Những Kết Quả Đạt Được Và Điểm Mới Của Luận Án

Vì vậy, đôi lúc các nhà nghiên cứu thường ngộ nhận, tiếp cận định lượng là phải dùng các mô hình kinh tế lượng, điều này đúng nhưng chưa đủ . Mô hình định lượng được hình thành trên những nền tảng lý thuyết kinh tế học nào? Nghiên cứu khoa học không thể bắt nguồn từ chân không, không có sự kế thừa của các nghiên cứu đã có từ trước, nếu thiếu kiến thức này sẽ không thể có mô hình định lượng ngược lại có lý thuyết nhưng nếu thiếu kỹ năng sử dụng các phương pháp định lượng thì các nhà nghiên cứu cũng khó có thể tiếp cận được mục tiêu nghiên cứu theo đúng bản chất của nó. Xuất phát điểm dựa trên quan điểm xuyên suốt này từ những dữ liệu và kết quả phân tích chưa được kiểm định theo đúng chuẩn mực khoa học cũng như chưa vận dụng và tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu trước đó.

Chính vì thế, nghiên cứu này qua nhiều năm tích lũy, cũng như qua việc tham khảo các tài liệu trong nước, ngoài nước và kết quả nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy thực tiễn giờ đây các quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng trước khi tham gia vào thị trường cạnh tranh du lịch có hiệu quả thì trước hết phải đánh giá được năng lực cạnh tranh và tạo dựng được nền tảng năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững đã đúc kết vấn đề để hình thành đề tài nghiên cứu ở cấp độ tỉnh đó là: “ Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch”.

2. Mục đích của luận án


Mục tiêu nghiên cứu cần đạt được là xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch với mục đích đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

3. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng hợp cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình, Kiểm định mô hình, Kết luận và khuyến nghị; b) Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch; c) Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là cấp tỉnh và về thời gian trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2014, tầm nhìn giới hạn đến năm 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong khuôn khổ nghiên cứu này bao gồm phương pháp nghiên cứu phối hợp giữa phương pháp tổng hợp, so sánh, chuyên gia, điều tra xã hội học, định tính, định lượng, thống kê, mô tả thông qua các phần mềm xử lý dữ liệu SPSS và AMOS trong việc nhận diện các yếu tố cấu thành và tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch được tiếp cận theo hướng lý thuyết trước và kiểm định sau, cụ thể: a) Nghiên cứu sơ bộ định tính: Tập hợp các nghiên cứu năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong lĩnh vực du lịch Việt Nam và Thế giới thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu; b) Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thông qua khảo sát các chuyên gia Việt Nam thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức; c) Nghiên cứu chính thức định lượng: Thông qua khảo sát các doanh nghiệp du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiểm định mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

a) Ý nghĩa khoa học

1) Tổng hợp khoa học các khái niệm và các mô hình năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong các lĩnh vực du lịch trên Thế giới và ở Việt Nam đã mở rộng các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm mới về các mối quan hệ cấu trúc giữa các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh làm cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu bao gồm 4 yếu tố chính và 32 yếu tố thành phần;

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 3

2) Phân tích, so sánh, chọn lọc trên cơ sở bộ tiêu chí ban đầu, xác định chính xác các nguồn lực cốt lõi đóng vai trò trung tâm và có ý nghĩa duy nhất thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch Việt Nam bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần;

3) Kiểm định thực tế khách quan mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho kết quả 4 nhóm yếu tố chính và 16 yếu tố thành phần đã được đánh giá có tính khoa học và xếp hạng mức độ cạnh tranh phù hợp thực tế lẫn thực tiễn.

b) Ý nghĩa thực tiễn


1) Có thể nói đây là nghiên cứu theo cách tiếp cận ứng dụng, những vấn đề nghiên cứu, luận cứ khoa học, mô hình định tính, mô hình định lượng, phần mềm ứng dụng tưởng chừng rắc rối, phức tạp, đa diện, đa chiều đã được trình bày thật rõ ràng, đơn giản, mạch lạc, trong sáng, súc tích, khái quát và hệ thống giúp cho người đọc có thể tự ứng dụng trong những tình huống cụ thể để kiểm tra mức độ tiếp thu kỹ năng phân tích và kiểm định của mình.

2) Cách tổ chức và kết cấu của nghiên cứu theo trình tự logic chặt chẽ, vừa mang tính hàn lâm, vừa mang tính thực tiễn. Nội dung nghiên cứu vừa thể hiện những vấn đề cơ bản của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, vừa thể hiện tính triết lý khoa học và các khả năng ứng dụng thực tiễn của các lý thuyết hiện đại về phương pháp luận, về thiết kế nghiên cứu, thang đo, mô hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu giúp các bên liên quan du lịch có cách nhìn đầy đủ và toàn diện về một phương pháp tiếp cận và đo lường các yếu tố trong mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

3) Cùng với tính mới, chặt chẽ về cách bố cục và tư duy sáng tạo, nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch sẽ rất hữu ích không chỉ cho quốc gia Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng có thêm một công cụ quản lý và điều hành ngành du lịch mà còn là một tài liệu tham khảo rất tốt cho các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

6. Những kết quả đạt được và điểm mới của luận án


Mô hình nghiên cứu đã xác định một tập hợp các yếu tố có thể được sử dụng trong khuôn khổ tổng thể đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch là tạo ra một giới hạn các yếu tố có ý nghĩa và hữu ích đo lường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch theo thời gian để hướng dẫn trong việc lựa chọn chính sách, lập kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch và tầm nhìn tương lai cho quốc gia Việt Nam nói chung và cho các địa phương nói riêng và xa hơn nữa có thể sẽ được lặp lại trên toàn cầu, cụ thể:

Thứ nhất, nghiên cứu dựa vào việc tổng hợp khoa học các khái niệm và các mô hình liên quan kết hợp với khung phân tích năng lực cạnh tranh của M.Porter đã tìm được 6 mô hình ở các cấp độ khác nhau có dáng dấp tương tự như mô hình kim cương của M.Porter đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch, thực hiện so sánh có điều kiện đối với các yếu tố thành phần được chọn, phải ít nhất có trong 2 mô hình và các nhóm yếu tố chính, phải ít nhất có trong 4 mô hình. Kết quả có 32 yếu tố thành phần và 4 nhóm yếu tố chính đủ điều kiện thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu.

Thứ hai, tiến hành lựa chọn quốc gia để xây dựng bộ tiêu chí chính thức thông qua việc đánh giá tiềm năng, thực trạng, kết quả, hạn chế và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt nam, cho thấy Việt Nam có những điều kiện phát triển du lịch khá phù hợp với nội hàm và ý nghĩa của các yếu tố trong bộ tiêu chí đã được thiết lập ban đầu. Vì vậy, nghiên cứu đã chính thức chọn Việt Nam làm quốc gia để xây dựng bộ tiêu chí chính thức dựa vào việc khảo sát ý kiến đánh giá của các chuyên gia đối với bộ tiêu chí ban đầu với thang điểm 10, một số yếu tố dưới 5 điểm không đạt yêu cầu đã bị loại bỏ và số còn lại đạt yêu cầu, tuy nhiên được rà soát điều chỉnh tên gọi cho phù hợp với ngành du lịch Việt Nam.

Thứ ba, kết quả đánh giá của các chuyên gia Việt Nam, đã gạn lọc được 20 yếu tố thành phần và 4 nhóm yếu tố chính thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức. Căn cứ bộ tiêu chí chính thức hình thành 4 câu hỏi nghiên cứu và 4 giả thuyết cũng được nêu ra để cố gắng xác định các mối quan hệ cấu trúc giữa 4 nhóm yếu tố chính được đo lường thông qua 20 yếu tố thành phần làm cơ sở đề xuất xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch phỏng theo mô hình kim cương của M.Porter.

Thứ tư, tiến hành lựa chọn địa phương ở Việt Nam để kiểm định mô hình thông qua việc đánh giá tiềm năng, thực trạng, kết quả, hạn chế và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, đã minh chứng được Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh điển hình và nổi trội về phát triển du lịch nên khá phù hợp với nội hàm và ý nghĩa của các yếu tố trong bộ tiêu chí đã được thiết lập chính thức có thể nhân rộng sang các tỉnh khác có những đặc điểm tương tự. Do đó, Bà Rịa – Vũng Tàu đã được chọn là địa phương để kiểm định mô hình.

Thứ năm, liên hệ giữa lý thuyết, thực tế và thực tiễn bằng cách so sánh năng lực cạnh tranh trung bình dựa vào năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định bằng mô hình là 2.7 điểm, xếp hạng C, ở mức độ khá so sánh với thực trạng năng lực cạnh tranh ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định bằng ma trận yếu tố bên trong và bên ngoài là 2.9 điểm, ở mức độ khá tốt và đồng thời kết hợp so sánh với năng lực cạnh tranh của Bà Rịa – Vũng Tàu do Phòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam VCCI xác định thông qua chỉ số năm 2013 là 56.99 điểm và năm 2014 là 59.05 điểm đều ở mức độ khá. Như vậy, cả 3 cách đánh giá bằng phương pháp khác nhau ở 3 cấp độ khác nhau đều cho kết quả chung. Như vậy, có thể thấy rằng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch không những bền vững về mặt lý thuyết mà còn phù hợp với thực tế lẫn thực tiễn.

Thứ sáu, cùng với những ưu điểm, hạn chế và cách sử dụng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch sẽ được thảo luận tập trung vào kết quả đánh giá 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần, cụ thể: 16 yếu tố thành phần có khả năng cạnh tranh và 4 yếu tố thành phần có khả năng cạnh tranh yếu cùng với phân tích thách thức, cơ hội, điểm yếu, điểm mạnh trong việc đánh giá thực trạng du lịch Việt Nam và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu tìm ra những lỗ hổng của nghiên cứu định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo đề xuất một số giải pháp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho một số yếu tố trong 16 yếu tố có khả năng cạnh tranh và nâng cấp 4 yếu tố còn lại của mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch làm cơ sở đưa ra một số khuyến nghị đối với Trung ương và địa phương.

Chương 1. GIỚI THIỆU

Kinh tế du lịch tăng trưởng cần phải lấy năng lực cạnh tranh như một nguồn tăng trưởng mới. Chính sách hoạt động đòi hỏi phải có hiểu biết tốt về các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Nghiên cứu này bao gồm các yếu tố cốt lõi đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển du lịch và tầm nhìn trong tương lai với sự tham gia đánh giá của các bên liên quan du lịch được coi như là một công cụ hướng dẫn góp phần bổ sung vào hệ thống đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói riêng và năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam và trên Thế giới.

1.1. Tầm quan trọng của du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quý tộc, tầng lớp thượng lưu, đến nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân. Du lịch phát triển góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia và giải quyết nhiều công ăn việc làm cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực có liên quan như vận tải, viễn thông, y tế, bảo hiểm, ngân hàng, giáo dục...

Trên thế giới, kể từ sau cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ 2, du lịch đã phát triển nhanh chóng và trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến, ngành du lịch thế giới có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhiều ngành kinh tế khác. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (2005)[128], hàng năm trên toàn cầu trung bình có trên 900 triệu lượt người đi du lịch, trong đó 60% dòng khách đi du lịch có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác so với nền văn hóa nơi họ sinh sống. Lượng

khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 922 triệu đã đem lại nguồn thu tới 944 tỉ USD và tạo việc làm cho trên 300 triệu người. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu du lịch chiếm khoảng 30% xuất khẩu dịch vụ thương mại thế giới và 6% tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ với tư cách là ngành xuất khẩu.

Nhìn ra Thế giới, du lịch là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Du lịch góp phần tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm trực tiếp hay gián tiếp đối với các ngành có liên quan khác. Trong thời đại toàn cầu hóa, du lịch đang

trở thành nhịp cầu kết nối, giải quyết những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của các dân tộc trên toàn thế giới. Hiện nay du lịch đã vươn lên đứng vị trí thứ 4 sau ngành nhiên liệu, hóa dầu và sản xuất ô-tô. Vì hiệu quả to lớn đó, nhiều nước trên thế giới đã chọn du lịch là ngành ưu tiên phát triển hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn lại Việt Nam, du lịch cũng đã được xác định là ngành kinh tế quan trọng. Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Theo Tổng Cục Du lịch (2014)[30]: Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam; Năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt, khách nội địa đạt 35 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng. Năm 2014 ngành du lịch Việt

Nam thu hút gần 8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số dự kiến năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.

Với vị trí tầm quan trọng của du lịch, để phát triển du lịch nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách với những quốc gia có ngành du lịch đã và đang phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện là yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và các tỉnh/thành nói riêng.

1.2. Tổng quan nghiên cứu

Du lịch được công nhận là một trong những lĩnh vực then chốt của sự phát triển trong tất cả các nước và là một trong những nguồn thu nhập chính tạo ra công ăn việc làm và của cải. Nó cũng đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy nhận thức tầm quan trọng về hình ảnh của một quốc gia, của một vùng, miền, khu vực và địa phương tạo ra những thách thức trong việc đo lường năng lực cạnh tranh trong du lịch. Sự hiểu biết năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong du lịch là một yếu tố chính cho các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia thực hiện các quyết định liên quan đến lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu này tìm cách giải quyết khoảng trống này là tìm ra các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh đo lường năng lực cạnh tranh.

Sau đây là giới thiệu tổng quan một số khái niệm và mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong các lĩnh vực được tiếp cận từ các góc độ khác nhau ở Việt Nam và trên Thế giới có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch.

1.3. Các khái niệm liên quan


1.3.1. Du lịch


Khái niệm du lịch là một trong những đặc điểm của ngành du lịch với tư cách là đối tượng nghiên cứu của du lịch học, phản ánh mối quan hệ bản chất bên trong, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó. Vì vậy, việc lựa chọn một khái niệm du lịch phù hợp với nghiên cứu này sẽ là kim chỉ nam cho sự thành công trong việc xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch, cụ thể:

+ Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau: Hòa bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.

+ Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.

+ Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí