Ảnh Hưởng Nồng Độ Của Znso4 Và Rosabor Đến Hàm Lượng Một Số Chất Trong Lá Cà Phê

ZnSO4 và Rosabor cho kết quả hàm lượng đạm trong đất cao hơn đối chứng từ 15% đến 20%. Tham khảo kết quả của một số tác giả khi nghiên cứu về hàm lượng đạm tổng số trong đất bazan trồng cà phê tại huyện CưMgar cho thấy hàm lượng đạm dao động từ 0,17% đến 0,19% như: Trần Công Tiến, (2009) [66] tại xã EaTul (0,18%); Y KaninH’Dơk và cộng sự, (2007) [28] tại công ty cà phê EaTul (0,17%); Nguyễn Văn Sanh, (2009) [59] tại công ty cà phê EaPôk (0,19%). Như vậy, với hàm lượng đạm trong đất dao động từ 0,20% đến 0,24% thể hiện trong đất bazan tại địa điểm thí nghiệm có hàm lượng đạm khá giàu, thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển.

- Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu: Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất của các công thức thí nghiệm dao động từ (0,18% - 0,21%) đối lân tổng số và (7,15 - 8,30 mg/100g đất) đối với lân dễ tiêu nhưng không có ý nghĩa thống kê. So sánh với nghiên cứu của tác giả Lê Quang Chiến, (2011) [11] cho kết quả hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu tương ứng (0,20%; 8,10 mg/100g đất) chúng tôi nhận thấy hàm lượng lân dễ tiêu của các công thức trong thí nghiệm của chúng tôi là tương đương do lượng lân cùng bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kali tổng số và dễ tiêu: Kali là nguyên tố rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng lấy của và lấy quả nói chung và cây cà phê nói chung đặc biệt trong giai đoạn quả bắt đầu hình thành, phát triển mạnh và bước vào thời kỳ chín. Hàm lượng kali tổng số trong đất của các công thức thí nghiệm là tương đối thấp (0,10 đến 0,14%) và hàm lượng kali dễ tiêu lại ở mức khá dao động (15,01 mg/100g đất đến 17,68 mg/100g đất). Có 4 công thức phun ZnSO4 và Rosabor cho hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu cao hơn đối chứng tương ứng từ 30% và 13% nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, sau 2 năm thí nghiệm phun bổ sung ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau từ 0,3% đến 0,5% đối với ZnSO4; 0,15% đến 0,25% đối với Rosabor cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk trên nền phân bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy chưa có sự

khác biệt về hàm lượng một số chất trong đất trồng cà phê như: chất hữu cơ, đạm, lân, kali, canxi, magie, kẽm và bo.

3.3.2. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê

- Hàm lượng đạm trong lá cà phê của các công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau có sự sai khác, thấp nhất là công thức đối chứng B0Zn0 (3,32%), cao nhất là công thức B2Zn3 (3,57%) trong đó có 4 công thức có hàm lượng đạm trong lá cao hơn công thức đối chứng từ 4% đến 8% nhưng không có ý nghĩa thống kê.

- Hàm lượng lân: Phân tích hàm lượng lân trong lá cà phê của các công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau sau năm 2012 và 2013 ghi nhận tại bảng 3.19 cho thấy: Hàm lượng lân trong lá cà phê thấp nhất đạt 0,13% và cao nhất đạt 0,15%; Có sự sai khác giữa các công thức nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về hàm lượng lân trong lá ở vườn cà phê của tác giả Nguyễn Tri Chiêm, (1993) [10] cho rằng hàm lượng lân trong lá ở vườn cà phê tốt có năng suất cao là 0,11% và Nguyễn Văn Sanh, (2009) [59] khi xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối giai đoạn kinh doanh tại công ty cà phê EaPôk, CưMgar Đắk Lắk (0,11 - 0,15%).

- Hàm lượng kali: Kali là nguyên tố đối kháng với bo, nếu bón quá nhiều kali sẽ gây ức chế việc hút bo của cây cà phê dẫn đến thiếu hụt, ngược lại khi bón hoặc phun quá nhiều bo dẫn tới cây cà phê bị ngộ độc và khi đó bón kali với lượng cao lại giảm được ngộ độ bo. Khi phân tích hàm lượng kali trong lá cà phê của các công thức phun phối hợp ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk có sự sai khác giữa, trong đó có 4 công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng cao đã có ảnh hưởng đến hàm lượng kali trong lá cao hơn đối chứng từ 19% (B2Zn2 : 2,28%) đến 23% (B3Zn3 : 2,37%) nhưng không có ý nghĩa thống kê. Trương Hồng và cộng sự, (2000) [21] cho rằng hàm lượng kali trong lá cà phê vối từ 1,82% - 2,02% mới có khả năng cho năng suất cà phê nhân trên 5 tấn/nhân/ha.

