Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Công Ty Tnhh Máy Nông Nghiệp Việt Trung

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung


Giám đốc

Phó giám đốc phụ

trách kinh tế

Phó giám đốc phụ

trách sản xuất

Phòng

kế toán

Phòng kinh

doanh

Phòng tổ chức – hành

chính

Phòng kế

hoạch

Phòng kỹ

thuật


(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định chính sách, đề ra mục tiêu, phương hướng và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. Lãnh đạo các cuộc họp và xem xét về tình hình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc phụ trách kinh tế: Trực tiếp chỉ đạo ba phòng: phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức kiểm tra công tác hoạt động hàng tháng, quý, năm trong khu vực mình phụ trách tính toán, cân đối tình hình kinh doanh đầu vào và đầu ra.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Trực tiếp chỉ đạo hai phòng: phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật. Quản lý công tác lập kế hoạch cũng như quản lý chất lượng, kiểm soát mọi hoạt động thực hiện lập kế hoạch, kỹ thuật, sản xuất toàn công ty. Trực tiếp điều hành, kiểm soát việc thực hiện triển khai sản xuất của các phân xưởng theo tiến độ. Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức và nâng cao tay nghề lao động.

Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách vấn đề nhân sự, hành chính, lưu giữ những giấy tờ liên quan đến việc thành lập công ty, giải quyết những vấn đề cho người lao động.

27


Phòng kế toán: Tính toán giá trị sản phẩm xuất, nhập, kê khai các khoản thuế với nhà nước. Đảm bảo nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư. Tiến hành việc khấu trừ thuế tại cục hải quan, theo dõi việc áp dụng chính sách thuế mới của chính phủ.

Phòng kinh doanh: Quản lý việc kinh doanh, xác nhận bán hàng và đơn hàng của khách hàng gửi tới. Đặt hàng và quản lý số lượng hàng của khách.

Phòng kế hoạch: Lập các kế hoạch đầu tư tiêu thụ sản phẩm, phụ trách công tác lập kế hoạch xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện, công cụ dụng cụ.

Phòng kỹ thuật: Kiểm soát chất lượng các thiết bị sản xuất, lưu trữ hồ sơ về chất lượng sản phẩm. Đồng thời, phòng kỹ thuật cũng là bộ phận tìm hiểu những ứng dụng mới của công nghệ mới vào trong sản xuất để từ đó có thể sản xuất ra những mặt hàng mới có chất lượng tốt.

2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013

Từ bảng 2.1 ta thấy, giai đoạn 2011-2012 doanh thu từ việc bán hàng hóa của công ty giảm 157.543.038.381 đồng so với năm 2011 tương ứng với 36,06, trong khi đó chi phí giá vốn năm 2012 là 211.162.178.655 đồng giảm 166.338.185.421 đồng tương ứng với 44,06. Mức giảm của doanh thu cũng gần giống với mức giảm của giá vốn hàng bán chứng tỏ rằng năm 2012 công ty đã bán được ít hàng hóa hơn nên hàng hóa cũng được sản xuất ít hơn. Việc sản xuất ít hơn kéo các chi phí cũng đều giảm theo như chi phí tài chính, chí phí quản lý kinh doanh. Đặc biệt chi phí lãi vay trong năm 2012 giảm gần 2 tỷ so với năm trước cho thấy rằng việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn khiến cho doanh nghiệp cũng phải trả bớt đi những khoản vay để nhằm giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2012 thu nhập khác công ty đã tăng 339.405.860 đồng tương đương tăng 72,13% là do công ty thanh lý các tài sản cũ nhằm thay thế chúng bằng các tài sản khác có công nghệ cao hơn nhằm đưa ra những sản phẩm mới hơn. Hơn thế nữa, các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp tăng cao với mức tăng 31.580.589.630 đồng tương đương 309,52%. Nguyên nhân là do năm 2012 thị trường tài chính khó khăn hơn, các đối thủ cạnh tranh nhiều hơn đã làm cho doanh nghiệp muốn thu hút khách phải đưa ra những mức chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán để không tồn tại nhiều hàng tồn kho trong doanh nghiệp cũng như việc sản xuất không bị ngưng trệ. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh xuống mức âm 3.703.139.021 đồng và từ đó thuế thu nhập doanh nghiệp cũng về mức 0 đồng.


28


Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Đồng



STT


Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch năm 2012

so với năm 2011

Chênh lệch năm 2013

so với năm 2012

2011

2012

2013

Giá trị

Giá trị

1

Doanh thu bán hàng

436.888.723.600

279.345.685.219

244.364.837.374

(157.543.038.381)

(36,06)

(34.980.847.845)



2

Giảm trừ doanh thu

10.209.545.458

41.790.135.088

41.111.983.951

31.580.589.630

309,32

(678.151.137)



3

Doanh thu thuần

426.679.178.142

237.555.550.131

203.252.853.423

(189.123.628.011)

(44,32)

(34.302.696.708)



4

Giá vốn hàng bán

377.500.364.076

211.162.178.655

184.460.018.665

(166.338.185.421)

(44,06)

(26.702.159.990)



Lợi nhuận gộp

49.178.814.066

26.393.371.476

18.792.834.758

(22.785.442.590)

(46,33)

(7.600.536.718)



Doanh thu HĐTC

263.772.477

171.269.436

23.787.868

(92.503.041)

(35,07)

(147.481.568)



7

Chi phí tài chính

34.904.856.050

21.139.121.759

12.571.936.187

(13.765.734.291)

(39,44)

(8.567.185.572)



8

Trong đó: Chi phí lãi vay

24.834.801.897

19.665.450.834

11.477.924.116

(5.169.351.063)

(20,81)

(8.187.526.718)



9

Chi phí quản lý kinh doanh

11.382.410.869

9.014.980.240

8.210.400.530

(2.367.430.629)

(20,80)

(804.579.710)



10

Lợi nhuận thuần hoạt động

sản xuất kinh doanh

3.155.319.624

(3.589.461.087)

(1.965.714.091)

(6.744.780.711)

(213,76)

1.623.746.996



11

Thu nhập khác

470.546.366

809.952.226

149.079.611

339.405.860

72,13

(660.872.615)



12

Chi phí khác

1.852.040.197

923.630.160

1.073.840.622

(928.410.037)

(50,13)

150.210.462



13

Lợi nhuận khác

(1.381.493.831)

(113.677.934)

(924.761.011)

1.267.815.897

(91,77)

(811.083.077)



14

Lợi nhuận trước thuế

1.773.825.793

(3.703.139.021)

(2.890.475.102)

(5.476.964.814)

(308,77)

812.663.919



1

Thuế thu nhập doanh

nghiệp phải nộp

443.456.448

0

0

(443.456.448)

(100)

0

0

1

Lợi nhuận sau thuế

1.330.369.345

(3.703.139.021)

(2.890.475.102)

(5.033.508.366)

(378,35)

812.663.919



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy nông nghiệp việt trung - 4

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2011-2013

29



Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu, giá vốn và lợi nhuận của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng



Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

450.000.000.000



400.000.000.000



350.000.000.000



300.000.000.000



250.000.000.000


200.000.000.000

doanh thu giá vốn

lợi nhuận ròng


150.000.000.000



100.000.000.000



50.000.000.000



0



-50.000.000.000


Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2011-2013 Giai đoạn 2012-2013, năm 2013 doanh thu từ cung cấp hàng hóa của công ty là 244.364.837.374 đồng giảm 34.980.847.845 đồng tương ứng với 12,52 so với năm 2012. Cùng với đó, năm 2013 giá vốn hàng bán giảm 26.702.159.990 đồng tương ứng với 12,65. Ta có thể thấy tốc độ giảm của doanh thu và tốc độ giảm của giá vốn đều ở mức tương đương nhau chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp đang có dấu hiệu đi xuống. Hàng hóa bán ra ít hơn đã khiến cho doanh nghiệp rè chừng hơn và sản xuất ít hơn để tránh việc tồn đọng nhiều hàng hóa trong kho. Cùng với việc doanh thu bán hàng giảm đi thì doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi đáng kể do hàng bán ít hơn nên việc thu nhập từ các khoản chiết khấu thanh toán cũng ít đi cũng như việc giảm đi các chi phí về bán hàng, các chi

30

phí khác phục vụ doanh nghiệp như điện, nước. Tuy nhiên trong năm 2013 doanh nghiệp đã cắt giảm đi đáng kể chi phí lãi vay trong doanh nhiệp xuống 8.187.526.718 đồng tương đương 41,63%. Có thể nói trong khi doanh nghiệp đang khó khăn trong việc kinh doanh thì việc trả bớt đi những khoản vay sẽ làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được số tiền lãi vay lớn và làm cho lợi nhuận công ty tăng lên 812.663.919 đồng tương đương 21,95%. Tuy nhiên với mức tăng này cũng vẫn làm cho lợi nhuận của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung ở mức âm và làm cho chi phí thuế thu nhập của công ty không tăng lên. Nhưng mặt khác, cũng cho thấy được chủ trương tiết kiệm của công ty trong thời buổi kinh tế khó khăn.

