Cơ Sở Lý Thuyết Về Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch

Choe và Roberts (2011)[52], xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh thành phố trong thế kỷ 21 trên cơ sở phát triển cụm ngành kinh tế địa phương CCED ở các quốc gia Châu Á, bao gồm 5 nhóm yếu tố chính và 17 yếu tố thành phần. Mô hình cách tiếp cận chính sách lấy cụm/ngành làm trung tâm, cụ thể là phương pháp CCED đưa ra một hệ thống gồm 39 biến để đo lường 17 yếu tố thành phần năng lực cạnh tranh của cụm/ngành được tích hợp thành 5 nhóm yếu tố chính theo mô hình kim cương mở rộng của M.Porter, yếu tố cơ hội không được xem xét vì rất khó đo lường.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò hết sức quan trọng của địa phương đối với sự hình thành và phát triển của cụm/ ngành. Nhìn từ góc độ lý thuyết và từ góc độ thực tiễn chính sách, sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng và của cụm ngành nói chung là một thắng lợi về kinh tế cho địa phương. Sự phát triển của cụm/ngành góp phần tạo ra môi trường kinh doanh năng động và hấp dẫn. Chính vì vậy, chính quyền địa phương có động cơ mạnh mẽ để đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ, giúp cho cụm/ngành ở địa phương mình tăng cường năng lực cạnh tranh. Những địa phương muốn xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế du lịch lấy cụm/ngành làm trung tâm có thể sử dụng mô hình của

Choe và Roberts (2011)[52] đề xuất.

Alain Dupeyras và Neil MacCallum, OECD (2013)[106], xây dựng mô hình đo lường năng lực cạnh tranh trong du lịch, nghiên cứu đề xuất một tập hợp các yếu tố cốt lõi, các yếu tố bổ sung và các yếu tố phát triển trong tương lai bao gồm 4 nhóm và 20 yếu tố thành phần. Các yếu tố cốt lõi phổ biến nhất cho tất cả các nước đo lường năng lực cạnh tranh du lịch của mình một cách hiệu quả nhất. Các yếu tố bổ sung có thể được sử dụng để phân tích sâu hơn mở ra hướng nghiên cứu và phát triển các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch hơn nữa.

Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các thông tin cần thiết về năng lực cạnh tranh trong du lịch giúp họ có thể xây dựng các chính sách ứng phó tốt hơn góp phần tăng cường lợi thế cạnh tranh kinh tế trong thị trường du lịch toàn cầu. Nghiên cứu này cung cấp một công cụ cho các chính phủ và các quốc gia đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch và đưa ra một số giải pháp phù hợp với bối cảnh của họ, có thể được sử dụng một phần xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Jennifer Blanke và Thea Chiesa, WEF (2014)[135], xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành cho 140 quốc gia , bao gồm 3 nhóm và 15 yếu tố thành phần nhằm mục đích để phát triển ngành du lịch và lữ hành của 140 quốc gia.

Kết quả chỉ số này đã so sánh Việt Nam với các nền kinh tế khác trên nhiều chỉ tiêu cũng như tập trung vào xếp hạng Việt Nam về tổng thể và đi sâu vào phân tích các nguyên nhân gốc rễ đằng sau những kết quả thực hiện hay các xếp hạng của Việt Nam, dựa trên việc phân tích các yếu tố nền tảng của năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam và cung cấp một cái nhìn tổng thể về ngành công nghiệp du lịch và lữ hành Việt Nam ở cấp quốc gia; Chỉ số năng lực cạnh tranh Du lịch và Lữ hành là một nguồn cung cấp các đầu vào chính sách nhằm bổ sung và cụ thể hóa những định hướng và mục tiêu tổng quát đã được đề ra trong chiến lược phát triển du lịch. Ở cấp độ ngành hoặc địa phương có thể sử dụng một phần của bộ chỉ số này để xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau đánh giá năng lực cạnh tranh hay xây dựng mô hình cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Vì vậy, việc nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực lịch là cần thiết và thiết thực góp phần bổ sung vào hệ thống các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam và trên Thế giới hiện nay còn thiếu.

1.5. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch có kết cấu 5 chương, cụ thể:

Chương 1. Giới thiệu tổng quan nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch về tầm quan trọng của du lịch, tổng quan về các khái niệm và nghiên cứu liên quan ở Việt Nam và trên Thế giới và kết cấu của luận án.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch trình bày các khái niệm, các mô hình liên quan và khung phân tích năng lực cạnh tranh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu.

Chương 3. Xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức làm cơ sở xây dựng mô hình kèm giả thuyết nghiên cứu, các thang đo lường, các tiêu chí xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Chương 4. Kiểm định mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, trình bày phương pháp lấy mẫu, mô tả mẫu, kiểm định mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, đánh giá, xếp hạng và thảo luận.

Chương 5. Kết luận và khuyến nghị, khẳng định những kết quả đã đạt được và những hạn chế làm định hướng nghiên cứu tiếp theo, khuyến nghị đối với Trung ương và địa phương tập trung vào một số yếu tố chính góp phần thực hiện một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

1.6. Kết luận chương 1


Chương 1, giới thiệu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, đã trình bày những nội dung chính của nghiên cứu, cụ thể:

Thông qua việc đánh giá tầm quan trọng du lịch trên Thế giới và ở Việt Nam cho thấy việc nghiên cứu xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch là cần thiết và thiết thực.

Đã tổng hợp được các khái niệm nghiên cứu ở các cấp độ trong và ngoài nước có liên quan đến việc nhận diện các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch để tìm ra các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh làm nền tảng thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch bằng mô hình.

Để đạt được mục tiêu và mục đích nghiên cứu, kết cấu của Luận án được chia thành 5 chương. Chương 2, kế tiếp sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

Chương 1, đã giới thiệu tổng quan của công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Chương 2, trình bày cơ sở lý thuyết, bao gồm các nội dung đó là: Đánh giá so sánh các mô hình ở các cấp độ trong các lĩnh vực có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Xác định các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh làm nền tảng thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu.

2.1. Các điều kiện thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ban đầu


Có nhiều cách để nhận diện các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, thông thường có 2 cách phổ biến nhất hiện nay, cụ thể: Cách thứ nhất tổng hợp các mô hình có liên quan tiến hành phân tích đánh giá chọn ra một mô hình nguyên bản để nghiên cứu và cách thứ hai tương tự như cách thứ nhất nhưng chỉ khác là có đánh giá loại bỏ hoặc bổ sung một số yếu tố thành phần trong mô hình trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức.

Cả hai cách làm nêu trên, mức độ phù hợp đối với nghiên cứu này không cao, bởi vì mỗi nghiên cứu đều có mục tiêu khác nhau với những ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch trong khuôn khổ nghiên cứu này được hiểu là năng lực cạnh tranh của một điểm đến từ đó cho thấy một quốc gia, một vùng, một miền,...cũng có thể được coi là một điểm đến dẫn đến năng lực cạnh tranh sẽ chịu tác động của các yếu tố khác nhau nhưng vẫn có điểm chung là đều có một vài yếu tố cốt lõi có thuộc tính cạnh tranh và có ý nghĩa duy nhất tồn tại quyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch trong các mô hình đã được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau.

Vì vậy, cách làm phù hợp đối với nghiên cứu này là tổng hợp các mô hình nghiên cứu ở các cấp độ trong lĩnh vực khác nhau được đánh giá bằng các phương pháp khác nhau để làm cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ban đầu với các điều kiện cụ thể:

Điều kiện chọn mô hình so sánh: Khi chọn mô hình so sánh với điều kiện các mô hình phải có dáng dấp tương tự như mô hình kim cương ban đầu hoặc mở rộng của M.Porter; Điều kiện chọn các yếu tố chính: Mỗi một mô hình đã tìm được phải có ít nhất 2 nhóm yếu tố chính đề cập đến 4 hoặc 6 nhóm yếu tố chính trong mô hình kim cương ban đầu hoặc mở rộng của M.Porter; Điều kiện chọn các yếu tố thành phần: Mỗi một yếu tố thành phần phải có ít nhất 2 nghiên cứu sử dụng.

Sau đây là phần trình bày giới thiệu khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch và mô hình kim cương của M.Porter.

2.1.1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch


Trong nghiên cứu này, sẽ sử dụng nghiên cứu về khung phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của M. Porter (1990[115];1998[112]; 2008[113]) được điều chỉnh thành khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch để chọn lọc một số mô hình nghiên cứu đã có từ trước với điều kiện nêu trên có thể sử dụng một phần thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong

lĩnh vực du lịch, được trình bày như sau:


Bảng 2.1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch


CÁC YẾU TỐ LỢI THẾ TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA PHƯƠNG


Tài nguyên tự nhiên

Vị trí địa lý

Quy mô của địa phương

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ VĨ MÔ


Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội

Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông)

Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ VI MÔ

Môi trường kinh doanh

Trình độ phát triển các cụm ngành

Hoạt động và chiến lược của địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 6

Nguồn: Tác giả (2014), điều chỉnh từ M. Porter (1990[115]; 1998[112]; 2008[113])

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, các nguồn lực có thuộc tính cạnh tranh đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho năng lực cạnh tranh mặt khác nó là yếu tố quyết định sự thịnh vượng của địa phương (địa phương ở đây dùng để chỉ một đơn vị kinh tế, có thể là một

tỉnh, một thành phố, một vùng, một quốc gia, thậm chí là một khu vực kinh tế).

Điều này cũng có nghĩa là cạnh tranh như thế nào? thậm chí quan trọng hơn việc cạnh tranh trong ngành nào? Với vai trò trung tâm của các thuộc tính cạnh tranh trong khuôn khổ phân tích năng lực cạnh tranh, một câu hỏi then chốt cần trả lời là: Những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh là gì? Theo M.Porter, có ba nhóm yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của một địa phương, bao gồm: 1) Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương; 2) Năng lực cạnh tranh vĩ mô; 3) Năng lực cạnh tranh vi mô. Vì đối tượng nghiên cứu là cấp tỉnh nên khung lý thuyết này được điều chỉnh một cách thích ứng (chi tiết xem Phụ lục 1).

2.2.1. Mô hình kim cương của M.Porter

Mô hình kim cương của M.Porter (1990[115];1998[112]; 2008[113]), lý thuyết về năng lực cạnh tranh do M.Porter đưa ra được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng năng lực cạnh tranh của một địa phương được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của địa phương đó. Theo lý thuyết này, năng lực cạnh tranh của một địa phương được liên kết bởi 4 nhóm yếu tố tạo thành mô hình kim cương hàm ý rằng cấu trúc tinh thể kim cương có độ bền cao để chỉ khả năng chịu đựng của một địa phương ứng phó với môi trường cạnh tranh gay gắt, xem Hình 2.1, bên dưới:

Cơ hội (Chance)

Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của địa phương

(strategies, structure and competition)

Các ngành hỗ trợ và có liên quan (Related and supporting industries)

Chính phủ (Govermnt)

Điều kiện các yếu tố sản xuất

(factor of production)

Điều kiện về cầu (Demand conditions)


Hình 2.1. Mô hình kim cương của M.Porter (1990[115]; 1998[112]; 2008[113])

Các nhóm yếu tố đó bao gồm: (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất (factor of production); (2) Điều kiện về cầu (demand conditions); (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (related and supporting industries); (4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành (strargies, structures and competition). Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành năng lực cạnh tranh của địa phương. Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên, làm căn cứ chọn các nhóm và tích hợp các yếu tố thành phần vào chúng (chi tiết xem Phụ lục 2).

2.3. Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch

2.3.1. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của Mill và Morrison (1992; 2007)

Mill và Morrison (1992; 2007)[98], tiếp cận ở cấp độ vĩ mô đã đưa ra một mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực du lịch dựa vào 4 nhóm yếu tố chính và 14 yếu tố thành phần điểm đến được mô tả như sau:


Nhu cầu Du lịch

Động lực Du lịch

Nhận thức Du lịch


Mức độ Du lịch


Phương thức lưu thông trong Du lịch


Phân khúc thị trường Du lịch


Liên kết 1 Mức độ du lịch


Du lịch


Liên kết 4 Hình thức du lịch

Nhu cầu


NLCT toàn cầu trong du lịch


Điểm đến


Liên kết 2 Xúc tiến du lịch


Marketing


Liên kết 3 Sản phẩm du lịch

Chiến lược Du lịch


Chiến lược quy hoạch


Chiến lược khuyến mại


Chiến lược phân phối


Chính sách Du lịch

Kế hoạch Du lịch Kiểm soát Du lịch Phát triển Du lịch

Hình 2.2. Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của Mill và Morrison (1992; 2007)[98]

Cách sử dụng mô hình của Mill và Morrison (1992; 2007)[98]: 4 yếu tố chính nhu cầu, du lịch, marketing và điểm đến tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch và chúng lần lượt tạo ra các liên kết như sau:

Liên kết 1. Mức độ du lịch (The level of tourism): Yếu tố nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường du lịch liên kết với yếu tố du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm du lịch.

Liên kết 2. Xúc tiến du lịch (Tourism promotion): Yếu tố nhu cầu, các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường du lịch liên kết với yếu tố marketing, chính sách, kế hoạch, kiểm soát và phát triển du lịch.

Liên kết 3. Sản phẩm du lịch (Tourism products): Yếu tố điểm đến, lập kế hoạch, phát triển và kiểm soát du lịch liên kết với yếu tố Marketing, chính sách, kế hoạch, kiểm soát, phát triển du lịch.

Liên kết 4. Hình thức du lịch (Forms of tourism): Yếu tố điểm đến, lập kế hoạch, phát triển và kiểm soát du lịch liên kết với yếu tố du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm du lịch.

Ưu điểm: Mô hình của Mill và Morrison (1992; 2007)[98], khi tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực du lịch ở tầm vĩ mô trước hết phải xác định nhu cầu, kế tiếp du lịch, sau đó marketing và cuối cùng là điểm đến được liên kết với nhau thông qua mức độ du lịch, hình thức du lịch, xúc tiến du lịch, sản phẩm du lịch hợp thành nhu cầu, du lịch, marketing, điểm đến tác động đến năng

lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch là một quy trình khá hợp lý phù hợp một phần trong mô hình chuỗi cung ứng giá trị du lịch của M.Porter (2008)[113].

Nhược điểm: Mô hình của Mill và Morrison (1992; 2007)[98], yếu tố nhu cầu (nhu cầu du lịch, động lực du lịch, nhận thức du lịch) và yếu tố du lịch (Mức độ đi du lịch, phương thức lưu thông, phân khúc thị trường) nên tích hợp lại thành các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch. Yếu tố marketing (Chiến lược du lịch, chiến lược quy hoạch du lịch, chiến lược khuyến mại, chiến lược phân phối) và điểm đến (Chính sách du lịch, kế hoạch du lịch, kiểm soát du lịch, phát triển du lịch) có thể lồng ghép tạo thành các yếu tố mô tả chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển điểm đến và các thành phần của marketing còn thiếu.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí