Cùng với chúng, lao động trong du lịch không thể thiếu, khi nói đến lao động là bàn đến vấn đề con người bằng sức lao động và sáng tạo của mình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hóa cung ứng cho du khách. Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo một số nghiên cứu cho rằng tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch. Vì vậy, tùy theo yếu tố thiên nhiên của mỗi nước, vùng, miền và của các nhà nghiên cứu khác nhau, đã rút ra những thành phần căn bản của tài nguyên du lịch, như sau:
Luật Du lịch Việt Nam (2005)[25], xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, được hợp thành từ 2 bộ phận: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác, cụ thể: Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: Địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch; Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: Truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tổ chức du lịch thế giới (1980)[132], đánh giá các yếu tố thành phần của tài nguyên du lịch dựa vào 6 yếu tố là: Di sản tự nhiên; Di sản về con người; Năng lượng sạch; Những hình thái xã hội; Những hình thái về thiết chế chính trị, pháp chế, hành chính; Các loại hình dịch vụ, phương tiện vận chuyển và hạ tầng cơ sở.
Các nghiên cứu của Ferrario (1976)[68]; Murphy (1985)[102]; Hu và Ritchie (1993)[79]; Smith (1988)[121]; Gunn (1988)[75]; Murphy, Pritchard và Smith (2000)[103]; Yoon, Formica và Uysal (2001)[136], đưa ra 4 cách đánh giá tài nguyên du lịch, cụ thể:
Tài nguyên du lịch 3F (flowre, Fauna, Folklore), có nghĩa là đặc trưng của tài nguyên du lịch phải có 3 yếu tố thành phần là: Động vật quý hiếm; Thực vật quý hiếm; Văn hóa dân gian đặc sắc;
Tài nguyên du lịch 5H (Hospitality, Honesty, Heritage, History, Heroic), có nghĩa là đặc trưng của tài nguyên du lịch phải có 5 yếu tố thành phần là: Lòng mến khách; Tính trung thực; Di sản; Lịch sử; Anh hùng hào kiệt;
Tài nguyên du lịch 3S (Sight seeing, Sport, Shopping), có nghĩa là đặc trưng của tài nguyên du lịch phải có 3 yếu tố thành phần là: Giá trị tài nguyên đặc sắc để chiêm ngưỡng; Thể thao; Mua sắm;
Tài nguyên du lịch 6S (Sanatary, Health, Security, Serenity, Service, Satisfaction), có nghĩa là đặc trưng của tài nguyên du lịch nơi đến phải có 6 yếu tố quan trọng là: Vệ sinh; Sức khỏe; An toàn; Thanh thản; Dịch vụ; Thỏa mãn.
Krippendorf (1987)[90] và Jeffries (2001)[85], đánh giá tài nguyên theo hướng marketing có 5 yếu tố: Các di sản thiên nhiên và tài nguyên tự nhiên; Các di sản do con người tạo ra; Các yếu tố thuộc về con người; Những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch; Các chính sách kinh tế, xã hội và tài chính.
Ritchie và Crouch (1993[117]; 2000a[118];200b[119]), sắp xếp tài nguyên du lịch trong một nghiên cứu về mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến đã coi tài nguyên du lịch như là nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn, bao gồm 7 yếu tố thành phần: Môi trường vật chất và khí hậu; Văn hóa và lịch sử; Quan hệ thị trường; Kết hợp các hoạt động; Các sự kiện đặc biệt; Vui chơi và giải trí; Cấu trúc thượng tầng;
Crouch và Ritchie (1994)[49], tài nguyên du lịch điểm đến, bao gồm 10 yếu tố: Các đặc điểm tự nhiên; Đặc điểm khí hậu; Văn hóa và xã hội; Cơ sở hạ tầng nói chung; Dịch vụ cơ bản trong cơ sở hạ tầng; Kết cấu thượng tầng; Khả năng tiếp cận và giao thông vận tải; Thái độ đối với khách du lịch; Mức chi phí và giá cả; Kinh tế; Các mối quan hệ xã hội; Tính độc đáo.
Buhalis (2000)[44], liệt kê các thành phần chính của tài nguyên du lịch mà hầu hết các tài liệu du lịch cũng như các nhà nghiên cứu về du lịch thường sử dụng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong lĩnh vực du lịch, có hai cách: Tài nguyên du lịch gồm 6 yếu tố thành phần đó là: Mức độ hấp dẫn của các điểm du lịch (Attractions); Khả năng tiếp cận điểm du lịch (Accessibility); Nhận thức/hình ảnh du lịch (Awareness/Image); Tiện nghi du lịch (Amenities); Dịch vụ hỗ trợ du lịch (Ancillary services); Các hoạt động du lịch (Activities). Tài nguyên du lịch gồm 5 yếu tố thành phần đó là: Tính hấp dẫn (Attractiveness); Tính an toàn
(Safety); Tính bền vững (Sustainability); Tính thời vụ (Seasonality); Tính liên kết (Link);
Dwyer và Kim (2003)[62], trong mô hình xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến xác định tài nguyên du lịch được phân bổ riêng như là yếu tố hỗ trợ bao gồm 2 yếu tố: Tài nguyên tự có (tự nhiên và di sản); Tài nguyên tự tạo (cơ sở hạ tầng du lịch, các sự kiện đặc biệt).
Khả năng áp dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch của M.Porter (2008)[113]: Có thể sử dụng một phần để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
2.3.4. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh Phát triển Kinh tế Thành phố theo cụm ngành CCED của Choe và Roberts (2011)
Choe và Roberts (2011)[52], xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh thành phố trong thế kỷ 21 trên cơ sở Phát triển Kinh tế Thành phố dựa vào cụm ngành CCED (Cluster-based City Economic Development), bao gồm 5 nhóm và 17 yếu tố thành phần được mô tả như sau:
Phát triển bền vững
Thực thi quy định
R & D
Hợp tác
Cấu trúc Định hướng
Đăng ký kinh doanh
Phát triển cụm ngành
Lao động
Hỗ trợ của chính phủ
Chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Các thị trường
Cơ sở hạ tầng
Nguồn lực ưu đãi
Môi trường xã hội
Các điều kiện về yếu tố sản xuất
CCED
Các ngành công nghiệp hỗ
Các điều kiện về cầu
Các sản phẩm mới
Môi trường kinh doanh
. Chuỗi cung ứng
trợ có liên quan
Giá trị gia tăng
Hình 2.5. Mô tả mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh Phát triển Kinh tế Thành phố theo cụm ngành CCED, Choe và Roberts (2011)[52].
Cách tiếp cận tác nghiệp hóa mô hình kim cương mở rộng của M.Porter do Choe và Roberts (2011)[52], đề xuất đánh giá năng lực cạnh tranh Phát triển Kinh tế Thành phố dựa vào cụm ngành (Cluster-based City Economic Development - CCED) ở các quốc gia Châu Á, đưa ra một hệ thống gồm 39 biến đo lường 17 yếu tố tác độ đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành được tích hợp thành 5 nhóm theo mô hình kim cương mở rộng của M.Porter, bao gồm: Các điều kiện về yếu tố
sản xuất; Các điều kiện về cầu; Các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan; Chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và Vai trò của chính phủ/chính quyền. Mô hình được xây dựng và kiểm định tại 39 thành phố của 3 nước Đông Nam Á thuộc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đó là: 9 Thành phố ở Bangladesh; 15 Thành phố ở India; 15 Thành phố ở Sri Lanka.
Sau đó, tiến hành xếp hạng theo thứ tự (ordinal ranking semi-qualitative scoring method) theo thang điểm từ 0 đến 5 cho 39 biến đo lường mức độ cạnh tranh tương đối của 17 yếu tố. Điểm tổng hợp chung về năng lực cạnh tranh của cụm ngành là trung bình điểm của 17 yếu tố. Nếu điểm tổng hợp lớn hơn 3,75 thể hiện rằng cụm/ ngành rất mạnh, phát triển tốt và có khả năng cạnh tranh quốc tế; Nếu điểm tổng hợp khoảng 3 cho thấy một cụm/ ngành tương đối mạnh và có khả năng cạnh tranh trong nước; Nếu điểm tổng hợp khoảng 2,5 chứng tỏ một cụm ngành nhỏ, mới nổi và mạnh trong một vùng; Nếu điểm tổng hợp là 2 hoặc thấp hơn thể hiện một cụm ngành tương đối yếu và chỉ cạnh tranh được với các doanh nghiệp địa phương hoặc vừa mới hình thành.
Ưu điểm của mô hình CCED, (2011)[52]: Nghiên cứu không những phân
tích năng lực cạnh tranh cụm ngành và cho điểm đối với mỗi yếu tố theo truyền thống mà còn đánh giá về khoảng cách hay sự thiếu hụt năng lực cạnh tranh của mỗi yếu tố. Thiếu hụt về năng lực cạnh tranh thể hiện qua sự khác biệt giữa mức độ về năng lực cạnh tranh hiện tại và mức độ đòi hỏi về năng lực cạnh tranh trong tương lai. Phân tích sự thiếu hụt về năng lực cạnh tranh của các yếu tố trên nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mỗi yếu tố, từ đó đưa ra những gợi ý về những hành động, biện pháp can thiệp hay điều chỉnh từ chính phủ và các bên có liên quan trong cụm ngành để nâng cấp các yếu tố này, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của cụm ngành.
Nhược điểm của mô hình CCED, (2011)[52]: Mô hình kim cương mở rộng
của M.Porter, bao gồm 6 yếu tố, tuy nhiên, trong mô hình CCED thiếu yếu tố cơ hội không được xem xét vì có thể rất khó đo lường; Về phương pháp xếp hạng là theo thứ tự nên cần chỉ rõ các cụm/ngành tham chiếu là các cụm/ngành có thể so sánh được, thường là các cụm/ngành cạnh tranh. Phương pháp CCED dựa vào việc phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành, vì vậy có thể có một mức độ chủ quan nhất định.
Khả năng áp dụng mô hình CCED, (2011)[52]: Có thể sử dụng một phần để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
2.3.5. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của Alain Dupeyras và Neil MacCallum OECD (2013)
Alain Dupeyras và Neil MacCallum OECD (2013)[106], xây dựng mô hình lý
thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch thông qua khảo sát 30 chuyên gia thành viên của 30 nước (Úc, Áo, Bỉ, Brazil, Canada, Chi lê, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Ai Cập, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Israel, Italy, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Cộng hòa Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh) gồm 4 nhóm yếu tố được đo lường bằng 20 yếu tố thành phần được mô tả như sau:
Du lịch tác động GDP
Doanh thu Du lịch
Loại hình nhà nghỉ
Xuất khẩu Du lịch
Thị trường Du lịch
Hoạt động du lịch và các tác động
Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
Du khách hài lòng
Kế hoạch hoạt động quốc gia về du lịch
Sử dụng mạng dịch vụ du lịch
Mức độ hấp dẫn của một điểm đến
NLCT địa phương trong du lịch
Chính sách và các cơ hội kinh tế
Cuộc sống tốt hơn
Tài nguyên văn hóa và tự tạo
Khả năng của một điểm đến cung cấp chất lượng và dịch vụ du lịch cạnh tranh
Cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch
Năng suất | Sức mua và | Thị thực | Việc làm | CPI | Kết nối | Phân bổ NSNN | Tỷ lệ DN |
lao động | giá du lịch | nhập cảnh | du lịch | du lịch | hàng không | cho du lịch | phá sản |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Năng Lực Cạnh Tranh Toàn Cầu Với Địa Phương Trong Du Lịch
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Của Crouch (2007)
- So Sánh Các Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Trong Du Lịch
- Chiến Lược, Cơ Cấu Và Đối Thủ Cạnh Tranh Của Địa Phương
- Xây Dựng Mô Hình Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Hình 2.6. Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh trong du lịch của Alain Dupeyras và Neil MacCallum OECD (2013)[106]
Cách sử dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của OECD (2013)[106]:
Mô hình bao gồm 20 yếu tố thành phần đo lường 4 nhóm yếu tố chính đó có mối quan hệ tương quan với nhau đó là: Hoạt động du lịch và các tác động; Khả năng của một điểm đến cung cấp chất lượng và dịch vụ du lịch cạnh tranh; Mức độ hấp dẫn của một điểm đến; Chính sách và các cơ hội kinh tế. Chúng tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh trong du lịch và chúng lần lượt tạo ra các liên kết được mô phỏng trong Hình 2.5.
Ưu điểm, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của OECD (2013)[106]:
Về quy mô, mô hình này được các thành viên của OECD và các đối tác đóng góp xây dựng trong hai năm. Công việc đã được kế thừa từ một quá trình có sự tham gia đánh giá cao với sự tham gia rộng rãi thông qua cuộc khảo sát quốc gia, một loạt các cuộc thảo luận tại cuộc họp Ủy ban Du lịch OECD và các câu trả lời khảo sát và đóng góp đã nhận được từ 30 thành viên và đối tác quốc gia cũng như đóng góp từ các tổ chức khác nhau bao gồm UNEP, WEF, Exceltur (Tây Ban Nha), Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về nền kinh tế du lịch (CISET), Viện Nghiên cứu Du lịch ở Bắc Âu là đơn vị giám sát của OECD về hạnh phúc, tiến bộ và sức mua.
Về các yếu tố, các thành viên của OECD đã nhận ra tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh đối với các nhà hoạch định chính sách du lịch và doanh nhân với mục đích là để lấp đầy khoảng trống kiến thức và cung cấp một khuôn khổ cho việc phân tích có hệ thống các yếu tố có khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch/thị trường cùng với các chính sách của họ tác động đến năng lực cạnh tranh du lịch mà OECD đã làm được, cụ thể:
Cân bằng các yếu tố chính của năng lực cạnh tranh trong du lịch với sự quan tâm đặc biệt về các yếu tố có ý nghĩa đối với các nền kinh tế tiên tiến với một khu vực du lịch tăng trưởng. Xác định các yếu tố cần thiết liên quan thông dụng nhất để phân tích năng lực cạnh tranh trong du lịch đối với các thành viên và đối tác quốc
gia. Việc tìm ra các yếu tố có phản ánh tốt nhất các xu hướng lớn liên quan đến năng lực cạnh tranh trong du lịch đã được thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung đánh giá về mặt thực tiễn như các chính sách liên quan, cách thức đo lường và phương pháp phân tích dữ liệu.
Việc xây dựng một mô hình khái niệm tích hợp năng lực cạnh tranh trong du lịch từ các yếu tố sẽ rất hữu ích giúp cho các nhà quản trị, hoạch định chính sách ra các quyết định tăng cường năng lực cạnh tranh và cung cấp các thông tin cần thiết về năng lực cạnh tranh trong du lịch giúp họ có thể xây dựng các chính sách ứng phó tốt hơn góp phần tăng cường lợi thế cạnh tranh kinh tế trong thị trường du lịch toàn cầu cũng như cung cấp một công cụ cho các chính phủ và các quốc gia đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch và đưa ra một số giải pháp phù hợp với bối cảnh của họ.
Nhược điểm, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của OECD (2013)[106]:
Đó là nhu cầu thông tin để đánh giá khả năng cạnh tranh du lịch của OECD về vấn đề và chính sách cạnh tranh trong các phân tích khác nhau và báo cáo của các thành viên thuộc các quốc gia khác nhau (ví dụ như về toàn cầu hóa và du lịch, trên các chuỗi giá trị toàn cầu và doanh nghiệp nhỏ, về giáo dục và đào tạo, đổi mới, đánh chính sách và đánh giá các chính sách và chương trình).
Thiếu một số yếu tố mà chính phủ có thể sử dụng để đo lường sự thành công và khả năng cạnh tranh trong du lịch dẫn tới khả năng cạnh tranh trong ngành du lịch hiện nay không được đo và theo dõi đầy đủ với một trong những lý do là sự khó khăn trong việc xác định một số yếu tố chính để đo lường bởi vì không phải bất cứ hiện tượng kinh tế xã hội nào cũng đo lường được dưới hình thức giá trị nhất là đối với các yếu tố trong tương lai mới chỉ là một khái niệm rất rộng chưa có sự nhất quán cũng như sự đồng thuận cao của các nhà nghiên cứu khoa học.
Khả năng áp dụng, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của OECD (2013)[106]: Có thể sử dụng một phần để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
2.3.6. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI của Jennifer Blanke và Thea Chiesa, Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (2014)
Nhóm A
Khuôn khổ pháp lý
Nhóm B
Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng
Nhóm C
Nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa và nhân lực
Jennifer Blanke và Thea Chiesa (2014)[135], NLCT du lịch và lữ hành TTCI (The Travel and Tourism Competitiveness Index) được xây dựng bằng phương pháp chỉ số nhằm mục đích để đo lường các yếu tố chính để phát triển ngành du lịch và lữ hành ở các nước khác nhau. Chỉ số đã được phát triển với sự hợp tác chặt chẽ với một số đối tác như Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Liên minh Quốc tế Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành (WTTC), UNCTAD và UNESCO. TTCI được tích hợp thành 3 nhóm chính đó là: Nhóm A. Khuôn khổ pháp lý Du lịch và Lữ hành bao gồm các yếu tố chính sách liên quan dưới sự giám sát của Chính phủ; Nhóm B. Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành bao gồm các yếu tố cứng thuộc môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng của mỗi nước; Nhóm C. Nguồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và nhân lực bao gồm các yếu tố mềm thuộc con người, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa của mỗi nước.
Các quy tắc và các quy định về chính sách | |
Tính bền vững về môi trường | |
An toàn và an ninh | |
Y tế và vệ sinh | |
Mức độ ưu tiên của Du lịch và Lữ hành |
Cơ sở hạ tầng vận tải hàng không | |
Cơ sở hạ tầng vận tải mặt đất | |
Cơ sở hạ tầng du lịch | |
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông | |
NLCT giá trong ngành Du lịch và Lữ hành |
Nguồn nhân lực | |
Mối quan hệ Du lịch và Lữ hành | |
Nguồn tài nguyên tự nhiên | |
Nguồn tài nguyên văn hóa | |
Biến đổi khí hậu toàn cầu |
Hình 2.7. Mô tả năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI, Jennifer Blanke và Thea Chiesa (2014)[135]