Mối Quan Hệ Năng Lực Cạnh Tranh Toàn Cầu Với Địa Phương Trong Du Lịch

1.3.8. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Theo Porter (1990)[115], để phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp nghiệp cần tập trung vào năm lực lượng cạnh tranh đó là: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại; Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng; Các nhà cung cấp; Quyền thương lượng của nhà cung cấp; Quyền thương lượng của người mua. Hill (1995)[78], chỉ rõ bản chất của lợi thế cạnh tranh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng lại không giúp nhiều cho việc phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh, đặc biệt là

trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo cách đơn giản nhất có thể hiểu là “khả năng nắm vững thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được, vì vậy khi thị phần tăng lên cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao”.

Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng cụ thể. Quan điểm này có thể áp dụng đối với từng doanh nghiệp, cũng như đối với một ngành công nghiệp của một quốc gia trong cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

1.3.9. Năng lực cạnh tranh sản phẩm

M.Porter (1981)[111], năng lực cạnh tranh của sản phẩm là năng lực cạnh tranh của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế là thể hiện tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó về cả định tính và định lượng. Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của mỗi nền kinh tế thì các quan hệ thương mại cũng phát triển, theo đó diễn ra sự mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng phản ứng với các mức độ cao thấp khác nhau. Việc phản ứng của người tiêu dùng thông qua việc mua hay không mua sản phẩm đó là biểu hiện tổng quát cuối cùng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó.

Cạnh tranh giữa các sản phẩm trên một thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn của các sản phẩm đối với khách hàng trên cùng một thị trường cụ thể và trong một thời gian nhất định. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể gắn với một doanh nghiệp, một địa phương, một quốc gia cụ thể hoặc xét chung cho tất cả. Đối với một doanh nghiệp hoặc một ngành, năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu thu được lợi nhuận được biểu hiện cụ thể bằng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

1.3.10. Mối quan hệ năng lực cạnh tranh toàn cầu với địa phương trong du lịch

Thông qua phần trình bày các khái niệm năng lực cạnh tranh ở các cấp độ từ vĩ mô đến vi mô cho thấy chúng có mối quan hệ phụ thuộc và tương tác qua lại lẫn nhau với những nghiên cứu khác nhau thì năng lực cạnh tranh được hiểu khác nhau có thể xem Alger (1988)[36], Milne và Ateljevic (2001)[99] đưa ra mô hình mối quan hệ năng lực cạnh tranh toàn cầu với địa phương trong du lịch, được mô tả như sau:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Toàn cầu hóa, quản trị toàn cầu.

Toàn cầu

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 5



Quốc gia

Đặc điểm văn hóa, sử dụng nguồn tài nguyên, quy định kinh tế.


Chính quyền khu vực, mạng lưới khu vực, hệ sinh thái.

Khu vực


Chính quyền địa phương, khách du lịch, người lao động, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, chất lượng sống.

Địa phương


Công nghệ, nhân khẩu học…vv.


Hình 1.1. Các mối quan hệ toàn cầu với địa phương trong du lịch, Alger (1988)[36], Milne và Ateljevic (2001)[99]

Cho nên, năng lực cạnh tranh chỉ là một khái niệm tương đối, khó có thể đưa ra khái niệm chính xác về năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực nói chung, tuy nhiên dựa vào các phân tích và nhận định nêu trên kết hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi đã được xác định trong nghiên cứu này thì năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch được hiểu là: “Năng lực cạnh tranh của một điểm đến có khả năng tối ưu hóa sức hấp dẫn của nó đối với du khách, người dân địa phương và doanh nghiệp để cung cấp chất lượng, đổi mới và sự hấp dẫn dịch vụ du lịch cho người tiêu dùng để đạt được thị phần ở thị trường trong nước và trên toàn cầu, trong khi đảm bảo rằng các nguồn lực sẵn có hỗ trợ du lịch được sử dụng có hiệu quả”.

1.4. Các nghiên cứu liên quan

1.4.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Phạm Trung Lương và các cộng sự (2002)[21], đề tài khoa học cấp nhà nước về cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam đã xác lập cơ sở khoa học và giải pháp cho phát triển du lịch bền vững dựa vào ba yếu tố là môi trường, kinh tế và xã hội đã góp phần tôn tạo, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch, phát triển cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để đảm bảo phát triển du lịch: Từ góc độ kinh tế cần phải xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, phát triển các thị trường du lịch, chính sách khai thác tài nguyên du lịch và môi trường, chính sách đầu tư phát triển du lịch, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quảng cáo xúc tiến du lịch, ứng dụng khoa học công nghệ, chính sách đối với cộng đồng; Từ góc độ môi trường cần phải có cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý tài nguyên du lịch; Từ góc độ xã hội cần phải đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh và tăng cường vai trò của cộng đồng trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch.

Nguyễn Hữu Khải và cộng sự (2007)[16], nghiên cứu năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới của bảy lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ Việt Nam, cho rằng thực tế rất khó có thể đưa ra những tiêu chí đánh giá được chính xác năng lực cạnh tranh của ngành, đặc biệt là ngành dịch vụ do còn có những quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh cũng như khó khăn trong việc xác định các số liệu liên quan. Tuy nhiên, để đo lường năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng một cách tương đối có một số tiêu chí thường gặp đó là: Tỷ suất lợi nhuận; Giá trị gia tăng; Hệ số tham gia vào thị trường quốc tế; Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện; Giá cả; Chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Kết quả cho thấy năng lực cạnh tranh của hầu hết các lĩnh vực dịch vụ Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trên thế giới và thậm chí ngay cả so với các nước đang phát triển trong khối ASEAN và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong bảy lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ của Việt Nam chỉ có ba lĩnh vực vận tải, du lịch và y tế là có khả năng cạnh tranh và còn bốn lĩnh vực còn lại là ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông và giáo dục kém khả năng cạnh tranh. Đồng thời cũng đưa ra các

giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ba lĩnh vực có khả năng cạnh tranh và các giải pháp nhằm từng bước phát triển bốn lĩnh vực còn lại bước đầu ở thị trường trong nước tiến đến có khả năng cạnh tranh ở thị trường quốc tế.

Hoàng Trung Hải và M.Porter (2010)[8], xây dựng Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam nhằm mục tiêu cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định và lựa chọn chính sách của các nhà lãnh đạo Việt Nam trên ba khía cạnh: Một bộ dữ liệu về các kết quả kinh tế, hoạt động của nền kinh tế cũng như các yếu tố nền tảng của năng lực cạnh tranh Việt Nam; Một khung phân tích các số liệu và mối liên hệ tương quan giữa các yếu tố của năng lực cạnh tranh;

Kết quả đánh giá nền tảng năng lực cạnh tranh của Việt Nam cho thấy những nỗ lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thường mang tính phản ứng đối phó và không đủ để bắt kịp với yêu cầu của một nền kinh tế đang tăng trưởng thể hiện ở chiến lược mới giúp khai thác các lợi thế sẵn có để giúp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng chưa xác định được tầm quan trọng của các yếu tố trong việc tạo dựng các lợi thế cạnh tranh mới một cách có hệ thống. Như vậy, Việt Nam còn đang thiếu một cách tiếp cận chiến lược trong việc định hình các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh mà Việt Nam cần xây dựng là gì cũng như đề ra một lộ trình để thực hiện xây dựng và nâng cấp các yếu tố đó.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (2005-2014)[23], xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Province Competitiveness Index (PCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ tổ chức đánh giá thường niên thông qua việc lấy phiếu đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành đối với hoạt động của các cơ quan công quyền, đồng thời tiến hành so sánh, xếp hạng các tỉnh, thành phố trên cơ sở 10 chỉ số: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Tính năng động; Hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý; Cạnh tranh bình đẳng.

Kết quả cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài cũng sử dụng dữ liệu PCI như nguồn thông tin có giá trị cho việc xem xét, đưa ra quyết định đầu tư hoặc mở rộng đầu tư tại các địa phương và đang ngày càng trở nên hữu ích đối với cả doanh nghiệp và chính quyền các cấp vừa là thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, mức độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các địa phương nhưng quan trọng hơn đã giúp chính quyền địa

phương dễ dàng nhận ra những điểm mạnh điểm yếu trong công tác điều hành để có những điều chỉnh và sửa đổi phù hợp.

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và một số đơn vị thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam (2008-2014)[32], xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu quả quản lý hành chính công cấp tỉnh (PAPI) bao gồm 6 chỉ số: Sự tham của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương; Kiểm soát tham nhũng; Thủ tục hành chính công; Dịch vụ công.

Thông qua việc khảo sát dựa trên bộ phiếu hỏi về cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hành chính và dịch vụ công, những phân tích và phát hiện của nghiên cứu về điểm mạnh và điểm yếu của từng tỉnh, thành phố, đồng thời tiến hành so sánh, xếp hạng các tỉnh, thành phố, nhằm hỗ trợ chính quyền địa phương có động lực nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp.

Kết quả cho thấy chỉ số PAPI sẽ góp phần củng cố vai trò của người dân trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội cũng như đưa ra những đề xuất nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả bộ máy hành chính và dịch vụ công cấp tỉnh.

1.4.2. Các nghiên cứu trên Thế giới

Getz (1986)[84], phát hiện 15 mô hình du lịch truyền thống trong đó có 7 mô hình lý thuyết du lịch, 4 mô hình quản lý và lập kế hoạch và 4 mô hình dự báo, cụ thể: Bảy mô hình lý thuyết (Theoretical Models) đó là: Toàn bộ hệ thống (Whole Systems) của Wolfe (1964), Leiper (1981), Van doom, Mathieson và Wall (1982); Không gian và thời gian (Spatial/Temporal) của Christhaller (1964), Plog (1972); Động lực và hành vi (Motivational/Behavioral) của Plog (1972), Clawson/Knetsch (1976), Pearce và Iso-Ahola (1982), Frigen (1984); Tác động chung (General impacts) của Council of Europe (1978); Diftield và Long (1981); Tác động kinh tế (Economic impacts) của Lundgren Duftield và Long (1973), Pearce (1981); Tác động văn hóa/xã hội (Social and cultural impacts) của White (1974), Doxey (1975), Smith (1977), Jafari, Kariel và Karief Knox (1982), Getz (1983); Sinh thái (Ecological) của Wall và Wright (1977), Pearce (1981).

Bốn mô hình quản lý và lập kế hoạch (Planning/management processes Models) đó là: Mô hình phát triển khu vực (Area Development) của Bargur và Arbel (1975), Arnott (1977), Lawson và Baud-Bovy (1978), Gunn (1979), Mill và Morrison (1985); Mô hình phát triển dự án (Project Development) của Kaiser và Helber (1978); Mô hình quản lý và Marketing (Management và Marketing) của Doswell và Gamble (1979); Mô hình kế hoạch như là một khái niệm (Planning as a Conceptual) của Mathews (1978) và Getz (1983).

Bốn mô hình dự báo (Forecasting Models) đó là: Mô hình tương tự kinh tế lượng (Electric Analogue Econometric) của Ellis Van Doren (1966); Mô hình cơ sở vật chất (Physical Based) của Parks Canada (1976); Mô hình chuỗi thời gian (Time Series) của Vander và Van Erden (1980);Mô hình kinh tế lượng (Econometric) của Loeb (1982).

Nghiên cứu đã tham khảo rất nhiều tài liệu ngoài nước liên quan đến năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong các lĩnh vực và đặc biệt là năng lực cạnh tranh trong du lịch như: ADB; IATA; IUCN; UNWTO; WTTC; UNCTAD; UNESCO;

NGT; WEF_GCI_TTCI; OECD; Mill và Morrison; Crouch; M. Porter; Choe và Roberts; Alain Dupeyras và Neil MacCallum…nội dung kế tiếp đề cập một số nghiên cứu năng lực cạnh tranh ở các cấp độ liên quan đến mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch như sau:

Tạp chí Địa lý Du lịch Quốc gia - National Geographic Travel NGT (2011)[104], xếp hạng bãi biển trên thế giới được thực hiện bởi 340 chuyên gia thuộc các lĩnh vực như bảo tồn lịch sử, nhà báo, nhà hoạt động môi trường, khảo cổ học, địa lý, maketing, nhà giáo, nhà tư vấn du lịch... Mỗi chuyên gia chỉ đánh giá một điểm du lịch mà họ quen thuộc, hiểu rõ nhất, theo sáu tiêu chí: Chất lượng môi trường và hệ sinh thái; Sự nguyên vẹn của văn hóa; Tình trạng các công trình xây

dựng; Lịch sử các khu vực khảo cổ học và tính thẩm mỹ; Chất lượng quản lý du lịch; Tầm nhìn cho tương lai.

Kết quả bình chọn, Việt Nam rơi vào nhóm những bãi biển tệ nhất thế giới khi nhiều nhà hàng, khách sạn được xây dựng bất hợp lý ven các bãi biển là đúng. Việt Nam, nên xem sự xếp hạng này như lời cảnh báo, nhắc nhở, giúp cảnh giác trước những thay đổi chưa được hợp lý trong phát triển du lịch dựa vào lợi thế biển. Các bãi biển Việt Nam nói riêng và các tỉnh nói chung đều phát triển ồ ạt, mạnh ai người nấy xây và thiếu một tầm nhìn quy hoạch tổng thể.

Paul Collier (2013)[108], nghiên cứu sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) đánh giá năng lực quản trị tài nguyên tự nhiên dựa vào bốn tiêu chí với với thang điểm 100 tương ứng với bốn nhóm là Tốt; Tạm được; Yếu kém; Mất kiểm soát.

Kết quả cho thấy Việt Nam có: Hệ thống pháp luật 63 điểm; Mức độ minh bạch thông tin đạt 39 điểm; Năng lực kiểm tra giám sát 31 điểm; Môi trường tổng thể 30 điểm. Như vậy, Việt Nam có chỉ số thấp nhất trong nhóm các quốc gia yếu kém về năng lực quản trị tài nguyên được xếp ở vị trí thứ 43|58 quốc gia, đứng cuối cùng trong nhóm các quốc gia yếu kém. Những yếu tố này cho thấy từ hàng lang pháp lý đến thực tế quá xa và ứng dụng phương pháp nào giải bài toán nâng cao năng lực quản trị tài nguyên du lịch Việt Nam? Thực tế cho thấy, do năng lực có hạn, tầm nhìn hạn chế khai thác phần lớn là đơn lẻ mạnh ai nấy làm thiếu quy hoạch nên đa số các điểm, khu du lịch nhỏ hiện nay mới chỉ lấy đi được phần giàu nhất mà bỏ đi toàn bộ các tài nguyên nhân văn đi cùng.

Mill và Morrison (1992; 2007)[98], xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch, giả định một cách tiếp cận vĩ mô về du lịch, mối quan hệ giữa các thành phần của nó tương ứng với chu kỳ tự nhiên, mô hình bao gồm 4 đại lượng cơ bản: Nhu cầu, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chú trọng vào hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến du lịch và các quá trình ra quyết định đi du lịch của họ; Marketing, tập trung vào chiến lược thông qua đó các nhà cung cấp dịch vụ du lịch lập kế hoạch, quảng bá và phân phối các sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng; Điểm đến, bao gồm các quy trình và thủ tục của các điểm đến đi đôi với sự phát triển bền vững về du lịch; Du lịch, tập trung vào mức độ du lịch, phương thức lưu thông và phân khúc thị trường.

Kết quả cho thấy mô hình này là một điểm đột phá tuyệt vời vào thời điểm đó, không chỉ đơn thuần là để làm nổi bật những khoảng trống trong nghiên cứu, mà quan trọng hơn nghiên cứu này kết luận bằng cách gợi ý con đường nghiên cứu trong tương lai, có thể được sử dụng như một điểm tựa cho các nhà nghiên cứu, chính sách đưa ra quyết định ở cấp địa phương và như là một điều kiện tiên quyết để xây dựng bộ tiêu chí của địa phương về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Crouch (2007)[51], xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến với cách tiếp cận ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô, mô hình này xác định 36 thuộc tính của năng lực cạnh tranh được nhóm lại thành 5 yếu tố chính với mục tiêu phát triển một cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng và tác động của các thuộc tính hình thành năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch dựa vào đánh giá của các chuyên gia, của nhà quản lý điểm đến và các nhà nghiên cứu du lịch. Việc thu thập và tổng hợp các dữ liệu theo đánh giá của các chuyên gia được thực hiện bằng cách sử dụng một cổng mạng trực tuyến và sử dụng quy trình phân tích phân cấp (AHP).

Kết quả đánh giá cho thấy một số thuộc tính quan trọng nhất được tìm thấy đã làm sáng tỏ bản chất và cấu trúc của năng lực cạnh tranh điểm đến. Vì vậy, thông tin có giá trị đáng kể giúp các nhà nghiên cứu xác định các thuộc tính có khả năng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hiệu quả nhất. Kết quả nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về các thuộc tính của năng lực cạnh tranh điểm đến ước tính có tác động mạnh nhất.

Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Crouch (2007)[51], cung cấp một khuôn khổ hữu ích có thể giúp chính quyền địa phương quản lý các điểm du lịch trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia đánh giá các điểm đến và có thể được sử dụng một phần làm cơ sở thiết lập mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

M.Porter (2008)[113], xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch với cách tiếp cận ở cấp độ vi mô, bao gồm 4 yếu tố chính và 18 yếu tố thành phần, sẽ cho phép so sánh giữa ngành du lịch của các địa phương với nhau. Mô hình tìm cách nắm bắt các yếu tố chính của năng lực cạnh tranh nhấn mạnh trong lý thuyết nói chung và đặc biệt khám phá các khái niệm về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch được nhấn mạnh bởi các nhà nghiên cứu du lịch.

Kết hợp với mô hình là một tập hợp các yếu tố có thể được sử dụng để đo lường năng lực cạnh tranh của bất kỳ địa phương nào, bao gồm cả các biện pháp khách quan và chủ quan, đã được xác định từ các yếu tố chính trong mô hình cạnh tranh chung. Mô hình thiết lập một liên kết của các yếu tố cho phép xác định các điểm mạnh và điểm yếu tương đối của các địa phương khác nhau và có thể được sử dụng một phần để xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023