Phương Pháp Huấn Luyện Sức Mạnh Tốc Độ Môn Pencak Silat


Theo quan điểm của Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (tr.289): SMTĐ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh [71].

Theo Nôvicốp A.D và Matsvêép L.P (Tr.301): SMTĐ là năng lực biểu hiện trị số sức mạnh lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất [48].

Theo Quan điểm của Harre D. (tr. 225): SMTĐ là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV [24].

Ngoài ra, tiếp cận theo quan điểm của tác giả Lê Văn Lẫm và cộng sự có thể hiểu: SMTĐ là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian [40].

Như vậy, về bản chất có thể hiểu SMTĐ là sức mạnh sinh ra trong các động tác nhanh.

Sức mạnh tốc độ hay còn gọi là sức mạnh nhanh là hình thức co rút cơ bắp không thể thiếu trong hoạt động và vận động thể thao, là yếu tố cơ bản xuyên suốt trong quá trình phát triển sức mạnh của VĐV nhiều môn thể thao. Các yếu tố cấu thành SMTĐ gồm 2 mặt liên quan hữu cơ, thống nhất với nhau là sức mạnh và tốc độ. Tốc độ động tác nếu có sức mạnh lớn thì đạt giá trị tốc độ nhanh. Vì vậy, muốn có sức mạnh nhanh (SMTĐ) thì phải phát triển 2 yếu tố thành phần trong một thể hữu cơ thống nhất [24], [40], [48], [71].

Trong huấn luyện thể thao nói chung và huấn luyện môn Pencak Silat nói riêng, huấn luyện sức mạnh thường đơn giản hơn so với huấn luyện phát triển tốc độ. Chính vì vậy, trong quá trình huấn luyện cần thực hiện các phương pháp tương ứng nhằm chuyển từ sức mạnh động lực sang SMTĐ cho phù hợp.

1.3.2. Đặc điểm sức mạnh tốc độ môn Pencak Silat

Pencak Silat là môn thể thao đối kháng trực tiếp có sự tiếp xúc mạnh về thể chất. Với đặc thù cường độ vận động cao, căng thẳng, đối kháng trực tiếp, VĐV có thể sử dụng cả tấn công đòn tay, chân, cắt kéo, quét trụ, đánh ngã... Chính vì vậy đòi hỏi VĐV phải có tố chất thể lực toàn diện, đặc biệt là tố chất SMTĐ bởi VĐV muốn tấn công nhanh mạnh và chính xác để giành điểm thì trong mỗi đòn đánh không thể thiếu tố chất sức mạnh tốc độ. Nếu ra đòn chậm và nhẹ thì không thể đánh trúng đối phương và nếu có đánh trúng đối phương nhưng không có lực thì cũng không thể ghi điểm [20], [21]. SMTĐ trong môn Pencak Silat thể hiện cả trong kỹ thuật tấn công, phòng thủ và phản công.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


Với kỹ thuật tấn công: Để thực hiện được một đòn tấn công đủ tiêu chuẩn ghi điểm, VĐV Pencak Silat trước tiên cần phải đánh trúng đối phương, tức là thực hiện kỹ thuật tấn công nhanh tới mức đối phương không kịp tránh né hoặc đỡ đòn tấn công, đồng thời, đòn tấn công phải có uy lực (phải đủ lực mạnh để ghi điểm), tức là đòn tấn công phải mạnh. Muốn vậy, phát triển cả sức mạnh và tốc độ là điều cần thiết. Trong các kỹ thuật tấn công môn Pencak Silat (với cả kỹ thuật tay và kỹ thuật chân), trọng lượng là không đổi (với mỗi VĐV cố định), muốn tăng lực (sức mạnh) bắt buộc phải tăng gia tốc (a) muốn vậy, bắt buộc phải tăng tốc độ (vận tốc – v) trong thời gian ngắn nhất, tức là thực hiện kỹ thuật với tốc độ nhanh nhất. Hay nói cách khác, muốn phát triển sức mạnh của đòn tấn công trong môn Pencak Silat phải tăng cường phát triển tốc độ thực hiện các kỹ thuật này. Đồng thời, tấn công trong Pencak Silat thường là các tổ hợp từ 2 tới 5 đòn. Ngay khi VĐV thực hiện xong một đòn tấn công lập tức phải phân tích tình hình và thực hiện nối tiếp các đòn tấn công tiếp theo. Tương tự như đòn tấn công đầu tiên, để có thể giành điểm, VĐV vẫn phải thực hiện với tốc độ nhanh và đủ sức mạnh [60].

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 4

Với các kỹ thuật phòng thủ: Để thực hiện phòng thủ trước một đòn tấn công trong tập luyện và thi đấu môn Pencak Silat có thể thực hiện các kỹ thuật tránh né hoặc đỡ đòn tấn công của đối phương. Muốn thực hiện được tránh né hoặc đỡ đòn tấn công thì việc đầu tiên là phải có sức nhanh, cả sức nhanh phản ứng vận động để phân tích, phán đoán đòn tấn công của đối phương và có phản ứng đáp trả hợp lý; cả sức nhanh động tác đơn để thực hiện các động tác tránh né hoặc đỡ đòn tấn công kịp thời (trước khi đòn tấn công của đối phương trúng cơ thể). Bên cạnh đó, khi thực hiện kỹ thuật đỡ đòn tấn công của đối phương, ngoài việc phản ứng nhanh, thực hiện các kỹ thuật đỡ đòn nhanh còn phải có sức mạnh hợp lý đủ để cản phá các đòn tấn công của đối phương. Nếu thực hiện các kỹ thuật đỡ không đủ lực sẽ không có hiệu quả, đối phương vẫn có thể đánh văng kỹ thuật phòng thủ và ghi điểm [21].

Với các kỹ thuật phản công: Kỹ thuật phản công môn Pencak Silat được thực hiện sau khi thực hiện tránh né hoặc phòng thủ thành công một đòn hoặc tổ hợp đòn tấn công của đối phương. Lúc này, các kỹ thuật phản công có yêu cầu


như kỹ thuật tấn công, cũng được thực hiện tổ hợp từ 2 tới 5 đòn và yêu cầu phải nhanh, mạnh để có thể đánh trúng đối phương và đủ lực để giành điểm [21].

Như vậy, SMTĐ trong môn Pencak Silat thể hiện cả ở các kỹ thuật tấn công, phòng thủ và phản công. Đồng thời, xu thế sử dụng chiến thuật thi đấu Pencak Silat hiện đại thiên về lối đánh toàn diện cả tay, chân, các kỹ thuật đánh ngã... các chiêu thức được sử dụng nhanh, chính xác, biến hóa linh hoạt. Chính vì vậy, SMTĐ trong mỗi kỹ thuật của VĐV ngày càng trở lên quan trọng.

1.3.3. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ môn Pencak Silat

Phương pháp trực quan

PP tập luyện lặp lại ổn định liên tục

PP tập luyện lặp lại ổn định ngắt quãng

PP tập luyện lặp lại ổn định

PP tập luyện lặp lại tăng tiến

PP tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần

PP tập luyện lặp lại biến đổi

PP tập luyện vòng tròn

Tương tự như các phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, các phương pháp huấn luyện thể lực cũng rất đa dạng và phong phú và được chia thành 3 nhóm: Nhóm phương pháp sử dụng lời nói và trực quan, Nhóm phương pháp định mức chặt chẽ lượng vận động và nhóm phương pháp không định mức chặt chẽ lượng vận động (còn gọi là nhóm phương pháp trò chơi và thi đấu). Cụ thể có thể khái quát trong sơ đồ 1.1.

Nhóm phương pháp lời nói và trực quan

Nhóm phương pháp định mức chặt chẽ lượng vận động

Nhóm phương pháp trò chơi và thi đấu

CÁC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN THỂ LỰC

Phương pháp sử dụng lời nói

Phương pháp trò chơi

Phương pháp thi đấu

PP tập luyện lặp lại biến đổi

Phương pháp tập luyện tổng hợp


PP tập luyện biến đổi liên tục

PP tập luyện biến đổi ngắt quãng

Sơ đồ 1.1. Các phương pháp huấn luyện thể lực


1.3.3.1. Nhóm phương pháp lời nói và trực quan Phương pháp sử dụng lời nói

Phương pháp sử dụng lời nói được sử dụng để truyền thụ kiến thức, yêu cầu cho người học, kích thích tư duy và điều khiển chúng. Phương pháp lời nói còn sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả và điều chỉnh hành vi người học.

Phương pháp lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành động.

Do có chức năng đa dạng, lời nói được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau: phân tích, giảng giải, chỉ thị, mệnh lệnh... [14], [48], [51]

Phương pháp trực quan:

Quá trình nhận thức của con người được tiến hành bằng trực quan tư duy thực tiễn.

Trực quan có hai loại: trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể trong quá trình huấn luyện mà sử dụng trực quan trực tiếp hoặc trực quan gián tiếp cho phù hợp.

Phương pháp trực quan có thể được thực hiện bằng: Các phương pháp biểu diễn thị phạm động tác; Thông qua tài liệu, sơ đồ, hình ảnh, hình vẽ; Mô hình, xa bàn; Biểu diễn bằng cảm giác lựa chọn; Phương pháp cảm giác sơ bộ có chủ đích về động tác (cảm giác chuyên môn); Phương pháp định hướng (sử dụng âm thanh); Phương pháp dẫn dát và chương trình hoá tức thời gian cảm giác và phương pháp thông tin cấp tốc các thông số vận động [14], [48], [51], [77].

Tóm lại, trong huấn luyện thể lực môn Pencak Silat, cả phương pháp sử dụng lời nói và phương pháp trực quan dều được sử dụng với mục đích truyền thụ kiến thức, yêu cầu cho người học, kích thích tư duy và điều khiển chúng; phân tích, đánh giá kết quả và điều chỉnh hành vi người học; thị phạm và giới thiệu bài tập, cùng các yêu cầu của bài tập. Nhóm phương pháp lời nói và trực quan được sử dụng kèm với tất cả các phương pháp và nhóm phương pháp khác với mục đích làm rò yêu cầu của các bài tập, thị phạm bài tập mẫu, điều khiển, điều chỉnh quá trình tâp luyện của VĐV để phát huy tối đa hiệu quả của bài tập.

1.3.3.2. Nhóm phương pháp định mức chặt chẽ lượng vận động


Đặc điểm của phương pháp này là hoạt động của người tập được tổ chức và điều chỉnh một cách chi tiết. Sự định mức thể hiện ở những đặc điểm sau:

Việc thực hiện LVĐ và quãng nghỉ được định mức trước.

Việc sử dụng các điều kiện bên ngoài, các dụng cụ tập luyện cũng được định trước.

Các động tác kỹ thuật được định trước

Ý nghĩa của việc định mức là ở chỗ đảm bảo điều kiện tối ưu cho phát triển các tố chất thể lực [14], [48], [51]

Để phát triển các tố chất thể lực, có thể sử dụng nhóm phương pháp tập luyện định mức chặt chẽ lượng vận động theo các cách:

Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định:

Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định là phương pháp mà là các thông số của LVĐ được ổn định và tập lặp đi lặp lại bài tập đó.

Căn cứ vào quãng nghỉ, phương pháp này được chia làm 2 loại:

- Phương pháp ổn định liên tục: Không có quãng nghỉ, thường được sử dụng trong phát triển tố chất sức bền.

- Phương pháp ổn định ngắt quãng: Giữa các lần lặp lại có quãng nghỉ (có thể là nghỉ ngắn, đầy đủ hay vượt mức). Ví dụ: chạy 5 lần x 60m với 100% sức, quãng nghỉ 3-5 phút [14], [48], [51].

Trong huấn luyện SMTĐ môn Pencak Silat, phương pháp thường được sử dụng trong nhóm phương pháp này là phương pháp ổn định ngắt quãng.

Phương pháp tập luyện biến đổi:

Phương pháp tập luyện biến đổi được thực hiện theo chế độ LVĐ liên tục và ngắt quãng: tuỳ từng trường hợp mà thay đổi các thông số vận động (Tốc độ, nhịp điệu động tác..) thay đổi cách thức thực hiện động tác, thay đổi quãng nghỉ và các điều kiện tác động bên ngoài [14], [48], [51].

Bản chất của vấn đề thể hiện ở chỗ đặt ra những yêu cầu mới cao hơn để kích thích sự phát triển các chức năng cơ thể đồng thời mở rộng tính linh hoạt và hoàn thiện kĩ xảo vận động. Phương pháp này gồm:


- Các phương pháp tập luyện biến đổi liên tục (không có quãng nghỉ): phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các bài tập có chu kì và là phương pháp điển hình của nhóm phương pháp bài tập biến tốc.

- Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng: đặc điểm tiêu biểu của phương pháp này là luân phiên các hệ thống giữa LVĐ và nghỉ ngơi. Trong đó LVĐ và quãng nghỉ đều có thể thay đổi [71].

Nhóm phương pháp tập luyện biến đổi ít được sử dụng trong huấn luyện SMTĐ môn Pencak Silat. Trong quá trình phát triển SMTĐ cho VĐV, các HLV có thể sử dụng thêm phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng.

Phương pháp tập luyện tổng hợp

Tập luyện tổng hợp là phương pháp được tạo lên do sự kết hợp 2 nhóm phương pháp tập luyện ổn định và phương pháp tập luyện biến đổi với nhau, đồng thời kết hợp nhiều hình thức tập luyện trong mỗi nhóm phương pháp. Cụ thể gồm:

Phương pháp tập luyện lặp lại tăng tiến: khối lượng không đổi nhưng cường độ thay đổi. VD: Chạy 3lần x 100m với 80-85-100% sức.

Phương pháp tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần: Có đặc điểm LVĐ ổn định nhưng quãng nghỉ giảm dần. Nhờ phương pháp này mà sự biến đổi mạnh mẽ trong cơ thể khi thực hiện bài tập. VD: chạy 4 lần x 400m với quãng nghỉ là: 7-5-4phút.

Phương pháp tập luyện vòng tròn (còn gọi là phương pháp tập luyện theo trạm): Quá trình thực hiện các bài tập theo thứ tự từng nhóm với những bài tập đã được lựa chọn và hợp nhất lại thành bài tập liên hợp. Các bài tập được thực hiện theo từng trạm kế tiếp nhau, các trạm được bố trí theo dạng vòng tròn. Tại mỗi trạm người tập thực hiện một loạt các động tác quy định với khối lượng và cường độ xác định trước. Số lần lặp lại ở mỗi trạm được xác định theo đặc điểm của người tập, thông thường số lần lặp lại được thực hiện 1/3 đến 2/3 số lần lặp lại tối đa [14], [48], [51].

Phương pháp tập luyện vòng tròn thường được sử dụng trong các tố chất thể lực, khi thực hiện tập luyện theo phương pháp vòng tròn thường sử dụng những bài tập có kĩ thuật đơn giản và người tập đã nắm vững các kĩ thuật động


tác trước đó. Ưu điểm của phương pháp này là tác động chọn lọc được kết hợp với tác động chung, tác động ổn định được kết hợp cới tác động biến đổi. Đặc biệt là hiệu quả của sự chuyển (thay đổi hoạt động) quãng được sử dụng rộng rãi. Nhờ vậy phát huy được khả năng vận động thể lực và cảm xúc tích cực. [14], [48], [51]

Phương pháp tập luyện vòng tròn có nhiều dạng khác nhau và các dạng cơ bản của nó là: Tập luyện vòng tròn theo phương pháp tập kéo dài liên tục chủ yếu được sử dụng để phát triển sức bền chung; Tập vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ ngắn được sử dụng chủ yếu để sức bền tốc độ và sức mạnh bền hay tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ đầy đủ được sử dụng phát triển sức mạnh tốc độ [14], [48], [51].

Trong quá trình phát triển SMTĐ môn Pencak Silat, phương pháp tập luyện tổng hợp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ đầy đủ.

1.3.3.3. Nhóm phương pháp trò chơi và thi đấu Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi được sử dụng có hiệu quả trong huấn luyện thể thao nói chung và trong phát triển các tố chất thể lực nói riêng. Phương pháp trò chơi không nhất thiết phải gắn với một trò chơi cụ thể nào đó như bóng đá, bóng chuyền hoặc các trò chơi vận động đơn giản. Về nguyên tắc, phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong bất kì động tác thể lực nào. Tất nhiên chúng phải được tổ chức phù hợp với nguyên tắc trò chơi [14], [48], [51].

Phương pháp trò chơi trong huấn luyện thể lực có những đặc điểm sau: Tổ chức theo chủ đề hoạt động; Phong phú về phương thức đạt mục đích. Hầu như bao giờ cũng có nhiều cách để chiến thắng được luật chơi cho phép; Là một hoạt động độc lập sáng tạo, có yêu cầu cao về sự nhanh trí khéo léo của người chơi và tạo nên sự đua tranh cẳng thẳng giữa các cá nhân hoặc các nhóm người và tạo nên cảm xúc mạnh mẽ.

Nhược điểm: Khả năng điều chỉnh LVĐ bị hạn chế và việc chương trình hoá chỉ ở mức tương đối.


Ý nghĩa tác dụng: Phát triển các tố chất thể lực, giáo dục tính kỉ luật, tính đồng đội và những phẩm chất khác [14], [48], [51].

Phương pháp thi đấu

Phương pháp thi đấu được sử dụng cả dưới hình thức tương đối đơn giản và hình thức phát triển phức tạp.

Trong trường hợp thứ nhất được sử dụng các dạng như đấu tập, thi thử có sử dụng thi đấu ngay cả những đông tác riêng lẻ nhằm kích thích hứng thú và sự tích cực của ng tập. Trong trường hợp thứ hai được sử dụng tương đối như một hình thức độc lập như thi, kiểm tra, các cuộc thi đấu thể thao chính thức.... [14], [48], [51]

Đặc điểm cơ bản của phương pháp thi đấu là so sánh sức lực trong điều kiện đua tranh thứ bậc, vị trí để đạt thành tích cao nhất.

Phương pháp thi đấu còn có đặc điểm chuẩn hoá đối tượng thi, quy tắc thi và pp đánh giá thành tích. Nhưng phương pháp thi đấu hạn chế sự điều chỉnh LVĐ [14], [48], [51].

Trong quá trình phát triển SMTĐ môn Pencak Silat, cả phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu đều được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao vì đây là phương pháp nâng cao hứng thú tập luyện cho VĐV, thích hợp với phát triển SMTĐ cho VĐV, đồng thời tạo được môi trường tập luyện tương ứng với các điều kiện thi đấu, giúp VĐV rèn luyện tâm lý, phát triển thể lực, hoàn thiện chiến thuật… [14], [48], [51]

Tóm lại, các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình phát triển SMTĐ môn Pencak Silat gồm: Nhóm phương pháp lời nói và trực quan (cả phương pháp sử dụng lời nói và phương pháp trực quan); Nhóm phương pháp định mức chặt chẽ lượng vận động (bao gồm phương pháp ổn định ngắt quãng, phương pháp biến đổi ngắt quãng và phương pháp tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ đầy đủ); Nhóm phương pháp trò chơi và thi đấu (cả phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu).

1.3.4. Phương tiện huấn luyện sức mạnh tốc độ môn Pencak Silat

Phương tiện là công cụ để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Phương tiện trả lời câu hỏi “bằng cái gì”.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí