nguyễn Thị Đức Loan (2019), trong ngành khai thác đá các vấn đề về liên quan đến môi trường luôn được Nhà nước và các cơ quan chức năng quan tâm, cần phải được giải quyết trong hiện tại và tương lai, chính vì thế các chi phí liên quan phát sinh trong DN thường xuyên và có giá trị rất lớn, nếu không được kiểm soát tốt vấn đề bảo vệ môi trường có thể ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh của DN. Do có tác động cùng chiều nên việc vận dụng nhân tố này vào công tác KTQTCP sẽ giúp DN tập trung vào các chiến lược kinh doanh hơn và đảm bảo lợi nhuận tốt nhất cho DN.

2.4.4. Trình độ nhân viên kế toán

Radhakrishna, A. and R.Satya Raju (2015), trình độ nhân viên kế toán là những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng trong công việc. Trong KTQTCP, trình độ nhân viên kế toán trong DN chưa được đạo tạo chuyên sâu, chính vì thế các thông tin, báo cáo dự toán, báo cáo KTQTCP chưa được cung cấp đầy đủ đến nhà quản lý, ban lãnh đạo. Nhân tố này cũng có tác động cùng chiều với

KTQTCP trong các DN khai thác đá, nhân viên càng có trình độ càng cao, biết vận dụng KTQTCP vào ngành khai thác đá sẽ giúp cho việc lập báo cáo, dự toán và cung cấp thông tin chi phí một cách đầy đủ, kịp thời giúp nhà quả trị kiểm soát chi phí và đưa ra các quyết định hiệu quả nhất.

2.4.5. Nhận thức về kế toán quản trị chi phí

Trần Ngọc Hùng (2016), nhận thức về KTQTCP của các nhà quản lý trong DN là việc ban lãnh đạo, nhà quản lý nắm vững và hiểu được tầm quan trọng khi vận dụng KTQTCP vào DN. Có tác động cùng chiều với KTQTCP, nhà quản trị cũng phải có kiến thức am hiểu và nhận thức được tầm quan trọng trong việc vận dụng công tác KTQTCP.

2.4.6. Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí

Trần Ngọc Hùng (2016), mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí trong KTQTCP của DN đòi hỏi nhà quản trị phải quan tâm đến hiệu quả của bộ máy kế toán, hoạt động linh hoạt, đạt được các mục tiêu về kiểm soát, tiết kiệm chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Trong DN khai thác đá, nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều với công tác KTQTCP, các chi phí phải bỏ ra cho việc đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, con người phải thấp hơn lợi ích mang về, việc tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận thúc đẩy DN phải tiến tới vận dụng công cụ KTQTCP.

2.4.7. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp

Trần Ngọc Hùng (2016), nhận định quy mô DN là một nhân tố quan trọng, tác động đến cả cấu trúc lẫn sự sắp xếp về mặt kiểm soát trong DN. Các nhà quản trị và kế toán viên trong DN lớn thường phải xử lý một lượng thông tin lớn hơn, và mức độ phúc tạp về phân quyền, về số lượng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, hay về vận hành, cách thức sản xuất…chính vì vậy việc các DN quy mô lớn có xu hướng vận dụng hệ thống kế toán quản trị ở mức độ phức tạp hơn so với DN quy mô nhỏ. Việc quyết định quy mô sản xuất của DN là một việc rất quan trọng, tác động lâu dài đến kết quả sản xuất kinh doanh. Quy mô quá lớn so với cầu thị trường dẫn đến các chi phí không cần thiết cũng sẽ lớn theo, trong ngành khai thác đá, nếu công suất khai thác sản xuất quá lớn, sản xuất quá nhiều

trong khi cầu thị trường quá thấp sẽ dẫn đến phát sinh chi phí lưu trữ bãi, di dời đá thành phẩm; sản xuất theo nhu cầu thị trường dưới mức công suất, dẫn tới hao phí các chi phí về khấu hao tài sản dưới công suất sản xuất, chi phí nhân công dư thừa. Ngược lại, quy mô sản xuất nhỏ so với nhu cầu thì sẽ bỏ lỡ các cơ hội phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, hoặc quy mô sản xuất nhỏ nhưng lại muốn đáp ứng hết phần lớn nhu cầu thì phải đầu tư lại quy mô, hoặc nâng cấp chấp vá từ quy mô hiện tại dẫn đến không đồng bộ. Nhân tố quy mô sản xuất của DN tác động cùng chiều với công tác KTQTCP, quy mô càng lớn đòi hỏi hệ thống KTQTCP càng lớn, chuyên nghiệp, càng phải kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ hơn, cung cấp các thông tin nhanh hơn cho nhà quản lý.

2.4.8. Hình thức sản xuất của doanh nghiệp

Hình thức sản xuất (cách thức sản xuất), trong các DN khai thác đá hiện nay gồm đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn của DN, thuê mướn toàn bộ và kết hợp vừa thuê mướn vừa bằng nguồn vốn. Nhân tố này tác động cùng chiều với KTQTCP, hình thức sản xuất nào chủ DN cũng phải đề cao công tác kiểm soát chi phí, có kế hoạch chi phí sản xuất, để có thể đưa ra quyết định nhanh nhất, hiệu quá nhất cho DN.

Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương.

STT

Nhân tố

Cơ sở lý thuyết

Kỳ vọng

1

Chiến lược kinh doanh

Lý thuyết ngẫu nhiên

Cùng chiều

2

Quy định pháp lý

Lý thuyết ngẫu nhiên

Lý thuyết hợp pháp

Cùng chiều


3


Kiểm soát chi phí môi trường

Lý thuyết hợp pháp Lý thuyết lợi ích giữa

các bên liên quan


Cùng chiều

4

Trình độ nhân viên kế toán

Lý thuyết ngẫu nhiên

Lý thuyết đại diện

Cùng chiều

5

Nhận thức về kế toán quản trị chi phí

Lý thuyết đại diện

Cùng chiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương - 6




Lý thuyết lợi ích giữa các bên liên quan

Lý thuyết hợp pháp


6

Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí

Lý thuyết quan hệ lợi

ích và chi phí

Cùng chiều

7

Quy mô sản xuất của doanh nghiệp

Lý thuyết ngẫu nhiên

Cùng chiều

8

Hình thức sản xuất của doanh nghiệp

Lý thuyết ngẫu nhiên

Cùng chiều

Công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình 2

Công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình 3

Công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình 4

Công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình 5


Công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương

Từ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương, kết hợp với cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền có liên quan đến KTQTCP, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:


Chiến lược kinh doanh




Quy định pháp lý




Kiểm soát

chi phí môi trường




Trình độ

nhân viên kế toán



Nhận thức về

kế toán quản trị chi phí



Mối quan hệ giữa

lợi ích và chi phí



Quy mô sản xuất



Hình thức sản xuất



Sơ đồ 2 3 Mô hình nghiên cứu dự kiến Nguồn Tác giả tổng hợp TÓM TẮT 6

Sơ đồ 2 3 Mô hình nghiên cứu dự kiến Nguồn Tác giả tổng hợp TÓM TẮT 7

Sơ đồ 2 3 Mô hình nghiên cứu dự kiến Nguồn Tác giả tổng hợp TÓM TẮT 8

Sơ đồ 2.3: Mô hình nghiên cứu dự kiến

Nguồn: Tác giả tổng hợp

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2, tác giả đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết về KTQTCP cùng với các lý thuyết nền: lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết đại diện, lý thuyết về quan hệ giữa lợi ích và chi phí, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết các bên liên quan.

Bên cạnh đó tác giả đã trình bày đặc điểm, quy trình khai thác sản xuất kinh doanh, những loại chi phí trong DN khai thác đá, khái niệm về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương. Đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến.

Dựa trên nền tảng chương 1 và chương 2, tác giả trình bày nội dung và phương hướng nghiên cứu ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khung nghiên cứu

Khung lý thuyết: tổng quan các công trình nghiên cứu trước, cùng với lý thuyết nền có liên quan. Khung thực tiễn: phỏng vấn các chuyên gia, thảo luận nhóm và khảo sát thực tế.

Từ đó nhận diện các nhân tố và mô hình lý thuyết liên quan đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương. Xác định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và thang đo, kiểm định và phân tích số liệu, cuối cùng đưa ra kết quả nghiên cứu.


Khung lý thuyết

Nhận diện các nhân tố

và mô hình lý thuyết

Khung thực tiễn

Xác định mô hình,

giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định và

phân tích số liệu

Kết quả nghiên cứu

Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu

Nguồn: Đinh Phi Hổ (2014)

3.2. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: trình bày tổng quan cơ sơ lý thuyết, đề xuất thang đo đưa ra thảo luận để đạt được thang đo chính thức. Nghiên cứu định lượng bằng phần mềm SPSS 20.0, đo lường độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, mô hình hồi quy đa biến. Quy trình được trình bày như sau:


Tổng quan

cơ sở lý thuyết

Thang đo

nháp

Thảo luận

Thang đo

chính thức

Nghiên cứu

định lượng

Đo lường

độ tin cậy

- Kiểm tra hệ số cronbach apha tổng thể > 0,6

- Loại các biến có hệ số nhỏ hơn tổng thể

Phân tích

nhân tố khám phá

- Kiểm tra phương sai trích

- Loại các biến quan sát không thoả điều kiện

Phân tích mô hình

hồi quy đa biến


Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2011)

3.3. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: xác định mục đích nghiên cứu gồm xác định nhân tố, xây dựng, hoàn thiện thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn các chuyên gia. Công cụ nghiên cứu: lập dàn bài và tiến hành thảo luận. Đối tượng tiếp cận: các chuyên gia trong lĩnh vực khai thác đá.

Nghiên cứu định lượng: xác định mục đích nghiên cứu: đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương, kiểm định và lượng hoá mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình. Phương pháp nghiên cứu: khảo sát. Công cụ nghiên cứu: lập phiếu khảo sát với bảng câu

hỏi chi tiết và gửi trực tiếp hoặc bằng các phương tiện truyền thông đến các đối tượng cần khảo sát. Đối tượng khảo sát: thành viên Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng các bộ phận.

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Mục đích: xác định các nhân tố, xây dựng và hoàn thiện thang đo các nhân tố ảnh

hưởng

Mục đích: đo lường các nhân tố, kiểm định và lượng hoá mối quan hệ các nhân tố

trong mô hình

Phương pháp: phỏng vấn các

chuyên gia

Phương pháp: khảo sát

Công cụ: lập dàn bài và thảo

luận

Công cụ: lập phiếu khảo sát

với bảng câu hỏi chi tiết gửi đến đối tượng cần khảo sát

Đối tượng: chuyên gia trong

ngành khai thác đá.

Đối tượng: hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, kế toán

trưởng, trưởng bộ phận

Sơ đồ 3.3: Nội dung nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Nghiên cứu định tính

Nội dung chính: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương, đồng thời cho thấy được thực trạng vận dụng KTQTCP tại các DN này.

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí