Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


Lê Xuân Quyến


PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 1


Lê Xuân Quyến


PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Chuyên ngành: Địa lí học

Mã số: 60 31 05 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN VĂN THÔNG

LỜI CAM ĐOAN‌


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn‌


LÊ XUÂN QUYẾN

LỜI CẢM ƠN‌

Trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, Tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và những lời động viên của gia đình, quý thầy cô và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, khoa Địa Lí của Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Tiến sĩ Trần Văn Thông, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Toàn bộ thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, nền tảng vững chắc để thực hiện luận văn này. Các anh, chị ở sở Văn hóa, Thể thao du lịch tỉnh Bà RịaVũng Tàu đã cung cấp cho Tôi những tư liệu quý giá để hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.


Tác giả luận văn


Lê Xuân Quyến

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT‌


- AFT : Diễn đàn Du lịch ASEAN

- ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á

- BTTT : Bảo tồn thiên nhiên

- ĐNB : Đông Nam Bộ

- FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- GDP : Tổng sản phẩm trong nước

- KDL : Khu du lịch

- ITE : Hội chợ du lịch châu Á

- MATKA : Hội chợ du lịch quốc tế

- MICE : Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác

- TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

- UBND : Ủy ban nhân dân

- UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới

- VHTTDL : Văn hóa thể thao du lịch

- VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- VQG : Vườn quốc gia

- WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

MỤC LỤC‌

LỜI CAM ĐOAN 1

Tác giả luận văn 1

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

MỤC LỤC 4

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1. Lí do chọn đề tài 6

2. Mục tiêu nghiên cứu 7

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4. Phạm vi nghiên cứu 7

5. Lịch sử nghiên cứu đề tài 7

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 8

7. Cấu trúc luận văn 9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...11

1.1. Các lí luận cơ bản về du lịch 11

1.1.1. Định nghĩa về du lịch 11

1.1.2. Định nghĩa một số hình thức du lịch đặc thù 12

1.1.3. Tài nguyên du lịch 12

1.1.4. Các loại hình du lịch 13

1.1.5. Sản phẩm du lịch 15

1.1.6. Chức năng của du lịch 16

1.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch 17

1.1.8. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật 26

1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch 29

1.2.1. Điểm du lịch 29

1.2.2. Khu du lịch 30

1.2.3. Cụm du lịch 30

1.2.4. Trung tâm du lịch 30

1.2.5.Tuyến du lịch 31

1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch 31

1.3.1. Ở Việt Nam 31

1.3.2. Ở Đông Nam bộ 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2002 – 2012 36

2.1. Vị trí địa lý 36

2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch 36

2.2.1. Tài nguyên du lịch 36

2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 45

2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng) 50

2.2.4. Khả năng đầu tư phát triển du lịch 52

2.3. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh BR - VT giai đoạn 2002 – 2012 54

2.3.1. Phát triển du lịch theo ngành 54

2.3.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ 61

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 68

3.1. Định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 68

3.1.1. Cơ sở để xây dựng định hướng 68

3.1.2. Các chỉ tiêu dự báo 70

3.1.3. Các định hướng phát triển du lịch chủ yếu 73

3.2. Các giải pháp thực hiện 79

3.2.1. Giải pháp về vốn - đầu tư cho phát triển du lịch 79

3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch. 79

3.2.3. Giải pháp sản phẩm du lịch 80

3.2.4. Giải pháp xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường du lịch 82

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch83 3.2.6. Giải pháp quy hoạch 83

3.2.7. Giải pháp liên kết với các tỉnh và cả nước 84

3.2.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững 84

3.3. Kiến nghị 85

3.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương 85

3.3.2. Kiến nghị đối với địa phương 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 91

1. Lí do chọn đề tài‌‌

PHẦN MỞ ĐẦU


Thế giới ngày nay có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển; xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu; nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao... Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và tăng trưởng nhanh.

Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành một trong năm ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2012 trên thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch, ngành du lịch chiếm 9% đối với GDP toàn cầu, thu hút 8,3% tổng số lao động của thế giới. Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới. Du lịch nước ta là thành viên của tổ chức Du lịch thế giới, còn hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), của Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á (ASEANTA).

Du lịch đươc xem như là ngành “công nghiệp không khói” sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hoạt động du lịch mang lại những bước tăng trưởng quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. BR – VT là địa phương có ngành du lịch được khai thác sớm ở nước ta. Tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: biển, rừng, núi, suối nước nóng, đặc biệt là biển với các bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh quanh năm.

BR – VT có cảnh quan thiên nhiên độc đáo và khí hậu trong lành, tương lai vẫn là nơi lý tưởng để mọi người tìm đến để đắm mình trước biển. Bên cạnh đó, Tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi nằm trong vùng KTTĐPN, là cửa ngõ thông ra biển của các tỉnh Đông Nam Bộ, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.

Với những lợi thế trên lượng khách đến với BR – VT ngày càng đông, là một trong những địa phương có lượng khách nội địa nhiều nhất nước ta. Và cũng chính vì tài nguyên

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí