Đánh Giá Tính Thông Báo Của Các Test Được Lựa Chọn


nằm ngang (r = 0.4) và test tung và bắt bóng với cô (r = 0.3) ở độ tuổi MG nhỡ, test ném bóng trúng đích thẳng đứng (r = 0.5) và test tung và bắt bóng (r = 0.3).

3.1.2.3. Đánh giá tính thông báo của các test được lựa chọn

Bằng sự tổng hợp từ các tài liệu trong, ngoài nước, bằng sự tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn và bằng những phân tích định tính luận án đã xác định 21 test đánh giá KNVĐCB của trẻ MG nhưng chưa có nghiên cứu nào xác định được chỉ số đóng vai trò đại diện cho các KNVĐCB ở trẻ MG. Do đó để đánh giá tính thông báo luận án không sử dụng phương pháp tính thông báo thực nghiệm (thông báo thống kê) mà sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (factor analysis). Theo Hoàng Trọng (1999), tính thông báo của test là sự tương quan giữa các kết quả test trong một nhóm gồm nhiều test [74]. Việc đánh giá tính thông báo nhân tố được thực hiện thông qua phân tích thống kê có tên gọi là phân tích nhân tố. Phương pháp phân tích nhân tố giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng trong thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Phân tích nhân tố là tên chung chỉ một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập một số lượng các biến và sự liên quan giữa các biến với nhau. Nếu tổng hợp các biến quan sát lại về một khái niệm nghiên cứu thành nhiều hơn một biến tổng hợp để phán ánh chính xác mức độ nghiên cứu trên các đơn vị khảo sát thì tập hợp các biến quan sát này sẽ tạo thành một thang đo (nhiều chỉ báo) [75].

Phương pháp phân tích nhân tố được tác giả Đỗ Vĩnh (2013) sử dụng để đánh giá tính thông báo của các test đo lường thể lực trong nghiên cứu “Xây dựng bộ công cụ đo lường thể lực của trẻ 3 – 4 tuổi tại TP. HCM” [91]. Ngoài ra, trong luận án tiến sĩ giáo dục học “Phát triển của trẻ MG tại một số tỉnh miền Trung” của tác giả Lâm Thị Tuyết Thuý (2009) cũng đã sử dụng phân tích nhân tố để xác định tính thông báo của các test đánh giá thể lực cho trẻ MG tại một số tỉnh miền Trung [85]. Trên cơ sở những nghiên cứu của các tác giả trước, luận án áp dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định mối tương quan giữa các


test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG ở từng độ tuổi. Khi xác định được mối tương quan giữa các test thì có thể xác định tính thông báo giữa các test. Tính thông báo của test là mức độ chính xác của test trong đo lường để xác định một đặc trưng nào đó (như khả năng, chất lượng…). Mức độ thông báo của test có thể xác định về số lượng nhờ các số lượng thực nghiệm (tiến hành nhiều lần thử nghiệm test), hay nhờ phân tích nội dung tình huống (thông báo nội dung) (Lâm Quang Thành và cộng sự, 2016). Trong thực tế các nghiên cứu, chúng ta thường gặp những trường hợp không có chỉ số duy nhất để có thể so sánh kết quả các test nghiên cứu (tức có nhiều test đánh giá một chỉ số tố chất nào đó), và vì vậy chúng ta khó có thể chọn một chỉ số duy nhất. Trong trường hợp này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (hay phân tích đa biến) để đánh giá tính thông báo của test.

Trong nghiên cứu này, luận án sử dụng phương pháp phân tích nhân tố nhằm xác định nhân tố đại diện cho các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG theo từng độ tuổi và xác định mối tương quan giữa các test gốc với nhân tố đại diện đó. Hệ số tương quan giữa các test gốc với nhân tố đại diện được sử dụng như các hệ số thông báo [74]. Hệ số thông báo lớn chứng tỏ test mang nhiều thông tin liên quan đến kỹ năng vận động. Thông thường khi hệ số thông báo /r/ > 0.4 thì test đó được coi là đủ tính thông báo và có thể sử dụng được.

Khách thể để nghiên cứu tính thông báo là 300 trẻ (trong đó 100 trẻ MG bé lớp MG 3 – 4 tuổi, 100 trẻ MG nhỡ lớp MG 4 – 5 tuổi và 100 trẻ MG lớn lớp MG 5 – 6 tuổi) đã được sử dụng để đánh giá độ tin cậy. Chương trình được sử dụng để thực hiện phân tích nhân tố là IBM SPSS Statistics 20.

* Tính thông báo các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG bé

Kết quả phân tích nhân tố các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG bé lớp MG 3 – 4 tuổi được trình bày ở bảng 3.8 và bảng 3.9 như sau:

Bả 3.8. Kiểm đị tí p ù ợp của â t (MG bé) KMO a d Bartlett’ Te t

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

0.585


Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

56.363

df

21

Sig.

0.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 13

Kết quả kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett’s Test ở bảng

3.8 cho thấy phân tích nhân tố đối với các test đánh giá kỹ năng vận động cho trẻ MG bé trong nghiên cứu này là phù hợp (KMO = 0.585 > 0.5 và Sig. = 0.000

< 0.05).

Component

Initial Eigenvalues

Total

% of Variance

Cumulative %

1

1.784

25.489

25.489

2

1.431

20.447

45.936

3

1.036

14.794

60.731

4

.880

12.567

73.298

5

.698

9.966

83.264

6

.617

8.808

92.072

7

.555

7.928

100.000

Bả 3.9 Kết quả p â tíc â t các te t đá iá KNVĐCB ở trẻ MG bé (3 – 4 tuổi)


Rotated Component Matrixa


TT

C ỉ

Component

1

2

3

1

Bò qua 03 cổng

0.842



2

Trườn theo hướng thẳng

0.787



3

Trèo 3 bậc thang gióng

0.603



4

Chạy 10m xuất phát cao


0.739


5

Đi trên vạch kẻ sẵn

-0.318

0.687


6

Bật xa



-0.754

7

Ném xa bằng 1 tay



0.771


Quan quan sát kết quả bảng 3.9 cho biết hệ số tương quan giữa các test với nhân tố trung tâm cho thấy xuất hiện 03 nhóm nhân tố trung tâm đại diện cho 7 test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG bé (3 – 4 tuổi) và tổng phương sai là 60.73%. Đối với test “Đi trên vạch kẻ sẵn đầu đội túi cát” xuất hiện 2 giá trị hệ số trên 2 nhân tố trung tâm thứ 1 và thứ 2, tuy nhiên sự chênh lệch giữa 2 giá trị hệ số này là 0.369 > 0.3 nên luận án loại hệ số có giá trị nhỏ là 0.318 xuất hiện ở nhân tố trung tâm thứ 1.

Như vậy ở cả 7 test đều có hệ số thông báo với nhân tố trung tâm lớn hơn

0.4. Điều đó có nghĩa là cả 7 test đều có tính thông báo đối với KNVĐCB của trẻ MG bé lớp MG 3 – 4 tuổi. Trong đó test có tính thông báo cao nhất là test “bò qua 3 cổng” (0.842), còn test có tính thông báo thấp nhất là test “trèo 3 bậc thang gióng” (0.603).

* Tính thông báo các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG nhỡ

Kết quả phân tích nhân tố các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG nhỡ được trình bày ở bảng 3.10 và bảng 3.11 như sau:

Bả 3.10. Kiểm đị tí p ù ợp của â t (MG ỡ) KMO and Bartlett’ Te t

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

0.559


Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

58.129

df

21

Sig.

0.000


Kết quả kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett’s Test ở bảng

3.10 cho thấy phân tích nhân tố đối với các test đánh giá kỹ năng vận động cho trẻ MG nhỡ trong nghiên cứu này là phù hợp (KMO = 0.559 > 0.5 và Sig. = 0.000 < 0.05).


