Xây Dựng Mô Hình Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch

2.5. Kết luận chương 2

Trên cơ sở tổng hợp khoa học các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong các lĩnh vực trong và ngoài nước, dựa vào khung phân tích năng lực cạnh tranh của M.Porter đã tìm được 6 mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trên thế giới có cấu trúc tương tự như mô hình kim cương của M.Porter, cụ thể:

Mô hình năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của Mill và Morrison (1992;2007)[98]; Mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch (2007)[51]; Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch của M.Porter (2008)[113]; Mô hình đánh năng lực cạnh tranh Phát triển Kinh tế Thành phố dựa vào cụm ngành của Choe và Roberts (2011)[52]; Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của Alain Dupeyras và Neil MacCallum (2013)[106]; Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Jennifer Blanke và Thea Chiesa (2014)[135], thực hiện so sánh, chọn lọc được các yếu tố được xem là quan trọng được phần lớn được đề cập trong các mô hình đã chọn được làm cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu, bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 32 yếu tố thành phần với tên gọi và nội hàm của chúng được giữ y nguyên theo các mô hình so sánh mà có đó là:

Nhóm A. Các điều kiện về yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch gồm 9 yếu tố thành phần;

Nhóm B. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan gồm 5 yếu tố thành

phần;

Nhóm C. Chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của địa phương gồm 9

yếu tố thành phần;

Nhóm D. Các điều kiện về nhu cầu thị trường du lịch gồm 9 yếu tố thành

phần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Như vậy, Chương 2, tổng hợp, phân tích chọn lọc, so sánh các mô hình đánh

giá năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong du lịch trên Thế giới nhằm mở rộng các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm mới về các mối quan hệ cấu trúc giữa các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu. Kế tiếp, Chương 3 sẽ trình bày cách thức xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức.

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 11

Chương 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

Chương 3, trình bày những nội dung chính như đánh giá tiềm năng, thực trạng, kết quả, hạn chế và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch để lựa chọn quốc gia nghiên cứu xây dựng mô hình. Kế tiếp khảo sát chuyên gia làm cơ sở cắt giảm, điều chỉnh các yếu tố phù hợp với thuật ngữ chuyên ngành du lịch tại quốc gia được lựa chọn nghiên cứu trong bộ tiêu chí thiết lập ban đầu đưa ra bộ tiêu chí chính thức cùng với thứ tự tầm quan trọng và tỷ lệ đóng góp của các yếu tố xây dựng mô hình kèm các giả thuyết, các tiêu chí xếp hạng và các thang đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

3.1. Tổng quan du lịch Việt Nam

3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam

Để thấy được tiềm năng phát triển du lịch một cách rõ nét, nghiên cứu tiến hành phân tích tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Việt Nam, như sau:

3.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Việt Nam

a) Địa hình: Địa hình có ý nghĩa đặc biệt với du lịch. Các dạng địa hình nước ta có tiềm năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo, cụ thể: Địa hình Kars, chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạng Karst hang động, Karst ngập nước và Karst đồng bằng tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi…; Địa hình bờ biển: Bờ biển Việt Nam dài khoảng

3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Các bãi biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Văn Phong (Nha Trang), Vũng Tàu…; Địa hình hải đảo: Việt Nam có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng),

Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)…

b. Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hoá đa dạng theo mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức du lịch. Sự phân hóa của các loại khí hậu đã quy định sự phát triển của các loại hình du lịch, vì vậy nước ta có cã các hình thức du lịch của đới nóng và đới lạnh. Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Việt Nam có nhiều bão, lũ lụt vào mùa mưa tàn phá nặng nề các khu vực nó đi qua, đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung; gió mùa đông bắc vào mùa đông, và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt làm các ngưng trệ nhiều hoạt động du lịch sinh thái, tham quan.

c. Thủy văn: Nước có giá trị quan trọng không chỉ cung cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng: Du lịch hồ, du lịch sông nước... Có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long và một vài sông khác như sông Hương, sông Hàn, sông Hồng... Hệ thống hồ cũng có giá trị lớn về du lịch, tiêu biểu như hồ Tây (Hà Nội), hồ Hòa Bình (Hòa Bình), hồ Ba Bể (Bắc Kạn, hệ thống hồ ở Đà Lạt (Lâm Đồng)...; Việt Nam có khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên, trong đó có nhiều nguồn nước đã được đưa vào khai thác cho mục đích du lịch, tiêu biểu như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Thanh Hóa, Vũng Tàu…

d. Sinh vật: Việt Nam nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động thực vật, vì thế tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng. Diện tích rừng che phủ ở nước ta khoảng 37 % (2006), chủ yếu tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đã thống kê được hơn 800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1.000 loài chim và 330 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quí hiếm. Việt Nam đã thành lập được 105 khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường. Tài nguyên sinh vật Việt Nam, ngoài giá trị lớn về môi trường còn có ý nghĩa kinh tế, du lịch to lớn.

3.1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa Việt Nam

a. Di tích lịch sử - văn hóa: Là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch. Cho đến nay Việt Nam có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có 2.715 di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng. Đặc biệt đã có những di tích lịch sử - văn hóa được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại như cố đô Huế (1993), phố cổ Hội An (1999), thánh địa Mỹ Sơn (1999)... Ngoài ra còn một số di tích khác, Việt Nam đang đề nghị UNESCO công nhận, như chùa Hương (Hà Tây), bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai), Hoàng Thành Thăng Long... Các di tích này đã và đang được khai thác để phát triển du lịch.

b. Lễ hội: Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng độc đáo. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhiều lễ hội ra đời cách ngày nay hàng nghìn năm vẫn được giữ gìn và duy trì. Các lễ hội văn hóa có sức hút vô cùng to lớn đối với du khách thập phương. Các lễ hội của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các tháng giêng và tháng hai như lễ hội Đền Gióng (Hà Nội), Chùa Hương (Hà Tây), Đền Hùng (Phú Thọ), vv...

c. Các dạng tài nguyên du lịch văn hóa khác: Việt Nam có 54 dân tộc phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với những phong tục, tập quán độc đáo, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đa dạng, đặc sắc có sức hút to lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Dọc chiều dài đất nước có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống, những món đặc sản đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, Việt Nam có hàng trăm bảo tàng với nhiều hiện vật và tài liệu lịch sử quý giá đang được lưu giữ.

3.1.2. Thực trạng du lịch Việt Nam


Thực trạng du lịch Việt Nam được đánh giá thông qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, cụ thể:

a) Những điểm mạnh đối với du lịch Việt Nam


Thứ nhất, tài nguyên du lịch: Có thể nhận định, Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú khá hấp dẫn. Với diện tích phần đất liền của Việt Nam trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến bắc-nam với 3/4 đồi núi, địa hình, khí hậu đa dạng tạo nên diện mạo hệ sinh thái vô cùng đa dạng, phong phú thể hiện qua những danh lam thắng cảnh như Hạ Long, Sapa, Phong Nha-Kẻ Bàng, Nha Trang, Vũng Tàu..., là những kỳ quan có sức hút du lịch mạnh mẽ. Có thể nói, Việt nam được xếp vào danh mục các quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, giàu tài nguyên

thiên nhiên là điều kiện tốt để phát triển du lịch; Với 3.200 km bờ biển với trên

4.000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo; Nhiều bãi biển; Vịnh đẹp nổi tiếng cùng với các đảo gần bờ là thế mạnh nổi trội của Việt Nam đối với phát triển du lịch biển đảo.

Với trên 4.000 năm lịch sử và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh sống trải dài từ bắc chí nam; nền văn hóa lúa nước với bản sắc đậm đà thể hiện qua lối sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là các di sản văn hóa như Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, Cồng Chiêng Tây Nguyên, Đề Tháp Mỹ Sơn... là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn.Những kỳ tích lịch sử qua các thời kỳ để lại những dấu ấn hiển hách gắn liền với những danh nhân của lịch sử như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... là những thiên anh hùng ca có sức hấp dẫn cuốn hút du khách tìm hiểu.

Thứ hai, nguồn lực phục vụ cho phát triển du lịch: Những tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa kể trên qua bàn tay và khối óc của con người nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành các sản phẩm du lịch; Về tiềm năng Việt Nam có thể phát triển một hệ thống sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và hấp dẫn; Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực phục vụ

phát triển du lịch. Với dân số ước tính chừng khoảng trên dưới 90.728,9 nghìn người, phần đông ở độ tuổi lao động sung sức và dân số trẻ chiếm đa số. Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói chung và đối với phát triển du lịch nói riêng; Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực. Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch.

Thứ ba, chính sách phát triển du lịch: Du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt từ năm 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Du lịch và đến năm 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống. Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của chính quyền các cấp là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.

Thứ tư, kinh nghiệm phát triển du lịch thời gian qua: Với xuất phát điểm thấp, du lịch Việt Nam trong 2 thập kỷ qua đã vượt qua mọi khó khăn về nguồn vốn, công nghệ để hội nhập và phát triển. Tiếp tục phát huy xu hướng thu hút lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục. Cũng là động lực quan trọng để du lịch Việt Nam tiếp tục tăng trưởng; Những kinh nghiệm được đúc rút trong quản lý, vượt qua khó khăn, thách thức trong điều kiện thiếu vốn, công nghệ, cạnh tranh gay gắt, bối cảnh hội nhập quốc tế có nhiều biến động khó lường và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trở thành bài học sống cho giai đoạn phát triển mới; Những thành tựu phát triển du lịch giai đoạn trước về đầu tư cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn lao động trong du lịch, hợp tác quốc tế và những ấn tượng, hình ảnh về du lịch Việt Nam tích lũy qua cố gắng nhiều năm xúc tiến quảng bá du lịch cũng như những cảm nhận của khách du lịch.

b) Những điểm yếu đối với du lịch Việt Nam


Thứ nhất, về quản lý khai thác tài nguyên du lịch: Mặc dù Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên văn hóa phong phú và đa dạng nhưng cho tới nay chưa khai thác tương xứng với tiềm năng đó, thể hiện hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu. Cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự

nhiên và văn hóa chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả.. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích...tác động tiêu cực tới phát triển du lịch.

Thứ hai, về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Hiện tại trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 cửa ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không; chưa có cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch; hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới.

Thứ ba,về lao động trong du lịch: Đây cũng vẫn là điểm yếu trường kỳ. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn lao động trong du lịch thời gian qua nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì lao động trong du chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu. Lực lượng lao động trong du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp, hơn nữa chất lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu. Trong lĩnh vực du lịch thực sự thiếu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu của thời đại với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập cao. Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ. Đánh giá mặt bằng chung chất lượng lao động trong du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.

Thứ tư, về phát triển sản phẩm và nghiên cứu thị trường: Sản phẩm du lịch chậm đổi mới, sự hạn chế, yếu kém trong nghiên cứu thị trường du lịch cả ở cấp độ quốc gia, cấp độ địa phương, cấp độ doanh nghiệp và xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả. Vì vậy tính chất độc đáo, giá trị nguyên bản và ý tưởng của sản phẩm du lịch rất nghèo nàn và trùng lắp giữa các vùng miền. Quá trình phát triển sản phẩm chưa được nghiên cứu bài bản vì vậy chất

lượng và giá trị hàm chứa trong sản phẩm thấp. Sự nghèo nàn, ít sáng tạo, thiếu tính độc đáo, đặc sắc và thiếu đồng bộ và thiếu liên kết là thuộc tính phổ biến của sản phẩm du lịch hiện nay và là điểm yếu chính của du lịch Việt Nam.

Thứ năm, về vốn và công nghệ: Nhu cầu đầu tư vào du lịch là rất lớn trong khi đó nguồn lực về vốn và công nghệ của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế do thị trường vốn của Việt Nam mới được hình thành nhưng tiềm lực còn yếu và vì vậy chưa ổn định và chưa phát huy được vai trò điều tiết. Các dòng thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI trong du lịch chiếm tỷ trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản du lịch; Nhiều dự án FDI có tình trạng treo do thiếu điều kiện liên quan như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ. Sự tự lực khánh sinh về công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực bậc cao của Việt Nam còn hạn chế.

Thứ sáu, về quản lý du lịch và vai trò của nhà nước: Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới và vai trò của Nhà nước còn mờ nhạt, cụ thể: Luật du lịch và các luật, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch; Nhiều chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; Thủ tục hành chính còn rườm rà và chậm đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ còn nhiều yếu kém; Tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát huy hiệu lực, hiệu quả.

c) Những cơ hội đối với du lịch Việt Nam


Thứ nhất, diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau.Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng.

Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường.

Thứ hai, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn. Việt Nam đang trở thành quốc gia điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Thứ ba, du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn.

d) Những thách thức đối với du lịch Việt Nam


Thứ nhất, du lịch Việt Nam đã chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí