Vậ Độ Cơ Bả – Biểu Tượ Vậ Độ Cơ Bả


GDTC có thể kết hợp các nội dung liên quan như âm nhạc (vận động theo nhạc), ngôn ngữ (trò chuyện)… giúp phát triển lĩnh vực ngôn ngữ và thẩm mĩ ở trẻ.

1.2.2. Giáo dục t ể c ất c o trẻ mầm o

Xét từ góc độ giáo dục thì GDTC là một quá trình sư phạm (quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, có phương tiện nhằm đạt được mục đích nhất định trong quá trình giáo dục) nhằm truyền thụ và lĩnh hội kiến thức của thể hệ đi trước cho thế hệ đi sau về văn hoá thể chất. Quá trình GDTC có mối quan hệ khách quan đối với các nội dung giáo dục khác như: Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tình cảm xã hội, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục nhận thức.

Xét từ góc độ thực tiễn thì GDTC là một quá trình giáo dục mà đặc trưng thể hiện ở việc hướng dẫn động tác, bài tập nhằm hoàn thiện các yếu tố hình thể, các cơ quan chức năng bên trong cơ thể và tố chất thể lực. Quá trình này giúp cho người học phát triển cơ thể cân đối và hài hoà, hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực của con người. Quá trình này cần tuân thủ các nguyên tắc về nội dung bài tập, phương pháp tiến hành, hình thức tổ chức, phương tiện phục vụ.

Dưới tác động của quá trình GDTC giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, khoẻ mạnh, có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường xung quanh, trang bị cho người tập những kĩ năng vận động cần thiết trong cuộc sống.

Như vậy có thể nói GDTC cho trẻ MG là quá trình tác động nhiều mặt đến cơ thể trẻ thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục vận động và chế độ sinh hoạt cho trẻ một cách hợp lí nhắm giúp cơ thể trẻ phát triển cân đối, tăng cường sức khoẻ, rèn luyện các KNVĐCB, trang bị cho trẻ những tri thức liên quan phù hợp với độ tuổi tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện.

Quá trình tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ tại trường MN thì người GVMN đóng vai trò chủ đạo, trẻ đóng vai trò chủ động tích cực nhắm tiếp thu những tri thức liên quan, hình thành các năng lực vận động và thói quen vận động hợp lí để phát triển thế chất và tinh thần cho trẻ.

Mục đích GDTC cho trẻ mầm non bao gồm: “Góp phần củng cố và tăng cường sức khoẻ, phát triển cân đối hoài hoà về hình thái và chức năng của cơ thể. Rèn luyện các tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực và khả


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

năng định hướng trong không gian. Rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức, kỉ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ.”[55]

Mục đích của GDTC cho trẻ MG được cụ thể hoá qua 03 nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 4

+ Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ: Chăm sóc, nuôi dưỡng và rèn luyện một cách khoa học, chăm sóc trẻ khi ăn, khi ngủ, chơi, học hành, đảm bảo chế độ sinh hoạt cho trẻ, chế độ tập luyện thông qua giờ học thể dục, dạo chơi, những trò chơi vận động. Sử dụng các phương tiện, nội dung bài tập Giáo dục thể chất, kết hợp với các hoạt động để rèn luyện sức khỏe trẻ [54].

+ Nhiệm vụ giáo duỡng: Hình thành và rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, thói quen vệ sinh, trang bị cho trẻ một số kiến thức sơ đẳng về GDTC [54]

+ Nhiệm vụ giáo dục: thông qua các hoạt động GDTC góp phần giáo dục phẩm chất đạo đực, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động hướng tới sự phát triển trẻ một cách toàn diện

1.2.3. Vậ độ cơ bả – biểu tượ vậ độ cơ bả

Vậ độ là một phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất (cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian), đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình. (Triết học Marx-Lenin).

Có rất nhiều hình thức vận động của vật chất, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng ta chỉ xét đến một trong các hình thức vận động cấp cao nhất của vật chất là vận động sinh vật học đó là con người hoạt động có ý thức. Vận động có trong tất cả các hoạt động thường ngày của con người, nó sẽ mang lại kết quả tốt lên cơ thể nếu đúng tư thế và vừa sức.


Vận động là sự hoạt động tích cực của các cơ quan vận động của con người, là phương tiện cơ bản và đặc biệt của quá trình GDTC. GDTC cho trẻ chủ yếu là thông qua các hoạt động tự vận động của cơ thể trẻ. [55]

Sự phát triển của trẻ không thể tách rời sự vận động, thông qua các hoạt động vận động giúp trẻ phát triển thể lực bản thân, nhận thức được thế giới xung quanh, phát triển tình cảm xã hội và ngôn ngữ. Đối với trẻ độ tuổi MN thì hoạt động vận động bao gồm hai loại vận động chính:

+ Vận động tinh là những vận động được thực hiện bởi các nhóm cơ nhỏ, chủ yếu là ngón tay. Khi thực hiện các vận động này đòi hỏi trẻ phải tỉ mỉ, tinh tế và khéo léo.

+ Vận động thô là những vận động được thực hiện bởi các nhóm cơ lớn chủ yếu là tay, chân và thân mình. Khi thực hiện các vận động thô đòi hỏi trẻ phải vận dụng hầu hết các nhóm cơ lớn trong cơ thể (đi, chạy, bò…)

Vậ độ cơ bả (VĐCB) là những vận động cần thiết đối với con người trong cuộc sống và được sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày. Việc hình thành các vận động cơ bản trong sinh hoạt thường ngày của trẻ nhằm giải quyết nhu cầu thiết yếu của bản thân và giải quyết các yếu tố xảy ra trong môi trường sống như: vận động đi, vận động chạy, bật nhảy qua rãnh nước… Các vận động này được hình thành theo du cầu phát triển của một cá thể và phụ thuộc vào môi trường sống của cá thể đó. Các vận động cơ bản có thể tự hình thành theo quy luật tâm vận động - sinh lý vận động (có nghĩa là tới một thời điểm, độ tuổi nhất định trẻ có thể tự hình thành được những vận động này theo nhu cầu của cơ thể) hoặc dưới tác động của các yếu tố khách quan (tác động của người lớn).

Trong nghiên cứu này, luận án tập trung nghiên cứu và làm rò cấu trúc động tác, đặc điểm phát triển và năng lực vận động cơ bản ở trẻ MG để làm cơ sở xây dựng các thang đánh giá và đề xuất các bài tập phù hợp giúp phát triển KNVĐCB ở trẻ MG (3 – 6 tuổi) tại các trường MN ở khu vực TP.HCM.

Biểu tượ vậ độ cơ bả là những hình ảnh và những tính chất của hành động vận động được hình thành trên cơ sở cảm giác và tri giác trước đó và được lưu giữ lại trong ý thức. Bất kỳ một hành động vận động nào cũng có những đặc tính sinh cơ cơ bản là không gian (hình dáng, biên độ, mặt phẳng


thực hiện, góc độ, phương hướng), thời gian (tốc độ, tính nhịp điệu) và mức độ dùng lực. Chúng ta có thể phân loại các biểu tượng vận động theo các cơ quan phân tích vận động như: biểu tượng thị giác, biểu tượng thính giác, biểu tượng cảm giác… tuy nhiên trong thực tế thì không có biểu tượng vận động nào riêng lẻ cả. Đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 3 – 6 tuổi thì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình ảnh được phát triển từ tư duy trực quan hành động từ độ tuổi nhỏ hơn nên vai trò của thành phần thị giác vai trò khá quan trọng trong quá trình hình thành biểu tượng vận động. Trẻ mầm non dễ hình thành và tích luỹ các biểu tượng động tác, hình ảnh trực quan tốt hơn người trưởng thành do tính thích nghi của hệ thần kinh của lứa tuổi nhỏ tốt hơn lứa tuổi lớn.[56]

Cơ sở hình thành biểu tượng vận động cơ bản là cảm giác và tri giác, các vận động đã học hoặc do trẻ nhìn thấy sẽ được lưu lại trong trí nhớ của trẻ dưới dạng các hình ảnh (đây là cơ sở để trẻ có thể học tập, tiếp thu và hoàn thiện động tác). Trong giai đoạn ban đầu của quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động thì việc hình thành biểu tượng động tác đóng một vai trò khá quan trọng đối với trẻ. Để hình thành biểu tượng vận động cần có sự tham gia của toàn bộ các cơ quan cảm thụ bản thể ở trẻ (tuỳ theo từng giai đoạn mà mức độ tham gia sẽ khác nhau). Trong giai đoạn ban đầu thị giác đóng vai trò chủ đạo vì tư duy của trẻ 3

– 6 tuổi là tư duy trực quan hình ảnh, ở giai đoạn sau thì vai trò của cơ quan cảm thụ bản thể, cảm thụ bên trong tăng dần và chiếm ưu thế.

1.2.4. Kĩ ă vậ độ cơ bả

Kỹ ă vậ độ cơ bả là khả năng thực hiện hành động vận động (động tác) dựa vào sự hiểu biết cách thức thực hiện động tác, kinh nghiệm vận động của bản thân và sự điều khiển của ý thức [54], [55], [56], [88].

Đối với trẻ mầm non, kỹ năng vận động là mức độ tiếp thu động tác thể hiện ở sự tập trung chú ý vào các thao tác của bài tập, các thao tác vận động chưa nhuần nhuyễn, chưa liên tục, chưa đảm bảo được độ bền vững, dễ mất đi nếu không được ôn tập nhiều lần. Các dấu hiện đặc trưng của kỹ năng động tác là:

+ Việc điều khiển động tác của hành động chưa trọn vẹn, diễn ra chưa được tự động hoá mà phải luôn luôn có sự kiểm tra của ý thức, do đó dễ bị mệt mỏi và rất căng thẳng.


+ Cách thực giải quyết nhiệm vụ vận động chưa ổn định, việc tìm tòi những cách thức mới hơn vẫn đang diễn ra.

+ Kỹ năng vận động là mức độ đầu tiên để đi đến nắm vững các hành động vận động mà bất cứ người học nào cũng không thể bỏ qua được. Khoảng thời gian chuyển tiếp lên kỹ xảo rất khác nhau và phụ thuộc vào năng lực của từng người, vào sự hoàn thiện các phương pháp giảng dạy, vào độ khó của động tác.

+ Rèn luyện kỹ năng vận động có giá trị giáo dưỡng rất lớn, vì cơ sở của nó là phải tư duy một cách tích cực.

Kỹ xảo vậ độ cơ bả là giai đoạn phát triển cao hơn của kỹ năng, hay kỹ xảo là kỹ năng được tự động hoá một cách có ý thức. Nhờ quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần mà kỹ năng vận động dần được hoàn thiện, nhiều giai đoạn thực hiện được tự động hoá. Tốc độ thực hiện động tác nhanh dần mà vẫn đảm bảo được độ chính xác (những cử động thừa sẽ mất đi). [54], [55], [56], [88].

Đối với trẻ mầm non, kỹ xảo vận động là mức độ tiếp thu kỹ thuật động tác (vận động), trong đó việc điều khiển vận động đã trở nên tự động hoá và các thao tác thể hiện sự tin tưởng cao. Các dấu hiệu đặc trưng của kỹ xảo động tác là:

+ Việc thực hiện các động tác không cần tập trung chú ý cao vì hành động đã tự động hoá, nghĩa là người tập (trẻ mầm non) không chú ý từng cử động riêng lẻ của động tác khi thực hiện bài tập

+ Ý thức không bị mất đi vai trò chủ đạo khi tự động hoá thực hiện động tác. Trong trường hợp này, ý thức giữ vai trò phát động, kiểm tra, điều chỉnh, ra lệnh phải hành động vào thời điểm cần thiết, kiểm tra theo tình huống và chấm dứt việc thực hiện nó. Kết quả là thực hiện, giải quyết nhiệm vụ vận động một cách sáng tạo.

+ Kỹ xảo vận động có tính bền vững cao, ổn định cao, cho phép thực hiện động tác một cách chính xác ngay trong khi mệt mỏi hoặc bị các kích thích khách quan như cơ sở vật chất, dụng cụ, nhiệt độ, điều kiện khách quan bên ngoài.

+ Việc hình thành kỹ xảo là quá trình hình thành những định hình động lực trong sự tác động của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai. Trong đó hệ thống tín hiệu thứ hai đóng vai trò chủ đạo, lời nói của giáo viên về bài tập vận động giúp trẻ hiểu mục tiêu của bài tập.


Các iai đoạ ì t KNVĐCB ở trẻ mầm o

+ Giai đoạn hình thành biểu tượng vận động ban đầu (giai đoạn dạy học ban đầu): Hình thành ở trẻ biểu tượng toàn vẹn về động tác, nắm được các bước cơ bản của động tác. Cảm giác và tri giác về động tác chưa định hình, trẻ thiếu tự tin trong lúc vận động, chưa có cảm nhận đầy đủ về cấu trúc bên trong của động tác, còn nhiều cử động thừa, phương hướng đôi khi chưa chính xác, khả năng dùng sức chưa đúng và thiếu sự liên tục. Sự tập trung chú ý của trẻ lúc này chủ yếu vào các bước thực hiện động tác và cần phải có sự chú ý mới thực hiện động tác được động tác. Dễ xảy ra các sai sót ban đầu cũng như hình thành các biểu tượng sai về vận động.

+ Giai đoạn hình thành kỹ năng (giai đoạn học sâu): Đây là giai đoạn chuyển từ biểu tượng thô sơ ban đầu sang thành kỹ năng chính xác, trẻ nắm đực các chi tiết kỹ thuật động tác. Cảm giác về yếu lĩnh kỹ thuật động tác cũng như tri giác toàn bộ động tác trở nên chính xác, đầy đủ và rò ràng. Trẻ thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng, khéo léo, biết phối hợp các cử động của cơ thể (đặc biệt cử động của tay và chân) và bước đầu xuất hiện các tốt chất vận động liên quan đến vận động. Trẻ hiểu và có thể thực hiện được các nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên. Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai dần dần được nâng cao, tạo ra những mối liên hệ tạm thời phực tạp trong vỏ đại não.

+ Giai đoạn hoàn thiện kỹ năng (giai đoạn hình thành kỹ xảo): Đây là giai đoạn chuyển những kỹ năng vận động đã học thành kỹ xảo vận động (nếu có thể). Biểu tượng vận động chính xác, rò ràng, có sự phân biệt cao, trẻ có thể thực hiện vận động bằng tư duy đầy đủ và chính xác toàn bộ động tác. Trẻ nắm vững kỹ thuật vận động, biết tiết kiệm sức lực khi thực hiện, thực hiện động tác thoải mái và không gò bó, biết kết hợp các vận động một cách hợp lý để giải quyết các điều kiện khác nhau. Trẻ tự tin, tin tưởng vào hành động vận động của mình, thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra một cách tự giác, áp dụng các vận động vào trong thực tế (xử lý các tình huốn trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày)

Quá trình hình thành KNVĐCB ở trẻ lứa tuổi mầm o p ụ t uộc v o rất iều yếu t ư


+ Sự phức tạp của động tác: các vận động cơ bản không có chu kỳ (bật nhảy, ném xa, xém trúng đích…) đòi hỏi thời gian hình thành kỹ xảo dài hơn so với các vận động cơ bản có chu kỳ (đi, chạy,…)

+ Sự hứng thú và động cơ: Trẻ càng hứng thú khi tham gia hoạt động vận động và có cơ hội thực hiện động tác vận động nhiều thì thời gian hình thành kỹ xảo sẽ nhanh hơn.

+ Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên: nếu phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục vận động cơ bản của giáo viên phù hợp sẽ rút ngắn thời gian hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động ở trẻ.

+ Các yếu tố chủ quan từ bản thân trẻ: trẻ có ý thức tập luyện cao, khả năng tiếp thu vận động của trẻ tốt, khả năng nhận thức của trẻ theo độ tuổi sẽ giúp việc hình thành kỹ xảo diễn ra tốt hơn. [55]

1.2.5. B i tập p át triể KNVĐCB c o trẻ

Các bài tập PTVĐ (hay các bài tập thể chất) đã xuất hiện từ rất sớm trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người. Từ thời xã hội nguyên thuỷ, cuộc sống của con người gắn liền với việc săn bắt và hái lượm, để đạt được mục đích phục vụ cuộc sống họ phải tập luyện vì vậy ban đầu các bài tập thể chất gắn liền với lao động và sản xuất. Theo sự phát triển của thời gian, trải qua các thời kỳ xã hội thì bài tập thể chất còn gắn liền với việc bảo vệ an ninh – quốc phòng. Khi xã hội loài người ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, ý thức bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của người dân ngày càng được thể hiện rò nét hơn thì bài tập thể chất hiện nay còn gắn liền với việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ.

Tác giả Đồng Văn Triệu (2000) cho rằng “các bài tập thể chất là phương tiện cơ bản của GDTC đối với trẻ mẫu giáo … có tác dụng hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết cho đời sống như đi, chạy, nhảy, ném, bắt…”. Việc lựa chọn các động tác trong bài tập vận động cho trẻ phải đảm bảo tính sinh động của động tác, tăng cường các động tác phát triển tố chất thể lực và cần đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lứa tuổi, trạng thái sức khoẻ của trẻ. [78]

Theo tác giả Trịnh Trung Hiếu (2001) “Các bài tập vận động là hoạt động vận động đặc biệt để giải quyết nhiệm vụ GDTC. Các bài tập được cấu thành


bởi nhiều động tác được lập lại với một số lần nhất định”. Thông qua việc tập luyện các bài tập, cơ thể được thay đổi và người tập cũng tiếp thu được các kĩ năng vận động. Các bài tập vận động kết hợp với những nhân tố thiên nhiên và môi trường vệ sinh là những phương tiên GDTC cơ bản. [37]

Tác giả Đặng Hồng Phương (2018) đã đề cập “Bài tập vận động là hệ thống các hành động vận động có chọn lọc, tác động lên các bộ phận của cơ thể nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục trong quá trình GDTC cho trẻ em”. Bài tập vận động là nội dung duy nhất trong hoạt động dạy học nhằm rèn luyện thể chất cho trẻ MG. Mặt khác, các bài tập vận động còn là phương tiện để đánh giá năng lực thể chất của trẻ. [55], [56]

Cũng theo Đặng Hồng Phương, bài tập vận động được cấu thành bởi hai yếu tố là nội dung bài tập (tổ hợp các động tác) và hình thức bài tập (bao gồm hình thức bên ngoài thể hiện mối quan hệ không gian, thời gian, sức lực… và hình thức bên trong thể hiện quá trình sinh lí, tâm lí… khi thực hiện bài tập)

Khi xem xét các bài tập phát triển KNVĐCB dưới nhiều góc độ có thể thấy những nét đặc trưng sau:

- Góc độ tâm lý: Bài tập phát triển KNVĐCB là các hành vi có ý thức của con người nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân.

- Góc độ sinh lý: Bài tập phát triển KNVĐCB là những phản xạ có điều kiện, có sự tác động định hướng của cơ thể, chuyển trạng thái hoạt động của cơ thể cao hơn so với ban đầu.

- Góc độ giáo dục: Bài tập phát triển KNVĐCB là những hành động vận động giải quyết các nhiệm vụ và đảm bảo các nguyên tắc GDTC.

Từ những quan điểm về bài tập vận động và KNVĐCB được trình bày ở trên, luận án đưa ra khái niệm về bài tập phát triển KNVĐCB như sau:

Bài tập phát triển KNVĐCB là hệ thống những động tác có chọn lọc và hình thức thực hiện động tác đó nhằm hình thành và hoàn thiện KNVĐCB phù hợp với năng lực vận động cá nhân của trẻ.”

Khái niệm này được luận án đưa ra dựa trên cấu trúc của bài tập vận động; nhiệm vụ của quá trình hình thành KNVĐCB và quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí