So Sánh Các Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Trong Du Lịch

Cách sử dụng mô hình TTCI: Ba nhóm A, B, C được chia thành 15 trụ cột (Pillars) được đo lường bằng 79 biến với thang điểm 7, như sau:

Nhóm A. Khuôn khổ pháp lý Du lịch và Lữ hành (The T&T regulatory framework) tích hợp từ 5 trụ cột được đo lường bằng 29 biến, cụ thể:

Trụ cột 1. Các quy tắc và quy định chính sách (Policy rules and regulations) được đo lường bằng 9 biến đó là: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (Prevalence of foreign ownership); Quyền sở hữu (Property rights); Tác động kinh doanh của các quy định về FDI (Business impact of rules on FDI); Yêu cầu thị thực (Visa requirements); Độ mở của Hiệp định song phương Dịch vụ hàng không (Openness of bilateral Air Service Agreements); Minh bạch các chính sách của chính phủ (Transparency of government policymaking); Thời gian cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp (Time required to start a business); Chi phí để bắt đầu một doanh nghiệp (Cost to start a business); Chỉ số cam kết hạn định của các dịch vụ Du lịch và Lữ hành GATS (GATS commitments restrictiveness index of T & T services).

Trụ cột 2. Tính bền vững về môi trường (Environmental sustainability) được đo lường bằng 7 biến đó là: Các quy định nghiêm ngặt về môi trường (Stringency of environmental regulation); Thực thi các quy định môi trường (Enforcement of environmental regulation); Tính bền vững của sự phát triển ngành công nghiệp T và T (Sustainability of T & T industry development); Lượng khí thải carbon dioxide (Carbon dioxide emissions);Nồng độ các hạt vật chất (Particulate matter concentration);Các loài bị đe dọa (Threatened species); Phê chuẩn hiệp ước môi trường (Environmental treaty ratification).

Trụ cột 3. An toàn và an ninh (Safety and security) được đo lường bằng 4 biến đó là: Chi phí chống khủng bố (Business costs of terrorism); Độ tin cậy của dịch vụ cảnh sát (Reliability of police services); Chi phí chống tội phạm và bạo lực (Business costs of crime and violence); Tai nạn giao thông (Road traffic accidents).

Trụ cột 4. Y tế và vệ sinh (Health and hygiene) được đo lường bằng 4 biến đó là: Số lượng bác sĩ (Physician density); Mức độ cải thiện vệ sinh môi trường (Access to improved sanitation); Mức độ vệ sinh nước uống (Access to improved drinking water); Số lượng giường bệnh (Hospital beds).

Trụ cột 5. Mức độ ưu tiên Du lịch và Lữ hành (Prioritization of Travel and Tourism) được đo lường bằng 5 biến đó là: Chính phủ ưu tiên Du lịch và Lữ hành (Government prioritization of the T & T industry); Chính phủ chi tiêu cho Du lịch và Lữ hành T và T (T & T government expenditure); Hiệu quả của Marketing và xây dựng thương hiệu để thu hút khách du lịch (Effectiveness of marketing and branding to attract tourists); Tính toàn diện về dữ liệu hàng năm của Du lịch và Lữ hành (Comprehensiveness of annual T & T data); Kịp thời cung cấp dữ liệu hàng tháng/quý của Du lịch và Lữ hành (Timeliness of providing monthly/quarterly data)

Nhóm B. Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành (The T & T business environment and infrastructure) tích hợp từ 5 trụ cột được đo lường bằng 22 biến, cụ thể:

Trụ cột 6. Cơ sở hạ tầng vận tải hàng không (Air transport infrastructure) được đo lường bằng 7 biến đó là: Chất lượng cơ sở hạ tầng vận tải hàng không (Quality of air transport infrastructure); Số lượng chỗ sẵn sàng phục vụ khách trong nước (Available seat kilometers, domestic); Số lượng chỗ sẵn sàng phục vụ khách quốc tế(Available seat kilometers, international); Vận chuyển trên 1.000 lượt hành khách (Departures per 1,000 population); Mật độ sân bay (Airport density); Số các hãng hàng không hoạt động (Number of operating airlines); Mạng lưới vận tải hàng không quốc tế (International air transport network).

Trụ cột 7. Cơ sở hạ tầng vận tải mặt đất (Ground transport infrastructure) được đo lường bằng 5 biến đó là: Chất lượng đường (Quality of roads); Chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt (Quality of railroad infrastructure); Chất lượng cơ sở hạ tầng cảng (Quality of port infrastructure); Chất lượng mạng lưới vận tải nội địa (Quality of domestic transport network); Mật độ đường (Road density).