2.2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn tại công ty TNHH Máy Nông nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

2.2.2.1.Tình hình tài sản tại công ty TNHH Máy Nông nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

Từ bảng 2.2 ta thấy, sau ba năm từ năm 2011 đến năm 2013, quy mô tài sản của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung có sự giảm xuống đáng kể. Từ năm 2011 đến năm 2012 tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 81.488.242.687 đồng tương đương với 29,17%. Nguyên nhân có sự giảm xuống mạnh này là do lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp trong năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Việc doanh thu giảm sút, kinh doanh khó khăn đã làm cho doanh nghiệp sản xuất cầm chừng chính vì thế lượng hàng tồn kho cũng giảm đi đáng kể nhằm tránh cho doanh nghiệp phải chịu những chi phí trong việc lưu kho hàng hóa cũng như chất lượng hàng hóa bị giảm xuống do để lâu trong kho. Hơn thế nữa khách hàng mua hàng hóa ít hơn nên việc cho khách hàng nợ lại tiền hàng cũng giảm theo.Từ năm 2012 đến năm 2013 tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 10.613.693.188 đồng tương đương với 5,36%. Có thể nói năm 2013 vẫn là một năm thua lỗ của doanh nghiệp nhưng lại cho thấy một số dấu hiệu phục hồi nên doanh nghiệp cũng đã tính toán tăng lượng hàng tồn kho của mình để đón đầu cơ hội. Tuy nhiên việc tăng khoản hàng tồn kho cũng như một số khoản trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp không bằng với việc giảm xuống của các khoản phải thu và tài sản dài hạn nên tổng tài sản của doanh nghiệp vẫn giảm xuống.


31


Bảng 2.2. Tình hình tài sản tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Đồng



Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Chênh lệch năm 2012

so với năm 2011

Chênh lệch năm 2013

so với năm 2012

Giá trị

Giá trị

Tài Sản








A. Tài sản ngắn hạn

258.121.529.157

180.314.976.010

171.077.744.695

(77.806.553.147)

(30,14)

(9.237.231.315)

(5,12)

1.Tiền và các khoản tương đương tiền

4.526.335.114

9.056.779.218

10.592.192.477

4.530.444.104

100,09

1.535.413.259

16,95

Tiền mặt

1.458.205.212

1.515.623.168

1.489.233.179

57.417.956

3,94

(26.389.989)

(1,74)

Tiền gửi ngân hàng

3.068.129.902

7.541.156.050

9.102.959.298

4.473.026.148

145,79

1.561.803.248

20,71

2.Các khoản phải thu ngắn hạn

46.173.922.881

23.932.904.318

9.940.071.048

(22.241.018.563)

(48,17)

(13.992.833.270)

(58,47)

Phải thu khách hàng

45.172.585.307

23.248.134.013

8.781.023.400

(21.924.451.294)

(48,53)

(14.467.110.613)

(62,23)

Trả trước cho người bán

636.957.755

655.498.865

1.100.015.258

18.541.110

2,91

444.516.393

67,81

Các khoản phải thu khác

364.379.819

29.271.440

59.032.390

(335.108.379)

(91,97)

29.760.950

101,67

3.Hàng tồn kho

199.847.804.615

146.704.721.667

149.847.071.655

(53.143.082.948)

(26,59)

3.142.349.988

2,14

4.Tài sản ngắn hạn khác

7.573.466.547

620.570.807

698.409.515

(6.952.895.740)

(91,81)

77.838.708

12,54

Thuế GTGT được khấu trừ

7.495.448.120

527.280.532

349.427.610

(6.968.167.588)

(92,97)

(177.852.922)

(33,73)

Tài sản ngắn hạn khác

59.424.427

93.290.275

348.981.905

33.865.848

56,99

255.691.630

274,08

B.tài sản dài hạn

21.229.982.206

17.548.292.666

16.171.830.793

(3.681.689.540)

(17,34)

(1.376.461.873)

(7,84)

1.Tài sản cố định

21.017.147.919

17.431.773.332

16.072.688.374

(3.585.374.587)

(17,06)

(1.359.084.958)

(7,80)

Nguyên giá

48.051.124.385

48.862.864.385

51.279.665.701

811.740.000

1,69

2.416.801.316

4,95

Hao mòn lũy kế

(27.502.754.002)

(31.431.091.053)

(35.206.977.327)

(3.928.337.051)

14,28

(3.775.886.274)

12,01

2.Tài sản dài hạn khác

212.834.287

116.519.334

99.142.419

(96.314.953)

(45,25)

(17.376.915)

(14,91)

Tổng tài sản

279.351.511.363

197.863.268.676

187.249.575.488

(81.488.242.687)

(29,17)

(10.613.693.188)

(5,36)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013

32

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng tài sản của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung

giai đoạn 2011-2013


Năm 2011

92,40%

7,60%

Năm 2012

91,13%

8,87%


Năm 2013

91,36%

8,64%


tỷ trọng tài sản ngắn hạn

tỷ trọng tài sản dài hạn


Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013

Từ biểu đồ ta có thể thấy được trong cả 3 năm tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 92,40%, năm 2012 là 91,13% và năm 2013 là 91,36%. Nhìn chung tỷ trọng tài sản ngắn hạn không có nhiều thay đổi lớn tuy nhiên chung vẫn có những biến chuyển nhất định. Với việc đầu tư thêm vào các loại máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tài sản cố định trong hai năm 2013 và 2012 đều tăng lên. Cùng với đó, tài sản ngắn hạn của công ty cũng giảm đi đáng kể do sự giảm xuống của các khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng. Điều này là do trong những năm gần đây công ty bán được ít hàng hơn kéo theo những khoản phải thu giảm xuống. Tuy nhiên, trong năm 2013, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác có tăng lên nhưng không nhiều và vẫn làm cho tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm xuống. Là một doanh nghiệp sản xuất nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản vì công ty sản xuất của công ty không sử dụng nhiều máy móc có giá trị lớn mà chủ yếu là công nhân làm việc dựa trên kinh nghiệm về hàn xì và lắp ráp để hoàn thành sản phẩm. Cùng với đó, hệ thống nhà xưởng của công ty không quá lớn, kho hàng chủ yếu là thuê kho ngoài nên tài sản dài hạn của công ty cũng không có nhiều.

2.2.2.2. Tình hình nguồn vốn tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

33


Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp VIệt Trung giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Đồng



Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Chênh lệch năm 2012

so với năm 2011

Chênh lệch năm 2013

so với năm 2012

Giá trị

%

Giá trị

%

A.Nợ phải trả

222.060.047.789

145.625.991.050

138.685.812.350

(76.434.056.739)

(34,42)

(6.940.178.700)

(4,77)

1.Nợ ngắn hạn

222.002.053.849

145.625.991.050

138.685.812.350

(76.376.062.799)

(34,40)

(6.940.178.700)

(4,77)

Vay ngắn hạn

150.474.235.560

105.536.004.977

102.830.460.974

(44.938.230.583)

(29,86)

(2.705.544.003)

(2,56)

Phải trả người bán

55.839.059.000

2.094.376.149

29.303.541.929

(53.744.682.851)

(96,25)

27.209.165.780

1.299,15

Người mua trả tiền trước

7.741.902.139

36.163.494.015

4.913.567.525

28.421.591.876

367,11

(31.249.926.490)

(86,41)

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

5.581.758.722

637.121.555

1.377.100

(4.944.637.167)

(88,59)

(635.744.455)

(99,78)

Phải trả lao động

1.098.913.102

928.938.890

978.272.437

(169.974.212)

(15,47)

49.333.547

5,31

Chi phí phải trả

1.233.747.326

233.617.464

626.154.385

(1.000.129.862)

(81,06)

392.536.921

168,03

Các khoản phải trả ngắn hạn khác

32.438.000

32.438.000

32.438.000

0

0

0

0

2.Nợ dài hạn

57.993.940

0

0

(57.993.940)

(100)

0

0

B. Vốn chủ sở hữu

57.291.463.574

52.237.277.626

48.563.763.138

(5.054.185.948)

(8,82)

(3.673.514.488)

(7,03)

1.Vốn chủ sở hữu

56.075.882.226

51.450.499.678

48.222.558.190

(4.625.382.548)

(8,25)

(3.227.941.488)

(6,27)

Vốn đầu tư chủ sở hữu

29.850.000.000

29.850.000.000

29.850.000.000

0

0

0

0

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

22.116.178.503

17.470.625.931

14.242.684.443

(4.645.552.572)

(21,01)

(3.227.941.488)

(18,48)

Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

4.129.873.747

4.129.873.747

4.129.873.747

0

0

0

0

2.Quỹ khen thưởng phúc lợi

1.215.581.348

786.777.948

341.204.948

(428.803.400)

(35,28)

(445.573.000)

(56,63)

Tổng nguồn vốn

279.351.511.363

197.863.268.676

187.249.575.488

(81.488.242.687)

(29,17)

(10.613.693.188)

(5,36)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013

34

Qua bảng trên, ta có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty có sự giảm xuống qua các năm. Từ năm 2011 đến năm 2012 tổng nguồn vốn của công ty giảm 81.488.242.687 đồng trong đó nợ ngắn hạn giảm 76.376.062.799 đồng đã chiếm gần hết lượng giảm xuống của tồng nguồn vốn. Việc kinh doanh thua lỗ trong năm 2012 đã khiến cho doanh nghiệp phải cắt giảm những khoản nợ ngắn hạn nhằm giảm bớt đi các chi phí lãi vay của doanh nghiệp. Lợi nhuận giảm kéo theo các quỹ khen thưởng cũng bị cắt giảm làm cho vốn chủ sở hữu. Năm 2013, tổng nguồn vốn giảm 10.613.693.188 đồng tương đương 5,36% so với năm 2012. Năm 2013 doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm các khoản vay ngắn hạn nhằm giảm chi phí lãi vay. Tuy nhiên doanh nghiệp lại chiếm dụng được nhiều hơn từ người bán cho thấy doanh nghiệp có sự tin cậy hơn từ các nhà cung cấp. Lượng khách hàng trả tiền trước lại giảm xuống là do kinh tế khó khăn nên các khách hàng thận trọng hơn với tiền của mình nên trả trước ít hơn.

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng nợ ngắn hạn tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

Năm 2011 Năm 2012



20,51%

79,49%

26,40%

73,60%


Năm 2013



25,94%

75,06%

tỷ trọng nợ phải trả

tỷ trọng vốn chủ sở hữu


Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013

Từ biểu đồ ta thấy được tỷ trọng nợ phải trả chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn và chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tức là, công ty không huy động nguồn nợ dài hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình (trừ năm 2011 công ty huy động được nguồn nợ dài hạn nhưng không nhiều). Do trong những năm gần đây nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng. Các ngân hàng hạn chế tối đa việc cho vay dài hạn do khả năng mất vốn là lớn. Vì vậy, công ty không thể tìm được nguồn tài trợ dài hạn hoặc nếu tìm

35


được thì chi phí cho việc sử dụng nó là rất lớn nên công ty đã quyết định sử dụng toàn bộ nguồn tài trợ ngắn hạn. Việc sử dụng toàn bộ nợ ngắn hạn đã làm giảm chi phí trả lãi cho công ty từ đó có góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Năm 2011 tỷ trọng nợ ngắn hạn là 79,47%, năm 2012 là 73,60%, năm 2013 là 75.06% cho thấy doanh nghiệp đang cắt giảm bớt những khoản nợ nhằm giảm chi phí tiền lãi cho công ty giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn. Việc tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao cho thấy doanh nghiệp quản lý nợ theo trường phái cấp tiến. Việc quản lý nợ theo trường phái cấp tiến có rất nhiều ưu điểm như: Thời gian quay vòng tiền giảm, chi phí thấp hơn so với nguồn dài hạn, vì chiến lược rủi ro cao nên thu nhập yêu cầu cao. Tuy nhiên, chính sách này cũng có nhược điểm đó là doanh nghiệp có thể sẽ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn.

2.2.3. Một số chỉ tiêu tài chính chung

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu tài chính chung

ĐVT: %


Chỉ tiêu

Công thức tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

ROS

Lợi nhuận sau thuế


Doanh thu thuần

0,31

(1,56)

(1,42)

ROA

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

0,48

(1,87)

(1,54)

ROE

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

2,32

(7,09)

(5,95)

Hiệu suất sử

dụng tổng tài sản

doanh thu thuần

Tổng tài sản

153

120

109

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - bảng cân đối kế toán 2011-2013 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2011, trong 100 đồng doanh thu thuần mang lại 0,31 đồng lợi nhuận. Năm 2012, trong 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp lỗ 1,56 đồng giảm 1,87 đồng. Do năm 2012, tốc độ giảm của doanh thu thuần là 44,32% trong khi tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là 378,35%. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn doanh thu thuần đã làm cho ROS năm 2012 giảm đi đáng kể. Năm 2013, cứ 100 đồng thì doanh nghiệp lỗ 1,42 đồng tăng 0,14 đồng. Hệ số ROS tăng lên là vì doanh thu thuần giảm đi ít hơn so với năm ngoái trong khi các khoản chi phí giảm

xuống nhiều đã làm cho tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế giảm đi ít hơn.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Cho biết trong 100 đồng tổng tài sản thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, 100 đồng tổng tài sản tạo ra 0,48 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, 100 đồng tổng tài sản thì lỗ 1,87 đồng giảm


36

2,35 đồng. Năm 2012, tốc độ giảm của tổng tài sản là 29,17%, tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là 378,35% giảm mạnh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản khiến ROA năm 2012 giảm mạnh. Năm 2013, 100 đồng tổng tài sản thì lỗ 1,54 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,33 đồng. Do năm 2013 tổng tài sản giảm 5,36% và tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là % đều là những mức giảm ít hơn so với năm 2012 nên ROA tăng lên. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty có hiệu quả hơn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 2,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, 100 đồng vốn chủ sở hữu thì mất đi 7,09 đồng giảm 9,41 đồng so với năm 2011. Do năm 2011 lợi nhuận sau thế giảm 378,35%, vốn chủ sở hữu giảm 8,82% đã làm cho ROE giảm mạnh. Năm 2013, 100 đồng vốn chủ sở hữu thì mất đi 5,95 đồng tăng 1,14 đồng so với năm 2012. Do năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng lên nhiều hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cho biết 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2011, 100 đồng tài sản tạo ra 153 đồng doanh thu. Năm 2012, 100 đồng tài sản tạo ra 120 đồng doanh thu giảm 33 đồng so với năm 2011. Do năm 2012 doanh thu giảm cộng với các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên đã khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản của công ty bị giảm sút. Năm 2013, 100 đồng tài sản tạo ra 109 đồng doanh thu. Điều này đã cho thấy việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu ngày càng kém đi, chính vì thế cần có những chính sách để thúc đẩy doanh thu đi lên.

2.3. Thực trạng quản lý tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

2.3.1. Phân tích quy mô, cơ cấu tài sản ngắn hạn

Biểu đồ 2.4. Quy mô tài sản ngắn hạn

ĐVT: Đồng

258.121.529.157

180.314.976.010

171.077.744.695

300.000.000.000


250.000.000.000


200.000.000.000


150.000.000.000 Tài sản ngắn hạn


100.000.000.000


50.000.000.000


0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013

37


Từ biểu đồ quy mô tài sản ngắn hạn ta có thể thấy, quy mô tài sản ngắn hạn của công ty đang bị thu hẹp. Năm 2011, tổng tài sản ngắn hạn là 258.121.529.157 đồng. Đến năm 2012, tài sản ngắn hạn còn 180.314.976.010 đồng giảm 77.806.553.147 tương đương giảm 30,14%. Có thể thấy đây là một mức giảm mạnh. Điều này là do năm 2012 kinh doanh thua lỗ, lợi nhận bị âm nên tài sản của doanh nghiệp bị giảm đi đáng kể kéo theo tài sản ngắn hạn cũng giảm. Năm 2013 chỉ tiêu này là 171.077.744.695 đồng giảm 9.237.231.315 tương đương giảm 5,12% so với năm trước. Điều này phản ánh việc doanh nghiệp đã cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đã khá hơn. Tài sản ngắn hạn tuy giảm xuống nhưng lại giảm ít hơn so với năm trước. Tuy nhiên với mức giảm này cho thấy tình hình làm ăn không hiệu quả của công ty và cần những chuyển biến tích cực hơn.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tài sản ngắn hạn


2,93%

1,76%

17,89%

77,42%

Năm 2011 Năm 2012

13,27%

81,36%

0,35%

5,02%



0,40%


Năm 2013


6,19%

5,81%


tiền và các khoản tương đương tiền

các khoản phải thu


hàng tồn kho


89,60%


tài sản ngắn hạn khác


Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013


38

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022