Component

Initial Eigenvalues

Total

% of Variance

Cumulative %

1

1.821

26.007

26.007

2

1.259

17.988

43.996

3

1.092

15.600

59.596

4

.961

13.733

73.329

5

.784

11.204

84.532

6

.606

8.658

93.190

7

.477

6.810

100.000

Bả 3.11. Kết quả p â tíc â t các te t đá iá KNVĐCB ở trẻ MG ỡ (4 – 5 tuổi)


Rotated Component Matrixa


TT

C ỉ

Component

1

2

3

1

Bò qua 5 cổng

0.833



2

Trườn qua 03 cổng

0.759



3

Trèo 5 bậc thang gióng

-0.618



4

Ném xa bằng 2 tay


0.847


5

Bật xa tại chổ


0.693

0.359

6

Chạy 15 m xuất phát cao



0.695

7

Đi thằng bằng trên ghế thể dục



0.635

Quan quan sát kết quả bảng 3.11 cho biết hệ số tương quan giữa các test với nhân tố trung tâm cho thấy xuất hiện 03 nhóm nhân tố trung tâm đại diện cho 7 test đánh giá kỹ năng vận động cho trẻ MG nhỡ (4 – 5 tuổi) và tổng phương sai là 59.59%. Đối với test “Bật xa tại chổ” xuất hiện 2 giá trị hệ số trên 2 nhân tố trung tâm thứ 2 và thứ 3, tuy nhiên sự chênh lệch giữa 2 giá trị hệ số này là 0.334 > 0.3 nên luận án loại hệ số có giá trị nhỏ là 0.359 xuất hiện ở nhân tố trung tâm thứ 3.

Như vậy ở cả 7 test đều có hệ số thông báo với nhân tố trung tâm lớn hơn

0.4. Điều đó có nghĩa là cả 7 test đều có tính thông báo đối với kỹ năng vận


động của trẻ MG nhỡ lớp MG 4 – 5 tuổi. Trong đó test có tính thông báo cao nhất là test “ném xa bằng 2 tay” (0.847), còn test có tính thông báo thấp nhất là test “trèo 5 bậc thang gióng” (0.618).

* Tính thông báo các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG lớn

Kết quả phân tích nhân tố các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG lớn lớp MG 5 – 6 tuổi được trình bày ở bảng 3.12 và bảng 3.13 như sau:

Bả 3.12. Kiểm đị tí p ù ợp của â t (MG lớ ) KMO a d Bartlett’ Te t

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

0.531


Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

33.820

df

21

Sig.

0.038

Kết quả kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett’s Test ở bảng

3.12 cho thấy phân tích nhân tố đối với các test đánh giá kỹ năng vận động cho trẻ MG lớn trong nghiên cứu này là phù hợp (KMO = 0.531 > 0.5 và Sig. = 0.038 < 0.05).

Bả 3.13. Kết quả p â tíc â t các te t đá iá KNVĐCB ở trẻ MG lớ (5 – 6 tuổi)

Component

Initial Eigenvalues

Total

% of Variance

Cumulative %

1

1.579

22.556

22.556

2

1.319

18.841

41.397

3

1.004

14.347

55.744

4

.962

13.739

69.483

5

.833

11.906

81.389

6

.723

10.328

91.717

7

.580

8.283

100.000


Rotated Component Matrixa


TT

C ỉ

Component

1

2

3

1

Chạy 18 m xuất phát cao

0.699



2

Đi thằng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát

-0.626



3

Trèo 7 bậc thang gióng

-0.429

-0.407


5

Bò zíc zắc qua 5 chướng ngại vật

0.311

-0.672


7

Trườn qua 05 cổng


-0.550


4

Bật xa tại chổ



0.752

6

Ném xa bằng 2 tay



0.847

Quan quan sát kết quả bảng 3.13 cho biết hệ số tương quan giữa các test với nhân tố trung tâm cho thấy xuất hiện 03 nhóm nhân tố trung tâm đại diện cho 7 test đánh giá kỹ năng vận động cho trẻ MG lớn (5 – 6 tuổi và tổng phương sai là 55.74%. Đối với test “bò zíc zắc qua 5 chướng ngại vật” xuất hiện 2 giá trị hệ số trên nhân tố trung tâm thứ 1 và thứ 2, tuy nhiên sự chênh lệch giữa 2 giá trị hệ số này là 0.361 > 0.3 nên luận án loại hệ số có giá trị nhỏ là 0.311 xuất hiện ở nhân tố trung tâm thứ 1.Còn với test “trèo 7 bật thang gióng” xuất hiện 2 giá trị hệ số trên nhân tố trung tâm thứ 1 và thứ 2, sự chênh lệch giữa 2 giá trị hệ số này là 0.022 < 0.3 nên luận án loại test này vì mối tương quan với nhân tố trung tâm không đủ độ thông báo.

Như vậy ở cả 6 test còn lại đều có hệ số thông báo với nhân tố trung tâm lớn hơn 0.4. Điều đó có nghĩa là cả 6 test đều có tính thông báo đối với kỹ năng vận động của trẻ 5 – 6 tuổi. Trong đó test có tính thông báo cao nhất là test “ném xa bằng 2 tay” (0.847), còn test có tính thông báo thấp nhất là test “trườn qua 5 cổng” (0.550).

Tóm lại, bằng phương pháp toạ đàm với các chuyên gia và khảo sát thực tiễn bằng phiếu hỏi, luận án đã xác định được 5 nguyên tắc cần thiết để tiến hành xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG theo từng độ tuổi. Với việc kết hợp giữa cơ sở khoa học và thực tiễn để lựa chọn các test đánh giá, kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp lặp lại (retest) và phân tích nhân tố để xác định tính thông báo của test, luận án đã lựa chọn được 20 test đủ điều kiện để tiến hành đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại khu vực TP.HCM được trình bày tại bảng 3.14 như sau:


Bả 3.14. Các te t đá iá KNVĐCB c o trẻ 3 – 6 tuổi tại TP.HCM



TT

Các Te t đá iá

Ghi chú

MG bé (3 – 4 tuổi)

MG ỡ (4 – 5 tuổi)

MG lớ (5 – 6 tuổi)

1

- Chạy 10m xuất phát

cao (giây)

- Chạy 15m xuất phát

cao (giây)

- Chạy 18m xuất phát cao

(giây)

Nhóm VĐ đi, chạy, thăng bằng

2

- Đi trên vạch kẻ sẵn

(giây)

- Đi thăng bằng trên

ghế thể dục (giây)

- Đi thăng bằng trên ghế

TD đầu đội túi cát (giây)

3

- Trườn theo hướng

thẳng (giây)

- Trườn qua 04 cổng

(giây)

- Trườn qua 05 cổng

(giây)


Nhóm VĐ bò, trườn, leo trèo

4

- Bò qua 03 cổng

(giây)

- Bò qua 05 cổng (giây)

- Bò zíc zắc qua 04 điểm

(giây)

5

- Trèo qua 03 bậc thang

gióng (giây)

- Trèo 05 bậc thang

gióng (giây)


6

- Bật xa tại chổ (cm)

- Bật xa tại chổ (cm)

- Bật xa tại chổ (cm)

Nhóm VĐ bật, ném

7

- Ném xa bằng 1 tay

(cm)

- Ném xa bằng 2 tay

(cm)

- Ném xa bằng 2 tay (cm)


3.1.3. B luậ về xây dự các te t đá iá KNVĐCB cho trẻ MG tại TP.HCM

Trong những năm qua, tại Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thực trạng GDTC, đồng thời xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá trình độ VĐ cho học sinh, sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học và xây dựng được các chỉ tiêu đánh gía trình độ tập luyện của các vận động viên ở các môn thể thao khác nhau trong lĩnh vực Thể thao thành tích cao. Năm 2003, ngành TDTT đã tiến hành dự án Điều tra thể chất nhân dân từ 6 – 20 tuổi (thời điểm 2001) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong cả nước. Tuy nhiên việc kiểm tra và đánh giá này lại chưa đề cập đến khách thể MG từ 3 – 6 tuổi, lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhiều lĩnh vực quan trong, trong đó có lĩnh vực vận động. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có để cập tới công tác đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ MG điển hình như:

+ Năm 1995 – 1996 Viện Khoa học giáo dục đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tăng trưởng cơ thể của trẻ 1 – 72 tháng tuổi” nhánh dự án điều tra cơ bản “Đặc điểm sinh thể của người Việt Nam thập kỉ 90” [22]. Trong nghiên cứu có đề cập tới sự phát triển hình thái cơ thể trẻ trai và trẻ gái qua các độ tuổi

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí