Một Số Kiến Nghị Với Hiệp Hội Bán Lẻ Việt Nam


dựng hệ thống chính sách bảo vệ người tiêu dùng trên cơ sở phù hợp và các cam kết quốc tế và phù hợp với điều kiện của thị trường Việt Nam cũng như gắn liền với các đề án, chương trình trọng điểm quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và chính sách an sinh xã hội với các nhóm yếu thế.

Xem xét đưa ra các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nội địa, đưa ra các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thúc đẩy việc hình thành các Tập đoàn bán lẻ quốc gia để có đủ tiềm lực cạnh tranh ở trong nước cũng như vươn tầm ra thị trường quốc tế.

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan vĩ mô đối với hoạt động kinh doanh nói chung và bán lẻ nói riêng cũng cần phải được tăng cường và thực hiện thường xuyên, liên tục. Công tác quản lý thị trường cần được quan tâm và tăng cường. Có các chính sách và biện pháp cứng rắn với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay hàng hóa bị cấm lưu thông trên thị trường. Có như vậy thì mới tạo được một môi trường bán lẻ công bằng và minh bạch.

Đưa ra các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy truyền thông và giáo dục cộng đồng, khuyến khich đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho phát triển thị trường bán lẻ.

Thứ hai, Nhà nước chú trọng gia tăng cả về mặt chất và lượng với nhu cầu trong nước, đẩy mạnh hỗ trợ liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa.

Tăng cường các chính sách hỗ trợ nhằm tạo sự gắn kết bền vững và hiệu quả giữa khâu sản xuất với khâu phân phối hàng hóa trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Nhà nước định hướng xây dựng và hình thành các chuỗi cung ứng thuần Việt (bao gồm hình thành sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và các nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ) để tạo mối quan hệ bền vững giữa các thành viên chuỗi trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Việt, góp phần làm nền tảng cho việc thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Các chuỗi cung ứng được hình thành có thể bao gồm nhóm những DN cùng kinh doanh trong một lĩnh vực, một ngành nghề hoặc nhỏ hơn là một nhóm mặt hàng nhất định. Trên cơ sở đó, tạo nên các hệ sinh thái hoàn thiện, khép kín và hiệu quả, góp phần đảm bảo năng lực cung ứng hiệu quả cho các DNBL nói chung cũng như các DNBLVN nói riêng.

Thứ ba, Chính phủ và các Bộ ngành xem xét phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ.

Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và cơ sở hạ tầng cần


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

thiết, tao điều kiện phát triển đồng bộ và hài hòa các loại hình bán lẻ hiện đại, đảm bảo phát triển bền vững, gia tăng số lượng, lựa chọn vị trí bán lẻ phù hợp, tránh tình trạng chồng chéo – nơi thì quá nhiều, nơi lại quá ít các hình thức bán lẻ hiện đại. Nhà nước cũng cần xây dựng các chính sách hoàn thiện để quản lý các loại hình bán lẻ siêu thị tổng thợp, siêu thị chuyên doanh, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi, bán lẻ TMĐT cũng như các hình thức bán lẻ hiện đại khác.

Thứ tư, Nhà nước nghiên cứu hoàn thiện các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh và chính sách hỗ trợ các DNBL nội địa.

Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 21

Tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết theo hướng tinh giản, gọn nhẹ cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các DN nội địa mà đặc biệt là DNNVV tham gia vào thị trường bán lẻ. Đẩy mạnh các chương trình hành động, hướng dẫn, hỗ trợ DNNVV gia nhập vào chuỗi cung ứng sản phẩm nội địa trên cơ sở hoàn thiện Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa.

Thúc đẩy nhanh việc đầu tư triển khai đồng bộ và ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến cho các DNBL nói chung và các DNBLVN nói riêng.

Củng cố và tăng cường khả năng nghiên cứu, phân tích và dự báo xu thế của thị trường để từ đó cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời và công khai đến các DN hoạt động trong ngành bán lẻ.

Thứ năm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khuyến khích các DNBL đa dạng hóa kênh phân phối trên cơ sở kết hợp hài hòa và hiệu quả kênh bán lẻ online và offline.

Nhanh chóng hoàn thiện và ban hành môi trường pháp lý cũng như các văn bản, quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động và hình thức bán lẻ trên thị trường, gồm cả bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại và bán lẻ qua TMĐT trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với đặc điểm kinh tế xã hội của nước ta.

Xây dựng khung cơ chế chính sách để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu hạ tầng công nghệ thông tin (Internet, mạng di động 4G, 5G…) và các dịch vụ hỗ trợ (thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử…), làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ mô hình bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh việc truyền thông và quảng bá, khuyến khích người dân sử dụng thanh toán điện tử, từng bước chuyển biến trong nhận thức và thói quen dùng tiền mặt của người dân để tiến tới thực hiện xã hội hóa thanh toán điện tử toàn dân.

Thứ sáu, xây dựng lộ trình cụ thể và rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ bán lẻ, đáp ứng yêu cầu bán lẻ hiện đại.

Hoàn thiện khung cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng với các yêu cầu mới của ngành bán lẻ. Xây dựng và triển khai các cơ chế hỗ trợ phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý cho


ngành bán lẻ, từng bước tạo nguồn nhân sự có trình độ và tay nghề cao để phát triển ngành bán lẻ theo hướng tiệm cận với thị trường bán lẻ quốc tế.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ và có khả năng ứng dụng thành thạo CNTT vào công việc chuyên môn trên cơ sở tận dụng tối đa những thành quả mà CMCN 4.0 mang lại.

Thứ bảy, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thương mại.

Có chính sách hỗ trợ các DN phân phối nói chung và các DNBLVN nói riêng ứng dụng CNTT và các phần mềm quản lý trong hoạt động vận hành và bán lẻ, đẩy mạnh khuyến khích sử dụng các tiện ích mới như truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sử dụng QR Code tại các kênh phân phối bán lẻ.

5.3.2 Một số kiến nghị với Hiệp hội bán lẻ Việt Nam

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các DNBL nội địa phát triển trên cơ sở chú trọng nuôi dưỡng và phát triển các năng lực động để sẵn sàng, chủ động thích ứng với những biến động của môi trường vĩ mô và môi trường ngành, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị về phía Hiệp hội các ngành nghề, ngành hàng có liên quan trực tiếp tới bán lẻ như sau:

Một là, các Hiệp hội có liên quan trực tiếp tới ngành bán lẻ cần nghiên cứu kiện toàn bộ máy tổ chức, quy chế hoạt động, tiến tới xây dựng mô hình hoạt động chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong Hiệp hội. Cần tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, nắm bắt và dự báo những xu hướng bán lẻ mới cũng như xu hướng phát triển ngành bán lẻ nội địa trong tương lai để đưa ra các chính sách, hành động phù hợp, hoàn thành tốt chức năng chính của Hiệp hội cũng như chức năng hỗ trợ hiệu quả ngành bán lẻ VN trong dài hạn.

Hai là, với chức năng là đại diện cộng đồng DN, ngành hàng; Hiệp hội bán lẻ và các Hiệp hội có liên quan trực tiếp tới ngành bán lẻ cần thực hiện tốt vai trò và sứ mệnh là cầu nối giữa DN với các cơ quan quản lý vĩ mô, với các đối tác và với khách hàng. Thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, ghi nhận các ý kiến đề xuất của các hội viên và chuyển các ý kiến đến các cơ quan quản lý vĩ mô có liên quan để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên cơ sở tạo môi trường hoạt động kinh doanh công bằng và thuận lợi.

Ba là, phối hợp cùng các cơ quan vĩ mô có liên quan và cùng các hội viên để hoạch định các định hướng phát triển chung cho toàn ngành. Đồng thời đưa ra các chính sách, hành động để thực hiện các định hướng chiến lược đó.

Bốn là, Hiệp hội đóng vai trò là đơn vị tổ chức thu thập và cung cấp thông tin cần thiết về ngành cho các hội viên khi cần thiết. Thực hiện chức năng hỗ trợ nghiên cứu thị trường, truyền thông và xúc tiến thương mại cho toàn ngành hàng nói chung


và cho các hội viên nói riêng.

Năm là, là cầu nối giữa các hoạt động trong nước với các đối tác quốc tế. Với ngành bán lẻ, Hiệp hội bán lẻ VN phải là cầu nối hiệu quả, tạo lập và duy trì các mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững giữa các DNBL trong nước nói chung và các DNBLVN nói riêng với các đối tác quốc tế như các nhà cung ứng sản phẩm hàng hóa nước ngoài, các đơn vị logisitics, các DN tài chính tín dụng, các tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán điện tử hay các đối tác đầu tư nước ngoài…

Sáu là, Hiệp hội cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh bán lẻ cho các DNBL như các dịch vụ đào tạo phát triển nhân lực; dịch vụ tư vấn pháp lý, đầu tư; hỗ trợ phát triển các công nghệ quản lý và các công nghệ bán lẻ mới cho các hội viên.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5 đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực động của các DNBLVN để từ đó cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Bốn nhóm giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao năng lực động của các DNBLVN gồm: giải pháp nâng cao năng lực hấp thụ, giải pháp nâng cao năng lực tích hợp đa kênh, năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực đổi mới sáng tạo. Từ các kết quả và thực trạng nghiên cứu được chỉ ra ở chương 4, các giải pháp nâng cao năng lực động đưa ra ở chương 5 được sắp xếp theo thứ tự và mức độ ưu tiên cho những năng lực có ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, chương 5 cũng đề xuất một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô và Hiệp hội bán lẻ thông qua việc xây dựng môi trường và hành lang pháp lý thông thoáng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đáp ứng với những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của ngành bán lẻ.


KẾT LUẬN

Thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất toàn cầu. Bên cạnh những cơ hội phát triển và mở rộng thị trường, các thách thức và khó khăn đặt ra cũng không nhỏ. Sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh; sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ sức ép mở cửa ngành bán lẻ, sự thay đổi mang tính bất ngờ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các DNBL nói chung và các DNBLVN nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu về việc cần thiết phải thiết lập, nuôi dưỡng và duy trì các năng lực đặc biệt, cho phép DNBLVN thích ứng với điều kiện biến động của thị trường và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, những nghiên cứu có tính lý luận về năng lực động, về mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh gắn với khách thể là các DN trong ngành bán lẻ được coi là khá mới mẻ trên thế giới cũng như tại bối cảnh thị trường Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án “Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam” được xem là có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

1. Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực động, về các lý thuyết nền tảng của năng lực động. Luận án đã đưa ra khái niệm về năng lực động và chỉ rõ quan điểm tiếp cận năng lực động của DNBL. Đồng thời, gắn với đặc thù của DN kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, luận án đã đưa ra những luận cứ để nhận dạng các thành tố năng lực động động trên cơ sở cấu trúc các yếu tố này thành hai nhóm: nhóm thành tố năng lực động tổng quát (gồm năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo); và nhóm thành tố năng lực động cụ thể (năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh) của DNBL. Trong đó, luận án đã lập luận để cho thấy các năng lực động cụ thể được nuôi dưỡng và phát triển từ sự tác động của các năng lực động tổng quát tới các năng lực tác nghiệp, giúp DNBL thích ứng với các điều kiện thay đổi từ môi trường. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra các luận cứ nhằm chỉ ra khả năng tồn tại mối quan hệ giữa nhóm năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể cũng như sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL. Từ đó, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu với 12 giả thuyết: 4 giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa nhóm năng lực động tổng quát và nhóm năng lực động cụ thể; 8 giả thuyết về sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL trong đó gồm cả giả thuyết về sự tác động trực tiếp (4 giả thuyết) và gián tiếp (4 giả thuyết) của các thành tố năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL thông qua các biến trung gian.

2. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó, nghiên cứu định lượng được sử dụng nhiều hơn. Kỹ thuật nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận án là PLS-SEM. Với ưu thế của thế hệ


SEM thứ hai (PLS-SEM) so với thế hệ SEM thứ nhất (CS-SEM), PLS-SEM cho phép giải quyết triệt để các mục tiêu nghiên cứu.

3. Về kết quả nghiên cứu, luận án đã thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua điều tra khảo sát đối tượng nhà quản trị của các DNBLVN. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ cơ chế tác động mạnh mẽ và tích cực của các năng lực động tổng quát tới các năng lực động cụ thể của DNBL. Phát hiện nghiên cứu đã cho thấy vai trò và vị trí của các năng lực động tổng quát trong việc nuôi dưỡng và phát triển các năng lực tác nghiệp và biến chúng trở thành các năng lực động cụ thể của DN nói chung và DNBL nói riêng. Trong đó, các năng lực động tổng quát là những năng lực tiền đề giúp DNBL nuôi dưỡng và phát triển các năng lực động cụ thể. Bên cạnh đó, bằng việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tác động trực tiếp và tác động gián tiếp, kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh thông qua sự tác động đáng kể của cả bốn thành tố đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. Trong đó, các năng lực động cụ thể gồm năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh có tác động trực tiếp đến việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. Các năng lực động tổng quát gồm năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực và gián tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBLVN thông qua các năng lực động cụ thể. Mặc dù tính chất và mức độ ảnh hưởng là khác nhau nhưng kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc phát triển năng lực động đóng vai trò quan trọng trong cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. Với việc khẳng định mối quan hệ gián tiếp, kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự tồn tại của biến trung gian (là các NL tác nghiệp thuộc nhóm NL động cụ thể) tới mối quan hệ của các năng lực động (thuộc nhóm NL động tổng quát) và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. Ngoài ra, bằng việc đồng thời sử dụng dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp qua nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã thực hiện đánh giá thực trạng năng lực động thông qua phân tích cụ thể từng thành tố năng lực động của các DNBLVN.

4. Về các giải pháp, dựa trên các phát hiện nghiên cứu được tìm ra, luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực động để từ đó cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Để nâng cao năng lực động, góp phần cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh, các giải pháp tập trung vào việc nuôi dưỡng và phát triển đồng thời cả bốn thành tố năng lực động. Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng thành tố năng lực động, các giải pháp sẽ được đề xuất lần lượt, ưu tiên những thành tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất. Một số khuyến nghị, đề xuất với cơ quan quản lý vĩ mô nhằm tạo môi trường


pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống chuỗi cung ứng phục vụ bán lẻ, phát triển nguồn nhân lực, hay cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các DNBL nội địa phát triển được đưa trong luận án, nhằm giúp tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của các DNBLVN.

Bên cạnh những thành công đạt được, luận án vẫn còn một số thiếu sót nhất định. Những hạn chế này cũng chính là những câu hỏi gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo cho NCS trong thời gian tới như: Có hay không sự tồn tại của các yếu tố thuộc các lĩnh vực tác nghiệp khác cấu thành năng lực động cụ thể của các DNBLVN? Năng lực động được xem như là một năng lực đặc biệt, có thể trở thành năng lực cốt lõi, trong khi đó năng lực cốt lõi là yếu tố quan trọng giúp DN tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh; vậy có hay không mối quan hệ giữa năng lực động với lợi thế cạnh tranh của DN? Năng lực động trở nên đặc biệt quan trọng trong điều kiện thị trường biến động; vậy có hay không sự tồn tại của yếu tố cơ chế động của thị trường đóng vai trò là biến điều tiết cho mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả hoạt động kinh doanh của các DN?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024