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của nồng độ ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê


Các chỉ tiêu theo dõi

Công thức N (%) P (%) K (%) CaO (%) MgO (%) Zn (ppm) B (ppm)


Trước TN

3,32

0,13

1,92

1,51

0,32

19,21

30,13

B0Zn0 (đ/c)

3,32

0,13

1,92

1,57

0,33

19,27

31,34

B0Zn1

3,34

0,15

1,95

1,62

0,35

22,54

32,54

B0Zn2

3,46

0,14

1,97

1,95

0,34

23,97

33,61

B0Zn3

3,32

0,15

2,16

1,90

0,34

25,18

34,19

B1Zn0

3,43

0,15

2,20

1,76

0,34

25,61

36,16

B1Zn1

3,41

0,14

2,21

1,83

0,35

25,92

37,09

B1Zn2

3,45

0,15

2,26

1,83

0,32

28,86

38,12

B1Zn3

3,43

0,14

2,25

1,68

0,31

29,90

38,76

B2Zn0

3,54

0,15

2,18

1,69

0,33

25,26

37,91

B2Zn1

3,25

0,15

2,26

1,74

0,34

27,36

41,13

B2Zn2

3,56

0,15

2,28

2,24

0,35

31,32

43,87

B2Zn3

3,57

0,15

2,36

2,15

0,36

32,83

44,85

B3Zn0

3,48

0,15

2,04

2,06

0,37

26,85

39,98

B3Zn1

3,37

0,15

2,32

2,01

0,38

28,43

42,14

B3Zn2

3,54

0,15

2,35

2,22

0,41

35,91

45,94

B3Zn3

3,46

0,14

2,37

2,29

0,40

34,85

46,18

CV(%)

5,41

8,60

14,33

16,75

14,56

17,75

16,24

LSD0,05 (B)

NS

NS

NS

NS

NS

4,98

8,86

LSD0,05 (Zn)

NS

NS

NS

NS

NS

4,98

4,43

LSD0,05 (B*Zn)

NS

NS

NS

NS

NS

9,96

4,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 15


- Hàm lượng CaO và MgO: Đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh canxi là nguyên tố nếu thiếu có thể làm giảm tỉ lệ nứt thân và gốc, đặc biệt là những vườn cây cà phê già cỗi. Hàm lượng MgO trong lá cà phê có tương quan chặt chẽ tới hàm lượng diệp lục, đặc biệt là diệp lục a và các sắc tố quang hợp. Kết quả phân

tích hàm lượng CaO và MgO trong lá cà phê của các công thức phun kết hợp ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk dao động từ 1,57% đến 2,29 % đối với hàm lượng CaO và từ 0,33% đến 0,39% đối với MgO nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

- Hàm lượng Zn: Các công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan sau 2 năm 2012 và 2013 có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng kẽm trong lá cà phê. Khi thay đổi nồng độ phun ZnSO4 từ mức 0,3% đến 0,5% dẫn đến hàm lượng Zn trong lá cà phê tăng từ 22,25 ppm lên 30,69 ppm (phụ biểu 2.16) và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với các công thức phun với nồng độ từ 0,4% trở lên. Tương tự, khi thay đổi nồng độ Rosabor phun cho cây cà phê từ 0,15% đến 0,25% dẫn đến hàm lượng Zn trong lá cà phê tăng từ 22,74 ppm lên 31,51 ppm và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với nồng độ phun ở các công thức từ 0,20% trở lên (phụ lục 2.16). Khi phun phối hợp giữa ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng đến hàm lượng Zn trong lá thấp nhất là công thức đối chứng (19,27 ppm) và cao nhất là công thức B3Zn2 (35,91 ppm). Đa số các công thức thí nghiệm có phun ZnSO4 với nồng độ từ 0,4% đến 0,5% có hàm lượng kẽm trong lá cà phê cao hơn đối chứng từ 15% đến 86% có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Theo thang dinh dưỡng phân vi lượng trên lá cà phê vối của tác giả Willson, K.C (1987) [108] công bố với 4 mức với hàm lượng Zn trong lá như sau: Thiếu <20 ppm, thấp (20 - 35 ppm), tối ưu (35 - 70 ppm) và cao >70 ppm thì đa số các công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối tại địa điểm thí nghiệm ở mức thấp. Có 2 công thức gần đạt mức tối ưu, thậm chí ở công thức đối chứng và trước thí nghiệm hàm lượng Zn trong lá còn thiếu và việc bổ sung Zn cho cây cà phê là rất cần thiết.

Để làm rõ hơn ảnh hưởng của nồng độ phun phối hợp ZnSO4 và Rosabor cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk đến năng suất cà phê nhân chúng tôi tiến hành xây dựng tương quan giữa hàm lượng Zn trong lá cà phê và năng suất cà phê nhân sau hai năm thí nghiệm ở đồ thị 3.5 như sau:


Tương quan giữa hàm lượng Zn trong lá với năng suất

cà phê nhân

3.80

3.60

3.40

3.20

3.00

y = 0.0021x2 - 0.08x + 3.9235

R2 = 0.9419

19.00 23.00 27.00 31.00 35.00

Hàm lượng Zn trong lá cà phê (ppm)

Năng suất cà phê nhân (tấn/ha)

Đồ thị 3.5: Tương quan giữa hàm lượng Zn trong lá và năng suất cà phê nhân

Y = 0,0021 x2 - 0,08 x + 3,9235 là đường chuẩn cho quan hệ giữa hàm lượng kẽm trong lá cà phê với năng suất cà phê nhân với r = 0,97 và đây là tương quan tương rất chặt, chứng tỏ đất bazan trồng cà phê tại địa điểm thí nghiệm có thể thiếu kẽm và khi được bổ sung kẽm bằng cách phun ZnSO4 với nồng độ khác nhau qua lá đã làm tăng năng suất cà phê vối rõ rệt. Có rất ít công trình nghiên cứu về tương quan giữa hàm lượng Zn trong lá cà phê với năng suất cà phê vối nên sự so sánh và biện luận của chúng tôi về vấn đề này còn gặp nhiều hạn chế. Theo các tác giả Yonara Poltronieri, Herminia E P Martines and Paulo R Cecon, (2011) [107] khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón kẽm vào đất trồng cà phê chè tại Brazil trong 2 năm 2007 và 2008 cho rằng kẽm có ảnh hưởng rất chặt tới năng suất cà phê nhân với (r = 0,98). Như vậy, hàm lượng kẽm trong lá cà phê có liên quan chặt chẽ tới năng suất cà phê không chỉ đối với cà phê vối mà còn ở cà phê chè.

- Hàm lượng B: Số liệu phân tích về hàm lượng B trong lá cà phê các công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau sau hai năm 2012 và 2013 cho thấy: Khi thay đổi nồng độ Rosabor phun cho cây cà phê từ 0,15% đến 0,25% giúp hàm lượng B trong lá cà phê tăng từ 32,92 ppm lên 43,56 ppm và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với tất cả các công thức phun Rosabor, ngoại trừ công thức đối chứng (phụ biểu 2.17). Tương tự, khi thay đổi nồng độ phun ZnSO4 cho cây cà phê

Tương quan giữa hàm lượng B trong lá với năng suất

cà phê nhân

y = 0.0029x2 - 0.1878x + 6.2807

R2 = 0.9549

3.80

3.60

3.40

3.20

3.00

30.00

35.00

40.00

45.00

Hàm lượng B trong lá cà phê (ppm)

từ 0,3% đến 0,5% có ảnh hưởng đến hàm lượng B trong lá cà phê tăng từ 36,35 ppm lên 41,00 ppm (phụ biểu 2.17) và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với duy nhất ở nồng độ phun ZnSO4 từ 0,5%. Phun phối hợp giữa ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng rõ nét đến hàm lượng B trong lá thấp nhất là công thức đối chứng (31,34 ppm) và cao nhất là công thức B3Zn3 (46,18 ppm). Đa số các công thức thí nghiệm có phun ZnSO4 và Rosabor nồng độ cao gồm 6 công thức có hàm lượng bo trong lá cao hơn đối chứng từ 31% (B2Zn1) đến 47% (B3Zn3) có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Kết quả phân tích hàm lượng bo trong lá cà phê vối của chúng tôi tương đương với kết luận của Trương Hồng, (2012) [23] khi đưa ra mức hàm lượng bo trong lá cà phê vối biến thiên từ 30 - 50 ppm và nếu so sánh với hàm lượng bo trong lá cà phê chè của tác giả Jean Nicolas Wintgens, (2004) [96] cho rằng mức tối ưu hàm lượng bo trong lá cà phê chè từ 40 - 100 ppm, thấp hơn 30 ppm là thiếu, cao hơn 100 ppm là thừa bo.



Năng suất cà phê nhân (tấn/ha)

Đồ thị 3.6: Tương quan giữa hàm lượng B trong lá và năng suất cà phê nhân

Như vậy, y = 0,0029 x2 - 0,1878 x + 6,2807 là đường chuẩn cho quan hệ giữa hàm lượng bo trong lá cà phê vối với năng suất cà phê nhân với (r = 0,98) và đây là tương quan tương rất chặt. Tương quan này thể hiện trong đất bazan trồng cà phê tại địa điểm thí nghiệm và trong lá cà phê vối có thể thiếu bo, vì vậy khi phun bổ sung Rosabor với các nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan đã làm tăng năng suất cà phê nhân rõ rệt.

Như vậy, sau 2 năm thí nghiệm phun kết hợp ZnSO4 nồng độ từ 0,3% đến 0,5% và Rosabor với nồng độ từ 0,15% đến 0,25% cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk trên nền phân bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy sự khác biệt khá rõ về hàm lượng kẽm và bo trong lá cà phê.

3.3.3. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến quá trình quang hợp, sinh trưởng phát triển của cà phê

3.3.3.1. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng các sắc tố quang hợp trong lá cà phê

Quá trình quang hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hàm lượng các sắc tố quang hợp như diệp lục a, diệp lục b và carotenoit. Hàm lượng diệp lục trong lá đặc biệt là diệp lục a có vai trò quyết định đến quá trình quang hợp, sinh trưởng và năng suất cây trồng. Phân tích hàm lượng các sắc tố quang hợp trong lá cà phê qua 2 năm thí nghiệm phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối trên đất bazan (bảng 3.20) cho thấy:

- Hàm lượng diệp lục a: Phun bổ sung ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan đã có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê. Khi thay đổi nồng độ Rosabor phun cho cây cà phê từ 0,15% đến 0,25% có ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê tăng từ 1,51 mg/g lá tươi lên 1,85 mg/g lá tươi và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với các công thức phun Rosabor phun ở nồng độ từ 0,20% trở lên (phụ biểu 2.18). Phun ZnSO4 cho cây cà phê với nồng độ tăng từ 0,3% đến 0,5% dẫn đến hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê tăng từ 1,56 mg/g lá tươi lên 1,78 mg/g lá tươi và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với duy nhất ở nồng độ 0,5% (phụ lục 2.18). Phun kết hợp giữa ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng khá rõ đến hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê, thấp nhất là công thức đối chứng đạt (1,49 mg/g lá tươi) và cao nhất là công thức B3Zn2 đạt (2,02 mg/g lá tươi). Các công thức thí nghiệm có phun ZnSO4 và Rosabor nồng độ cao gồm 4 công thức cho hàm lượng diệp lục a

trong lá cà phê cao hơn đối chứng từ 30% (B2Zn2) đến 36% (B3Zn2) có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của nồng độ ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng các sắc tố quang hợp trong lá cà phê


Các chỉ tiêu theo dõi


Công thức

Diệp lục a

(mg/g lá tươi)

Diệp lục b

(mg/g lá tươi)

Diệp lục ts

(mg/g lá tươi)

Carotenoit

(mg/g lá tươi)

B0Zn0(đ/c)

1,49

0,92

2,41

0,83

B0Zn1

1,50

0,98

2,48

0,86

B0Zn2

1,51

0,97

2,48

0,88

B0Zn3

1,54

0,91

2,45

0,90

B1Zn0

1,51

0,93

2,44

0,94

B1Zn1

1,56

0,93

2,48

0,92

B1Zn2

1,57

0,93

2,50

0,85

B1Zn3

1,60

0,90

2,50

0,93

B2Zn0

1,60

1,01

2,63

0,87

B2Zn1

1,68

0,88

2,56

0,85

B2Zn2

1,94

0,98

2,92

1,01

B2Zn3

2,01

1,01

3,01

1,03

B3Zn0

1,62

0,96

2,58

0,93

B3Zn1

1,76

0,99

2,75

0,81

B3Zn2

2,02

1,01

3,03

1,09

B3Zn3

1,98

1,02

3,00

1,06

CV(%)

16,94

6,37

11,80

15,73

LSD0,05 (B)

0,21

0,04

0,23

NS

LSD0,05 (Zn)

0,21

NS

NS

NS

LSD0,05 (B*Zn)

0,42

NS

NS

NS

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022