Qua Điểm Của Đả V N Ước Về Iáo Dục Knvđcb Cho Trẻ Mg.


động học có chủ đích), hoạt động ở các góc, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động sinh hoạt chiều…

Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiều giáo viên thiếu tính sáng tạo trong việc xây dựng nội dung giáo dục trong đó có giáo dục PTVĐ cho trẻ, chưa phát huy được khả năng của trẻ và đặc điểm địa phương, phương pháp và hình thức giáo dục KNVĐCB còn bó hẹp theo hướng truyền thống chưa tiếp cận được với các xu hướng giáo dục hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Sự hiểu biết về chuyên môn trong giáo dục thể chất (GDTC), đặc biệt là trong lĩnh vực PTVĐ cho trẻ của nhiều GVMN còn hạn chế. Giáo viên chưa xác định được khả năng vận động của trẻ và các bài tập phát triển KNVĐCB đáp ứng được nhu cầu vận động của trẻ qua các độ tuổi, các bài tập chủ yếu là rập khuôn theo nội dung của chương trình khung. Hình thức tổ chức giờ học và phương pháp dạy học chứa có sự đổi mới và linh hoạt, chưa thể hiện được nét đặc trưng ở khu vực TP.HCM. Việc lựa chọn và sắp xếp các nội dung giáo dục KNVĐCB còn rập khuôn, chưa sáng tạo và chưa phát huy được sự chủ động tích cực trong vận động của trẻ. Các hoạt động vận động chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức chứ chưa thể hiện được quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, phát huy năng lực vận động cá nhận của trẻ.

Ngày 25/02/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục PTVĐ cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016” kèm theo Công văn số 808/BGDĐT-GDMN với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục PTVĐ giúp cơ thể trẻ phát trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Trong mục tiêu cụ thể có xác định “Nâng cao chất lượng giáo dục PTVĐ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong các cơ sở GDMN: Tăng cường thời lượng vận động cho trẻ; Tăng cường hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn - tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, khỏe mạnh; Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động PTVĐ, tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ.” Qua đó chúng ta có thể thấy công tác giáo dục PTVĐ nói chung và giáo dục KNVĐCB nói riêng cho trẻ MG hiện nay đang được sự quan tâm sâu sắc từ các cấp lãnh đạo.

Trong những năm qua, ở nước ta đã có một số ít công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề khác nhau trong công tác tổ chức hoạt động PTVĐ cho trẻ


độ tuổi MN. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu sâu về bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ mẫu giáo (MG) từ 3 - 6 tuổi tại từng địa phương và những vấn đề liên quan còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mặt khác, khu vực TP.HCM mang nét đặc trưng riêng biệt về điều kiện địa lý, tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội sẽ dẫn tới những nét đặc thù riêng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục PTVĐ phù hợp với nhu của địa phương. Điều này cho thấy việc nghiên cứu các giải pháp và xác định được một số bài tập phát triển KNVĐCB phù hợp với từng độ tuổi cho trẻ MG tại trường MN phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại TP. HCM là hết sức cần thiết.

Xuất phát từ những bất cập hiện nay trong việc lựa chọn các bài tập phát triển KNVĐCB trong các hoạt động giáo dục vận động cho trẻ MG (3-6 tuổi) tại các trường MN ở TP.HCM, chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận án: "Nghiên cứu một b i tập p át triể kĩ ă vậ độ cơ bả c o trẻ 3 - 6 tuổi tại các trườ mầm o k u vực TP.HCM”

Mục đíc iê cứu

Thông qua nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ tại các trường MN và đánh giá sự phát triển KNVĐCB của trẻ MG làm cơ sở để luận án xây dựng các bài tập giúp phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tại các trường MN ở TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Mục tiêu iê cứu.

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án đã thực hiện 03 mục tiêu nghiên cứu sau đây:

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 3

* Mục tiêu 1: Nghiên cứu xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3

– 6 tuổi tại TP.HCM

- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại TP.HCM

- Khảo sát và lựa chọn các test phù hợp để đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại TP. HCM

- Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tại TP. HCM


* Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục phát triển KNVĐCB của trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP.HCM

- Đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ 3

– 6 tuổi tại một số trường MN ở TP.HCM

- Đánh giá thực trạng phát triển KNVĐCB của trẻ từ 3 – 6 tuổi tại một số trường MN khu vực TP.HCM.

* Mục tiêu 3: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP.HCM

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn để xây dựng các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại trường MN khu vực TP.HCM

- Xây dựng một số bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại trường MN khu vực TP.HCM

- Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập phát triển KNVĐCB đã xây dựng dựa trên so sánh kết quả đánh giá KNVĐCB của nhóm thực nhiệm và nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm.

Giả t uyết k oa ọc

Thực trạng cho thấy việc lựa chọn và tổ chức luyện tập các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG (3 – 6 tuổi) tại các trường MN khu vực TP. HCM hiện nay còn nhiều hạn chế, rập khuôn, chưa có hệ thống, mang tính chủ quan và chưa đảm bảo tính khoa học, không tạo được sự hứng thú và tích cực tham gia ở trẻ. Nếu xây dựng được các bài tập phát triển KNVĐCB đa dạng về nội dung và hình thức luyện tập, phù hợp với năng lực vận động của trẻ, đảm bảo tính khoa học, phát huy được tính tích cực tham gia vận động, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của TP. HCM sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ MG tại các trường MN ở TP. HCM.

Đây chính là giả thuyết khoa học mà luận án đã tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ thông qua kết quả nghiên cứu và bàn luận.


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. 1. Qua điểm của Đả v N ước về iáo dục KNVĐCB cho trẻ MG.

Trong điều 23 của Luật Giáo dục năm 2019 được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2019 có ghi: “GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi. GDMN nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

[59] Có thể thấy, bậc học MN mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần thông qua các hoạt động giáo dục đặc trưng theo độ tuổi, trang bị cho trẻ những kĩ năng cơ bản để giải quyết những tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa với trẻ trong cuộc sống.

Sau năm 1954, GDTC tại Việt Nam có điều kiện phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Hệ thống GDTC của Việt Nam là một thể thống nhất giữa những tư tưởng, phương pháp khoa học trong GDTC, đồng thời cũng là sự thống nhất giữa những tổ chức và cơ quan có trách nhiệm thực hiện, kiểm tra GDTC cho mọi công dân Việt Nam. Về mặt tư tưởng, hệ thống GDTC của Việt Nam dự trên hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản khoa học, quan điểm và đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng này được cụ thể hoá trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch.

Tháng 3 năm 1946, trong lúc chính quyền cách mạng còn non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành sắc lệnh số 33 thành lập trong Bộ quốc gia Giáo dục Nha Thanh niên, Thể dục. Trong ngày này, Người đã viết bài báo Sức khoẻ và Thể dục, động viên toàn dân tập thể dục để nâng cao sức khoẻ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việt đó không tốn


kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ. Bộ Giáo dục có Nha Thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ. Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.(Báo cứu quốc, số 199, ngày 27 tháng 3 năm 1946)

Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII có nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, ngày 11/01/1979 Bộ Chính trị Trương Đảng đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới. Đặc biệt đối với GDMN, nghị quyết có nêu “Việc chăm sóc giáo dục các em từ độ tuổi sơ sinh cho đến 6 tuổi có tác dụng cực kì quan trọng trong việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa …”; “Ra sức nâng cao chất lượng nuôi dạy các cháu, làm cho các cháu phát triển một cách thuận lợi về thể lực, tình cảm và trí thông minh, chuẩn bị tốt cho các cháu vào học trường phổ thông …”. Đây được cho là một nghị quyết thể hiện đầy đủ và rò ràng nhất quan điểm của Đảng đối với GDMN nói chung và phát triển thể chất cho trẻ MG, có thể coi đây là cơ sở để phát triển chương trình GDMN sau này.

Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thứ VII và thứ VIII, IX, X và XI của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong sự nghiệp đổi mới.

- Quan điểm 1: Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước.

- Quan điểm 2: Phát triển TDTT phải đảm bảo tính dân tộc, tính khoa học và nhân dân.


- Quan điểm 3: Kết hợp Phát triển phong trào TDTT quần chúng với xây dựng lực lượng vận động viên, nâng cao thành tích các môn thể thao là phương châm quan trọng đảm bảo cho TDTT phát triển nhanh và đúng hướng.

- Quan điểm 4: Thực hiện xã hội hóa tổ chức, quản lý TDTT, kết hợp chặt chẽ sự quản lý của nhà nước, của các tổ chức xã hội.

- Quan điểm 5: Kết hợp phát triển TDTT trong nước với mở rộng các quan hệ quốc tế về TDTT.

Trong “Chương trình Giáo dục Mầm non” được ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2009 kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất tại Thông tư 28/2016/TT-BGDDT ban hành ngày 30/12/2016 và sửa đổi bổ sung lần hai tại Thông tư 51/2020/TT-BGDDT ban hành ngày 31/12/2020 có nêu rò mục tiêu chính trong giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi là: “Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học”. Trong đó đối với mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ MG (3 – 6 tuổi) cụ thể hoá các yêu cầu như sau:

- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

- Thực hiện được các VĐCB một cách vững vàng, đúng tư thế.

- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.

- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức

khoẻ.

- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm

bảo sự an toàn của bản thân.

Có thể thấy ngay từ mục tiêu ban đầu của Chương trình GDMN cho rằng việc phát triển các KNVĐCB là một phần không thể tách rời trong hoạt động GDTC cho trẻ độ tuổi MG tại trường MN.

Ngày 25 tháng 02 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục PTVĐ cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016” kèm theo Công văn số 808/BGDĐT-GDMN


với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục PTVĐ giúp cơ thể trẻ phát trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Trong kế hoạch nêu rò ba mục tiêu chính của chuyên đề là:

1.- Cải thiện, tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ. Từng bước chuẩn hóa, đầu tư xây dựng các mô hình điểm về môi trường hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ cho các trường thí điểm.

2.- Nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong các cơ sở GDMN.

+ Tăng cường thời lượng vận động cho trẻ

+ Tăng cường hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn - tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, khỏe mạnh.

+ Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động PTVĐ, tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ.

3.- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo GDPTVĐ cho trẻ

Qua đó chúng ta có thể thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong công tác giáo dục cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và GDTC giúp phát triển KNVĐCB cho trẻ mầm non nói riêng đang rất được quan tâm. Đây là nền tảng và cơ sở để các trường MN trong khu vực TP.HCM có thể tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp giúp trẻ lứa tuổi mầm non phát triển về các mặt nhất là về thể chất.

1.2. Một k ái iệm liê qua đế b i tập p át triể KNVĐCB cho trẻ MG

1.2.1. Giáo dục mầm o

Giáo dục mầm o là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền mong cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ MG và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Mục tiêu của GDMN là một bộ phận của mục đích giáo dục tổng thể, nó chính là mô hình nhân cách của trẻ phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn nhất định.[4], [40], [80]


GDMN là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động giáo dục khác nhau giữa nhà giáo dục (người GVMN) và trẻ nhằm giúp trẻ tiếp thu và tích luỹ những kinh nghiệm của xã hội loài người. Trong quá trình GDMN, trẻ vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình giáo dục. Trẻ luôn được coi là trung tâm của quá trình giáo dục, giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của trẻ. Trẻ chủ động, tích cực tham gia các hoạt động, trải nghiệm các huống trong cuộc sống và làm giàu vốn kinh nghiệm của mình. GVMN là người tổ chức, định hướng các hoạt động giáo dục trẻ, tạo cơ hội, tình huống, thử thách, kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục. Kết quả của quá trình GDMN được đánh giá dựa vào mức độ phát triển nhân cách của trẻ sau một quá trình giáo dục, đây chính là thước đo đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu GDMN [5], [40]

Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ tại các trường MN đang được tiến hành theo hình thức tích hợp theo chủ đề. Người GVMN tổ chức các hoạt động giáo dục lồng ghép, đan xen một cách có mục đích, có định hướng, có kế hoạch nhằm dẫn dắt trẻ tham gia vào các hoạt động một cách chủ động để giải quyết nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đã đặt ra ở từng độ tuổi.

Qua điểm tíc ợp trong GDMN có thể được hiểu là sự xâm nhập, liên kết, đan xen những quá trình sư phạm tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến đứa trẻ như một chỉnh thể toàn vẹn, nhờ đó hiệu quả sư phạm được nâng lên. Hình thức thể hiện quan điểm tích hợp phổ biến hiện nay tại các trường MN là: Tích hợp theo chủ đề và tích hợp trong một hoạt động.[41]

+ Tích hợp theo chủ đề: là tổ chức các hoạt động giáo dục trong một ngày hoặc nhiều ngày xoay quanh một nội dung, chủ đề nào đó. Ví dụ như chủ đề “vật nuôi trong nhà”: trong giờ học làm quen biểu tượng toán trẻ sẽ học đếm các loài vật, chia các nhóm loài vật theo dấu hiệu đặc trưng; trong giờ hoạt động ngoài trời trẻ sẽ quan sát các loài vật được nuôi trong sân trường; trong giờ hoạt động góc trẻ sẽ nặn các loài vật …

+ Tích hợp theo hoạt động: khai thác nội dung của các lĩnh vực khác nhau vào trong quá trình tổ chức một hoạt động và chú ý tác động cùng một lúc đến nhiều mặt khác nhau của trẻ khi tổ chức hoạt động. Ví dụ: khi tổ chức tiết học

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí