Mức Độ Tác Động Của Năng Lực Công Ty Đối Với Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân



Lợi nhuận

20 291

65 535

1 496

Đầu tư dài hạn

41 380

150 000

­

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp

Bảng 3.18 Mức độ tác động của năng lực công ty đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân


Năng lực công ty

Mức độ tác động (điểm)

Rất bất

lợi

Bất lợi

Khá bất

lợi

Trung bình

Khá thuận

lợi

Thuận lợi

Rất thuận

lợi

Năng lực tài chính



­0,70





Năng lực công nghệ





1,30



Nguồn nhân lực






1,50


Năng lực NC & PT






1,40


Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp

Với mức giá thu mua cà phê nguyên liệu bình quân (năm 2010) là 25 nghìn đồng/kg, một công ty thu mua lượng cà phê 30 nghìn tấn cần lượng vốn lưu động

khoảng 750 tỷ đồng. Tuy nhiên lượng vốn lưu động bình quân của một công ty

trong tỉnh chỉ đạt 75,8 tỷ đồng (bằng 1 phần 10 nhu cầu, Bảng 3.17). Điều này làm hạn chế khả năng hoạt động và giảm khả năng cạnh tranh của các đơn vị. Do thiếu vốn nên nhiều công ty luôn bị thua thiệt trong cạnh tranh thu mua nguyên liệu. Các công ty còn chấp nhận tìm kiếm các hợp đồng giao sau có kỳ hạn với mức giá thấp và mức giá trừ lùi cao để có hợp đồng vay vốn ngân hàng phục vụ kinh doanh. Ngược lại, các công ty nước ngoài thường có lợi thế về vốn, vì vậy bên cạnh việc đầu tư mạng lưới thu mua đầy đủ, hiện đại khắp các khu vực sản xuất cà phê trọng điểm, họ còn ký nhiều hợp đồng mua cà phê non của hộ nông dân với mức giá chênh lệch từ 20 đến 30%. Tiềm lực tài chính yếu là nguyên nhân gây ra bất lợi đối với khả năng tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu của các công ty (Bảng 3.18).

3.2.2.3 Tổ chức sản xuất và chế biến cà phê nhân

Tổ chức sản xuất và chế biến là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất


lượng và hiệu quả sản xuất cà phê nhân, từ đó tác động đến lợi thế cạnh tranh.

Tổ chức sản xuất và chế biến cà phê nhân bao gồm tổ chức chọn tạo giống,

trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến cà phê nhân.

* Tổ chức quá trình sản xuất

­ Áp dụng quy trình sản xuất cà phê

Bảng 3.19 Ảnh hưởng của việc áp dụng quy trình sản xuất đến hiệu quả sản xuất cà phê

Chỉ tiêu

ĐVT

Nhóm 1

Nhóm 2

Năng suất sản phẩm

kg/ha

2 325

2 909

Giá trị sản lượng

nghìn đồng

57 312

71 706

Tổng chi phí

nghìn đồng

51 508

54 470

Giá thành sản xuất

nghìn đồng/tấn

22 154

18 725

Lợi nhuận

nghìn đồng

5 805

17 236

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng, chưa áp dụng phổ biến quy trình GAP trong sản xuất cà phê. Kết quả khảo sát nông hộ ở Đắk Lắk cho thấy

đến đầu năm 2011 vẫn còn 30% số hộ sản xuất cà phê hoàn toàn theo kinh

nghiệm tự đúc rút. Bảng 3.19 phản ánh mối quan hệ giữa việc áp dụng quy trình sản xuất với hiệu quả sản xuất cà phê, trong đó nhóm 1 là nhóm hộ áp dụng quy trình sản xuất hoàn toàn theo kinh nghiệm tự đúc rút và nhóm 2 là nhóm hộ sản xuất theo quy trình ký kết với doanh nghiệp hoặc theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Kết quả kiểm định t­test cho thấy năng suất cà phê của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 (Phụ lục 2a). Sự khác biệt về chi phí đầu tư giữa 2 nhóm hộ không đáng kể, do vậy hiệu quả của nhóm 2 cao hơn (lợi nhuận cao hơn 197%, trong khi đó giá thành thấp hơn 15%).

­ Chọn tạo giống

Phần lớn diện tích trồng cà phê của hộ nông dân được trồng bằng cây

thực sinh và 76% là do nông dân tự sản xuất và mua của các cơ sở sản xuất trong vùng. Vì vậy năng suất thấp và chất lượng vườn cây không đồng đều do tỷ lệ nhiễm bệnh cao, kích thước quả nhỏ và chín không tập trung. Các giống cà phê


chọn lọc do Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI)

chọn tạo đạt năng suất cao, từ 3 đến 5 tấn/ha, chưa được sử dụng nhiều ở các hộ nông dân. Kết quả khảo sát nông hộ, các loại giống được cung cấp bởi WASI và Nông trường cho năng suất bình quân cao hơn giống tự sản xuất của nông hộ

từ 17 đến 25%, hiện mới chiếm 24% diện tích canh tác cà phê của nông hộ

(Bảng 3.20).

Bảng 3.20 Năng suất cà phê theo giống


Nguồn cung cấp giống

Tỷ lệ diện tích (%)

Năng suất (kg/ha)

Mua của WASI

15

3 209

Mua của Nông trường

9

3 017

Mua của các đơn vị sản xuất trong huyện

39

2 674

Nông dân tự ươm

37

2 580

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

Khó khăn đối với việc áp dụng hệ thống giống tốt vào sản xuất là i) Khả năng cung ứng về giống cà phê đạt chất lượng còn thấp, cụ thể hệ thống vườn cây đầu dòng chưa được đầu tư đúng mức và cơ quan quản lý chất lượng giống cây trồng địa phương chưa tổ chức xét công nhận, thực tế mới chỉ có WASI là cơ quan duy nhất sản xuất giống cà phê ghép và chồi ghép từ vườn cây đầu dòng đạt chất lượng và ii) Chi phí mua giống cà phê ghép đạt chất lượng cao hơn nhiều so với giống thực sinh (gấp 5 đến 6 lần), vì vậy để tiết kiệm chi phí, nông dân chấp nhận sử dụng cây giống kém chất lượng, dễ dàng mua ngay tại địa phương hoặc tự sản xuất.

­ Kỹ thuật canh tác và thu hái cà phê ở nông hộ

Kỹ thuật canh tác và thu hái sản phẩm cà phê ở các nông hộ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng, cũng đồng thời là nhân tố chi phối đến hiệu quả sản xuất cà phê nhân.

Bảng 3.21 So sánh lượng phân bón thực tế sử dụng ở hộ nông dân với lượng phân bón khuyến cáo

Chỉ tiêu

Lượng PB khuyến cáo (*)

Lượng PB thực tế sử

So sánh

(thực tế/khuyến cáo, %)




dụng


Phân đạm (kg/ha)

493

550

112

Phân lân (kg/ha)

340

438

129

Phân Kali (kg/ha)

244

405

166

Phân NPK (kg/ha) Tổng CP PB hóa học

860

860

100

(nghìn đồng/ha)

15 463

17 974

116

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ

(*) Theo khuyến cáo [6], lượng phân bón hóa học cần thiết cho 1 ha cà phê kinh doanh là 280 kg N, 120 kg P2O5 và 260 kg K20 (đạm ­ lân ­ kali nguyên chất). Đối chiếu lượng phân bón của nông hộ (Phụ biểu 2), nếu hộ bón 860 kg NPK công thức 16­8­16 tương tứng 138 kg N + 69 kg P2O5 + 138 kg K20 thì lượng đạm, lân và kali cần thêm là 493, 340 và 244 kg.

So sánh lượng phân bón thực tế sử dụng ở hộ nông dân với lượng phân bón khuyến cáo (Bảng 3.21) có thể nhận thấy nông dân sản xuất cà phê vẫn lạm dụng phân bón quá mức cần thiết để tăng năng suất cà phê. Thực tế, lượng phân đạm, lân và kali được sử dụng bón cho cà phê ở các nông hộ cao hơn mức khuyến cáo từ 12 đến 66%. Điều này đã làm cho mức chi phí về phân bón hóa học bình quân trên 1 ha cà phê tăng thêm 16% và giá thành 1 tấn sản phẩm cà phê nhân tăng thêm 5%. Việc bón phân không hợp lý còn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê nhân tiêu thụ do tồn dư hóa chất trong sản phẩm.

Về kỹ thuật thu hái, theo tiêu chuẩn quy định, cà phê phải được thu hái khi có trên 95% quả chín (sản xuất cà phê có chứng chỉ bền vững, tỷ lệ quả chín phải đạt 98%). Thực tế chỉ có 23% số hộ nông dân thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn quy định, số còn lại áp dụng phương thức hái "tuốt cành" ngay cả khi quả cà phê còn xanh hoặc tỷ lệ quả chín thấp (Biểu đồ 3.10). Việc thu hái quả xanh có thể làm giảm sản lượng cà phê 20 đến 30% do kích thước hạt nhỏ, trọng lượng thấp. Thu hái sản phẩm không đúng quy định là nguyên nhân gây nên nhiều dạng lỗi làm giảm chất lượng cà phê như lỗi hạt đen, hạt nhăn nheo, hạt mốc...


Biểu đồ 3 10 Thời điểm thu hoạch cà phê ở các nông hộ Nguồn Kết quả 1

Biểu đồ 3.10 Thời điểm thu hoạch cà phê ở các nông hộ

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011


* Tổ chức chế biến cà phê nhân


Biểu đồ 3.11 (a và b) Hình thức và phương tiện chế biến cà phê ở nông hộ

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

Hơn 80% sản phẩm cà phê nhân được chế biến ở nông hộ quy mô nhỏ bằng phương pháp chế biến khô. Đây là phương pháp chế biến đơn giản, dễ áp dụng, thích hợp với quy mô nhỏ hộ gia đình. Công suất chế biến bình quân từ 2 đến 5 tấn cà phê nhân/hộ/năm. Hình thức chế biến phổ biến ở các nông hộ là phơi nắng tự nhiên, sau đó xát vỏ bằng máy; phương tiện phơi cà phê bao gồm sân xi măng, bạt và nền đất (Biểu đồ 3.11a và b). Sản phẩm cà phê chế biến ở các nông hộ là cà phê nhân xô (không quan tâm đến cỡ hạt, tỷ lệ hạt đen vỡ, tỷ lệ tạp chất, màu sắc). Do thiếu điều kiện phơi sấy nên chất lượng sản phẩm cà phê nhân ở các nông hộ không bảo đảm


(tình trạng lẫn tạp chất và nhiễm vi sinh vật, đặc biệt là nấm mốc do phơi cà phê trên nền đất).

Hộp 3.5 Kỹ thuật canh tác, chế biến ­ yếu tố hạn chế lợi thế cạnh tranh

Nhận định của Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk trong Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiêp, nông thôn:

Chất lượng nguyên thủy cà phê Robusta Đắk Lắk cao hơn cà phê Robusta của các nước Brazil, Indonesia, Ấn Độ, Uganda và hầu hết các quốc gia khác.

­ Về kích thước hạt 60% cà phê Đắk Lắk đạt loại 1, cỡ hạt lớn hơn 6,3 mm.

­ Về chất lượng thử nếm 35% đạt tiêu chuẩn rất tốt, 50% đạt tiêu chuẩn tốt, 15% đạt tiêu chuẩn trung bình.

Nhưng do hạn chế ở khâu thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản nên cà phê Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh thấp và giá trị thương hiệu trên thị trường quốc tế kém.

Nguồn: Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Đắk Lắk [34]


Chế biến cà phê ở các doanh nghiệp được thực hiện qua 2 hình thức chế biến khô và chế biến ướt. Chế biến ướt cà phê chiếm tỷ trọng nhỏ (5% tổng sản lượng cà phê). Ưu điểm của chế biến ướt là chất lượng sản phẩm tốt hơn do cà phê được làm sạch, loại bỏ tạp chất và phân loại để tách quả cà phê chín ngay từ ban đầu (trước khi xát vỏ). Chênh lệch giá bán cà phê chế biến ướt và chế biến khô từ 120 đến 250 USD/tấn, tùy từng loại sản phẩm (ví dụ Công ty cà phê Thắng Lợi, loại R1 S18 có giá cao hơn 200 ­ 250 USD, loại R1 S16 cao hơn 160 ­ 200 USD, loại R2 S13 cao hơn 120

­ 150 USD/tấn). Tuy nhiên, để có nhà máy chế biến ướt, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư chi phí lớn và có diện tích trồng cà phê tập trung để bảo đảm quả cà phê sau

khi thu hoạch được chế

biến kịp thời. Bên cạnh đó, thời gian sử

dụng dây

chuyền chế biến ướt chỉ tập trung vào giai đoạn mùa vụ thu hoạch, khoảng 50 đến 60 ngày trên 1 vụ, hiệu suất chế biến thấp (Đắk Lắk 79%, cả nước 62%, Phụ biểu 16). Do vậy, chỉ có ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến ướt. Cho đến nay, ở Đắk Lắk, các dây chuyền xát ướt cà phê phần lớn thuộc sở


hữu của các công ty Nhà nước như Công ty Thắng Lợi, Công ty Phước An và một vài công ty nước ngoài (như Công ty Dakman) do các công ty này có tiềm lực tài chính và có diện tích trồng cà phê tập trung.

* Sản xuất cà phê có chứng chỉ bền vững

Sản xuất cà phê bền vững là điều kiện để

nâng cao hiệu quả

và chất

lượng sản phẩm. Để được cấp chứng nhận sản xuất cà phê bền vững, các hộ nông dân và cơ sở sản xuất cà phê phải áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất, từ khâu sử dụng phân bón, vệ sinh vườn cây, trồng cây che bóng, thu hái, phơi sấy và chế biến. Loại hình sản xuất cà phê bền vững trên thế giới, được áp dụng

ở Đắk Lắk là loại hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn bộ quy tắc 4C, Utz

certified, sản xuất cà phê rừng mưa (Rainforest Alliance) và thương mại công bằng (Fair Trade). Đến cuối năm 2010, tổng diện tích cà phê sản xuất theo chứng chỉ bền vững ở Đắk Lắk là 30.241 ha, sản lượng đạt 387.181 tấn (chiếm tỷ lệ tương ứng là 16% và 24% sản xuất cà phê của toàn tỉnh, Bảng 3.22).

Bảng 3.22 Sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk



Chỉ tiêu


Số hộ

Diện tích

(ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích BQ

(ha/hộ)

Năng suất BQ

(tạ/ha)

4C

8 530

13 800

45 711

1,62

33

Utz certified

11 346

14 098

39 672

1,24

28

Rainforest Alliance

1 400

2 100

6 153

1,50

29

Fair trade

137

243

900

1,77

37

Tổng số

21 413

30 241

92 436

1,41

31

So với toàn tỉnh (%)

12

16

24

139

145

Nguồn: Văn phòng 4C [54] và Văn phòng UTZ certified & Solidaridad Việt Nam [55]

Sản xuất cà phê có chứng chỉ bền vững không chỉ đạt năng suất cao (cao hơn 45% so với năng suất chung) mà còn có giá bán cao hơn do chất lượng bảo đảm. Năm 2010, giá xuất khẩu cà phê 4C là 1.605 USD/ tấn, cà phê Utz là 1.625 USD/tấn, cao hơn mức giá xuất khẩu bình quân tương ứng là 126 và 146 USD/


tấn. Các đơn vị xuất khẩu cà phê bền vững nhiều bao gồm: Đakman, Vinacafe Buôn Ma Thuột, Simeco; tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có chứng chỉ bền vững so với tổng sản lượng của các công ty tương ứng là 33%, 17% và 9%. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển cà phê bền vững của Đắk Lắk chủ yếu mới được triên khai ở số ít vùng trồng cà phê tập trung với 12% số hộ nông dân. Khó khăn khi thực hiện ở cấp nông hộ là quy mô sản xuất nhỏ và thiếu điều kiện phục vụ cho sản xuất như lao động, sân phơi, kho bảo quản.

Tóm lại, năng lực của các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê

nhân, bao gồm cả năng lực tài chính, nhân lực và trình độ tổ chức sản xuất còn rất hạn chế. Điều này đã và đang tạo ra những rào cản lớn đối với việc tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.

3.2.3 Điều kiện cầu trong nước

Điều kiện cầu trong nước được coi là yếu tố khởi nguồn của lợi thế cạnh tranh, bởi sản phẩm phải có cầu nội địa trước khi xuất khẩu. Đây là yếu tố được coi trọng ở hầu hết các quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn lãnh đạo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê trên địa bàn Đắk Lắk cho thấy các doanh nghiệp trong nước chưa đánh giá đúng vai trò của các điều kiện cầu trong nước đối với việc tạo lập lợi thế cạnh tranh (Phụ biểu 21).

Thực tế, thị trường trong nước (với quy mô dân số đứng thứ 13 trên thế giới) chưa được coi trọng đúng mức, thể hiện trên các khía cạnh:

+ Một là, quy mô quá khiêm tốn, chưa khai thác tốt tiềm năng, tốc độ tăng lượng tiêu dùng nội địa không ổn định (Biểu đồ 3.12). Sức mạnh thị trường nội địa yếu, chưa tạo đòn bẩy để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh.

+ Hai là, tỷ lệ tiêu dùng nội địa thấp, chiếm dưới 10% tổng sản lượng, trong khi các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới như Indonesia, Ấn Độ, tỷ lệ này đạt trên 30% (Biểu đồ 3.13).

+ Ba là, không có quy định chặt chẽ về các tiêu chuẩn chất lượng sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022