Hộ Nông Dân Sẵn Lòng Tham Gia Bảo Hiểm Cây Cà Phê Theo Chỉ Số Năng Suất


nông dân chỉ là 14% (World Bank, 2012). Tuy nhiên, WII hấp dẫn chính xác nhất trong các môi trường có ít dữ liệu năng suất để phù hợp và xác nhận các sản phẩm đó. Điều này làm cho bảo vệ người tiêu dùng thách thức cho các cơ quan quản lý.

Từ phân tích trên thì sản phẩm bảo hiểm cây tr ng th o chỉ số năng suất (AYII) là phù hợp với hộ nông dân sản xuất cà phê tại Đắk Lắk bởi vì những yếu tố sau:

+ Hộ nông dân trồng cây cà phê tỉnh Đắk Lắk là những hộ sản xuất cà phê lâu năm nên đáp ứng được dữ liệu về năng suất cà phê.

+ Sản phẩm AYII có thể nắm bắt được hết các hiểm họa các rủi ro cây cà phê.

+ Tránh được rủi ro đạo đức của sản phẩm bảo hiểm truyền thống (Tình huống mà người mua bảo hiểm biết nhiều hơn về rủi ro của họ hơn công ty bảo hiểm, dẫn đến sự tham gia của các cá nhân có nguy cơ cao và sự không có sự tham gia của cá nhân có nguy cơ thấp).

+ Phí bảo hiểm thấp so với sản phẩm bảo hiểm truyền thống.

+ Thực hiện theo quy định của Chính phủ.


Bảng 2.3: So sánh các loại bảo hiể c trồng the chỉ số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.



Nghiên cứu ứng dụng thống kê Bayes phân tích việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk - 7

Giá thành


Rủi ro cơ bản


Thời gian

bồi thường


Chi phí kiểm toán


Nắm bắt tất cả các hiểm họa


Dễ quản lý


Xấu cho hộ nông dân

Tốt cho hộ nông dân


Bảo hiểm theo chỉ số NDVI/vệ tinh

Bảo hiểm theo chỉ số thời tiết

Bảo hiểm theo chỉ số năng suất

Ghi chú: ý kiến của chuyên gia ợc bi u diễn cho mục ọa nên kho n cách giữa các loại b o hi m chỉ ối.

Ngu n: World Bank 2015a

2.6.3.1 Hộ nông dân sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất

Hộ nông dân được tổ chức Liên hiệp quốc (United Nations, 1984) định nghĩa là một hộ gia đình mà có ít nhất một thành viên đang điều hành hộ đó làm nông nghiệp; chủ hộ hoặc người có thu nhập chính trong gia đình hoạt động kinh tế trong


nông nghiệp. Thêm vào đó, theo Frank Ellis (1993), hộ nông dân là hộ gia đình sử dụng các nguồn lực của họ để sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tồn tại và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Ngoài ra, hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cà nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (Đào Thế Tuấn, 1997).

Theo Garedew và cộng sự (2020), việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm (Willingness to join insurance) được định nghĩa là động lực của chủ hộ gia đình nông thôn đăng ký bảo hiểm tự nguyện để đạt được lợi ích từ chương trình bảo hiểm mà không liên can đến số tiền thanh toán bảo hiểm. Việc sẵn lòng tham gia sản phẩm thể hiện ý định mua sản phẩm của khách hàng (Elbeck và cộng sự, 2008). Lý thuyết về ý định xuất phát từ lý thuyết nhận thức xã hội, được đề xuất đầu tiên và phát triển bởi Bandura (1986), người đã xây dựng khung lý thuyết cho sự hiểu biết, dự đoán và thay đổi hành vi con người. Ý định được xem là "động lực của một người để n lực hành động theo một kế hoạch có ý thức hoặc một quyết định" (Conner và Armitage, 1998). Thêm vào đó, sẵn lòng tham gia là yếu tố quyết định cuối c ng để hành động mua xảy ra (Katona, 1951). Hơn nữa, việc bán sản phẩm của doanh nghiệp có thể dựa vào việc sẵn lòng tham gia của khách hàng. Thế nên nghiên cứu mô hình hộ nông dân sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất là quan trọng và cần thiết trong việc xây dựng sản phẩm bảo hiểm cà phê. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, hộ nông dân sẵn lòng tham gia bảo hiểm theo chỉ số năng suất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất cà phê, có nguồn thu nhập chính từ việc sản xuất cà phê và có động lực đăng ký tham gia bảo hiểm theo chỉ số năng suất cây cà phê tự nguyện để đạt được lợi ích từ chương trình

bảo hiểm.

2.6.3.2. Lợi ích của bảo hiểm theo chỉ số năng suất

Theo World bank (2011), nếu bảo hiểm theo chỉ số năng suất được xậy dựng và triển khai với giá hợp lý thì nó có thể mang lại lợi ích lớn cho các hộ nông dân.

Lợi ích lớn đầu tiên của việc sử dụng hình thức bảo hiểm nông nghiệp là nó h trợ chống đói nghèo. Một thảm họa tự nhiên là không thể đoán trước. Khi chúng


xảy ra, những người nông dân đầu tư nhiều vào nông nghiệp sẽ bị phá hủy đầu tư. Điều này làm cho họ nghèo. Nếu nông dân đã mua bảo hiểm, các công ty bồi thường cho họ. Với số tiền được chi trả, nông dân sẵn sàng tái đầu tư vào nông nghiệp và các hoạt động nông nghiệp khác làm cho họ trở nên giàu có trở lại. Điều này giúp các hộ gia đình tránh bán tài sản sinh kế hoặc sử dụng tiền tiết kiệm. Bảo hiểm như một công cụ giúp các hộ gia đình thoát khỏi bẫy nghèo (Janzen và Carter, 2013; Thérèse Sandmark và cộng sự, 2013; Silvia Müller và cộng sự, 2014).

Đầu tư nông nghiệp rất tốn kém vì nó liên quan đến việc đặt nhiều nguồn lực vào một nơi. Bảo hiểm nông nghiệp khiến nông dân đặt nhiều giá trị hơn vào sản xuất nông nghiệp bằng cách tăng sự đầu tư vào các công nghệ có năng suất cao Nông dân mua bảo hiểm có lợi thế lớn bởi vì họ sẵn sàng để thu lại tất cả các khoản l của họ do được bồi thường khi có tổn thất (Radermacher và Roth, 2014).

Bảo hiểm cây trồng có thể đóng vai tr là tài sản thế chấp cho hộ nông dân, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân như đã thấy ở các nước Ấn Độ và Philippines. Theo Mahul và Stutley (2010), bảo hiểm cây trồng không chỉ hữu ích trong việc h trợ chi phí sản xuất mà c n để đáp ứng hạn chế tiền tệ khác. Ở Ghana, bảo hiểm lượng mưa dẫn đến tăng mua phân bón, diện tích mùa màng có bảo hiểm được mở rộng và tăng sản lượng của các loại cây trồng được bảo hiểm (Karlan và cộng sự, 2013). Nghiên cứu bởi Varadan và Kumar (2012) chỉ ra hộ nông dân tham gia bảo hiểm đa dạng hóa cây trồng ít hơn do có chiến lược giải quyết rủi ro trong sản xuất một cách hiệu quả.

Ke và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng hộ nông dân và tiện ích phúc lợi của hộ nông dân cao hơn với bảo hiểm cây trồng so với không có bảo hiểm cây trồng. De Nicola và Hill (2012) tiết lộ rằng bảo hiểm thời tiết đã góp phần cải thiện phúc lợi bằng cách tăng tiêu d ng hộ gia đình, đặc biệt là ở các hộ nghèo.

Một số nghiên cứu cho biết bảo hiểm làm tăng việc sử dụng đầu vào nông nghiệp có lợi nhuận cao, đảm bảo thu nhập nông nghiệp, sử dụng hạn chế các chiến lược đối phó tốn kém, sử dụng các cửa hàng định hướng thị trường, giảm nợ và vay nợ (Carriquiry và Osgood, 2006; Olubiyo và cộng sự, 2009; Hill và Viceisa, 2010;


De Bock và Oniveros, 2013; Thérèse Sandmark và cộng sự, 2013; Silvia Müller và cộng sự, 2014). Do đó, có bằng chứng về tác động của bảo hiểm đối với rủi ro, đầu tư, năng suất nông nghiệp và tăng thu nhập.

Bảo hiểm có thể h trợ nông dân tiếp cận các cơ hội mới như cải thiện khả năng vay tiền hoặc vay bằng hiện vật. Khi làm như vậy, các hộ nông dân có thể có lợi nhuận an toàn hơn hoặc có thể có lợi nhuận cao hơn (Mahul và Skees, 2007; Patt và cộng sự, 2010; McIntosh và cộng sự, 2013).

2.6.3.3 Vay vốn ngân hàng

Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của chính phủ, ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại,...) giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Theo Sheffrin và Steven (2003), vay vốn là sự giao dịch giữa hai bên. Cụ thể như sau: bên cho vay đưa một giá trị (T) sang bên vay và bên vay sử dụng trong một khoản thời gian nào đó. Đồng thời bên vay phải hoàn trả lại theo đúng thời gian thỏa thuận với giá trị (T‟) sao cho (T‟>T).

Như vậy, hoạt động cho vay sản xuất cà phê là ngân hàng thương mại chuyển cho khách hàng (hộ nông dân) một số tài sản nhất định (bằng tiền hoặc hàng hóa) để sử dụng sản xuất cà phê theo những điều kiện và khoảng thời gian nhất định về hoàn trả lãi và gốc theo thỏa thuận ban đầu.


2.6.3.4 Năng suất c c hê

Công thức tính năng suất cây trồng có sự khác biệt giữa cây trồng lâu năm và cây trồng hàng năm. Theo Tổng cục thống kê (GSO), cà phê là cây lâu năm nên ta có công thức tính năng suất như sau:



2.7. Các nghiên cứu tr ng v ng i nước iên quan đến bảo hiể c trồng


Việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng đóng vai tr quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua bảo hiểm cây trồng. Giống như bất kỳ hành vi phức tạp nào khác của hộ nông dân, việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, từ đặc điểm nhân khẩu học của hộ nông dân, đặc điểm của loại cây, đến các yếu tố kinh tế, xã hội và thời tiết. Trong nghiên cứu này, sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ tác động giữa các yếu tố đó tới việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk. Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, phần này tác giả sẽ trình bày một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng của hộ nông dân ở một số quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu tại Châu Phi, Ấn Độ được quan tâm hơn vì ở đó có một số điều kiện tương đồng với Việt Nam về mặt địa lý, thời tiết, kinh tế.

Nghiên cứu của Sherrick và cộng sự (2004) về hộ nông dân vùng Trung Tây Hoa Kỳ chỉ ra rằng những người tham gia bảo hiểm cây trồng có các đặc điểm kinh doanh, cá nhân khác biệt đáng kể so với những người không tham gia. Nghiên cứu này sử dụng số liệu khảo sát tham gia bảo hiểm cây trồng của nông dân trồng đậu và ngô của nông dân ở Illinois, Iowa và Indiana, Hoa Kỳ năm 2001. Với 3000 hộ

nông dân được chọn ngẫu nhiên để nhận khảo sát hàng năm bằng cách gửi thư. M i người canh tác ít nhất 160 mẫu Anh (1 mẫu Anh tương đương với 4047 m2). Tuy nhiên, chỉ có 868 khảo sát đã được trả lại, đạt tỷ lệ phản hồi hiệu quả là 29%. Nghiên cứu phân tích định lượng bằng ước lượng hai giai đoạn với hàm hồi quy logistic nhị phân và hồi logistic đa thức. Cụ thể với mức ý nghĩa thống kê 5%, hộ


nông dân sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng có năng suất, tỷ lệ nợ trên tài sản, xác suất nhận được bồi thường của bảo hiểm và chủ sở hữu đất cao hơn hộ nông dân không sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng. Bên cạnh đó, hộ nông dân tham gia các sản phẩm bảo hiểm cây trồng dựa vào năng suất, dựa vào rủi ro mưa đá, dựa vào doanh thu cũng có sự khác biệt với nhau. Việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm dựa vào năng suất so với bảo hiểm dựa vào rủi ro mưa đá bị ảnh hưởng đáng kể bởi diện tích và xác suất nhận được bồi thường của bảo hiểm; trong khi việc Sẵn lòng tham gia bảo hiểm dựa vào doanh thu so với bảo hiểm dựa vào rủi ro mưa đá phụ thuộc đáng kể vào xác suất nhận được bồi thường của bảo hiểm, diện tích và cách lựa chọn quản lý rủi ro. Kết quả tìm thấy trong nghiên cứu này cần phải được thử nghiệm ở các vùng nông nghiệp khác để xác minh mức độ áp dụng của chúng. Rủi ro năng suất lớn hơn thường xảy ra ngoài khu vực khảo sát có thể dẫn đến những ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nữa đối với các giá trị bảo hiểm ở nơi khác. Trong tương lai có thể giải quyết thêm các mối quan hệ giữa các ưu tiên của hộ nông dân đối với các sản phẩm bảo hiểm và sự hình thành kỳ vọng của họ về rủi ro năng suất và doanh thu. Theo kinh nghiệm khảo sát của tác giả nghiên cứu này, nông dân có thể dễ dàng cung cấp thông tin một cách chủ quan và có thể sử dụng chúng theo trực giác trong việc ra quyết định, nhưng mức độ mong đợi của họ với rủi ro năng suất thực tế đặc biệt quan trọng. Đây là vấn đề cần xem xét trong việc phát triển thị trường bảo hiểm hiệu quả.

Nghiên cứu của Sarris, A. và Karfakis, P.(2006) tìm hiểu việc sẵn lòng tham gia và chi trả bảo hiểm thời tiết theo chỉ số lượng mưa. Bối cảnh đất nước trong nghiên cứu này là nước có nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, phần lớn các hộ gia đình nông thôn phụ thuộc vào rủi ro sản xuất nông nghiệp. Sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều tra 957 hộ gia đình nông thôn tại 45 ngôi làng được thực hiện ở vùng Kilimanjaro, vào tháng 11 năm 2003-2004, và một cuộc khảo sát đại diện của 892 hộ gia đình nông thôn ở 36 làng được thực hiện ở Ruvuma khu vực vào tháng 2 đến tháng 3 năm 2004-2005. Đây là hai v ng sản xuất nông nghiệp quan trọng của Liên bang Tanzania. Mẫu khảo sát là đại diện của các hộ nông dân nông thôn trồng cà


phê ở Kilimanjaro. Bên cạnh đó, những hộ nông dân trồng cà phê, thuốc lá, hạt điều ở Ruvuma là những hộ được khảo sát. Khảo sát được thực hiện bởi Cục Thống kê Quốc gia. Tất cả các câu hỏi đã được trả lời bằng cách nhớ lại. Nghiên cứu ước tính mức độ sẵn lòng tham gia và chi trả của hộ nông dân đối với bảo hiểm dựa trên thời tiết cũng như nhu cầu của họ đối với nó bằng cách sử dụng các kỹ thuật định giá ngẫu nhiên (Contingent valuation: CV) với câu hỏi dạng đóng (Close-ended: Câu hỏi đóng là hỏi hộ nông dân có sẵn lòng trả cho một mức giá nhất định hay không? Mức giá này có thể biến đổi đối với những người trả lời khác nhau). Khoản một nửa số hộ gia đình ở Kilimanjaro (47%) và khoảng một phần ba số hộ gia đình ở Ruvuma (34%) sẵn lòng tham gia bảo hiểm dựa trên thời tiết. Dựa hồi quy probit các biến số quan trọng là trình độ học vấn (tác động tích cực trong Ruvuma), thu nhập bình quân đầu người (tác động tích cực trong Kilimanjaro), dễ dàng tiếp cận tín dụng ngắn hạn (tác động tích cực trong Ruvuma) và xen canh điều tác động tích cực đến sẵn lòng tham gia bảo hiểm hạn hán. Bên cạnh đó, bỏ qua kết quả câu trả lời của hộ nông dân cho việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm hay không, tất cả hộ nông dân đều được hỏi về việc họ sẵn lòng trả số tiền cụ thể cho bảo hiểm hạn hán. Mức phí hộ dân sẵn lòng tham gia cho bảo hiểm là từ 10- 24% tiền đền bù ở Kilimanjaro và 4-18% tiền đền bù ở Ruvuma khi lượng mưa bị giảm, điều đó ph hợp với việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm của Ruvuma thấp hơn Kilimanjaro. Theo kết quả hồi quy probit thì phí bảo hiểm tác động tiêu cực đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng. Ở Kilimanjaro, các biến quan trọng có tác động tích cực là quy mô hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tiền mặt trong tổng thu nhập và biến hộ gia đình sử dụng tiền tiết kiệm của hộ nông dân khi đối mặt rủi ro;bên cạnh đó, biến sử dụng trợ giúp gia đình khi bị rủi ro tác động tiêu cực đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng. Còn tại Ruvuma, biến có tác động tích cực đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng là trình độ học vấn của chủ hộ và các biến đối rủi ro giống ở Kilimanjaro. Nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân có nhu cầu đáng kể về bảo hiểm thời tiết bởi vì trong các rủi ro hộ gặp thì rủi ro mà do thời tiết gây ra tác động nhiều nhất và hạn chế thanh khoản của hộ cũng là nguyên nhân quan trọng để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022