không có sự can thiệp từ bên ngoài cũng như không chịu bất kỳ tác động nào từ các phòng, ban khác trong ngân hàng.
- Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ ngân hàng Đức: thông qua kiểm toán toàn diện và có tính hệ thống, kiểm toán nội bộ phải thực hiện kiểm toán đối với tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh tùy thuộc quy mô và mức độ rủi ro của hoạt động. Ngoài kiểm toán tính hiệu quả, tính kinh tế của cơ chế kiểm tra nội bộ và cơ chế quản lý điều hành rủi ro; kiểm toán nội bộ còn kiểm toán hệ thống thông tin và hệ thống kế toán; cũng như kiểm toán tình hình tuân thủ pháp luật và các quy định pháp lý thanh tra hiện hành. Ngoài ra, kiểm toán nội bộ cũng có thể kiểm toán các dự án, hoặc kiểm toán các nhiệm vụ đặc biệt. Xét dưới góc độ an toàn, kiểm toán nội bộ còn tham gia tư vấn trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, cũng như khi có hoạt động kinh doanh mới (tiền kiểm toán).
- Về quy trình kiểm toán nội bộ: Cuộc kiểm toán nội bộ được thực hiện bốn bước gồm: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo và kiểm toán lại (follow up). Cơ sở để lập kế hoạch chính là bản kế hoạch khung sau khi đã thống nhất với Ban giám đốc/Ủy ban kiểm toán và tuân thủ (Audit and Compliance Committee) rủi ro trong hoạt động và kinh doanh của ngân hàng.
- Về phương pháp kiểm toán nội bộ: Kiểm toán viên nội bộ thường tiến hành cuộc kiểm toán dựa vào hệ thống (system based audit). Khi tiến hành kiểm toán hệ thống phải lưu ý tới yếu tố tổng thể, còn gọi là “kiểm toán tổng thể”. Thông qua việc sử dụng những phần mềm đặc biệt như Flowchater, kiểm toán viên khảo sát toàn bộ hệ thống bằng cách tiếp xúc với khách hàng, thu thập thông tin và xác nhận hệ thống bằng phép thử “Walk through”. Sau đó kiểm toán viên tiến hành phân tích hệ thống, chỉ ra những rủi ro phát sinh trong quá trình như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vốn khả dụng, rủi ro uy tín, rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ. Tùy từng quá trình mà các rủi ro thể hiện khác nhau. Kiểm toán nội bộ cần chỉ ra hệ thống đang tồn tại rủi ro
nào và các biện pháp hạn chế rủi ro cũng như đánh giá tính hiệu quả chung của quá trình. Đây chính là điểm khác biệt giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán bên ngoài. Các tiêu chí để đánh giá hệ thống bao gồm: xử lý đầy đủ, xử lý chính xác và xử lý đúng thẩm quyền. Kiểm toán nội bộ phải đảm bảo cân bằng giữa chi phí kiểm tra và mức độ an toàn của hệ thống. Các phát hiện sai phạm và kiến nghị kiểm toán cần phải đưa vào báo cáo. Báo cáo kiểm toán nội bộ ngoài gửi cho lãnh đạo ngân hàng, cũng có thể gửi cho các bên quan tâm cũng như kiểm toán viên bên ngoài. Định kỳ, các ngân hàng cũng phải gửi bản báo cáo này cho Cục giám sát liên bang ngành tín dụng Đức trong đó phải nêu rõ những thiếu sót nghiêm trọng (nếu có) và những kết luận cơ bản của kiểm toán nội bộ ngân hàng. Những thiếu sót nghiêm trọng có thể là:
+ Cơ chế kiểm soát nội bộ đã không hoạt động và phát sinh thiệt hại cho ngân hàng;
+ Không chấp hành các quy định có thẩm quyền;
+ Ban giám đốc hoặc một phòng ban chức năng nào đó hoạt động bất chấp rủi ro và điều này đe dọa tới sự tồn tại của ngân hàng;
+ Cố tình vi phạm pháp luật;
+ Không thực hiện/triển khai các biện pháp khắc phục thiếu sót.
- Các nguyên tắc cơ bản đối với kiểm toán nội bộ ngân hàng phải được văn bản hóa, bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
+ Tính độc lập: Bộ phận kiểm toán nội bộ phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự chủ và độc lập, cũng như không chịu bất kỳ một sự chỉ đạo nào trong việc lập báo cáo kiểm toán và đánh giá các kết quả kiểm toán.
+ Sự phân tách về các chức năng: Về nguyên tắc kiểm toán viên nội bộ cần cách ly về mặt trách nhiệm với các bộ phận khác trong tổ chức tín dụng và ngược lại.
+ Thông tin đầy đủ: Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền được nhận thông tin đầy đủ và không hạn chế. Nếu có những sai phạm nghiêm trọng
hoặc có những thay đổi quan trọng trong cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ thì phải thông báo kịp thời cho bộ phận kiểm toán nội bộ.
+ Trình độ của KTV nội bộ: Họ phải có một trình độ nghiệp vụ phù hợp với bước phát triển mới nhất trong quy trình hoạt động và kinh doanh ngân hàng; thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn về kiểm toán; cũng như được trang bị cơ sở vật chất tương xứng với hình thức và quy mô công việc.
1.3.1.2. Kinh nghiệm kiểm toán nội bộ ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC)
ICBC (Industrial and Commercial Bank of China) là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc đã được cổ phần hóa vào năm 2005 với trị giá 80 tỷ đô la Mỹ, đứng trong top 2000 ngân hàng mạnh toàn cầu.
- Về cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ: Ủy ban kiểm toán của ICBC thuộc Ban giám đốc/ Hội đồng Quản trị (Board of Director), do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ủy ban kiểm toán hoạt động độc lập và với các Ủy ban khác như: ban chiến lược, ban quản lý rủi ro, ban kiểm soát giao dịch với các bên liên quan…. Dưới Ủy ban kiểm toán là Phòng kiểm toán khu vực và các tổ kiểm toán. Phòng kiểm toán nội bộphải báo cáo trực tiếp công việc kiểm toán cho Ủy ban kiểm toán, đồng thời báo cáo cho nhà quản lý cấp cao (senior management) của ngân hàng và Hội đồng quản trị (Board of Supervisors).
- Phạm vi kiểm toán nội bộ là toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, được vận hành cùng với hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp. Theo đó, công việc quản lý rủi ro được phân loại theo các mức độ: quản trị cấp cao (board level), cấp Trụ sở chính (head office level), và cấp chi nhánh (branch level). Ở mức độ quản trị cấp cao nhất, Ủy ban quản lý rủi ro của ban giám đốc được hình thành với mục đích tập trung chủ yếu vào soát xét các chiến lược kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi ích của ngân hàng trong mối quan hệ với các rủi ro có thể xảy ra. Từ đó Ủy ban kiểm toán và bộ phận kiểm toán nội bộ
ngân hàng phải có nhiệm vụ đánh giá toàn bộ các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt và diễn ra ở mọi cấp độ của ngân hàng và báo cáo cho Ủy ban quản lý rủi ro của ban giám đốc. Tương tự ở cấp Trụ sở chính các soát xét chức năng diễn ra thường xuyên hơn soát xét cấp cao; việc phân loại, quản lý, kiểm soát các rủi ro đặc thù sẽ thuộc phạm vi công việc của các ban như ban quản lý rủi ro và ban quản lý tài sản nợ và tài sản có. Cụ thể, bộ phận quản lý tín dụng sẽ phải đánh giá rủi ro tín dụng; bộ phận kiểm soát nội bộ và tuân thủ sẽ đánh giá đánh giá rủi ro hoạt động; bộ phận quản lý tài sản nợ và tài sản có sẽ đánh giá rủi ro thanh khoản; bộ phận quản lý rủi ro sẽ đánh giá rủi ro thị trường. Các loại rủi ro sau khi được phân loại, đánh giá sẽ được tổng hợp và báo cáo cho bộ phận kiểm toán nội bộ để kiểm toán viên có thể dễ dàng tiến hành công việc kiểm toán. Mặt khác việc phân chia trách nhiệm cụ thể sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát nội bộ được xác định ở các cấp của tổ chức một cách thường xuyên, liên tục và giảm thiểu những chồng chéo trong công việc.
ICBC thực hiện chiến lược công nghệ thông tin theo định hướng thống nhất trong toàn hệ thống: NOVA, là phần mềm quản lý các hoạt động của ICBC, hỗ trợ các hoạt động của ICBC trong và ngoài nước.Tiếp tục đẩy mạnh hệ thống ứng dụng thế hệ bốn (NOVA+) hỗ trợ cho các hoạt động của ngân hàng linh hoạt hơn, chính xác và thuận tiện hơn. Vì vậy hoạt động kiểm toán nội bộ được sự hỗ trợ chủ yếu bằng công nghệ thông tin.
1.3.1.3. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại của Mỹ
Tổ chức kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại của Mỹ thuộc Hội đồng quản trị và báo cáo công việc kiểm toán trực tiếp cho Hội đồng quản trị. Uỷ ban kiểm toán nội bộ ngân hàng được quyền tuyển dụng các kiểm toán viên nội bộ và có thể kiểm soát tài chính của bộ phận này; do vậy kiểm toán nội bộ các cấp trong ngân hàng được thành lập với các quyền hạn tương xứng đủ để tiến hành công việc kiểm toán độc lập mà không bị hạn chế/ tác động bởi các bộ phận khác trong ngân hàng.
Phạm vi công việc kiểm toán nội bộ ngân hàng thường rộng, bao quát hầu hết mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng; đồng thời hệ thống rủi ro ban đầu được thành lập thuộc hoạt động của kiểm toán nội bộ sẽ giúp cho việc nhận biết, đánh giá rủi ro được kịp thời, chủ động. Hệ thống rủi ro này được chia thành hai cấp nhỏ: một là, toàn bộ quá trình bên ngoài hệ thống, hoạt động liên tục như nhân tố cốt lõi; hai là hệ thống đánh giá các hoạt động, có tập trung chủ yếu vào rủi ro. Nội dung kiểm toán nội bộ tập trung đánh giá tính hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng (effectiveness audit).
Kiểm toán viên nội bộ ngân hàng phải đáp ứng đủ các yêu cầu về kinh nghiệm và chuyên môn theo đúng chuẩn mực thực hành nghề nghiệp kiểm toán.
Phương pháp kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại áp dụng là phương pháp kiểm toán dựa vào rủi ro (Risk based internal auditing - RBIA). Theo đó, kiểm toán nội bộ sử dụng phương pháp này để cung cấp mức độ đảm bảo rằng các rủi ro đang được kiểm soát (trong ngân hàng) đều nằm trong khẩu vị rủi ro của ngân hàng; ở đó các ngân hàng vẫn đang tiếp tục hoạt động hiệu lực và hiệu quả.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại đối với Việt Nam
Từ những kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức bộ máy: Bộ phận kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại phải trực thuộc bộ phận quản lý cao nhất trong ngân hàng (Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra), đảm bảo duy trì sự độc lập về mặt kinh tế và lý trí cũng như hoạt động chuyên môn khi thực hiện công việc kiểm toán. Từ kinh nghiệm của kiểm toán nội bộ ngân hàng Mỹ có thể thấy, bộ phận này được quyền tuyển dụng nhân sự kiểm toán, cũng như
quản lý nguồn tài chính mà không chịu sự chi phối của các tổ chức liên quan. Hoặc vị thế của bộ phận kiểm toán nội bộ ngân hàng ICBC (Trung Quốc) cho thấy, sự sắp xếp hợp lý về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban với kiểm toán nội bộ đã thúc đẩy hoạt động kiểm soát phân chia trách nhiệm trong toàn hệ thống được liên tục, tạo sự chủ động khi nhận biết và đánh giá các rủi ro đặc thù phát sinh trong hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, về kiểm toán viên nội bộ ngân hàng, hầu hết các kiểm toán viên nội bộ ngân hàng đều phải đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng cũng như tính độc lập. Vai trò của kiểm toán viên nội bộ ngân hàng đặt trọng tâm vào những yêu cầu về kinh doanh, sự đảm bảo về quản trị rủi ro và tư vấn chuyên nghiệp. Điều quan trọng của kiểm toán viên nội bộ ngân hàng là phải trung thực, khách quan và có tính chuyên nghiệp. Yêu cầu này phải được duy trì trong suốt quá trình hoạt động kiểm toán. Trong lĩnh vực ngân hàng, kiểm toán viên cần có sự hiểu biết về thị trường sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; tính thanh khoản; tín dụng; rủi ro uy tín và rủi ro hoạt động; sự tuân thủ, pháp lý… trong mối quan hệ với chiến lược và mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả của kiểm soát nội bộ, phục vụ cho hoạt động kiểm toán. Các Ngân hàng thương mại quốc tế thường chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ kiểm toán nội bộ chất lượng cao (thông qua cam kết về sự phục vụ lâu dài và bổ sung các kỹ năng chuyên môn); phát triển các kỹ năng giao tiếp và thuyết phục; rèn luyện khả năng kết nối những phát hiện (về gian lận, sai sót) với những quan sát thực tế và liên kết để đưa ra những đánh giá.
Thứ ba, về nội dung kiểm toán (phạm vi hoạt động): Nội dung kiểm toán chủ yếu là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Ở Mỹ thực hiện kiểm toán tính hiệu quả (effectiveness of the audit); Trung Quốc hướng tới kiểm toán tính kinh tế và tính hiệu quả (cost- effective audit).
Thứ tư, về phương pháp kiểm toán nội bộ: Áp dụng kiểm toán dựa vào hệ thống (system based audit) và kiểm toán nội bộ dựa vào rủi ro (risk based internal audit). Các thử nghiệm kiểm toán được thực hiện dựa trên những mẫu thống kê, hoặc những mẫu khác. Kết quả của những thử nghiệm được phân tích để đưa ra kết luận và ý kiến tư vấn.
Thứ năm, về phương thức kiểm toán nội bộ: Tập trung vào kiểm toán trước hơn là kiểm toán sau nhờ xây dựng được hệ thống nhận biết rủi ro ban đầu thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ ngân hàng. Nhờ đó công việc kiểm toán được chủ động trong việc nhận biết, phân loại, đánh giá và kiểm soát các rủi ro phát sinh; giảm thiểu công việc trùng lắp.
Thứ sáu, về quy trình kiểm toán nội bộ: Quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng cũng bao gồm bốn bước: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, kết thúc và kiểm tra kiến nghị kiểm toán; trong đó bước lập kế hoạch được ưu tiên hàng đầu, bước kiểm tra sau kiểm toán được theo dõi liên tục nhằm kiểm tra xem những kiến nghị của kiểm toán có được thực hiện. Tuân thủ quy trình kiểm toán là cần thiết để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng trên thế giới trong mối quan hệ với các đạo luật liên quan như Đạo luật công ty, Đạo luật Sarbanes-Oxley, Đạo luật hối lộ (Mỹ); Đạo luật về Thuế và GAAP/IFRS (Anh).Trong quá trình thực hiện, kiểm toán nội bộ ngân hàng còn phải tuân thủ các bước đánh giá an toàn vốn nội bộ của Basel II với quy trình lấy mẫu của từng ngân hàng, đánh giá mức độ đảm bảo rủi ro.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu, chương 1 đã khái quát hóa và làm rõ hơn vấn đề lý luận về quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ các Ngân hàng thương mại. Cụ thể:
Hệ thống hoá và làm rõ nội hàm kiểm toán nội bộ nói chung (của Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ qua các năm 1978, 1999, 2011; Liên đoàn kế toán
quốc tế) và kiểm toán nội bộ ngân hàng nói riêng, ý kiến của nghiên cứu sinh về kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại. Chỉ rõ sự thay đổi theo thời gian về quan niệm kiểm toán nội bộ và kiểm toán nội bộ ngân hàng. Góp phần làm rõ thêm mối quan hệ giữa hoạt động quản lý với kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.
Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như sự ảnh hưởng của các hoạt động này tới kiểm toán nội bộ NHTM.
Phân tích các nguyên tắc thiết kế, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM và ảnh hưởng của các nguyên tắc tới kiểm toán nội bộ NHTM.
Làm rõ thêm lý luận về quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại gồm: tổ chức nội dung kiểm toán, quy trình kiểm toán và phương pháp kiểm toán; cơ cấu tổ chức và kiểm toán viên nội bộ.
Hệ thống kinh nghiệm kiểm toán nội bộ tại một số Ngân hàng thương mại trên thế giới và rút ra bài học có giá trị nhằm vận dụng vào thực tiễn cho các NHTM Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1.1. Khái quát về hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam
Hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NHTMNN nói riêng đã có sự lớn mạnh vượt bậc về quy mô, số lượng và chất lượng hoạt động sau 25 năm xây dựng và phát triển. Cùng với việc thực hiện lộ trình mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng theo cam kết, một số TCTD nước ngoài như HSBC, ANZ, CitiBanks… đã thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2011. Để giữ vững thị phần, các NHTMNN tăng mở chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc cũng như ở nước ngoài. Nhờ đó, các NHTM NN đã đáp ứng cơ
bản nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế. Tính đến 31/12/20131, hệ thống NHTMNN gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank; ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank; ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - VCB; ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV và ngân hàng TMCP Nhà
đồng bằng sông Cửu Long - MHB.
4 trong số 5 NHTM NN đã được cổ phần hóa2. Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng TMCP, năng lực cạnh tranh của các NHTM NN đã được cải thiện mạnh, nhờ chiến lược tăng nhanh vốn tự có và qui mô tổng tài sản, mạng lưới được mở rộng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh và quản trị ngân hàng hướng tới chuẩn mực quốc tế,
1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm 5 NHTM NN, 34 NHTMCP, trong đó có 12 NHTMCP có vốn đầu tư nước ngoài; 5 NHLD và 5NHTM 100% vốn nước ngoài. Nguồn: BC NHNN
2 VCB cổ phần hóa năm 2007; VietinBank năm 2008, MHB năm 2010 và BIDV năm 2011.
những qui định về an toàn hoạt động ngân hàng cũng như tính tuân thủ quy trình, quy chế trong kinh doanh và văn hóa rủi ro được tôn trọng. Các biểu đồ dưới đây mô tả khái quát tình hình hoạt động của các NHTMNN giai đoạn 2009-2013.
Biểu 2.1: Vốn điều lệ của các NHTMNN giai đoạn 2009 - 2013
Nguồn: BCTC đã kiểm toán các năm của NHTM NN
Biểu 2.2: Hệ số an toàn vốn các NHTMNN giai đoạn 2009 - 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHTMNN
Về an toàn vốn, hệ số CAR của các NHTM NN ở mức khá cao và cao hơn so với quy định của Basel (Car >/= 8%) (trừ Agribank). Về nguyên tắc, hệ số CAR cao thì mức độ rủi ro thanh khoản càng thấp, nhưng cũng không hẳn duy trì hệ số này ở mức quá cao là tốt, bởi đồng vốn chưa sử dụng hiệu quả và điều này lại tác động xấu đến khả năng phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai.
Mặc dù môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh gay gắt giữa các NHTMNN cũng như khối NHTMNN với các khối NHTM cổ phần, nhưng một số hoạt động chủ yếu của khối NHTM NN vẫn có bước phát triển khá. Cụ thể:
Hoạt động huy động vốn
Các NHTMNN Việt Nam đã chú trọng việc ổn định và tăng trưởng nguồn vốn, coi đó là tiền đề để phát triển nghiệp vụ tín dụng và thực hiện mục tiêu hướng đến khách hàng. Các ngân hàng đã áp dụng chính sách khách hàng hấp dẫn cùng với việc đa dạng hoá kỳ hạn, hình thức, loại tiền và đối tượng huy động vốn, với việc thực hiện chính sách lãi suất huy động và cách thức trả lãi linh hoạt, đã huy động được tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, giải quyết công việc làm cho người lao động. Mặc dù có nhiều tác động không thuận từ nền kinh tế, nhưng nguồn vốn huy động và thị phần của khối NHTMNN vẫn giữ chủ đạo. Năm 2012, huy động vốn của khối NHTMNN chiếm 46,52% trong tổng số nguồn huy động. Mặc dù lãi suất huy động của khối NHTMNN thường thấp hơn các sản phẩm cùng kỳ hạn của khối NHTMCP, nhưng do có nhiều lợi thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp và cơ hội tiếp cận với khách gửi và sử dụng dịch vụ ngân hàng nên họ đã thành công trong việc huy động vốn ngoài xã hội. Bảng 2.1 dưới đây thể hiện thị phần tài sản, tín dụng và huy động của khối NHTMNN so với các khối NHTM khác trong toàn hệ thống qua các năm từ 2008 - 2012.
Bảng 2.1: Thị phần tài sản, tín dụng và huy động của các khối NHTM
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |||||||||||
NHTM NN | NHTM CP | NHLD, NNg | NHTM NN | NHTM CP | NHLD, NNg | NHTM NN | NHTM CP | NHLD, NNg | NHTM NN | NHTM CP | NHLD, NNg | NHTM NN | NHTM CP | NHLD, NNg | |
Tổng tài sản | 49% | 36% | 11% | 45% | 40% | 11% | 41% | 46% | 8% | 39% | 47% | 11% | 42% | 43% | 11% |
Tín dụng | 57% | 28% | 12% | 52% | 34% | 10% | 50% | 37% | 9% | 50% | 37% | 9% | 51% | 38% | 8% |
Huy động | 58% | 32% | 8% | 50% | 39% | 8% | 49% | 43% | 7% | 47% | 43% | 9% | 46% | 44% | 8% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Và Tổ Chức Bộ Máy Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng Thương Mại
- Tổ Chức Quy Trình Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng Thương Mại
- Tổ Chức Bộ Máy Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng Thương Mại
- Tỷ Lệ Nợ Xấu Của 05 Nhtm Nhà Nước Giai Đoạn 2009 - 2013
- Bảng Hướng Dẫn Trọng Số, Thang Điểm Và Tiêu Thức Chấm Điểm Rủi Ro
- Đánh Giá Lại Rủi Ro Và Điều Chỉnh Chương Trình Kiểm Toán
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo Ủy ban GSTCQG
Về dư nợ tín dụng:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng tới mọi thành phần kinh tế cả về quy mô, phạm vi và loại hình vay vốn, làm cho hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong điều kiện TTCK chưa phát triển, thì đáp ứng vốn cho phát triển kinh tế chủ yếu là các NHTM. Vì thế tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của cả hệ thống giai đoạn 2005 - 2010 là 30,2%/năm, giai đoạn 2011 - 2013 chỉ còn khoảng gần 12%/năm. Mặc dù do nhiều nguyên nhân (bất ổn kinh tế vĩ mô, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hệ thống ngân hàng cũng có nhiều bất ổn...), nhưng khối NHTMNN vẫn có tốc độ tăng trưởng ổn định: giai đoạn 2005
- 2010 tăng trưởng bình quân là 24%/ năm; giai đoạn 2011 - 2013 vẫn có tốc độ tăng bình quân 12%, trong khi cả hệ thống năm 2012 chỉ tăng trưởng 8.91%/năm. Biểu 2.3 dưới đây cho thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng của các TCTD chia theo khối cuối năm 2013.
Bên cạnh đó do cầu tín dụng thấp, sức mua của thị trường yếu khiến chỉ số hàng tồn kho tăng cao, kéo theo nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm mạnh, khiến tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ dừng lại ở con số 8,91%, thấp nhất so với mười năm trở lại đây, nhưng tốc độ nợ xấu lại tăng nhanh. Hiện nay nợ xấu đang là vấn đề nổi cộm không chỉ đối với các NHTMNN, mà còn khó khăn lớn cho nền kinh tế, mặc dù tỷ nợ nợ xấu của khối NHTMNN ở mức thấp hơn khối NHTMCP. Bảng 2.2 dưới đây cho thấy tỷ lệ nợ xấu của 5 NHTMNN qua các năm từ 2009 - 2013.