Trụ cột 8. Cơ sở hạ tầng du lịch (Tourism infrastructure) được đo lường bằng 3 biến đó là: Phòng khách sạn (Hotel rooms); Sự hiện diện của các doanh nghiệp cho thuê xe lớn (Presence of major car rental companies); Máy ATM chấp nhận thẻ Visa (ATMs accepting Visa cards).

Trụ cột 9. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông (ICT infrastructure) được đo lường bằng 7 biến đó là: Sử dụng công nghệ thông tin giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (ICT use for business-to-business transactions); Sử dụng công nghệ thông tin giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (ICT use for business-to-consumers transactions); Cá nhân sử dụng Internet (Individuals using the Internet); Đường dây điện thoại (Telephone lines); Thuê bao Internet băng rộng (Broadband Internet subscribers); Thuê bao điện thoại di động (Mobile telephone subscriptions); Thuê bao điện thoại di động băng rộng (Mobile broadband subscriptions).

Trụ cột 10. Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch và lữ hành (Price competitiveness in the T & T industry) được đo lường bằng 5 biến đó là: Thuế vé và lệ phí sân bay (Ticket taxes and airport charges); Sức mua tương đương (Purchasing power parity); Mức độ và tác động của thuế (Extent and effect of taxation); Mức giá nhiên liệu (Fuel price levels); Chỉ số giá khách sạn (Hotel price index).

Nhóm C. Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành (The T and T business environment and infrastructure) tích hợp từ 5 trụ cột được đo lường bằng 28 biến, cụ thể:

Trụ cột 11. Nguồn nhân lực (Human resources) được đo lường bằng 10 biến đó là: Tuyển sinh giáo dục tiểu học (Primary education enrollment); Tuyển sinh giáo dục trung học (Secondary education enrollment); Chất lượng của hệ thống giáo dục (Quality of the educational system); Sẵn có tại địa phương của các dịch vụ nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành (Local availability of specialized research and training services); Mức độ đào tạo cán bộ (Extent of staff training); Thực tế tuyển dụng và sa thải (Hiring and firing practices); Dễ tuyển dụng lao động nước ngoài (Ease of hiring foreign labor); Tỷ lệ nhiễm HIV (HIV prevalence); Tác động của HIV/AIDS đến kinh doanh (Business impact of HIV/AIDS); Tuổi thọ (Life expectancy).

Trụ cột 12. Mối quan hệ Du lịch và Lữ hành (Affinity for Travel and Tourism) được đo lường bằng 4 biến đó là: Độ mở của ngành Du lịch (Tourism openness); Thái độ của cộng đồng dân cư đối với du khách nước ngoài (Attitude of population toward foreign visitors); Mở rộng mạng lưới kinh doanh (Extension of business trips recommended); Mức độ định hướng khách hàng (Degree of customer orientation)

Trụ cột 13. Nguồn tài nguyên tự nhiên (Natural resources) được đo lường bằng 5 biến đó là: Số lượng di sản Thế giới tự nhiên (Number of World Heritage natural sites); Chất lượng môi trường tự nhiên (Quality of the natural environment); Tổng số loài được biết đến (Total known species) Số lượng sinh vật được bảo vệ (Terrestrial biome protection); Số lượng khu vực bảo tồn biển (Marine protected areas).

Trụ cột 14. Nguồn tài nguyên văn hóa (Cultural resources) được đo lường bằng 4 biến đó là: Số lượng di sản văn hóa Thế giới (Number of World Heritage cultural sites); Số lượng sân vận động thể thao (Sports stadiums); Số lượng hội chợ và triển lãm Quốc tế (Number of international fairs and exhibitions); Số lượng ngành công nghiệp xuất khẩu (Creative industries exports).

Trụ cột 15. Biến đổi khí hậu toàn cầu (Global Climate Change) chưa công bố được đo lường bằng biến gì.

Ưu điểm TTCI: Bộ tiêu chí đánh giá được thiết lập ngắn gọn, dễ hiểu đối với mỗi khái niệm được trình bày khoảng ¼ trang A4, kết quả đánh giá đối với mỗi nước được trình bày gói gọn trong 2 trang A4, mô tả toàn bộ 79 biến đo lường, 15 trụ cột và 3 nhóm được so sánh với các năm trước cũng như đối với các Châu lục, Khu vực, Khối quốc gia trên toàn cầu được thể hiện thông qua các sơ đồ, bảng , biểu, hình vẽ giúp người đọc tự hiểu và vận dụng vào thực tế.

Nhược điểm của TTCI: Năm 2014, bổ sung thêm một trụ cột vào nhóm C đó là biến đổi khí hậu toàn cầu mà không có giải thích cũng như không cho biết được đo bằng các biến gì? Trong bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh Du lịch và Lữ hành TTCI còn thiếu rất nhiều biến và cũng có một số biến trùng với bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI được xây dựng bao gồm 3 nhóm yếu tố chính được tích hợp từ 12 trụ cột đo bằng 133 biến. Phải chẳng Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF nên tích hợp hai bộ tiêu chí này thành một.

Khả năng áp dụng của chỉ số năng lực cạnh tranh Du lịch và Lữ hành TTCI: Có thể sử dụng một phần để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

2.3.7. So sánh các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch


Phần trên đã mô tả ưu điểm, nhược điểm, cách sử dụng và khả năng áp dụng của 6 mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch ở các cấp độ khác nhau. Vì vậy, kế tiếp là so sánh các mô hình với nhau để tìm ra các yếu tố nổi trội nhất trong các mô hình của Mill và Morrison (2002;2007)[98] 4|14; Crouch (2007)[51] 5|36; M.Porter (2008)[113] 4|18; Choe và Roberts (2011)[52] 5|17; Alain Dupeyras và Neil Maccallum (2013)[106] 4|20 và Jennifer Blanke và Thea Chiesa (2014)[135] 3|15. Tổng cộng là 25 nhóm yếu tố chính và 120 yếu tố thành phần, cụ thể:

Đối với nhóm các yếu tố chính: Tiêu chí chọn, ít nhất phải có trong 4 mô hình. So sánh 25 nhóm yếu tố chính của 6 mô hình có thể thấy 2 mô hình chính thức sử dụng 4 và 5 nhóm yếu tố chính trong mô hình của M.Porter đó là mô hình của chính M.Porter (2008)[113] và mô hình của Choe và Roberts (2011), còn lại 4 mô hình của Mill và Morrison (1992;2007)[98]; Crouch (2007)[51]; Alain Dupeyras và Neil Maccallum (2013)[106]; Jennifer Blanke và Thea Chiesa (2014)[135] đều có hình dáng của mô hình kim cương. Kết quả so sánh 25 yếu tố chính trong 6 mô hình cho thấy có 24 yếu tố chính đều đề cập đến 4 nhóm yếu tố chính dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch đó là: Các điều kiện về yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch; Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; Chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của địa phương; Các điều kiện về nhu cầu thị trường du lịch.

Đối với các yếu tố thành phần: Tiêu chí chọn, phải có ít nhất 2 nghiên cứu đề cập. So sánh 120 yếu tố thành phần của 6 mô hình, nhưng chỉ có 77|120 yếu tố thành phần có đề cập đến các yếu tố thành phần liên quan đến năng lực tranh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Trong 77 yếu tố thành phần đều có đề cập đến các yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch đó là mô hình của Mill và Morrison 13|77; Crouch 18|77; M.Porter 12|77; CCED 10|17; OECD 12|20 và TTCI 12|77.

Như vậy, kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính cho 32 yếu tố thành phần và 4 nhóm yếu tố chính sẽ được dùng để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu.

Bảng 2.2. So sánh nhóm các yếu tố chính và các yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch



Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch

Nhóm|Các yếu tố của các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch

4|14

5|36

4|18

5|17

4|20

3|15

Mill &

Morrison (1992;2007)


Crouch (2007)


Porter (2008)


CCED (2011)


OECD (2013)


TTCI (2014)

Nhóm các yếu tố chính

4

4

4

4

4

4

Các điều kiện về yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch

x

x

x

x

x

x

Chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của địa phương

x

x

x

x

x

x

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

x

x

x

x

x

x

Các điều kiện về nhu cầu thị trường du lịch

x

x

x

x

x

x

Các yếu tố thành phần

13

18

12

10

12

12

Nguồn tài nguyên tự nhiên


x

x

x

x

x

Nguồn tài nguyên văn hóa


x

x


x

x

An toàn và an ninh


x




x

Y tế và vệ sinh


x




x

Nhận thức và hình ảnh

x

x





Sức tải


x

x




Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch





x

x

Sự hài lòng của khách du lịch


x



x


Khả năng tiếp cận điểm đến


x




x

Cơ sở hạ tầng


x

x

x


x

Các điều kiện về nguồn lực


x

x

x

x

x

Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp


x



x


Số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại địa phương



x

x



Số lượng các cụm/ngành du lịch



x

x



Tầm nhìn


x




x

Định vị và xây dựng thương hiệu


x



x


Các quy tắc và quy định về chính sách

x


x

x

x

x

Phân tích cạnh tranh và hợp tác




x


x

Kế hoạch hành động quốc gia về du lịch

x



x

x


Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch




x

x


Cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch




x

x


Cơ chế khuyến khích du lịch



x



x

Marketing du lịch

x

x





Nhu cầu du lịch

x


x




Động lực du lịch

x






Mức độ du lịch

x




x


Phương thức lưu thông

x


x




Phân khúc thị trường du lịch

x


x




Nhận thức của khách du lịch

x

x





Nhận thức của chính quyền địa phương

x

x





Nhận thức của doanh nghiệp du lịch

x

x





Nhận thức của người dân

x

x





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2014)

2.4. Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu

Trong phần tổng quan nghiên cứu tham chiếu với khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch đã chọn được 6 mô hình và so sánh giữa chúng với nhau xác định được 32 yếu tố thành và 4 nhóm yếu tố chính thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu, được mô tả như sau:


NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BAN ĐẦU

Nhóm A

Các điều kiện về yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch

Nhóm B

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

Nhóm C

Chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của địa phương

Nhóm D

Các điều kiện về nhu cầu thị trường du lịch

Nguồn tài nguyên tự nhiên

Cơ sở hạ tầng

Tầm nhìn

Nhu cầu du lịch

Nguồn tài nguyên văn hóa

Các điều kiện về nguồn lực

Định vị và xây dựng thương hiệu

Động lực du lịch

An toàn và an ninh

Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

Các quy tắc và quy định về chính sách

Mức độ du lịch

Y tế và vệ sinh

Số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại địa phương

Phân tích cạnh tranh và hợp tác

Phương thức lưu thông

Nhận thức và hình ảnh điểm đến

Số lượng các cụm/ngành du lịch

Kế hoạch hành động quốc gia về du lịch

Phân khúc thị trường

Sức tải

Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch

Nhận thức của khách du lịch

Năng lực cạnh tranh giá trong ngành công nghiệp du lịch

Cấu trúc của chuỗi cung ứng du lịch

Nhận thức của chính quyền địa phương

Sự hài lòng của khách du lịch

Cơ chế khuyến khích du lịch

Nhận thức của doanh nghiệp du lịch

Khả năng tiếp cận điểm đến

Marketing du lịch

Nhận thức của người dân

Hình 2.8. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu

2.4.1. Các điều kiện về yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch

Nhóm A. Các điều kiện yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch được xác định thông qua 9 yếu tố thành phần, cụ thể:

A1. Nguồn tài nguyên tự nhiên: Những thuộc tính tự nhiên của địa phương như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, hệ động thực vật hiện tượng tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và độ hấp dẫn hay độc đáo có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Các thuộc tính vị trí địa lý tự nhiên liên kết với nhau tạo ra môi trường tự nhiên nó phụ thuộc nhiều vào tính thẩm mỹ, hình ảnh, khí hậu và mức độ hỗ trợ của các bên liên quan đến các hoạt động du lịch tại địa phương.

A2. Nguồn tài nguyên văn hóa: Các di sản con người của địa phương như truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa. Tài nguyên văn hóa và tự tạo là những yếu tố quan trọng hình thành sản phẩm du lịch và tạo ra sức hấp dẫn cho một điểm đến tạo ra lợi thế cạnh tranh tăng cường năng lực cạnh tranh địa phương.

A3. An toàn và an ninh: Các hình thức gây nguy hiểm cho du khách, lo ngại về an toàn và an ninh có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của điểm đến. Một số du khách liều mạng có thể bỏ qua khuyến cáo du lịch, cảnh báo hoặc bảo hiểm phương tiện truyền thông bất lợi của các sự kiện trong khu nguy hiểm. Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết mọi người chịu đựng một mức độ nhất định của sự không chắc chắn và rủi ro nhưng ở mức độ tương đối thấp.

A4. Y tế và vệ sinh: Thể hiện sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm là sự cần thiết cho sức khỏe cùng với nhu cầu sinh lý của thực phẩm và nơi trú ẩn, đại diện cho động lực chính đằng sau hành vi của con người. Sức khỏe và vệ sinh cũng rất cần thiết năng cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch vì tiếp cận nước uống và vệ sinh trong một địa phương là rất quan trọng cho sự thoải mái và sức khỏe của du khách, trong trường hợp du khách bị bệnh, ngành y tế của địa phương phải có khả năng để đảm bảo họ được chăm sóc đúng cách có thể được đo bằng số lượng bác sĩ và giường bệnh.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí