Phân Tích Khái Niệm Năng Lực Động Của Các Tiền Nghiên Cứu


Tsai, 2012)

- NL sáng tạo tri thức

- NL lưu trữ tri thức

- NL ứng dụng tri thức









tiếp

Hồ Trung Thanh (2012)

NL định hướng học hỏi

NL sáng tạo

NL hội nhập

toàn diện

-

Định hướng KD

NL

Marketing

-

-

-

Tích cực và trực tiếp

Protogerou & cộng sự (2012)

NL học hỏi

-

NL phối hợp

-

-

-

Phản ứng cạnh tranh mang tính chiến

lược

-

-

Tích cực và gián tiếp

Banjongpraset (2013)

NLĐ tổng quát

NL cụ thể

-

Có. NLĐ tổng quát tác động trực tiếp và tích cực tới NLĐ cụ

thể

Tích cực và trực tiếp

- NL hấp thụ

NL thích ứng

NL sắp xếp

-

NL quản trị


-


Frasquet & cộng sự (2013)

NLĐ tổng quát

NLĐ cụ thể

Có. DNBL

Có. NLĐ tổng quát tác động trực tiếp và tích cực tới NLĐ cụ thể

Không thực hiện nghiên cứu

NL học hỏi và tiếp nhận tri thức mới

NL thích ứng

NL quản trị, phối hợp và phát triển hệ thống kênh bán

lẻ

NL xây dựng và phát triển thương hiệu

Tầm nhìn và định hướng chiến lược của DN

NL tìm kiếm điểm bán và quản trị kho hàng

NL quản trị quan hệ khách hàng

mặt hàng thời trang may mặc ở Anh Quốc

Nguyễn Trần Sỹ (2013)

- NL tiếp thu

- NL cảm nhận

- NL thích nghi

-

- NL kết nôi

- NL tích hợp

-

-

-

-

-

-

-

Wilden & cộng

- NL cảm nhận

NL tái định

-

-

-

-

NL nắm

-

-

Tích cực và gián

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 25


sự (2013)


dạng





bắt



tiếp

Tseng & Lee (2014)

- NL cảm nhận

- NL chuyển đổi và bảo vệ tri thức

-

NL tích hợp

-

-

-

-

-

-

Tích cực và trực tiếp

Rehman & Saeed (2015)

NL cảm nhận

-

NL phối hợp

-

-

-

Khả năng phúc đáp với cạnh

tranh

-

-

Tích cực và gián tiếp

Cao (2011),

(2015).

NL cảm nhận

- NL định hình

- NL

chuyển đổi & tái định dạng

NL tích hợp đa kênh

-

-

-

-

Có. DNBL

quốc tế tại thị trường Trung Quốc

-

NL tích hợp đa kênh có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực

Williamson (2016)

- NL cảm nhận

- NL thích ứng

-

NL

chuyển đổi

-

-

-

-

-

-

-

Nguyễn Phúc Nguyên (2016)

- NL học hỏi

- NL thích nghi

--

- NL tích hợp

- NL

phối hợp

-

- NL nhận thức và định hướng thị trường

-

-

-

-

-

Bùi Quang Tuyến (2017)

- NL thích nghi

- Định hướng học hỏi

NL sáng tạo

-

Danh tiếng của DN

Định hướng KD

-

-

-

Có. Các NLĐ có mối quan hệ tác động trực tiếp, tích cực lẫn

nhau

Tích cực và trực tiếp

Torres & cộng

sự (2018)

NL cảm nhận

-

-


-

-

NL nắm

bắt

-

-

Tích cực và gián

tiếp

Frasquet & cộng sự (2018)

NLĐ tổng quát

NLĐ cụ thể

Có. DNBL

Có. NLĐ tổng quát tác động trực tiếp và tích cực tới NLĐ cụ thể

Không thực hiện nghiên cứu

NL quản trị tri thức

NL thích ứng

NL quản trị, phát triển và

phối hợp

NL xây dựng và phát triển

thương

-



mặt hàng thời trang may mặc ở

Anh Quốc





hệ thống kênh bán

lẻ

hiệu







Trong đó:


Các yếu tố thuộc năng lực động tổng quát


Các yếu tố thuộc năng lực động cụ thể của DNBL


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA CÁC TIỀN NGHIÊN CỨU

Các khái niệm về năng lực động được phát biểu trong Bảng 2.1 được phân tích cụ thể như dưới đây:

Quan điểm của Collis (1994) coi năng lực động có vai trò và vị trí tương đương với năng lực đổi mới sáng tạo. Theo đó, năng lực động đề cập đến khả năng của doanh nghiệp trong việc triển khai hiệu quả sự đổi mới, sáng tạo các hoạt động nhằm thích ứng với điều kiện biến động của môi trường. Quan điểm này cho thấy sự làm mới và tính sáng tạo của doanh nghiệp đóng vai trò trọng yếu giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài.

Nghiên cứu của Teece & cộng sự (1997) đã cung cấp một khái niệm mang tính đột phá về năng lực động. Có thể thấy, khái niệm về năng lực động của nhóm tác giả này tập trung vào hai lĩnh vực chính: (1)- khả năng làm mới các năng lực của doanh nghiệp để đáp ứng nhanh chóng và kịp thời với những những điều kiện môi trường thay đổi; và (2)- khả năng quản trị để thích ứng, tích hợp và tái định dạng một cách hiệu quả các nguồn lực nội bộ và bên ngoài để thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi. Theo Teece & cộng sự (1997), các năng lực của tổ chức có thể được thay đổi thông qua các năng lực động. Tiếp tục kế thừa từ nghiên cứu này, Teece (2007) đã đề cập đến cách thức các doanh nghiệp có thể duy trì một lợi thế cạnh tranh bằng việc phúc đáp và tạo ra các thay đổi của môi trường. Trong khi đó, (Helfat & Peteraf, 2009) lập luận rằng mục tiêu của năng lực động cũng chính là mục tiêu và tham vọng của toàn doanh nghiệp.

Helfat (1997); Helfat & cộng sự (2007) lại đưa ra một cách giải thích khác về năng lực động so với Teece & cộng sự (1997). Theo đó, tác giả cho rằng năng lực động là khả năng của một tổ chức để sáng tạo, mở rộng hay sửa đổi một cách có mục đích các cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động được thực hiện theo khuôn mẫu hoặc theo một mục đích nào đó. Helfat & cộng sự (2007) chỉ ra sự khác biệt giữa năng lực động với các năng lực vận hành ở chỗ năng lực động tập trung nhiều vào sự thay đổi. Tác giả này cũng tiếp cận năng lực động theo quan điểm của Eisenhardt & Marti (2000) mà theo đó, các quy trình hoạt động và quản trị được xem như là một thành phần quan trọng của năng lực động. Khái niệm về năng lực động đã chỉ ra rằng năng lực động thực hiện ba chức năng: (1)- nhận dạng nhu cầu hay các cơ hội cho sự thay đổi: (2)- phúc đáp lại các nhu cầu và cơ hội đó; và (3)- thực hiện các hành động. Ngắn gọn hơn, năng lực động liên quan đến hai hoạt động chính: tím kiếm và lựa chọn – cũng tương tự việc thực thi (triển khai). Helfat & cộng sự ( 2007) đã tổng hợp được hàng loạt các định nghĩa, khái niệm của các tác giả khác và đã tập


trung vào các yếu tố môi trường thay đổi nhưng nghiên cứu này vẫn chưa giải thích một cách rõ ràng về tính động của môi trường để phân biệt giữa năng lực động với các dạng năng lực khác của doanh nghiệp.

Eisenhardt & Martin (2000) giải thích rằng năng lực động là các quy trình. Bằng việc nghiên cứu các học thuyết về tổ chức, các tác giả đã phân tích các quá trình dựa trên sự kế thừa lý thuyết năng lực động của Helfat & Peteraf (2009). Hai tác giả đã thảo luận về bốn đặc điểm của năng lực động liên quan đến việc các năng lực bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường và sự sáng tạo theo thời gian như thế nào. Đặc điểm thứ nhất, Eisenhardt & Martin (2000) giải thích rằng năng lực động bao gồm các quy trình chiến lược và tổ chức cụ thể để quản lý các nguồn lực theo cách thức sáng tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp. Năng lực động được hiểu là một tập hợp các quy trình cụ thể và có thể nhận dạng được như là việc phát triển sản phẩm. Đặc điểm thứ hai, năng lực động không phải là một khái niệm mơ hồ và trùng lặp. Thực tế có các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ tính hiệu quả của các năng lực này. Đặc điểm thứ ba, kết quả của năng lực động có thể dự báo được hay không phụ thuộc vào cơ chế động của thị trường. Đặc điểm cuối cùng, nhóm tác giả ngụ ý rằng việc phát triển các năng lực động được định hình thông qua cơ chế học hỏi như quá trình thực nghiệm. Mục đích nghiên cứu của Eisenhardt & Marti (2000) là hiểu sâu hơn nữa về năng lực động và củng cố lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực RBV. Hai tác giả còn cho rằng các năng lực động không phải là các điều kiện cần thiết cho lợi thế cạnh tranh và năng lực động có tác động gián tiếp và cùng chiều đến hiệu suất và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Salvato (2009) đã chỉ ra rằng có mối liên kết trực tiếp giữa năng lực động và sự thành công của doanh nghiệp.

Quan điểm của Griffith & Harvey (2001) đặt trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu với sự cạnh tranh và tính biến động của môi trường là rất lớn và phức tạp. Tác giả cho rằng năng lực động là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh. Năng lực động được xem như là một yếu tố tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp; tạo ra rào cản bắt chước và giúp doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh trên cơ sở kết hợp hiệu quả và đồng thời tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu. Có thể thấy, quan điểm của hai tác giả này đã chỉ ra năng lực động là yếu tố mang tính duy nhất, tạo nên bản sắc cho doanh nghiệp thông qua sự khác biệt mang tính nổi trội và tính khó bắt chước của năng lực động. Khái niệm của hai tác giả cũng khẳng định năng lực động là nguồn quan trọng tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Lee & cộng sự (2002) tiếp cận năng lực động như là một thành tố giúp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực động được xem là một dạng năng


lực mới, giúp doanh nghiệp thích ứng được những thay đổi của môi trường, qua đó phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, các tác giả này cho rằng năng lực động được hình thành trong điều kiện thị trường biến động, thông qua năng lực động, doanh nghiệp có thể duy trì và đảm bảo khả năng cạnh tranh thành công ngay cả trong điều kiện thị trường thay đổi.

Winter (2003) chỉ ra rằng năng lực động là một dạng năng lực có thứ bậc cao hơn các năng lực thông thường. Tại đó, dựa trên các năng lực thông thường, doanh nghiệp thay đổi, tái cấu trúc, làm mới, sáng tạo và tạo lập các năng lực động cho doanh nghiệp. Nói cách khác, năng lực động được xem như khả năng vận dụng các năng lực thứ bậc cao vào các năng lực thông thường của doanh nghiệp Tác giả cũng cho rằng năng lực động được hình thành và tạo lập xuất phát từ nhu cầu thay đổi từ trong nội bộ của doanh nghiệp. Sự thay đổi này giúp các năng lực trở nên hiệu quả hơn và trở thành nguồn quan trọng giúp tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quan điểm nội suy của Winter (2003) đã tạo ra một cách thức tiếp cận khác cho năng lực động: năng lực động không nhất thiết chỉ được tạo ra khi có sự thay đổi và biến động từ môi trường, năng lực động có thể được tạo ra ngay cả khi bản thân doanh nghiệp cần sự thay đổi và tái cấu trúc các hoạt động nội bộ của mình.

Zahra & cộng sự (2006) coi năng lực động là khả năng mà tại đó doanh nghiệp có thể thay đổi và tái cấu trúc các nguồn lực cũng như các hoạt động thường nhật và thói quen của doanh nghiệp. Theo đó, năng lực động là sự thay đổi, làm mới và sáng tạo hiệu quả các năng lực và nguồn lực mới dựa trên các năng lực và nguồn lực hiện có. Xuất phát từ những thay đổi nội bộ, năng lực động đóng vai trò tạo lập, điều chỉnh và thích ứng với sự thay đổi đó để nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Các tác giả cũng khẳng định năng lực động cần phải được thực hiện bởi các nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp.

Wang & Ahmed (2007) coi năng lực động là khả năng doanh nghiệp định hướng và thay đổi để phối hợp, tái cấu trúc, sáng tạo các nguồn lực và năng lực. Có thể thấy quan điểm của Wang & Ahmed (2007) kế thừa quan điểm năng lực động của Teece & cộng sự (1997) là dựa trên việc tái định dạng nguồn lực và tạo ra các điều mới cho doanh nghiệp trong điều kiện môi trường thay đổi. Theo đó, năng lực động là sự tổng hòa của quá trình phối hợp các năng lực; tái cấu trúc các năng lực, làm mới/ thay đổi và sáng tạo các năng lực cốt lõi. Quan điểm này cũng cho thấy năng lực động chính là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp được đặt trong điều kiện môi trường biến động và thay đổi. Do vậy, năng lực động cũng đảm bảo các điều kiện của một năng lực cốt lõi như mang lại giá trị cho doanh nghiệp, có tính hiếm trên thị trường, khó bị đối thủ cạnh tranh bắt chước và không thể bị thay thế bởi nguồn lực hay năng lực khác. Trên cơ sở


đó, Wang & Ahmed (2007) cũng khẳng định năng lực động đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Barreto (2010) chỉ ra rằng năng lực động được hình thành dựa trên sự thay đổi của môi trường. Theo đó, năng lực động là khả năng phúc đáp có hiệu quả và kịp thời của doanh nghiệp với những thay đổi của môi trường. Dựa trên những biến động của thị trường, năng lực động giúp doanh nghiệp thay đổi các nguồn lực và năng lực bên trọng để thích ứng với bên ngoài một cách hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời. Hướng tiếp cận ngoại suy về năng lực động của Barreto (2010) cho thấy sự cần thiết của việc nuôi dưỡng và phát triển năng lực động để phúc đáp hiệu quả với các thay đổi của môi trường.

Menon & Yao (2017) coi năng lực động là một dạng năng lực của doanh nghiệp được đặt trong bối cảnh môi trường biến động. Theo đó, năng lực động bao gồm đầy đủ các đặc điểm, tính chất của một năng lực thuần túy: khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực một cách có mục đích vào các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Ngoài ra, năng lực động cũng có sự khác biệt với các năng lực thông thường. Hai tác giả đã chỉ ra sự khác biệt đó là khả năng phúc đáp với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Cụ thể, năng lực động là năng lực mà tại đó doanh nghiệp có thể ứng phó hiệu quả với sự biến động của môi trường kinh doanh.

Banjongprasert (2013) coi năng lực động là khả năng nhận dạng và phúc đáp với các thay đổi của môi trường. Thông qua những thay đổi đó, năng lực động giúp doanh nghiệp phối kết hợp các thông tin mới và thông tin hiện tại để làm mới và sáng tạo các nguồn lực cũng như quản trị hiệu quả các hoạt động chức năng để tương thích với sự thay đổi của môi trường. Quan điểm tiếp cận của tác giả này cho thấy năng lực động được hình thành trong điều kiện thị trường có tính “động”. Trên cơ sở nhận dạng những thay đổi của môi trường, năng lực động giúp doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và sắp xếp hiệu quả các nguồn lực và năng lực để tương thích với điều kiện thị trường mới.

PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT


1. Giới thiệu

Xin chào Ông/Bà!

Tôi là Nguyễn Phương Linh, hiện nay tôi đang thực hiện một nghiên cứu về năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BLVN. Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi rất cần sự giúp đỡ của các Ông/Bà – những người có kinh nghiệm thực tế với vấn đề nghiên cứu để trả lời những câu hỏi dưới đây.

Tôi xin cam đoan những thông tin trả lời của Ông/Bà sẽ được bảo mật và chỉ


dành cho mục đích nghiên cứu mà không dành cho bất kỳ mục đích nào khác. Trường hợp cần thêm bất kỳ thông tin nào liên quan đến tác giả và nội dung khảo sát, Ông/Bà vui lòng liên hệ với tác giả theo địa chỉ email: linhnguyen.dhtm@gmail.com.

Trân trọng cám ơn Ông/Bà!

2. Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát

Ông/Bà vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn/ tích vào các mức điểm tương ứng với mức đồng ý của các ông/bà về các phát biểu với ý nghĩa như sau:

1 – Hoàn toàn không đồng ý 2 – Không đồng ý

3 – Bình thường (Không ý kiến) 4 – Đồng ý

5 – Hoàn toàn đồng ý


STT

Nội dung đánh giá

Mức độ đồng ý

I.

AC

Năng lực hấp thụ

1.1

AC-ACQU

Năng lực lĩnh hội tri thức

1

AC-ACQU1

DN của tôi có khả năng thu nhận các tri thức hiện có

của đối thủ cạnh tranh.

1

2

3

4

5

2

AC-ACQU2

DN của tôi luôn chủ động phân tích và nhận dạng

các tác nhân từ môi trường bên ngoài

1

2

3

4

5

3

AC-ACQU3

DN của tôi có nội lực phát triển các năng lực công

nghệ

1

2

3

4

5

1.2

AC-ASSI

Năng lực đồng hóa tri thức

4

AC-ASSI1

DN của tôi có khả năng ứng dụng và đồng bộ các

công nghệ mới với công nghệ hiện tại

1

2

3

4

5

5

AC-ASSI2

DN của tôi có khả năng phát triển nguồn nhân lực

phù hợp với điều kiện mới.

1

2

3

4

5

6

AC-ASSI3

DN của tôi có khả năng thích nghi với các tiêu chuẩn

của ngành.

1

2

3

4

5

7

AC-ASSI4

DN của tôi thường xuyên tham gia các hoạt động

truyền bá tri thức.

1

2

3

4

5

8

AC-ASSI5

DN của tôi thường xuyên tham dự các khóa đào tạo

và các sự kiện liên quan đến tri thức và lĩnh vực chuyên môn.

1

2

3

4

5

9

AC-ASSI6

DN của tôi thực hiện tốt công tác quản trị tri thức.

1

2

3

4

5

1.3

AC-TRAN

Năng lực chuyển đổi tri thức

10

AC-TRAN1

DN của tôi có khả năng sử dụng công nghệ thông tin

để truyền tải các tri thức mới.

1

2

3

4

5

11

AC-TRAN2

DN của tôi có khả năng thích ứng tốt với các điều

kiện và sự kiện mới.

1

2

3

4

5

12

AC-TRAN3

DN của tôi có khả năng trao đổi các thông tin khoa

học và công nghệ bán lẻ mới.

1

2

3

4

5

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí