Ảnh Hưởng Của Số Lần Và Tỉ Lệ Bón Đạm, Lân Và Kali Đến Hàm Lượng Các Sắc Tố Quang Hợp, Sinh Trưởng Phát Triển Của Cây Cà Phê

Rõ ràng, bón đạm và kali 5 lần/năm (30% mùa khô và 70% mùa mưa) và bón lân 2 lần/năm (50% mùa khô và 50% mùa mưa) - CT3 cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk trên nền phân theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sau hai năm thí nghiệm cho thấy sự khác biệt về hàm lượng đạm, kali, CaO và MgO trong lá cà phê.

3.2.2. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng các sắc tố quang hợp, sinh trưởng phát triển của cây cà phê

3.2.2.1. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng các sắc tố quang hợp trong lá cà phê

Quang hợp là quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ của thực vật từ khí cacbonic, nước và ánh sáng mặt trời, vì vậy nó quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển, tích lũy chất khô và năng suất của cây trồng. Quá trình quang hợp của cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hàm lượng các sắc tố quang hợp như diệp lục a, diệp lục b và carotenoit. Diệp lục là hợp chất trực tiếp nhận năng lượng của ánh sáng mặt trời và chuyển năng lượng đó thành hóa năng trong hợp chất cao năng ATP và hợp chất khử NADPH. Các hợp chất năng lượng có vai trò khử CO2 thành đường.

- Diệp lục a: Trong các phân tử diệp lục thì diệp lục a là chỉ tiêu quan trọng

nhất và có liên quan chặt chẽ tới năng suất cây trồng nói chung và năng suất cà phê nói riêng. Hàm lượng diệp lục a ở các công thức thí nghiệm tăng từ 8% (CT2:1,63 mg/g lá tươi) đến 17% (CT3:1,77 mg/g lá tươi) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê giữa CT3 so với đối chứng ở mức 95%. Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục a trong các thí nghiệm của chúng tôi tương đương với kết luận của Võ Văn Hoàng, (2010) [18] cho rằng hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê vối tại Buôn Ma Thuột dao động từ 1,55 mg/g lá tươi đến 1,85 mg/g lá tươi khi bón phân với liều lượng đạm, lân và kali giống nhau.

- Diệp lục b: Hàm lượng diệp lục b trong lá cà phê được đánh giá không cao như hàm lượng diệp lục a nhưng hàm lượng diệp lục b có ảnh hưởng khả năng quang hợp và năng suất cà phê. Hàm lượng diệp lục b ở các công thức bón đạm, lân, kali với số lần và tỉ lệ bón khác nhau tăng từ 0,95 mg/g lá tươi ở công thức đối

chứng đến 1,05 mg/g lá tươi ở công thức bón phân (CT3) nhưng sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa công thức có hàm lượng diệp lục tăng từ 11% trở lên so với đối chứng. Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục b trong các thí nghiệm của chúng tôi cao hơn giới hạn dưới, tương đương giới hạn trên với kết luận của Võ Văn Hoàng, (2010) [18] cho rằng hàm lượng diệp lục b trong lá cà phê vối tại Buôn Ma Thuột dao động từ 0,86 đến 1,05 mg/g lá tươi khi bón phân với liều lượng đạm, lân và kali giống nhau.

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng các sắc tố quang hợp trong lá cà phê



CT1

CT2

CT3

CV(%)

LSD0,05

Diệp lục a (mg/g lá tươi)

1,51b

1,63ab

1,77a

9,09

0,22

Diệp lục b (mg/g lá tươi)

0,95b

0,97ab

1,05a

5,83

0,08

Diệp lục ts (mg/g lá tươi)

2,46b

2,60ab

2,83a

7,17

0,22

Carotenoit (mg/g lá tươi)

1,08

1,15

1,17

14,17

NS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 13

Chỉ tiêu theo dõi

Các công thức



Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05; NS: Sai khác không có ý nghĩa.

- Diệp lục tổng số: Diệp tục tổng số của các các công thức thí nghiệm thấp nhất 2,46 mg/g lá tươi (CT1) đến cao nhất đạt 2,83 mg/g lá tươi (CT3). Các công thức bón phân với số lần và tỉ lệ khác nhau dẫn đến sự gia tăng hàm lượng diệp lục tổng số. Công thức có hàm lượng tăng từ 15% trở lên có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với đối chứng. Sự gia tăng hàm lượng diệp lục tổng số phụ thuộc rất vào nhiều yếu tố khác như loại cây, tuổi lá nhưng quan trọng nhất đó là chế độ dinh dưỡng khác nhau. Đối với cây cà phê vối, cùng một lượng phân bón nhất định trên một đơn vị diện tích nếu chúng ta bón cân đối, hợp lý, phù hợp với nhu cầu của từng giai đoạn cụ thể không những giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn mà còn gia tăng hàm lượng diệp lục trong lá, góp phần không nhỏ giữ vững và nâng cao năng suất cà phê.

- Carotenoit: Chức năng quan trọng nhất của carotenoit là bảo vệ diệp lục, hạn chế những tác động bất lợi của bức xạ sóng ngắn cường độ mạnh của ánh sáng

mặt trời đối với cây trồng. Khi bón đạm, lân và kali với số lần và tỉ lệ khác nhau phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển đã làm cho cây cà phê chịu cường độ ánh sáng mạnh tốt hơn nhờ việc gia tăng hàm lượng carotenoit trong lá góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cà phê nhân. Hàm lượng carotenoit trong lá cà phê các công thức thí nghiệm cao nhất tăng 8% ở CT3 và 6% ở CT2 so với đối chứng nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, khi tăng số lần và tỉ lệ bón đạm và kali 5 lần/năm (30% mùa khô và 70% mùa mưa) và bón lân 2 lần/năm (50% mùa khô và 50% mùa mưa) - CT3 trên nền cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh so với đối chứng theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sau hai năm thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt khá rõ về hàm lượng diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số nhưng không có sự khác biệt và hàm lượng carotenoit trong lá.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng, nồng độ CO2 trong gian bào

Năng suất cây trồng luôn tỉ lệ thuận với các chỉ số quang hợp và hệ số kinh

tế. Để tăng năng suất kinh tế cần có các biện pháp thích hợp làm tăng hợp lý các chỉ số trên. Các chỉ số trên có liên quan chặt chẽ với nhau, việc làm tăng chỉ số này có thể làm tăng chỉ số khác nhưng cũng có khi ngược lại. Kết quả theo dõi và đo đếm các chỉ tiêu giữa các công thức bón phân với số lần và tỉ lệ bón khác nhau về cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng và nồng độ CO2 trong gian bào bằng máy chuyên dụng TPS - 2 tại các địa điểm thí nghiệm ngoài hiện trường được ghi nhận tại bảng 3.13 cho thấy:

- Cường độ quang hợp: Cường độ quang hợp của cây trồng thay đổi rất nhạy cảm, phụ thuộc vào từng loại cây trồng, cường độ ánh sáng và chế độ dinh dưỡng của cây. Đối với cường độ ánh sang (CĐAS) tại khu vực thí nghiệm luôn đạt mức trung bình từ 30.000 lux đến 60.000 lux, đây là mức cường độ ánh sáng lý tưởng cho cây cà phê quang hợp. Ở thí nghiệm này chúng tôi có thể xem như CĐAS là tương đối ổn định để đánh giá ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân, kali đến

cường độ quang hợp của lá cà phê. Ghi nhận về cường độ quang hợp của lá cà phê trong các công thức bón phân cho thấy thấp nhất là CT1 (16,07 μmol/m2/s) cao nhất

là CT3 (19,78 μmol/m2/s) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% ở tất cả các công thức thí nghiệm so với đối chứng.

- Nồng độ CO2 trong gian bào: Diễn biến nồng độ CO2 trong lá cà phê của các công thức thí nghiệm thay đổi liên tục phụ thuộc rất nhiều vào cường độ ánh sáng khi đo và chế độ dinh dưỡng. Kết quả đo nồng độ CO2 trong gian bào của các công thức bón đam, lân, kali vơi số lần và tỉ lện bón khác nhau cho thấy nồng độ thấp nhất ở công thức đối chứng đạt 319 μmol/m2/s và cao nhất ở công thức bón đạm, kali 5 lần/năm, lân 2 lần/năm đạt 338 μmol/m2/s nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê mức 95%. Rất tiếc, chúng tôi tìm được rất ít kết quả các công trình công bố về nồng độ CO2 trong gian bào trong lá cà phê vối ở Việt Nam nên chưa có được nhận xét và so sánh tốt hơn.

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân, kali đến cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng và nồng độ CO2 trong gian bào


Chỉ tiêu theo dõi

Các công thức

Cường độ QH (μmol/m2/s)

16,07b

18,84a

19,78a

10,94

2,51

Cường độ THN (mmol/m2/s)

1,05

1,19

1,24

21,18

NS

Độ mở KK (mmol/m2/s)

1.196

1.249

1.315

11,88

NS

Nồng độ CO2 (μmol/m2/s)

319

327

338

6,19

NS

CT1 CT2 CT3 CV(%) LSD0,05


Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05; NS: Sai khác không có ý nghĩa.

- Cường độ thoát hơi nước và độ mở khí khổng: Cường độ thoát hơi nước và độ mở khí khổng của cây trồng phụ thuộc vào từng loại cây trồng, diện tích lá, cường độ ánh sáng khi tiến hành đo và một phần chế độ dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Chúng tôi tiến hành đo CĐTHN và độ mở khí khổng của lá cà phê các công thức thí nghiệm cùng lúc với đo CĐAS cho thấy: CĐTHN và ĐMKK của CT3 là cao nhất tương ứng 1,24 mmol/m2/s và 1.315 mmol/m2/s nhưng

sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

Sau hai năm thí nghiệm bón đạm, lân và kali với số lần và tỉ lệ bón cao hơn trên cùng số lượng phân bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

thôn cho cà phê vối (CT3) đã có ảnh hưởng rất rõ tới cường độ quang hợp trong lá cà phê; đối với cường độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng và nồng độ CO2 trong gian bào không có sự khác biệt.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến chiều dài cành dự trữ, số cành khô, tốc độ ra đốt trong mùa mưa

Chiều dài cành dự trữ và số lượng đốt/cành là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định năng suất cà phê qua các năm bởi đặc điểm sinh lý của cây cà phê vối là không ra hoa trên đốt cũ và số đốt phát sinh trong năm nay sẽ ra quả ở năm sau. Chiều dài cành dự trữ, tốc độ ra đốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố tác động mạnh nhất là chế độ phân bón. Phân tích số liệu về chiều dài cành dự trữ và tốc độ ra đốt trong mùa mưa tại bảng 3.14 cho thấy:

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến chiều dài cành dự trữ, số cành khô, tốc độ ra đốt trong mùa mưa



CT1

CT2

CT3

CV(%)

LSD0,05

Dài cành dự trữ (cm)

35,37bc

36,42b

38,24a

3,88

1,55

Tốc độ ra đốt (đốt/6 tháng)

5,48

5,54

5,61

3,74

NS

Số cành khô/cây (cành)

12,25a

11,25ab

10,41b

7,91

0,94

Tổng số đốt/cành (đốt)

8,25b

8,54ab

9,03a

4,91

0,58

Chỉ tiêu theo dõi

Các công thức



Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05; NS: Sai khác không có ý nghĩa.

- Chiều dài cành dự trữ và tổng số đốt/cành: Cây cà phê là cây dài ngày, khả năng cho năng suất cao và ổn định trong năm sau phụ thuộc rất lớn vào lượng phân bón cho cây năm trước để tạo một lượng cành dự trữ nhất định. Kết quả cho thấy chiều dài cành dự trữ và tổng số đốt/cành ở các công thức bón đạm, lân và kali là rất khác nhau và cao nhất là CT3 tăng tương ứng 8% và 9% so với đối chứng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê giữa CT3 và CT1 ở mức 95%. So sánh về chiều dài cành dự trữ và tổng số đốt/cành trong thí nghiệm của chúng tôi khi bón theo tỉ lệ và số lần ở (CT3) với liều lượng đúng theo quy trình của Bộ NN&PTNT (260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O/ha/năm) đạt trung bình 38,24 cm; 9,03 đốt/cành tương

đương với tác giả Lê Hồng Lịch, (2008) [32] khi nghiên cứu ảnh hưởng các tổ hợp đạm, lân và kali đến sinh trưởng cành, đốt của cà phê vối giai đoạn kinh doanh tại Đắk Lắk trên nền trên nền (300 kg N + 100 kg P2O5 + 300 kg K2O/ha/năm) là 35,3 cm; 9,00 đốt/cành. Như vậy, mặc dù bón với liều lượng thấp hơn nhưng với số lần nhiều hơn (5 lần đối với đạm và kali, 2 lần đối với lân) cho kết quả chiều dài cành dự trữ và số đốt/cành tương đương với bón phân liều lượng cao hơn nhưng số lần và tỉ lệ bón ít hơn (đạm 4 lần, kali 3 lần và lân 1 lần).

- Tốc độ ra đốt và số cành khô/cây: Chúng tôi tiến hành theo dõi tốc độ ra đốt của các công thức bón đạm, lân, kali với số lần và tỉ lệ bón khác nhau qua 6 tháng mùa mưa, đây là giai đoạn tốc độ ra đốt của cây cà phê tăng rất nhanh. Qua mùa mưa số đốt tăng trung bình giữa các công thức thí nghiệm lần lượt (5,48; 5,54 và 5,61 đốt/6 tháng) tương ứng với CT1, CT2 và CT3. Tương tự, bón đạm, lân và kali cân đối sẽ làm giảm tỉ lệ khô cành lần lượt là 9% ở CT2 và 18% ở CT3 so với công thức đối chứng. Sự khác biệt về số cành khô trên cây của các công thức thí nghiệm có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT3 so với đối chứng. Tác giả Lê Hồng Lịch, (2008) [32] khi nghiên cứu ảnh hưởng các tổ hợp NPK đến số cành khô/cây của cà phê vối giai đoạn kinh doanh tại Đắk Lắk trên rất nhiều mức bón phân khác nhau cho kết quả khác nhau: trên nền (250 kg N + 50 kg P2O5 + 250 kg K2O/ha/năm); (300 kg N + 50 kg P2O5 + 300 kg K2O/ha/năm) và (300 kg N + 100 kg P2O5 + 250 kg K2O/ha/năm) cho kết quả tương ứng là 11,5; 12,4 và 13,9 cành khô/cây. Rõ ràng, đối với chỉ tiêu số cành khô/cây không những chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật canh tác khác như tỉa cành, tạo tán làm thông thoáng vườn cây.

3.2.3. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu

3.2.3.1. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến số chùm quả, tỉ lệ tươi/nhân, năng suất cà phê

Cà phê là cây công nghiệp dài ngày hàng năm cây cho rất nhiều quả, vườn cà phê có khả năng cho năng suất cao trước hết cây cà phê phải ra nhiều chùm hoa và quả và tỉ lệ tươi/nhân thấp sẽ góp phần nâng cao năng suất của vườn cây.

- Số chùm quả: Phân tích số liệu về số chùm quả trên cây cà phê giữa các công thức bón đam, lân, kali với số lần và tỉ lệ khác nhau chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau rõ rệt. Số chùm quả của CT2 và CT3 tăng lên tương ứng 2% và 6% so với đối chứng, tỉ lệ tăng này có ý nghĩa thống kê giữa CT3 và CT1. So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2012 của Nguyễn Văn Minh, (2013) [39] với số lần và tỉ lệ bón tương tự, tỉ lệ này tương ứng là 1% và 3% nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này là phù hợp với thực tế sản xuất và đặc tính sinh lý bởi cà phê là cây công nghiệp lâu năm, số chùm quả trên cây năm sau phụ thuộc rất nhiều vào chế độ bón phân của năm trước, năm 2013 là năm thứ hai mà lượng đạm, lân, kali đã được bón theo số lần và tỉ lệ phù hợp hơn.

- Tỉ lệ tươi/nhân: Đối với cà phê, tỉ lệ tươi/nhân phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: giống, phân bón, kỹ thuật canh tác…. nhưng cùng một giống cà phê, kỹ thuật canh tác và lượng phân bón trên đơn vị diện tích như nhau thì tỉ lệ tươi/nhân được quyết định bởi lượng đạm, lân và kali bón cho cây cà phê vào từng giai đoạn cụ thể với số lần và tỉ lệ bón ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Tỉ lệ này càng thấp tức là năng suất nhân càng cao. Khi bón đạm và kali 5 lần/năm trong đó mùa khô bón 2 lần, mùa mưa bón 3 lần, bón lân 2 lần trong năm ở CT3 cho tỉ lệ tươi/nhân thấp nhất là (4,08) so với CT2 (4,13) và công thức đối chứng là (4,29). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT1 và CT3. Thí nghiệm thay đổi số lần và tỉ lệ bón trên nền phân đúng quy trình của Bộ NN&PTNT (260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O/ha/năm) nhưng tỉ lệ tươi/nhân lại thấp hơn rất nhiều so với kết luận của Y Kanin H’Dơk và cộng sự, (2007) [28] khi nghiên cứu bón phân cho cà phê vối trên nền phân bón (270 kg N + 90 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha/năm) tại công ty cà phê EaTul, huyện CưMgar (2004 và 2005) kết luận tỉ lệ tươi/nhân đạt 6,94 trên nền phân chuồng giống nhau. Điều này có thể được giải thích do mỗi thí nghiệm trên một giống cà phê vối khác nhau nên tỉ lệ tươi nhân khác nhau hoặc do cùng lượng phân bón nhưng thời điểm bón và tỉ lệ bón chưa phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê nên tỉ lệ tươi/nhân khác nhau. Ở đây chúng tôi xem các yếu tố khác ảnh hưởng đến tỉ lệ tươi/nhân như: Đất đai, khí hậu thời tiết, kỹ thuật thu hái và xay sát …là đồng nhất.

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân, kali đến số chùm quả, tỉ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê



CT1

CT2

CT3

CV(%)

LSD0,05

Số chùm quả (chùm)

416b

423ab

439a

2,94

16,80

Tỉ lệ tươi/nhân

4,29b

4,13ab

4,08a

3,07

0,20

Năng suất tươi (tấn/ha)

13,49b

14,35ab

14,72a

4,79

0,93

Năng suất nhân (tấn/ha)

3,15c

3,47ab

3,61a

7,09

0,31

Chỉ tiêu theo dõi

Các công thức



Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05; NS: Sai khác không có ý nghĩa.

- Năng suất cà phê tươi: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng kết hợp với tỉ lệ tươi/nhân quyết định đến năng suất cà phê nhân. Bón đạm, lân, kali với số lần và tỉ lệ khác nhau cho năng suất cà phê tươi khác nhau, bón phân theo CT2 đã làm tăng năng suất cà phê tươi 6%, theo CT3 làm tăng năng suất cà phê tươi so với đối chứng là 9%, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT1 và CT3.

- Năng suất cà phê nhân: Sản phẩm cuối cùng của cây cà phê là hạt cà phê nhân, năng suất càng cao kết hợp với sự đầu tư phân bón hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Với một lượng phân bón nhất định trên một đơn vị diện tích khi chúng ta thay đổi số lần và tỉ lệ bón đạm, lân, kali khác nhau cho kết quả khác nhau: Bón phân theo CT2 cho năng suất cao hơn đối chứng là 10% và bón phân theo CT3 cho năng suất cao hơn đối chứng 15%. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê giữa CT2 và CT3 với công thức đối chứng ở mức 95%, giữa công thức 3 so với công thức 2 mặc dù có sự chênh lệch về năng suất nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả về năng suất cà phê nhân của nhiều tác giả khi nghiên cứu về phân bón cho cà phê vối trên đất bazan tại Đắk Lắk và Đắk Nông như: Trần Công Tiến, (2009) [66] khi bón phân trên nền (300 kg N + 100 kg P2O5 + 300 kg K2O/ha/năm) là 3,26 tấn/ha; Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [61] trên nền phân bón (320 kg N + 150 kg P2O5 + 350 kg K2O/ha/năm) đạt 3,71 tấn/ha và (320 kg N + 120 kg P2O5

+ 350 kg K2O/ha/năm) đạt 3,76 tấn/ha. So sánh với các kết của một số tác giả trên

cho thấy bón đạm, lân, kali với số lần và tỉ lệ phù hợp với từng giai đoạn sinh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022