Phương Pháp Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu


có môn Pencak Silat trong các lượng vận động thể lực ở vùng ở các vùng công suất khác nhau. Trên cơ sở đó xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực hồi phục của VĐV, trong đó có VĐV Pencak Silat, theo từng vùng công suất, đánh giá diễn biến quá trình hồi phục, các bảng tiêu chuẩn phân loại và bảng điểm đánh giá quá trình hồi phục của VĐV [33].

Năm 2013, giả Trần Vân Dung cũng đã chọn nghiên cứu nội dung và phương pháp tập luyện vòng tròn theo trạm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak silat lứa tuổi 15 – 16 Công an nhân dân trong quá trình làm luận văn Thạc sĩ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã dánh giá thực trạng công tác huấn luyện SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, lựa chọn được 18 bài tập áp dụng trong phương pháp vòng tròn theo trạm để phát triển SMTĐ cho VĐV. Đây là luận văn có ý nghĩa thực tiễn cao trong công tác huấn luyện VĐV Pencak Silat lứa tuổi 15-16 [20].

Năm 2014, tác giả Lý Đức trường đã tiến hành công trình nghiên cứu đánh giá diễn biến thể lực của nam sinh viên Pencak Silat ngành huấn luyện thể thao Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thể lực của nam sinh viên, tác giả đã tiến hành lựa chọn hệ thống test đánh giá thể lực sinh viên, trên cơ sở đó đánh giá diễn biến phát triển các tổ chức thể lực của đối tượng nghiên cứu trong quá trình đào tạo tại trường. Bước đầu tìm hiểu quy luật phát triển các tố chất thể lực dưới tác động của chương trình thực hiện có định hướng của đối tượng nghiên cứu. [73].

Năm 2016, tác giả Nguyễn Ngọc Anh cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ của mình với tên: Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Ngọc Anh đã đánh giá được thực trạng về hình thái, các chức năng của cơ thể và đặc điểm tâm, sinh lý của nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia. Kết quả nghiên cứu đã, lựa chọn được 18 bài tập sức bền chuyên môn cho nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia được chia theo 2 nhóm sau: Nhóm bài tập sức bền ưa khí: 05 bài tập và Nhóm bài tập sức bền yếm khí và hỗn hợp: 13 bài tập (trong đó, bài tập sức mạnh bền, 07 bài tập; Bài tập sức bền tốc độ, 6 bài tập). Các bài tập lựa chọn đã


được đưa vào kiểm chứng trên đối tượng nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển Quốc gia trong thời gian 12 tháng. Kết quả cho thấy các chỉ số về hình thái, chức năng tâm, sinh lý của nam vận động viên Pencak Silat quốc gia đều có sự tăng trưởng rò dàng. [2].

Năm 2018, tác giả Phạm Thu Hương đã hoàn thành luận văn cao học: “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ cho nữ vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 đội tuyển trẻ quốc gia”. Trong luận văn, tác giả Phạm Thu Hương đã sử dụng 8 test đánh giá sức mạnh tốc độ cho đối tượng nghiên cứu, trong đó có 3 test đánh giá SMTĐ chung và 5 test đánh giá SMTĐ chuyên môn. Tác giả đã so sánh sự khác biệt trình độ SMTĐ của nữ VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 và lứa tuổi 15, từ đó xây dựng riêng cho mỗi lứa tuổi một tiêu chuẩn đánh giá riêng. [37]

Năm 2019, tác giả Lý Đức Trường và cộng sự hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV Pencak Silat đội tuyển trẻ quốc gia lứa tuổi 14-15 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Lý Đức Trường đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho VĐV theo 2 nhóm: Thể lực chung và thể lực chuyên môn, mỗi nhóm lại phân chia thành các tố chất thể lực đặc thù, có tính tỷ trọng ảnh hưởng của các tố chất thể lực từ đó xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Đây là công trình nghiên cứu có tính logic, đảm bảo khoa học và có ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV Pencak Silat đội tuyển trẻ quốc gia [74].

Nhận xét chương 1.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

1. Đảng và Nhà nước nhất quán quan điểm coi trọng phát triển TTTTC và đã có những văn bản, chỉ thị, nghị quyết phù hợp tạo hành lang pháp lý cần thiết trong phát triển TTTTC tại Việt Nam.

2. Huấn luyện Pencak Silat hiện đại là luôn hướng vào mục đích giành thành tích thể thao cao. Muốn vậy, phát triển toàn diện kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, sinh lý và thể lực cho VĐV Pencak Silat là vấn đề cần thiết và hiện nay đã bắt đầu được các đơn vị quan tâm, chú ý.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 7

3. SMTĐ là sức mạnh sinh ra trong các động tác nhanh. Trong môn Pencak Silat, SMTĐ có vai trò vô cùng quan trọng, giúp VĐV có thể thực hiện


các đòn tấn công, phòng thủ có uy lực và tốc độ, đảm bảo điều kiện ghi điểm cũng như đảm bảo có thể cản phá hiệu quả các đòn tấm công của đối phương… Để phát triển SMTĐ môn Pencak Silat, cần phát triển song song cả sức mạnh và sức nhanh, trong đó phát triển sức mạnh là nền tảng, phát triển sức mạnh động lực thành sức mạnh tốc độ, nâng cao đồng thời cả sức mạnh và sức nhanh theo nhu cầu thi đấu của môn Pencak Silat.

4. Khi sắp xếp LVĐ và quãng nghỉ trong huấn luyện SMTĐ môn Pencak Silat cần chú ý: Sử dụng cường độ từ 65-85% cường độ tối đa; trọng lượng phụ từ 30-50% trọng lượng tối đa cơ thể có thể khắc phục; Số lần lặp lại: từ 5-10 lần và sử dụng quãng nghỉ vượt mức, đảm bảo cơ thể vẫn hưng phấn và cơ thể đã hồi phục (hoặc hồi phục vượt mức) các chức năng tuần hoàn, hô hấp…, tính chất nghỉ ngơi: nghỉ ngơi tích cực.

5. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã quan tâm tới rất nhiều mặt trong quá trình huấn luyện VĐV Pencak Silat của các đội tuyển thể thao như: Tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện, phát triển thể lực, kỹ thuật, đánh giá khả năng hồi phục của VĐV... Tuy nhiên, trong điều kiện thực tiễn huấn luyện VDV Pencak Silat Bộ Công an, việc phát triển SMTĐ cho VĐV trong quá trình huấn luyện chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Là bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV PencakSilat Bộ Công an.

Khách thể nghiên cứu:

Đối tượng phỏng vấn: giảng viên, HLV, chuyên gia của Trung tâm Huấn luyện Quốc gia I, II; Trung tâm TDTT Quân Đội, Bộ Công An; Bộ môn vò thuật Tổng cục TDTT; Trung tâm Đào tạo VĐV trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Chi tiết đối tượng phỏng vấn:

Phỏng vấn gián tiếp: Sử dụng phiếu hỏi phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài Pencak Silat Bộ Công an và các đơn vị huấn luyện Pencak Silat mạnh tại Việt Nam. Nội dung phỏng vấn cụ thể gồm:

Phỏng vấn 33 chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài Pencak Silat trong lựa chọn test đánh giá SMTĐ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Phỏng vấn 42 chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài Pencak Silat về lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Đối tượng khảo sát của luận án: Gồm 19 nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Các VĐV từ 16 tới 18 tuổi; thời gian tập luyện từ 3-4 năm; thành tích: đã đạt huy chương tại giải trẻ hoặc giải cúp quốc gia.

Đối tượng so sánh thực trạng trình độ SMTĐ của VĐV: Nam VĐV Pencak Silat Bộ Công An (19 VĐV), Hà Nội (08 VĐV), Thanh Hóa (07 VĐV) và Hưng Yên (09 VĐV).

Đối tượng thực nghiệm: Gồm 17 nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu


Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm. Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, quan điểm về nâng cao chất lượng huấn luyện nói chung và phát triển SMTĐ nói riêng môn Pencak Silat..., đề xuất giả thuyết khoa học, xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Đồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Các tài liệu tham khảo chủ yếu được thu thập từ: Thư viện Viện khoa học TDTT, Thư viện Quốc gia Việt Nam và các tư liệu riêng của cá nhân.

Trong quá trình nghiên cứu luận án có sử dụng các tài liệu NCKH thuộc các lĩnh vực:

- Các tài liệu gồm có: Các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng và Nhà nước về TDTT trong giai đoạn mới, định hướng phát triển thể thao thành tích cao tại Việt Nam.

- Các sách gồm có: Sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, y học, các sách về huấn luyện thể thao, phát triển thể lực, các tài liệu chuyên môn môn Pencak Silat...

- Các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực huấn luyện thể thao nói chung, phát triển thể lực cho VĐV các môn thể thao, các công trình nghiên cứu môn Pencak Silat.

Quá trình nghiên cứu tham khảo 100 tài liệu, trong đó có 94 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, 04 tài liệu tham khảo băng tiếng Nga và 02 tài liệu tham khảo bằng tiến Anh.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng cả phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi.

Phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng trong quá trình phỏng vấn trực tiếp các huấn luyện viên huấn luyện môn Pencak Silat Bộ Công an về các yếu tố ảnh hưởng


tới quá trình phát triển SMTĐ cho VĐV như: Chương trình huấn luyện, cơ sở vật chất, phương tiện và phương pháp huấn luyện... Đồng thời phỏng vấn trực tiếp các HLV tham vấn ý kiến về lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu; tham khảo ý kiến về xây dựng tiến trình thực nghiệm cũng như trao đổi về những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực nghiệm ứng dụng các bài tập lựa chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả.

Phỏng vấn gián tiếp: Sử dụng phiếu hỏi phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài Pencak Silat Bộ Công an và các đơn vị huấn luyện Pencak Silat mạnh tại Việt Nam. Nội dung phỏng vấn cụ thể gồm:

Phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài Pencak Silat trong lựa chọn test đánh giá SMTĐ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài Pencak Silat về lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Được sử dụng trong quá trình quan sát đối tượng nghiên cứu trong quá trình huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an mà không làm ảnh hưởng đến quá trình huấn luyện. Đây là phương pháp quan sát nhằm thu thập những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng hiện trạng sử dụng bài tập, nội dung kế hoạch huấn luyện và thành tích. Khi thực hiện quan sát đã tiếp cận đối tượng nghiên cứu để ghi nhận các dấu hiệu sư phạm từ cả hai phía: HLV và VĐV nhằm xác định cơ sở lựa chọn các bài tập, sắp xếp nội dung huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng kết hợp với phương pháp phỏng vấn trong quá trình tìm hiểu các thông tin đánh giá thực trạng để đạt hiệu quả cao nhất.

Đối tượng được đề tài lựa chọn trong quan sát sư phạm là các HLV và nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Các VĐV quan sát đang tập luyện tại các Trung tâm Huấn luyện Quốc gia I, II; Trung tâm TDTT Quân Đội, Bộ Công An; Trung tâm Đào tạo VĐV trường Đại học TDTT Bắc Ninh.


Phương pháp quan sát có: Quan sát bên trong (theo dòi trực tiếp khi HLV tham gia huấn luyện); Quan sát công khai (quan sát khi VĐV và HLV biết có người quan sát và nội dung quan sát). Quan sát được bản thân tác giả đề tài luận án tiến hành quan sát trực tiếp để có cái nhìn chính xác và toàn diện nhất về quá trình huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Nội dung quan sát gồm: Các phương tiện huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ; Các phương pháp huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ; Các nội dung kiểm tra - đánh giá sức mạnh tốc độ; Quan sát các kỹ thuật và thành tích trong thực tế tập luyện và thi đấu của VĐV... thông qua quan sát 45 giáo án huấn luyện của các VĐV. Kết quả quan sát sư phạm kết hợp phỏng vấn trực tiếp các HLV được thống kê thành các bảng kết quả nghiên cứu cụ thể được trình bày trong đề tài luận án.

Sử dụng các nội dung quan sát trên nhằm thu thập thông tin cần thiết về các đối tượng tham gia thử nghiệm, về thực tế huấn luyện VĐV cũng như các bài tập và các nội dung huấn luyện mà HLV thường sử dụng để tìm những phương tiện và phương pháp phát triển sức mạnh tốc độ nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, xác định những test phục vụ cho kiểm tra, đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ của VĐV, lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đối tượng nghiên cứu trong quá trình huấn luyện.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Được sử dụng trong quá trình thu thập kết quả lập test đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an trong các vấn đề:

Kiểm tra trình độ SMTĐ của VĐV để xác định độ tin cậy, tính thông báo của các test, kiểm tra đánh giá thực trạng trình độ SMTĐ của VĐV, so sánh kết quả nghiên cứu giữa VĐV Pencak Silat cùng lứa tuổi của các cơ sở đào tạo,làm cơ sở thực tiễn trong quá trình lựa chọn bài tập phát triểm SMTĐ cho VĐV.

Kiểm tra đánh giá trình độ SMTĐ của VĐV trong các thời kỳ huấn luyện trong năm.


Kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Thời gian tổ chức kiểm tra sư phạm trong thực nghiệm dự kiến được tiến hành trong 12 tháng. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các test đánh giá sức mạnh tốc độ được lựa chọn để thu thập kết quả nghiên cứu tại các thời điểm: Giai đoạn kiểm tra ban đầu, sau 6 tháng và sau 12 tháng thực nghiệm.

Trong quá trình kiểm tra sư phạm, các test chuyên môn kiểm tra sự phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an có sử dụng các thiết bị đo điện tử của Viện Khoa học TDTT.

Các test được sử dụng gồm: Đánh giá SMTĐ chung: Test 1. Nhảy dây 15s (lần)

Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ phối hợp toàn thân

Chuẩn bị: sàn tập bằng phẳng, dây nhảy, đồng hồ bấm giờ, giấy bút ghi

chép.

Cách tiến hành: VĐV đứng thẳng tự nhiên, 2 tay cầm 2 đầu dây, chỉnh

dây phù hợp với chiều cao cơ thể. Khi có tín hiệu bắt đầu, thực hiện nhảy dây đơn liên tục cho tới khi có tín hiệu dừng lại. Nếu vấp dây nhanh chóng gỡ ra và thực hiện tiếp.

Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa.

Cách tính thành tích: Là số lần thực hiện đúng yêu cầu từ khi có tín hiệu bắt đầu cho tới khi có tín hiệu kết thúc.

Test 2. Cơ lưng 15s (lần)

Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ cơ lưng của VĐV

Chuẩn bị: sàn tập bằng phẳng, bạn tập, đồng hồ bấm giờ, giấy bút ghi

chép.

Cách tiến hành: VĐV nằm sấp, 2 tay sau gáy, chân duỗi thẳng, bạn tập giữ

sao cho bàn chân VĐV luôn chạm đất. Khi có tín hiệu bắt đầu, VĐV ưỡn lưng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022