- Các phẩm chất ý chí được kiên định. [86], [87]
- Sự phát triển về nhân cách.
+ Phát triển và tồn tại độc lập như là một thành viên trong xã hội và lấy chuẩn của những người đã trưởng thành làm mục tiêu phấn đấu của bản thân.
+ Bắt đầu thể hiện sự phản đối công khai với sự quản lý của cha mẹ.
+ Có xu hướng coi trọng mối quan hệ bạn bè hơn là mối quan hệ xã hội nói chung.
+ Thích xây dựng các mối quan hệ thân thiết với người khác giới.
+ Thích gần gũi với những người lớn tuổi có học thức và hiểu họ.
- Sự phát triển về trạng thái tình cảm.
+ Rất nhạy cảm với những vấn đề của bản thân, có xu hướng thích sử dụng bạo lực và luôn hướng tới sự hoàn thiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Huấn Luyện Sức Mạnh Tốc Độ Cho Vận Động Viên Pencak
- Phương Pháp Huấn Luyện Sức Mạnh Tốc Độ Môn Pencak Silat
- Bài Tập Thể Dục Thể Thao (Còn Gọi Là Bài Tập Thể Chất)
- Phương Pháp Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu
- Thực Trạng Sức Mạnh Tốc Độ Của Nam Vận Động Viên Pencak Silat Bộ Công An.
- Phân Bổ Thời Gian Huấn Luyện Các Tố Chất Thể Lực Thành Phần Theo Kế Hoạch Huấn Luyện Nam Vđv Pencak Silat Bộ Công An Năm 2017 (N=446 Giờ)
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
+ Hay dao động và dễ nổi cáu nhưng cũng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.
+ Nhìn chung đã biết suy nghĩ và định hướng cho tương lai, hưng phấn cao khi được thành công, sống thân ái chan hoà với bạn bè và biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thất bại mắc phải. [91]
- Sự phát triển về trí tuệ
+ Đặc điểm nổi bật của thời kì này là theo đuổi hoạt động trí tuệ và thực hiện quá trình hệ thống hoá lại các kiến thức đã học.
+ Năng khiếu thẩm mỹ đã được nâng cao.
+ Học sinh có xu hướng tìm tòi những thông tin và khoa học trên mọi lĩnh
vực.
+ Thích tìm hiểu những vấn đề mà đòi hỏi phải có một suy nghĩ trừu
tượng.
+ Quan tâm hơn đến các hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế và nghề nghiệp khi mình ra trường.
+ Đối với nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 16-18, đây chính là thời kỳ chính của việc học để hình thành nên nhân cách, đạo đức của một người làm thầy, làm huấn luyện viên.
1.5.2. Đặc điểm sinh lý
- Hệ thần kinh: các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp hoàn thiện khả năng tư duy, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá và khả năng giao tiếp ngày càng được hoàn thiện, làm cho nhận thức mở rộng. Độ linh hoạt của các quá trình hưng phấn thần kinh và ức chế được cân bằng. Sự phối hợp động tác đạt được những kỹ xảo. [26]
- Trao đổi chất và năng lượng: đặc điểm chính của lứa tuổi này là quá trình dị hoá chiếm ưu thế hơn so với quá trình đồng hoá do sự phát triển hình thành cơ bản ở lứa tuổi này diễn ra chậm.[26]
- Hệ vận động:
+ Hệ xương: bắt đầu giảm tốc độ phát triển, học sinh nam cao thêm khoảng 1-3cm, cột sống đã ổn định hình dáng và hoàn thiện.
+ Hệ cơ: các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ co còn yếu, các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ phát triển chậm hơn các cơ duỗi.
+ Hệ tuần hoàn: đã phát triển và hoàn thiện.
+ Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh
+ Mạch của học sinh khoảng từ 70-90 lần/ phút.
+ Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rò ràng, nhưng sau vận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh.
+ Thể tích phút của dòng máu tính trên 1kg trọng lượng (thể tích phút tương đối giảm theo lứa tuổi). Khi 15 tuổi chỉ số này vào khoảng 70ml. Từ 16- 22 tuổi giảm xuống 60ml, đây là lứa tuổi có ảnh hưởng nhất định thể tích tâm thu và thể tích phút càng cao. Thể tích tâm thu tối đa ở lứa tuổi 18-22 là 120– 140ml. [27], [28]
Trong các hoạt động căng thẳng thể tích phút của học sinh có thể lên tới có thể đạt tới mức 24 – 28 lít/phút.
+ Huyết áp tăng dần cùng với lứa tuổi khi 18 tuổi huyết áp tối đa sẽ tăng lên khoảng 100 – 110 mm Hg. Huyết áp thể thao tăng khoảng 90 – 95 mm Hg hoạt động thể lực làm tăng huyết áp trong hoạt động với công suất tối đa. Huyết áp tối đa tăng trung bình thêm khoảng 50 mm Hg.
+ Hệ hô hấp: đã phát triển tương đối hoàn thiện.
+ Lồng ngực trung bình khoảng 67 – 72 cm.
+ Đặc điểm sinh lý lứa tuổi ảnh hưởng rò rệt đến chức năng hô hấp trong quá trình trưởng thành của cơ thể có sự thay đổi về độ dài của chu kỳ hô hấp, tỷ lệ thở ra, hít vào thay đổi độ sâu và tần số hô hấp. Tần số hô hấp của trẻ từ 7-8 tuổi là 20-25 l/phút dần xuống đến 12-18l/phút ở lứa tuổi trưởng thành. Độ sâu hô hấp (khí lưu thông) tăng dần theo lứa tuổi tới 18-22 tuổi, khí lưu thông vào khoảng 400 – 500 ml.
+ Một trong những chỉ số quan trọng nhất của cơ quan hô hấp là thông khí phổi tối đa chỉ số này cũng tăng dần theo lứa tuổi, trong hoạt động thể lực thông khí phổi tăng lên chủ yếu là do tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô hấp, việc tăng tần số như vậy làm cho cơ thể nhận oxi, hấp thụ oxi trong hoạt động thể lực phát triển từ 15- 16 lần so với mức chuyển hoá cơ sở. [27], [28]
1.5.3. Đặc điểm phát triển sức mạnh của vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 16-18
Vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 16-18 thường có thời gian tập luyện từ 4-6 năm. Đây là lứa tuổi VĐV ở giai đoạn cuối của thời kỳ chuyên môn hóa sâu hoặc thời kỳ đầu của giai đoạn hoàn thiện thể thao. VĐV đã được trang bị tốt về các tố chất thể lực chung, làm nền tảng cho quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn cũng như phát triển các kỹ thuật, chiến thuật môn thể thao chuyên sâu Pencak Silat.
Đặc điểm phát triển sức mạnh chung: Sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Sức mạnh của các cơ trong cơ thể phát triển không đồng đều, trong đó sức mạnh cơ lưng, cơ bụng phát triển sớm nhất và đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 19; sức mạnh các cơ chi dưới và các bộ phận khác đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 20-22. Từ 11 tuổi trở lên sức mạnh tối đa của nam VĐV bắt đầu phát triển và đạt tốc độ nhanh nhất ở lứa tuổi 11-13 tuổi. Từ 15-18 tuổi, tốc độ phát triển sức mạnh giảm dần và tiếp cận sức mạnh tối đa. Sức mạnh tối đa của nam có thể đạt đỉnh cao ở 25 tuổi. [2], [24]
Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ: Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản trong các động tác nhanh. Ở lứa tuổi 6-13 tuổi, sức mạnh tốc độ
của VĐV tăng nhanh ở cả đối tượng nam và nữ. Sức mạnh tốc độ của nam vẫn tiếp tục phát triển nhanh sau tuổi 13 nhưng ở nữ, tốc độ phát triển chậm lại. Từ 16 - 17 tuổi trở đi, sức mạnh tốc độ phát triển chậm lại ở cả VĐV nam và nữ. Chính vì vậy, phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat thuận tiện nhất ở từ 10-17. Ở giai đoạn 16-18 tuổi, cần tận dụng tối đa giai đoạn nhạy cảm cuối cùng này để hoàn thiện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat. [2], [24], [30]
Đặc điểm phát triển sức mạnh bền: Sức mạnh bền là khả năng khắc phục lực cản trong thời gian dài của cơ bắp hay khả năng khắc phục mệt mỏi trong hoạt động sức mạnh thời gian dài. Sức mạnh bền bắt đầu phát triển ở cả VĐV nam và nữ từ 7 tuổi. Ở nam, sức mạnh bền phát triển nhanh liên tục tới 17 tuổi và bắt đầu chậm lại. Ở nữ, sức mạnh bền phát triển mạnh nhất tới 15 tuổi, sau đó tốc độ phát triển giảm đi rò rệt. [2], [24], [30]
Như vậy, giai đoạn 16-18 tuổi là giai đoạn nhạy cảm cuối cùng trong phát triển sức mạnh nói chung và SMTĐ nói riêng cho nam VĐV Pencak Silat và cần tận dụng tốt thời điểm này để hoàn thiện tố chất sức mạnh nói chung và SMTĐ nói riêng cho VĐV.
1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan
1.6.1. Các công trình nghiên cứu về sức mạnh tốc độ trong và ngoài
nước
Khi phân tích các công trình nghiên cứu về SMTĐ trong và ngoài nước
có thể kể đến cả các tác giả nghiên cứu lý luận về phát triển SMTĐ cho VĐV và cả các tác giả nghiên cứu thực tiễn huấn luyện trên VĐV các môn thể thao. Cụ thể:
Tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) đã nghiên cứu về lý luận và phương pháp TDTT, trong đó có nghiên cứu chi tiết về các tố chất thể lực trong huấn luyện thể thao, phương pháp, phương tiện sử dụng trong huấn luyện thể lực cho VĐV. Đây là tài liệu quan trọng, tiền đề trong nhiều công trình nghiên cứu TDTT sau này. Trong tác phẩm của mình, tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn đã khái quát SMTĐ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh, đồng thời cũng chỉ ra các phương pháp, phương tiện cần thiết sử dụng trong phát triển SMTĐ cho VĐV [71].
Năm 1976, tác giả Nôvicốp A.D và Mátvêép L.P cũng đã viết cuốn sách: Lý luận và phương pháp GDTC (người dịch: Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm). Trong tài liệu của mình, các tác giả cũng đã phân tích chi tiết và đưa ra các quan điểm về huấn luyện các tố chất thể lực trong giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Trong đó, tác giả khái quát: SMTĐ là năng lực biểu hiện trị số sức mạnh lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất [48].
Theo Quan điểm của Harre D. (1996) trong cuốn: Học thuyết huấn luyện (dịch giả: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển), việc huấn luyện các tố chất thể lực nói chung và SMTĐ nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có rất nhiều phương tiện và phương pháp tiến hành. Tác giả cũng đã khái quát: SMTĐ là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV. Tác phẩm của Harre D. hiện vẫn đang là công trình có ý nghĩa rất lớn về lý luận trong huấn luyện thể thao nói chung và huấn luyện thể lực cho VĐV thể thao nói riêng tại Việt Nam [24].
Tại Việt Nam, theo quan điểm của Lê Văn Lẫm và cộng sự trong cuốn sách: Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT, SMTĐ là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian. Trong cuốn sách, các tác giả đã trình bày về các phương pháp nghiên cứu, đánh giá trình độ thể lực nói chung trong huấn luyện thể thao, trong đó có SMTĐ [40].
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Trường đăng trên Bản tin Khoa học kỹ thuật TDTT: Những đặc điểm của tố chất SMTĐ và phương pháp phát triển tố chất đấy, tác giả đã khái quát và thống nhất nhận định: SMTĐ là năng lực cố gắng lớn nhất của bắp thịt thực hiện các động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất với biên độ nhất định. Đây cũng là một góc độ tiếp cận trong nghiên cứu SMTĐ các môn thể thao.
Như vậy, về bản chất có thể hiểu: SMTĐ là sức mạnh sinh ra trong các động tác nhanh. Trong môn Pencak Silat, SMTĐ có vai trò vô cùng quan trọng, giúp VĐV có thể thực hiện các đòn tấn công, phòng thủ có uy lực và tốc độ, đảm bảo điều kiện ghi điểm cũng như đảm bảo có thể cản phá hiệu quả các đòn tấm công của đối phương.
Các công trình nghiên cứu SMTĐ trong các môn vò thuật.
Trong kết quả nghiên cứu của tác giả: Trần Tuấn Hiếu (2003), các tác giả cho rằng phát triển SMTĐ các đòn đấm và đòn đá cho VĐV Karatedo rất quan trọng, có tốc độ đòn đánh nhanh và lực tốt mới thi đấu hiệu quả. Việc huấn luyện SMTĐ phụ thuộc chủ yếu vào sự hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương, vì vậy không tiến hành các bài tập phát triển SMTĐ trong điều kiện cơ thể VĐV đã mệt mỏi… [31].
Trong nghiên cứu của tác giả: Lâm Quang Thành (2005) cho thấy SMTĐ là nền tảng kết hợp của các môn tốc độ, SMTĐ rất cần cho vận động viên môn Taewkondo. Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu tới sức nhanh, sức bền, mềm dẻo [61].
Trong nghiên cứu của tác giả: Đặng Thị Hồng Nhung (2011) trong đề tài: “Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của vận động viên nữ Karatedo đội tuyển quốc gia”, cho kết quả: Thi đấu Kumite trong môn Karatedo đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn tất các các yếu tố thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý... và một trong những yếu tố quan trọng không chỉ đối riêng trong môn Karatedo mà còn ở hầu hết các môn thể thao đó chính là các tố chất thể lực chuyên môn.
Trong nghiên cứu của tác giả: Vũ Xuân Thành (2004) trong đề tài: “Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển SMTĐ ở người tập thể dục thể thao lứa tuổi 14 – 16 cho nam (lấy dẫn chứng ở VĐV Taekwondo trẻ lứa tuổi 14 - 16)”, cho kết quả: Để phát triển SMTĐ cơ bản đòi hỏi không ngừng nâng cao tốc độ mà phải kết hợp nâng cao sức mạnh tối đa; phương pháp huấn luyện đặc biệt tốt nhất để sức mạnh động lực thành SMTĐ, nâng cao sức mạnh hoặc sức nhanh theo nhu cầu thi đấu của từng môn thể thao. [63].
Trong nghiên cứu của tác giả: Đỗ Thế Hồng (2009) với đề tài: “Nghiên cứu hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh cho nam VĐV WuShu Sanshou lứa
tuổi 12 – 14 giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu” cho kết quả chon
đươc
11 test
đánh giá SMTĐ dành cho nam VĐV Wushu Sanshou lứ a tuổi 12 – 14, đồng thời
đã lưa
chon
đươc
87 bài tập chuyên môn thuộc 6 nhóm bài tập nhằm huấn luyện
nâng cao sức mạnh cho nam VĐV Wushu - Sanshou trẻ lứa tuổi 12-14, bao
gồm: Bài tập kỹ thuật chuyên môn tốc độ với tín hiệu, bài tập phối hợp, bài tập với đích và lực cản, bài tập căn bản, bài tập phản xạ, bài tập thể lực.
Trong nghiên cứu của tác giả: Nguyễn Trí Quân (2014), với đề tài: “Nghiên cứu bài tập phát triển tố chất SMTĐ cho nam VĐV WuShu Sanshou lứa tuổi 12 – 14 giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa ban đầu thuộc đội tuyển
Hà Nội” cho kết quả chon
đươc
7 test đánh giá SMTĐ dành cho nam VĐV
Wushu Sanshou lứ a tuổi 12 – 14, đồng thời đã lưa
chon
đươc
102 bài tâp
phát
triển SMTĐ cho nam VĐV Wushu Sanshou lứ a tuổi 12 – 14 giai đoan
huấn
luyên
chuyên môn hóa ban đầu gồm 6 nhóm: Các bài tâp
kỹ thuât
vớ i tín hiêụ ,
các bài tâp
phối hơp
kỹ chiến thuât, các bài tâp
vớ i đic
h và lưc
cản, các bài tâp
cơ bản, các bài tâp phản xa.
Như vậy, qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả cho thấy: Đa số các tác giả sử dụng phương pháp lập test sư phạm, đã có 1 tác giả ứng dụng các thiết bị thực nghiệm sinh cơ trong vận động. Các tác giả nghiên cứu theo độ tuổi, VĐV ở mỗi độ tuổi nghiên cứu tập trung ở một số hạng cân nhất định, tuy nhiên nêu rò chỉ giới các hạng cân hoặc chỉ số thể trọng trung bình của VĐV từng lứa tuổi. Các công trình nghiên cứu này đã giải quyết nhiều vấn đề rộng, phức tạp, tạo tiền đề tốt để nghiên cứu phát triển tố chất SMTĐ cho VĐV.
1.6.2. Các công trình nghiên cứu môn Pencak Silat
Du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, nhưng tới nay, số lượng các công trình nghiên cứu môn Pencak Silat ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Có thể kể tới một số tác giả tiên phong sau:
Năm 2000, tác giả Nguyễn Anh Tú đã hoàn thành đề tài KHCN cấp cơ sở: “Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các đòn đá cho nam sinh viên chuyên sâu Pencak Silat trường Đại học TDTT I”. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Anh Tú đã lựa chọn được các test đánh giá thể lực chuyên môn đòn đá cho đối tượng nghiên cứu, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả đòn đá cho sinh viên, đồng thời lựa chọn được 15 bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả đòn đá cho đối tượng
nghiên cứu, bước đầu ứng dụng các bài tập lựa chọn trong thực tế đã cho thấy hiệu quả thiết thực [79].
Nằm 2001, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã tiến hành nghiên đề tài “Bước đầu xây dựng các tiêu chuẩn tuyển chọn và chương trình huấn luyện ban đầu cho đội tuyển Pencak Silat trẻ Hà Nội lứa tuổi 14 - 16”. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã quan tâm tới việc ứng dụng khoa học trong tuyển chọn VĐV cũng như xây dựng chương trình huấn luyện ban đầu cho VĐV đội tuyển Pencak Silat trẻ Hà Nội lứa tuổi 14-16 [34].
Năm 2009, tác giả Trần Kim Tuyến hoàn thành luận án tiến sĩ của mình với tên: “Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng, các tố chất vận động của nam vận động viên Pencaksilat trẻ quốc gia giai đoạn chuyên môn hoá trong chương trình huấn luyện năm”. Đây là luận án đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về VĐV Pencak Silat trình độ cao. Công trình nghiên cứu của mình, tác giả Trần Kim Tuyến đã xác định đặc điểm hình thái, chức năng sinh lý, sinh hóa, tố chất vận động của nam VĐV Pencak Silat từ độ tuổi 16-18, qua đó đánh giá lượng vận động sinh lý tác động lên VĐV trong quá trình tập luyện. Đây là nghiên cứu sâu, đánh giá chi tiết nhiều mặt của quá trình huấn luyện VĐV Pencak Silat trẻ tại Việt Nam [80].
Năm 2011, tác giả Bùi Trọng Khôi đã chọn nghiên cứu “Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nam vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 13-14 giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu” cho luận văn cao học của mình. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn nam vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 13-14 giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu trên cơ sở các vấn đề như: các test được sử dụng trong công tác tuyển chọn; Các vấn đề được tập trung trong tuyển chọn, phương pháp tuyển chọn. Trên cơ sở đó, Lựa chọn được 12 Test và xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 13-14. [38]
Năm 2012 trong công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ: “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khả năng hồi phục của vận động viên trình độ cao sau lượng vận động thể lực”, tác giả Trần Tuấn Hiếu và các cộng sự đã nghiên cứu quá trình hồi phục của VĐV các môn thể thao khác nhau, trong đó