Sự Cần Thiết Của Đề Tài Nghiên Cứu

DANH MỤC HỘP

STT Tên hộp Trang

Hộp 3.1 Những người nắm vai trò quyết định giá cà phê 101

Hộp 3.2 Xuất khẩu giá CIF 102

Hộp 3.3 Có thể duy trì sản xuất cà phê trên đất ít thích nghi 105

Hộp 3.4 Khó khăn về vốn của hộ nông dân 110

Hộp 3.5 Kỹ thuật canh tác, chế biến ­ yếu tố hạn chế lợi thế cạnh tranh 117

Hộp 3.6 Lý do tham gia Hiệp hội ngành hàng 132

Hộp 4.1 Lý do tiêu dùng và không tiêu dùng cà phê 159


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

MỞ ĐẦU


Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 3

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay cà phê đã thật sự trở thành một ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hàng năm ngành cà phê thế giới đã cung cấp sinh kế cho khoảng 25 triệu người sản xuất và 100 triệu người tham gia vào lĩnh vực chế biến và kinh doanh cà phê [82], [90]. Cà phê là mặt hàng buôn bán lớn thứ hai của thế giới đang phát triển sau dầu mỏ. Tổng giá trị cà phê xuất khẩu hàng năm đạt trên 10 tỷ đô la, doanh số bán lẻ cà phê trên toàn cầu đạt hơn 70 tỷ đô la [15]. Ở một số nước kinh tế phát triển phụ thuộc vào cà phê như Burundi, Uganda, Rwanda, Ethiopia, tỷ trọng giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu [80].

Ở Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Vào đầu những năm 1980, cả nước có khoảng 20 nghìn hecta cà phê, cho sản lượng hàng năm từ 4 đến 5 nghìn tấn cà phê nhân. Sau 20 năm, diện tích trồng cà phê của nước ta đã đạt nửa triệu hecta với sản lượng khoảng 1 triệu tấn. Đến năm 2006, mặt hàng cà phê của Việt Nam đã có mặt ở gần 80 quốc gia, xuất khẩu đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD và gia nhập câu lạc bộ 9 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD [15], [51].

Cà phê cũng là một ngành thu hút nhiều lao động. Hàng năm, ngành sản xuất cà phê có thể tạo việc làm cho khoảng 600 ­ 800 nghìn nhân công, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân ở khu vực miền núi và Tây Nguyên. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành cà phê

Việt Nam phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, sinh thái để nâng cao khả năng cạnh tranh. Năm 2009, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1.023 nghìn tấn, chiếm 18% thị phần của toàn thế giới và là quốc gia đứng thứ 2 sau Brazil về khối lượng cà phê xuất khẩu [93]. Tuy nhiên, ngành cà


phê Việt Nam đã và đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên các khía cạnh sau:

Một là, chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam thấp, hầu hết

sản phẩm tiêu thụ

không theo tiêu chuẩn thế

giới. Việt Nam xuất khẩu sản

phẩm chủ yếu qua các trung gian, chưa tiếp cận trực tiếp được với Sàn giao dịch cà phê London, giá xuất khẩu thấp và không ổn định. Điều này đã làm hạn chế uy tín và hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hai là, sức mạnh thị trường tiêu dùng nội địa đối với sản phẩm cà phê yếu, cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng tiêu dùng trong nước về chất lượng, chủng loại… chưa đủ mạnh để tạo áp lực cải tiến công nghệ, nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Ba là, năng lực của người sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê trong nước kém, trình độ sản xuất và công nghệ chế biến lạc hậu, sản xuất thiếu tính bền vững; tổ chức quản lý ngành hàng lỏng lẻo, chưa phát huy sức mạnh liên kết để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu sản phẩm.

Do vậy, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của nước ta là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ/Ngành đã đề xuất và thực thi nhiều chương trình, chính sách cần thiết nhằm tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, thúc đẩy phát triển bền vững ngành cà phê, trong đó có Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt ngày 26/8/2008, tạo cơ chế thúc đẩy ngành cà phê trong nước phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nguyên. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.312.537 ha, tổng số dân năm 2010 là hơn 1,7 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp ­ nông thôn là trên 75% [9]. Tỉnh có lợi thế so sánh vượt trội trong sản xuất các sản phẩm nông


sản nói chung và sản xuất cà phê nói riêng. Năm 2010, toàn tỉnh xuất khẩu hơn 350 nghìn tấn cà phê, chiếm trên 30% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Cũng giống như tình trạng chung của cả nước, tổ chức sản xuất cà phê của Đắk Lắk chủ yếu dưới hình thức nông hộ quy mô nhỏ; Tiêu thụ sản phẩm qua nhiều trung gian (người thu gom, đại lý, công ty chế biến, xuất khẩu); Năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh của các tổ chức kinh tế hạn chế; Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, phụ thuộc vào thương hiệu nước ngoài, dẫn đến lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết.

Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói chung và lợi thế cạnh tranh nói riêng sản phẩm cà phê ở Việt Nam. Các nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê

của nước ta trong điều kiện tự do hóa thương mại và những khuyến nghị về

chính sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.

Đánh giá thực trạng lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam với các nước sản xuất cà phê trên thế giới theo hai hướng tiếp cận là so sánh về lượng và về chất, Trần Ngọc Hưng (2002) cho rằng cà phê Việt Nam có sức cạnh tranh rất cao i) Năng suất cà phê của Việt Nam vượt xa năng suất của các nước sản xuất cà phê trên thế giới, kể cả những nước luôn dẫn đầu về sản lượng như Brazil, Colombia, Indonesia và Ấn Độ; ii) Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Brazil; iii) Hiệu quả (tỷ lệ giá bán/ chi phí sản xuất) đứng thứ ba sau Brazil và Indonesia [18]. Chỉ tiêu nghiên cứu được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của Việt Nam đó là hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) [22], [23], [48]. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng có lợi thế so sánh mạnh trong sản xuất


cà phê xuất khẩu; Tuy nhiên lợi thế trong sản xuất cà phê rất nhạy cảm với giá xuất khẩu, năng suất cà phê và giá các yếu tố đầu vào; Do đó để duy trì lợi thế so sánh đối với sản phẩm cà phê thì việc nâng cao giá xuất khẩu cà phê là rất cần thiết. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Võ Linh (2008) còn cho rằng mặc dù có lợi thế về năng suất và chi phí sản xuất nhưng khả năng cạnh tranh của cà phê Đắk Lắk còn hạn chế trên các khía cạnh, đó là chất lượng sản phẩm, công nghệ chế biến, thương hiệu… [22].

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Theo Trần Ngọc Hưng (2002), sự gia tăng sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam là dựa vào sự dồi dào của các yếu tố sản xuất đầu vào như thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn lao động. Những lợi điểm về đất đai và khí hậu là yếu tố hết sức quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh của ngành mà cho dù có can thiệp bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cũng không thể thực hiện được [18]. Nghiên cứu của Hoàng Thúy Bằng và CS. (2004) cho rằng sản phẩm cà phê Robusta Việt Nam trong quá khứ có khả năng cạnh tranh chủ yếu dựa trên bốn yếu tố chính i) Giá lao động rẻ, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm; ii) Năng suất cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và sử dụng nhiều phân bón, nước tưới; iii) Lợi thế về khoảng cách vận chuyển, các vùng xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam đều gần các cảng xuất khẩu và iv) Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với ngành cà phê thông thoáng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam khó duy trì, do những hạn chế, đó là i) Quy mô sản xuất nhỏ, thiếu các dịch vụ hỗ trợ đối với người trồng cà phê; ii) Chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước khó tiếp cận tới đối tượng hưởng lợi; iii) Cơ sở hạ tầng nông thôn hạn chế làm tăng chi phí vận chuyển và iv) Các doanh nghiệp thiếu kinh

nghiệm và kỹ năng tham gia thương mại thế giới [2]. Kết quả nghiên cứu của

Hoàng Thanh Tiệm (2004) cũng chỉ ra rằng mặc dù những kết quả khả quan đã đạt được, song ngành cà phê nước ta vẫn chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới do việc sử dụng giống không bảo đảm chất lượng, biện pháp


canh tác, đặc biệt là việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới chưa hợp lý, làm ảnh hưởng đến chi phí, chất lượng sản phẩm và môi trường sinh thái [42].

Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của Việt Nam được đề cập nhìn chung đều tập trung vào các khía cạnh: i) Phát triển cà phê hiệu quả bền vững để giảm giá thành và tăng chất lượng sản phẩm [22], [23], [29]; ii) Tăng cường đầu tư công tác khuyến nông, tín dụng và cơ sở hạ tầng [2], [23]; iii) Chủ động lựa chọn cơ cấu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới, đồng thời tạo môi trường

cạnh tranh lành mạnh

ở cả

thị

trường trong nước và nước ngoài

[29]; iv)Quy

hoạch tổng thể diện tích trồng cà phê để đầu tư đúng hướng, có trọng điểm và hiệu quả và v) Hoàn thiện đồng bộ các chính sách như chính sách tỷ giá, chính sách thuế, chính sách tín dụng [23].

Tóm lại, cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc sơ lược khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam hoặc đánh giá khả năng cạnh tranh ngành cà phê trên các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật riêng lẻ và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, đầy đủ, cập nhật về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân và phân tích một cách toàn diện các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk để đề xuất các giải pháp, chính sách đồng bộ nâng cao lợi thế cạnh tranh

sản phẩm cà phê nhân. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của Luận án

mang tính thời sự và có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cu li thế cnh tranh sn phm cà phê nhân ca các tchc kinh tế ti tnh Đắk Lk” làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk.

2.2 Mục tiêu cụ thể

­ Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.

­ Đánh giá thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk.

­ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk.

3 Các câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:

­ Thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk như thế nào?

chức

­ Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk?

­ Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk là gì?

­ Để nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk cần thực hiện những giải pháp nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, với các chủ thể là các hộ nông dân trồng cà phê, những người thu mua cà phê, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ cà phê nhân.


4.2 Phạm vi nghiên cứu

­ Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk. Các nội dung phân tích và đánh giá tập trung chủ yếu vào hai loại tổ chức kinh tế đó là hộ nông dân và doanh nghiệp, là những tác nhân quan trọng trong ngành hàng cà phê nhân và có vai trò quyết định đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.

­ Thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2010; Số liệu điều tra tập trung vào năm 2010; Định hướng và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

5 Những đóng góp mới của Luận án

Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Luận án đã xác định lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của một quốc gia (vùng hay doanh nghiệp), đó là sự vượt trội so với sản phẩm cà phê nhân của các đối thủ cạnh tranh về hiệu quả, chất lượng, thị phần và khả năng đáp ứng cầu. Luận án cũng đã làm rõ các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm điều kiện tự nhiên, năng lực của các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê, điều kiện cầu trong nước, các ngành hỗ trợ và đầu tư công, tổ chức quản lý ngành hàng cà phê và chính sách của Chính phủ. Các giải pháp và chính sách nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân cũng được tổng hợp bao gồm các hoạt động nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa; nâng cao năng lực và khả năng đáp ứng của các ngành hỗ trợ và đầu tư công; hoàn thiện tổ chức quản lý ngành hàng.

Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, Luận án đã xây dựng khung phân tích lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022