Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Của Crouch (2007)

Ngoài Marketing – Mix 4P, trong lĩnh vực du lịch theo Lê Thế Giới (2012)[10], nghiên cứu về quản trị marketing định hướng giá trị thì Marketing du lịch phải là 6P, 7P, 8P, 9P hoặc phối thức Marketing du lịch định hướng giá trị 4PDC (Product, Price, Place, Promotion; Define customer value, Develop customer value, Deliver customer value, Declare customer value; Customer value, Cost to the customer, Convenience, Communication).

Mối liên kết (tương quan), trong mô hình chỉ có 4 liên kết (Liên kết 1. Mức độ du lịch; Liên kết 2. Xúc tiến du lịch; Liên kết 3. Sản phẩm du lịch; Liên kết 4. Hình thức du lịch) thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố trong mô hình với nhau, tuy nhiên chưa đủ cần phải bổ sung thêm 2 liên kết nữa là Liên kết 5. Nhu cầu với điểm đến; Liên kết 6. Marketing với du lịch, bởi vì bất cứ hiện tượng kinh tế xã hội nào không ít thì nhiều đều có mối quan hệ tương quan với nhau. Những gì không rõ ràng trong mô hình này đó là việc đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu ở cấp độ vĩ mô được thiết lập định hướng theo sản phẩm hay điểm đến hoặc nhu cầu và thiếu một số biến cần thiết để mô tả chính xác hệ thống du lịch hiện nay.

Nếu mô hình thiết lập định hướng theo nhu cầu du lịch, thì trong các công trình chuyên đề của Gunn (1988)[75], nhu cầu du lịch được mô tả về chức năng cung cấp và nhu cầu cơ bản, cung cấp được hiểu là mô tả mức độ hấp dẫn của các điểm tham quan, thông tin, quảng bá, giao thông vận tải và các dịch vụ bổ sung theo yêu cầu của người tiêu dùng du lịch và cũng đã thừa nhận rằng một số yếu tố quan

trọng, chẳng hạn như các nguồn lực tài chính, cạnh tranh, cơ sở hạ tầng chính và tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa sẽ có tác động rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của hệ thống du lịch.

Một số đánh giá toàn diện về các mô hình du lịch đã nêu bật trên 500 nghiên cứu được xuất bản từ năm 1960 đến năm 2007 (Li và các cộng sự, 2005; 2008), những nghiên cứu này được áp dụng nhiều kỹ thuật bao gồm cả định tính và định lượng để thiết lập mô hình về du lịch ở cấp độ vĩ mô và vi mô, một trong số các nghiên cứu này đã cố gắng lựa chọn các kỹ thuật để thiết lập mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch mà theo Song và Li, vẫn không thành công.

Nếu mô hình thiết lập theo định hướng điểm đến thì một dạng mô hình đánh giá nhu cầu về du lịch tập trung chủ yếu vào hành vi và sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch (Seddighi và Thecharous, 2002; Eymann và Ronning, 1997). Tuy nhiên, mô hình hữu ích đối với người tiêu dùng là các quá trình ra quyết định nhưng rõ ràng rằng các mô hình này không phải là một bức tranh lớn vì giới hạn về phạm vi nghiên cứu và chưa phải là một phương pháp tiếp cận hệ thống du lịch một cách

toàn diện và cần được tham khảo thêm như mô hình động lực hay hành vi được thực hiện bởi nghiên cứu của Getz (1986)[84]. Ngoài ra, người ta có thể tìm thấy một số mâu thuẫn còn dư thừa trong cách phân loại trong mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của Mill và Morrison (1992; 2007)[98], như yếu tố động cơ nếu không phân biệt rõ ràng thì nhu cầu cơ bản của con người hoàn toàn giống nhau.

Vì vậy, Dann (1977) phân biệt động cơ giữa đẩy và kéo, động cơ tạo ra từ bên trong con người thúc đẩy con người muốn đi du lịch và động cơ tạo ra bởi các tác nhân bên ngoài thu hút kéo một người đến một địa điểm cụ thể và Iso-Ahola (1987), cho rằng hai yếu tố chính tạo ra động cơ là đẩy và kéo giữa cá nhân và các cá nhân. Trong bối cảnh này, Witt và Wright (1992) thảo luận về vai trò lý thuyết kỳ vọng cho động lực du lịch, đề cập đến mô hình Vrooms (1964), áp dụng cho mức độ du lịch gồm động cơ của các cá nhân không chỉ liên quan đến các điểm đến đa dạng và sự hấp dẫn của chúng mà còn xem xét khả năng nhận thức của họ đối với một kỳ nghỉ đặc biệt để đáp ứng các động cơ. Sự kết hợp này kết quả trong một động lực chung hướng tới mức độ đi du lịch của khách đến một điểm đến cụ thể.

Nhiều tác giả đã tham khảo lý thuyết nhu cầu của Maslow (1943) để cố gắng kết hợp động lực du lịch với các nhu cầu cơ bản của con người. Đây là một hệ thống phân cấp khác nhau, từ nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn hơn, nhu cầu yêu và đón nhận tình yêu, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện. Có ý kiến cho rằng các nhu cầu cơ bản nhất có thể được coi là sự thiếu hụt hoặc sự căng thẳng làm giảm động cơ, phải được thỏa mãn ở mức độ nhất định nếu không sẽ ảnh hưởng đến hành vi con người. Vì vậy, do đặc thù của du lịch, hai nhu cầu trí tuệ đã được thêm vào đó là nhu cầu tiếp thu kiến thức và thẩm mỹ cũng rất quan trọng trong nhiều

loại hình du lịch.

Khả năng áp dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của Mill và Morrison (1992; 2007)[98]: Có thể sử dụng một phần để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

2.3.2. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch (2007)

Lợi thế so sánh

(Nguồn tự có)

- Nguồn nhân lực

- Nguồn vật lực

- Nguồn kiến thức

- Nguồn vốn

- Cơ sở hạ tầng và thượng tầng

- Nguồn tài nguyên văn hóa

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM

Lợi thế cạnh tranh

(Triển khai nguồn lực)

- Nguồn tài nguyên tự nhiên

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Lao động trong du lịch

- Chất lượng dịch vụ

- Marketing du lịch

- Năng lực của doanh nghiệp

MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ VI MÔ

MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ VĨ MÔ

ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH

Địa phương

An toàn/ An ninh

Chi phí

/Giá trị

Sự phụ thuộc

Hình ảnh/ Nhận thức

Sức tải/sức chứa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 7


KẾ HOẠCH VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN

Định nghĩa hệ thống

Triết lý/giá trị

Tầm nhìn

Định vị

/thương hiệu

Phát triển

Phân tích NLCT

Giám sát/đánh

Kiểm toán

Crouch (2007)[51], xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến dựa vào 5 nhóm yếu tố chính và 36 yếu tố thành phần thông qua việc thu thập và tổng hợp các dữ liệu theo đánh giá của các chuyên gia được thực hiện bằng cách sử dụng một cổng mạng trực tuyến được mô tả như sau:



QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN

Tổ chức

Ma ket ting

Chất lượng dịch vụ và kinh nghiệm

Thông tin và nghiên cứu

Quản lý nguồn nhân lực

Tài chính và vốn liên

Quản lý du khách

Quản trị nguồn tài nguyên

Quản lý rủi ro

NGUỒN LỰC CỐT LÕI VÀ MỨC ĐỘ HẤP DẪN

Địa lý & Khí hậu

Lịch sử & văn hóa

Phối hợp các hoạt động

Các sự kiện đặc biệt

Vui chơi giải trí

Cơ sở thượng tầng

Quan

hệ thị trường

NGUỒN LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ HỖ TRỢ

Cơ sở hạ tầng

Khả năng tiếp cận

Điều kiện tài nguyên

Khách sạn

Doanh nghiệp

Chính trị

Hình 2.3. Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch (2007)[51]

Điều này cho phép người tham gia mọi lúc mọi nơi tại các địa điểm và thời gian phù hợp với hoàn cảnh của họ. Cơ sở phương pháp luận, sử dụng quá trình phân tích phân cấp là một kỹ thuật nghiêm ngặt cho phép tích hợp nhiều đánh giá để phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này rất phù hợp với mục tiêu để xác định tầm quan trọng tương đối của các thuộc tính năng lực cạnh tranh điểm đến.

Trong mô hình có 5 nhóm yếu tố chính đó là: Nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ cho điều kiện và các yếu tố quyết định; Kế hoạch và chính sách phát triển điểm đến; Quản lý điểm đến; Nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn bị ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh ở cấp độ vĩ mô và vi mô và chúng tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến lại bị ảnh hưởng của lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh,

Ưu điểm: Mô hình này đã được công bố rộng rãi trong các tài liệu và đã được làm cơ sở cho một số nghiên cứu khác về năng lực cạnh tranh điểm đến. Các phương pháp nghiên cứu liên quan đến một cuộc điều tra về sự nhận xét của các chuyên gia, của nhà quản lý điểm đến và các nhà nghiên cứu du lịch với một số kiến thức hoặc kinh nghiệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Với mục đích phát triển một cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng và tác động của các thuộc tính hình thành năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch và đã từng bước làm sáng tỏ bản chất và cấu trúc của năng lực cạnh tranh điểm đến. Đặc biệt, nghiên cứu của Crouch (2007)[51], đã xác định tầm quan trọng của 5 nhóm yếu tố chính lần lượt là: Nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn; Kế hoạch và chính sách

phát triển điểm đến; Nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Điều kiện và các yếu tố quyết định. Và cũng đã tìm ra được 10 thuộc tính thành phần cốt lõi trong tổng số 36 thuộc tính cạnh tranh có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh điểm đến đó là: Địa lý và khí hậu; Lịch sử và văn hóa; Phối hợp các hoạt động du lịch; Cấu trúc thượng tầng du lịch; Nhận thức và hình ảnh điểm đến; Các sự kiện du lịch đặc biệt; Vui chơi/ Giải trí; Cơ sở hạ tầng du lịch; Khả năng tiếp cận điểm đến; Định vị /Xây dựng thương hiệu.

Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu của Crouch (2007) có thể được coi là tài liệu tham khảo để xác định các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh và kiểm định chúng bằng định lượng. Kết quả của nghiên cứu cũng đã xác định được vị trí tầm quan trọng của các yếu tố chính và các yếu tố thành phần của năng lực cạnh tranh điểm

đến và đưa ra các giải pháp tương ứng cho thấy rằng nguồn tài nguyên du lịch là yếu tố cốt lõi hình thành mức độ hấp dẫn du lịch làm nền tảng cho năng lực cạnh tranh của điểm đến.

Nhược điểm: Trong những năm gần đây, một số cấu trúc đang phát triển của các nghiên cứu khác đã dần dần được bổ sung và hoàn thiện về lý thuyết cạnh tranh điểm đến. Cũng như bất cứ nghiên cứu nào cũng có mặt hạn chế của nó đó là điều hiển nhiên dẫn đến nghiên cứu của Crouch còn những mặt hạn chế, cần được hiểu và bổ sung như sau:

Nghiên cứu chỉ dựa trên một cuộc khảo sát chuyên gia thông qua thảo luận nhóm tập trung do đó cần phải mở rộng đối tượng khảo sát. Kết quả nghiên cứu không trải rộng sang lĩnh vực chưa phát triển và đang phát triển mà chỉ tập trung vào những lĩnh vực phát triển. Hơn nữa, chỉ dựa vào kết quả đánh giá của các chuyên gia chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ.

Như đã giải thích, nó được coi là cách tiếp cận của nghiên cứu này, sẽ là đáng tin cậy hơn nên áp dụng một phương pháp phân tích thuần túy về lượng. Nghiên cứu thử nghiệm các yếu tố có khả năng cạnh tranh điểm đến có những thuộc tính nói chung dùng xác định tầm quan trọng tương đối của các thuộc tính như áp dụng cho phân đoạn thị trường du lịch.

Nghiên cứu của Crouch mới chỉ dừng lại ở việc xác định các thuộc tính cạnh tranh và xếp hạng thứ tự chúng, chưa xây dựng được phương pháp xếp hạng và đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến cũng như chưa chỉ ra được các yếu tố trong mô hình tác động đến năng lực cạnh tranh dưới hình thức định lượng là bao nhiêu? Vì vậy chưa được thuyết phục về mặt khách quan mà nói.

Khả năng áp dụng: Có thể sử dụng một phần để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch

2.3.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch của M.Porter (2008)

M.Porter (2008)[113], tiếp cận việc xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh dựa vào nguồn lực địa phương tạo ra lợi thế cạnh tranh ở cấp độ vi mô tác động đến năng lực cạnh tranh trong du lịch bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 18 yếu tố thành phần được mô tả như sau:

Tài nguyên du lịch

Vốn tài nguyên

Lao dộng trong du lịch

Sự chuyên môn hóa

Cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch

Cơ sở hạ tầng thông tin


Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ


Liên kết 1 Cạnh tranh đầu vào


Điều kiện về các yếu tố


Liên kết 2

Cạnh tranh chất lượng


Các quy định


Cơ sở hạ tầng Hành chinh Nhà nước


Cơ chế khuyến khích du lịch


Số lượng các nhà cung cấp


NLCT ĐP

trong Du lịch


Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của địa phương



Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có

Liên kết 3 Hỗ trợ cầu


Áp lực các


Mức độ

liên quan


Số lượng cụm/ngành du lịch


Liên kết 4 Hỗ trợ cung


Nhu cầu khách trong nước


Điều kiện về nhu cầu

loại hình du lịch


Phân khúc thị trường du lịch

cạnh tranh du lịch


Nhu cầu khách quốc tế

Nhu cầu du lịch không bình thường

Hình 2.4. Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch của M.Porter (2008)[113]

Cách sử dụng mô hình của M.Porter (2008)[113]: Mô hình kim cương ban đầu bao gồm 4 yếu tố chính đó là: Điều kiện về các yếu tố; Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của địa phương; Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; Điều kiện về nhu cầu, chúng tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch và lần lượt tạo ra các liên kết như sau:

Liên kết 1. Cạnh tranh chất lượng (Competitive quality): Các yếu tố chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với điều kiện về các yếu tố

Liên kết 2. Cạnh tranh đầu vào (Competitive input): Các yếu tố chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với các yếu tố Marketing, chính sách, kế hoạch, kiểm soát, phát triển du lịch.

Liên kết 3. Hỗ trợ cầu (Supporting demand): Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan liên kết với các yếu tố điều kiện về nhu cầu

Liên kết 4. Hỗ trợ cung (Supporting Supply): Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan liên kết với điều kiện về các yếu tố.

Ưu điểm: Mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch của M.Porter (2008) ở cấp độ vi mô, từ các nguồn lực của địa phương trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch cho chúng ta phải có cái nhìn tổng thể để đưa ra giả định rằng mỗi tỉnh được giới hạn trong một tập hợp các nguồn lực của địa phương, thay vì nó đứng độc lập mà phải xem xét chúng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để tăng cường năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. Mô hình này đặc biệt quan trọng cho các nghiên cứu về năng lực cạnh ở các cấp của địa phương trong du lịch như một hệ thống phức tạp trong đó mỗi đại lượng bao gồm nhiều cụm/ngành và các nguồn lực khác nhau về lợi thế của địa phương phụ thuộc vào điểm đến và văn hóa kinh doanh.

Vì vậy, khi tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong lĩnh vực du lịch ở tầm vi mô theo truyền thống trước hết phải xác định chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp, kế tiếp điều kiện về nhu cầu, sau đó điều kiện về các yếu tố và cuối cùng các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan được liên kết với nhau thông qua cạnh tranh chất lượng, cạnh tranh đầu vào, hỗ trợ cung, hỗ trợ cầu được tích hợp thành chiến lược cạnh tranh cung cầu của địa phương với sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp liên quan có thể được sử dụng như một điểm tựa cho các bên liên quan, chính sách đưa ra quyết định ở cấp địa phương như là một điều kiện tiên quyết để xây dựng một bộ tiêu chí cho địa phương về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch.

Nhược điểm: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch của M.Porter (2008)[113], có nhiều yếu tố trùng lặp, chưa được phân loại và thiếu một số yếu tố cần thiết để mô tả chính xác hệ thống du lịch Việt Nam hiện nay, cụ thể:

Điều kiện về các yếu tố, các yếu tố thành phần tài nguyên du lịch và vốn tài nguyên nên tích hợp lại thành tài nguyên du lịch và các yếu tố cơ sở vật chất kỹ

thuật du lịch, cơ sở hạ tầng hành chính nhà nước, cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ phải chăng nên gộp lại và phân chia thành hai yếu tố thành phần chính đó là cơ sở thượng tầng, cơ sở hạ tầng (Cơ sở hạ tầng chung và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành).

Điều kiện về nhu cầu, Các yếu tố nhu cầu của khách du lịch trong nước, nhu cầu của khách du lịch quốc tế và nhu cầu du lịch không bình thường gộp lại thành một yếu tố là nhu cầu khách du lịch cũng đã được Mill và Morrion (1992; 2007)[98], đề cập trong mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của họ như đã trình bày ở phần trên.

Các liên kết, tương tự như mô hình của Mill và Morrion (1992; 2007)[98], trong mô hình của M.Porter (2008)[113], có 4 liên kết với 4 nhóm yếu tố chính đó là cạnh tranh chất lượng, cạnh tranh đầu vào, hỗ trợ cầu, hỗ trợ cung thể hiện mối quan hệ tương quan của chúng với nhau.

Tuy nhiên, vẫn còn thiếu Liên kết 5. Hỗ trợ chiến lược (Strategic Support), giữa chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của địa phương với các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan và Liên kết 6. Điều kiện cung cầu thị trường (Market supply and demand conditions), giữa điều kiện về các yếu tố với điều kiện về nhu cầu.

Trong mô hình của M.Porter (2008)[113], chưa làm rõ những yếu tố thành phần cốt lõi và cách đánh giá chúng như thế nào đối với việc xác định năng lực cạnh tranh của địa phương trong du lịch, trong khi đó rất nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ để đánh giá được năng lực cạnh tranh của địa phương trong lĩnh vực phải tập trung vào các yếu tố như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động trong du lịch, cơ sở hạ tầng cũng như các tập con của chúng, ví dụ như đối với yếu tố tài nguyên du lịch, cụ thể:

Yêu cầu đối với các tài nguyên du lịch, để có thể tiến hành khai thác được phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động trong du lịch tương ứng. Hệ thống này phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại đó. Đặc biệt khi xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải gắn liền với tài nguyên du lịch được tạo ra là yếu tố quan trọng không thể thiếu tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí