Phân Bổ Thời Gian Huấn Luyện Các Tố Chất Thể Lực Thành Phần Theo Kế Hoạch Huấn Luyện Nam Vđv Pencak Silat Bộ Công An Năm 2017 (N=446 Giờ)


huấn luyện tâm lý cũng đạt 15%, ở thời kỳ này, tỷ lệ thời gian huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật đạt cao nhất (60% tổng thời gian huấn luyện). Sang tới thời kỳ chuyên môn 2, tỷ lệ thời gian huấn luyện chiến thuật và tâm lý lại có xu hướng giảm mạnh, tỷ lệ thời gian huấn luyện cao nhất lại thuộc về huấn luyện thể lực và kỹ thuật. Ở thời kỳ thi đấu 2, tương tự như thời kỳ thi đấu 1, thời gian huấn luyện nhiều nhất lại thuộc về huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật, thời gian huấn luyện tâm lý tăng tới 20% trong khi thời gian huấn luyện thể lực giảm xuống còn 20% tổng thời gian huấn luyện. Kết thúc thời kỳ thi đấu 2 chuyển sang thời kỳ quá độ, tổng lượng vận động giảm mạnh, thời gian chủ yếu được dành cho huấn luyện kỹ thuật, thể lực, thời gian huấn luyện chiến thuật và tâm lý giảm mạnh. Theo đánh giá của các chuyên gia, phân bổ tỷ lệ thời gian huấn luyện là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và thực tiễn huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Căn cứ tổng thời gian huấn luyện thể lực theo từng giai đoạn cho thấy: Tổng thời gian huaansl uyenj thể lực trong năm 2017 (tương ứng 49 tuần huấn luyện) là 446 giờ.

Kết quả khảo sát chi tiết thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ trong tổng thời gian huấn luyện thể lực của VĐV được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân bổ thời gian huấn luyện các tố chất thể lực thành phần theo kế hoạch huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2017 (n=446 giờ)

TT

Nội dung

Thời gian (giờ)

Tỷ lệ %

1

Sức mạnh

196

43.95

2

Sức nhanh

80

17.94

3

Sức bền

89

19.96

4

Khả năng phối hợp động tác

45

10.09

5

Mềm dẻo

36

8.07


Tổng

446

100.00

6

Huấn luyện sức

mạnh

Sức mạnh tốc độ

127

64.80

7

Sức mạnh bền

44

22.45

8

Sức mạnh tối đa

25

12.76


Tổng

196

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 9


Qua bảng 3.3 cho thấy: Trong huấn luyện thể lực cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, việc huấn luyện Sức mạnh được bố trí với tổng thời gian cao nhất, sau đó tới sức bền và sức nhanh, các tố chất thể lực khác chiếm tỷ lệ thời gian ít hơn. Trong 196 giờ huấn luyện sức mạnh (chiếm 43.95% tổng thời gian huấn luyện thể lực), có tới 127 giờ huấn luyện sức mạnh tốc độ, tố chất thể lực đặc thù của VĐV Pencak Silat (chiếm 64.80% tổng thời gian huấn luyện sức mạnh). Theo đánh giá của các chuyên gia, HLV Pencak Silat, phân bổ thời gian huấn luyện SMTĐ như vậy là hợp lý so với tầm quan trọng của tố chất SMTĐ với thành tích thi đấu môn Pencak Silat.

3.1.1.2. Thực trạng cơ sơ vật chất phục vụ huấn luyện nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an thông qua quan sát sư phạm để thống kê số lượng và chất lượng cơ sở vật chất và phỏng vấn trực tiếp các HLV tại Trung tâm HL&TĐ thể thao Bộ Công an để đánh giá chất lượng và thực trạng mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất. Kết quả được trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an


TT


Cơ sở vật chất

Năm 2017

Mức độ

đáp ứng

Số

lượng

Tốt

Trung

bình

Kém

1

Địa điểm tập luyện trong nhà

01

1

0

0

100%

2

Thảm tập 100m2

03

3

0

0

100%

3

Vò phục tập luyện (bộ/năm)

2

2

0

0

100%

4

Vò phục thi đấu (bộ/năm)

1

1

0

0

100%

5

Giày tập thể lực (đôi)

1

0

1

0

60%

6

Quần áo tập thể lực (bộ)

1

0

1

0

60%

7

Giáp (cái)

20

10

10

0

90%

8

Bao đá (cái)

5

5

0

0

100%

9

Lăm pơ chữ nhật trung (cái)

25

15

8

2

90%



TT


Cơ sở vật chất

Năm 2017

Mức độ đáp

ứng

Số

lượng

Tốt

Trung

bình

Kém

10

Lăm pơ vợt (cái)

35

25

10

0

90%

11

Bảo hiểm ống đồng (đôi)

23

18

5

0

90%

12

Bảo hiểm tay (đôi)

23

16

5

2

70%

13

Bảo hiểm gối (đôi)

25

20

5

0

70%

14

Bảo hiểm cổ chân (đôi)

26

18

6

2

70%

15

Cuki (cái)

25

20

5

0

100%

16

Dây nhảy (cái)

30

20

5

5

100%

17

Dây chun (cái)

26

20

6

0

80%


Qua bảng 3.4 cho thấy:

Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an là tương đối đầy đủ, chất lượng phần lớn ở mức độ tốt (Chỉ có giày tập thể lực và quần áo tập thể lực ở mức độ trung bình). Mức độ đáp ứng của các trang thiết bị tập luyện theo đánh giá của các HLV đa số ở mức từ 70-100%. So với thực trạng thiếu trang thiết bị, dụng cụ tập luyện phổ biến tại các đơn vị huấn luyện hiện nay theo đánh giá chung của các cán bộ quản lý TDTT và kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan, cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện VĐV Pencak Silat Bộ Công an hiện nay là đảm bảo.

Tuy nhiên, trong điều kiện huấn luyện thực tế, các trang thiết bị tập luyện được sử dụng thường xuyên với tần suất cao nên dễ bị hỏng hóc và cần thường xuyên được bảo dưỡng, bổ sung. Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc tập luyện, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất cũng như bổ sung cơ sở vật chất phục vụ tập luyện là vấn đề cần thiết.

3.1.1.3. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên huấn luyện nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an


Khảo sát thực trạng đội ngũ HLV huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an thông qua phân tích hồ sơ cán bộ và phỏng vấn trực tiếp các HLV. Kết quả được trình bày tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thực trạng đội ngũ HLV huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an (năm 2017)


TT


Giới tính

Kết quả thông kê


Tổng số

Tổng số VĐV

Tỷ lệ VĐV/ HLV

Thâm niên

bình quân

Trình độ

chuyên môn

Đẳng cấp VĐV

Ngoại ngữ

> 5

năm

< 5

năm

Trên

ĐH

ĐH

Dưới

ĐH

KT

Cấp

I

Khác

A

B

C

1

Nam

2

20


10/1

2

0

1

(50%)

1

(50%)

0

2

(100%)

0

0

0

2

0

2

Nữ

0

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Tổng:

2

20

2

0

1

(50%)

1

(50%)

0

2

(100%)

0

0

0

2

0


Qua bảng 3.5 cho thấy:

Tổng số HLV làm công tác huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2017 là 02 HLV nam, không có HLV nữ nữ. Với tổng số 20 nam VĐV, trung bình cứ 10 VĐV có 1 HLV. Con số này trên thực tế đảm bảo tốt cho các hoạt động chuyên môn trong huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Về trình độ chuyên môn: 100% HLV có thâm niên huấn luyện trên 5 năm, tức là đảm bảo kinh nghiệm huấn luyện phong phú. Đồng thời, các HLV đều là VĐV thể thao thành tích cao với 100% HLV có trình độ kiện tướng. Như vậy, các HLV đều đảm bảo tiêu chuẩn đẳng cấp chuyên môn.

Về bằng cấp: Các HLV đều có trình độ đại học trở lên, trong đó có 1 HLV có trình độ trên đại học và 1 HLV đang học tập nâng cao trình độ lên ThS. Các HLV đều có trình độ ngoại ngữ B. Đây là điều kiện thuận lợi nhằm áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình giảng dạy để đạt được hiệu quả cao nhất và là


một lợi thế của quá trình huấn luyện. Các VĐV đều có thể sử dụng ngoại ngữ ở mức cơ bản. Đây là ưu thế trong quá trình khai tác tài liệu phục vụ huấn luyện.

3.1.1.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp và phương tiện huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

Đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an thông qua phân tích 45 giáo án huấn luyện, trong đó có 15 giáo án giai đoạn chuẩn bị chung, 15 giáo án giai đoạn chuẩn bị chuyên môn và 15 giáo án giai đoạn thi đấu. Mục đích quan sát: Thống kê mức độ sử dụng các phương pháp huấn luyện SMTĐ cho VĐV trong các giai đoạn huấn luyện. Kết quả được trình bày tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Thực trạng sử dụng các phương pháp huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an (n=45 giáo án)


TT


Phương pháp

Thường

xuyên

Ít sử dụng

Không sử

dụng

mi

%

mi

%

mi

%

1

Phương pháp tập luyện ổn định

liên lục

11

24.44

9

20.00

25

55.56

2

Phương pháp tập luyện ổn định

ngắt quãng

21

46.67

18

40.00

6

13.33

3

Phương pháp tập luyện biến đổi

liên tục

23

51.11

15

33.33

7

15.56

4

Phương pháp tập luyện biến đổi

ngắt quãng

15

33.33

11

24.44

19

42.22

5

Phương pháp tập luyện vòng tròn

8

17.78

11

24.44

26

57.78

6

Phương pháp trò chơi

8

17.78

15

33.33

22

48.89

7

Phương pháp thi đấu

16

35.56

12

26.67

17

37.78


Qua bảng 3.6 cho thấy:

Các phương pháp tập luyện truyền thống như phương pháp tập luyện ổn định ngắt quãng, phương pháp tập luyện biến đổi liên tục, biến đổi ngắt quãng và phương pháp thi đấu được sử dụng thường xuyên nhất trong quá trình huấn luyện. Các phương pháp tích cực khác, có tác dụng tạo hưng phấn cao và hiệu


quả trong phát triển SMTĐ như phương pháp trò chơi, phương pháp tập luyện vòng tròn còn ít được sử dụng.

Kết quả thống kê thực trạng phương tiện huấn luyện SMTĐ cho VĐV thông qua phân tích 45 giáo án huấn luyện (trong đó có 15 giáo án giai đoạn chuẩn bị chung, 15 giáo án giai đoạn chuẩn bị chuyên môn và 15 giáo án giai đoạn thi đấu) và phỏng vấn trực tiếp các huấn luyện viên hiện đang huấn luyện VĐV Pencak Silat trẻ Bộ Công an. Mục đích quan sát và phỏng vấn trực tiếp: Khảo sát thực trạng sử dụng các phương tiện huấn luyện SMĐ cho VĐV. Kết quả thống kê được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Thực trạng sử dụng phương tiện huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an (n=45 giáo án)


Phương tiện

Mức độ sử dụng

Mức độ đáp ứng

Thường xuyên

Trung bình

Ít sử dụng

Không sử dụng

Đáp ứng tốt

Bình thường

Chưa đáp ứng

mi

%

mi

%

mi

%

mi

%

mi

%

mi

%

mi

%

Các điều kiện tự

nhiên, môi trường

11

24.44

9

20.00

25

55.56

0

0.00

40

88.89

5

11.11

0

0.00

Bài tập thể lực

28

62.22

13

28.89

4

8.89

0

0.00

15

33.33

18

40.00

12

26.67

Các bài tập khởi

động

32

71.11

13

28.89

0

0.00

0

0.00

35

77.78

10

22.22

0

0.00

Các bài tập kỹ

thuật

23

51.11

18

40.00

4

8.89

0

0.00

32

71.11

11

24.44

2

4.44

Các bài tập bổ trợ

18

40.00

14

31.11

13

28.89

0

0.00

15

33.33

25

55.56

5

11.11

Các bài tập dẫn dắt

16

35.56

12

26.67

17

37.78

0

0.00

15

33.33

16

35.56

14

31.11

Các trò chơi vận

động

8

17.78

15

33.33

22

48.89

0

0.00

12

26.67

11

24.44

22

48.89

Các bài tập thi đấu

16

35.56

12

26.67

17

37.78

0

0.00

32

71.11

8

17.78

5

11.11


Qua bảng 3.7. cho thấy: các phương tiện được sử dụng trong huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an là tương đối đa dạng, và mức độ đáp ứng của các phương tiện cũng tương đối cao, ngoại trừ bài tập thể lực (được sử dụng thường xuyên nhưng mức độ đáp ứng lại chưa cao), bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt và trò chơi vận động ít được sử dụng hơn và mức độ đáp ứng nhu


cầu sử dụng cũng chưa cao. Để phát triển SMTĐ cho VĐV hiệu quả, cải thiện các phương tiện huấn luyện này là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an cho thấy:

Phân bổ kế hoạch huấn luyện và thời gian huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an là phù hợp; cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện tương đối đảm bảo; đội ngũ HLV đảm bảo về số lượng và trình độ.

Các phương tiện huấn luyện SMTĐ đa dạng, tuy nhiên, phương tiện bài tập thể lực, bài tập bổ trợ, dẫn dắt và trò chơi vận động sử dụng trong huấn luyện SMTĐ cho VĐV chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thực tế. Cần có giải pháp phù hợp tác động để khắc phục tình trạng này.

3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ của nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

3.1.2.1. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ của nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

Việc lựa chọn các test đánh giá trình độ SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an được tiến hành theo các bước:

Lựa chọn qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các HLV

Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi Xác định độ tin cậy của các test

Xác định tính thông báo của các test. Kết quả nghiên cứu cụ thể:

Kết quả lựa chọn qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các HLV

Thông qua phân tích các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước có liên quan, các luận văn, luận án nghiên cứu về việc huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat trẻ; qua nghiên cứu thực trạng sử dụng các test đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat trẻ thuộc các đơn vị huấn luyện và qua


phỏng vấn trực tiếp các HLV tại Trung tâm Huấn luyện TDTT Bộ Công an và các đơn vị huấn luyện Pencak Silat trẻ trên toàn quốc, chúng tôi lựa chọn được 15 test đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an gồm:

Test đánh giá SMTĐ chung:

1. Chạy 30m xuất phát cao (s)

2. Nhảy dây 15s (lần)

3. Bật nhảy Adam 15s (lần)

4. Cơ lưng 15s (lần)

5. Cơ bụng 15s (lần)

6. Nằm sấp chống đẩy 15s (lần)

7. Co tay xà đơn 15s (lần)

Test đánh giá SMTĐ chuyên môn

8. Đấm tốc độ 2 tay liên tục 10s (lần)

9. Đá ngang hai đích đối diện cách 3m 20s (lần)

10.Di chuyển đổi chân chữ V tại chỗ đấm tốc độ 20s (lần) 11.Quét sau 15s (lần)

12. Đá vòng cầu luân phiên 2 chân liên tục 15s (lần)

13. Đá tống trước 15s (lần)

14.Tổ hợp 3 đòn quy định trong 30s (lần) 15.Tổ hợp 3 đòn tay phối hợp tự chọn 8 lần (s)

Kết quả lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi

Từ các test lựa chọn qua tham khảo tài liệu, phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu thực trạng, để lựa chọn được các test phù hợp, có hiệu quả trong đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giảng viên môn Pencak Silat bằng phiếu hỏi (phụ lục 1). Số phiếu phát ra là 35, thu về là 33. Cách trả lời cụ thể theo 3 mức: Ưu tiên 1:3 điểm; Ưu tiên 2: 2 điểm và ưu tiên 3:1 điểm.

Chúng tôi sẽ lựa chọn những test có tổng điểm phỏng vấn đạt từ 80% tổng điểm tối đa trở lên để đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022