đi lái8. Phần thưởng cho đội thắng là 10 vuông vải lụa, mỗi vuông vải có chiều rộng và chiều dài khoảng 40 cm. Hiện nay, phần thưởng cho đội thắng được thay bằng tiền mặt.
2.5.2.2. Môn vật truyền thống
Theo người dân làng Phấn Vũ và người dân quanh vùng kể lại thì: "môn vật cổ truyền tại làng Phấn Vũ có xuất xứ từ thời Lý Bí" [3, tr.15] . Khi đó Lý Thiên Bảo (anh trai của Lý Bí) lấy vùng bãi bồi Lỗ Trường – Phấn Vũ làm nơi luyện tập quân sĩ và mở trường thi võ tìm người hiền tài đánh đuổi quân Lương (Trung Quốc). Chính vì vậy, hội vật được tổ chức vào dịp lễ hội tháng 7 âm lịch hàng năm hoặc vào mùng 4 Tết tại đình Chính, đình Mụa. Sau khi cả hai ngôi đình bị phá thì hội vật được tổ chức trên bãi cát trước cửa chùa Phấn Vũ. Hội vật thu hút các đô vật nổi tiếng quanh vùng về thi tài. Khi lên đài, các đô vật cởi trần, đóng khố, đầu chít khăn trái màu nhau, màu xanh hoặc đỏ. Người đánh trống đóng khố màu nâu và đầu chít khăn màu vàng.
Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp thường mở hội thi đấu vật giữa người Pháp và người An Nam. Lúc đầu không một đô vật người Việt nào dám thi đấu. Nhưng với tinh thần thượng võ, không chịu khuất phục quân xâm lược, đã có nhiều đô vật làng Phấn Vũ thách đấu với các đô vật người Pháp. Điển hình là các đô vật: Vũ Văn Thái, Lê Bá Muối, Nguyễn Văn Toại, Vũ Văn Chứa… đặc biệt là đô vật Trịnh Quang Mơ đã chiến thắng nhiều đô vật người Pháp, nhiều năm đạt giải quán quân, được tặng tượng đồng [3, tr.15]. Những giai thoại về cụ vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Sau đó, môn vật bị mai một, đến năm 2006 được sự giúp đỡ của trường năng khiếu Thể dục thể thao tỉnh Thái Bình, xã Thụy Xuân đã mở nhiều lớp năng khiếu đấu vật dành cho thiếu
8 Ngày xưa đi lái vọt bằng nụ chứ không đi lái cần
Có thể bạn quan tâm!
- Văn Hóa Ứng Xử Với Môi Trường Biển
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 6
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 7
- Mối Quan Hệ Giữa Cụm Di Tích Và Không Gian Văn Hóa Làng
- Vấn Đề Quản Lý, Tổ Chức Hướng Dẫn/ Phục Vụ Khách Tham Quan
- Nâng Cao Nhận Thức Của Ban Quản Lý Di Tích Trong Việc Giữ Gìn, Trùng Tu, Tôn Tạo Cụm Di Tích
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
niên nhằm khôi phục lại môn vật cổ truyền của làng Phấn Vũ. Từ đó, vào dịp lễ hội, bên cạnh hội thi vật cho người trưởng thành, làng còn mở các giải vật dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, được đông đảo người dân hưởng ứng. Hội vật của làng đã thu hút được các đô vật từ trường năng khiếu Thể dục thể thao Tỉnh và các lò vật từ huyện Vũ Thư, Tiền Hải9 về tham gia thi đấu.
2.5.2.3. Tổ tôm điếm
Vào ngày hội, người dân làng Phấn Vũ lại háo hức xem trò chơi tổ tôm điếm - một thú chơi tao nhã với luật chơi nghiêm ngặt, nhưng thể hiện rõ nét văn hóa dân gian, bởi tính quần chúng của nó. Thông qua hình thức tổ chức, lối chơi và đặc biệt là những câu thơ được ứng dụng linh hoạt, tài tình từ những tác phẩm văn học như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên… hoặc những câu ứng khẩu của người trung quân hay còn gọi là người chạy bài - một nhân vật không thể thiếu trong thú chơi này.
Để tiến hành trò chơi tổ tôm điếm cần phải có hai bộ bài với hai mầu khác nhau. Tổ tôm điếm được tổ chức thi trên sân đền Quan Lớn Thống. Chủ điếm của mỗi ngôi điếm và 4 hay 5 người chơi ngồi trong 5 ngôi điếm (ngôi chòi nhỏ) khác nhau (đơn giản nhất cũng là 5 bộ bàn ghế. Năm điếm hoặc 5 bộ bàn ghế cách xa nhau, mỗi điếm có một trống con và 6 lá cờ làm phương tiện truyền tin giữa người chơi với nhau và với người trung quân, ở giữa có một bàn để chia quân.
Khi thi đấu, mỗi điếm cử ra một người chia bài và phát bài, một trung quân giám sát bài, trọng tài điều khiển thi đấu công bằng, đúng luật. Người thi đấu phải chơi tổ tôm ở trình độ cao mới hi vọng chiến thắng. Khi chơi không được dùng lời nói để ăn quân bài. Trống và cờ hiệu trong thi đấu tổ tôm điếm rất quan trọng, các điếm bạn và người tham dự chỉ cần nghe tiếng trống và cờ
9 Huyện Vũ Thư, huyện Tiền Hải là hai huyện thuộc tỉnh Thái Bình
hiệu là biết tình hình đường đi nước bước của ván bài, hoặc biết kết quả bài. Chỉ cần ai đó trong 5 điếm phạm luật sẽ bị phát hiện và bị phạt.
Do các điếm được bố trí cách xa nhau nên vai trò của người trung quân với những câu rao gọi bài hết sức quan trọng. Khi bốc ra một quân bài, để tăng thêm phần chú ý và hồi hộp của người chơi cũng như người xem, người trung quân có nhiều động tác hài hước với những câu thơ được nói lối hay được ngâm nga kéo dài như đánh đố người nghe về tên quân bài mình vừa bốc:
Anh ơi! Tay chống tay chèo, lấy ai dựng cột kéo lèo cho em. Đó là cây ngũ sách.
Tiện đây mận mới hỏi đào, vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Đó là cây nhị vạn.
Rút dây thì phải động rừng, anh mắng em chịu người dưng chê cười.
Đó là cây tam sách.
Trò chơi tổ tôm điếm đã góp phần vui không nhỏ vào lễ hội làng Phấn Vũ, đem lại một không khí sinh động từ ngày khai hội đến khi kết thúc lễ hội. Phần thưởng dành cho đội thắng cuộc là số tiền được lấy từ chính những người tham gia trò chơi: Mỗi người chơi sẽ mua vé để vào chơi, cũng chính vì thế số tiền thưởng không cố định, nhiều hay ít phụ thuộc vào số người tham gia. Giải thưởng được phân làm 3 mức: Nhất, nhì, ba và mang tính chất khích lệ là chính.
2.5.2.4. Cờ tướng
Cờ tướng là trò chơi trí tuệ, một thú chơi bình dân, ai cũng có thể học và chơi. Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ (theo đúng luật) để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái, hoặc Suý) của đối phương, giành thắng lợi. Cờ tướng được tổ chức từ năm 2000, vào 12/7 âm lịch hàng năm tại đền Quan Lớn Thống. Giải thưởng được tính bằng tiền mặt và tùy thuộc vào quy mô từng năm.
2.5.2.5. Cờ người
Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong lễ hội làng Phấn Vũ. Trò chơi này không đơn thuần chỉ để giải trí mà còn là một cuộc đấu đầy trí tuệ, mang đậm bản sắc dân tộc Việt.
Cách đánh cờ người cũng như cách đánh cờ tướng, nhưng khác là với cờ người bàn cờ được vẽ trên sân đền, mỗi quân cờ do một người cụ thể điều khiển. Hay nói cách khác, cờ người là cờ tướng do người đóng thế thành các quân cờ, gồm 16 nam và 16 nữ. Đây là những nam thanh, nữ tú của các gia đình nề nếp được dân làng quý trọng và lựa chọn. Ở vị trí tướng ông và tướng bà là những người có ngoại hình đẹp, nổi bật nhất trong số 32 quân cờ. Ngoài 32 người đóng vai quân cờ trên sân, để triển khai một ván cờ không thể thiếu người tổng cờ, trọng tài của bàn cờ. Đây là người trực tiếp giúp Ban giám khảo theo dõi việc điều quân, khiển tướng và thắng, thua của cuộc đấu.
Trang phục của các “quân cờ” trên sân thường có màu đỏ hoặc vàng (16 chàng trai) và màu đen hoặc xanh (16 thiếu nữ). Trang phục của “quân cờ” phải chỉnh tề và thống nhất. Tướng được đội mũ tướng soái, mặc triều, chân đi hài, có lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng ... Trước khi cuộc thi diễn ra, các “quân cờ” phải được tiến hành tập luyện các thế đi, biểu diễn cho từng thế cờ.
Khi vào vị trí trên sân cờ, cả đội múa theo tiếng trống và đội ngũ âm. Sau khi quân cờ đã vào vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện, giới thiệu danh tính. Mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Theo quy định, đấu thủ cầm quân đỏ (hoặc vàng) đi trước, sau đó đến quân đen (hoặc xanh). Cứ thế, ván cờ diễn ra trong không khí tưng bừng của ngày hội. Mỗi lần ăn quân của đối phương thì quân cờ thể hiện bằng 1 bài biểu diễn song đấu hoặc một bài tự vệ. Các “quân
cờ” phải trải qua sự tập luyện lâu dài và gian khổ vì các đòn thế biểu diễn không phải dễ dàng.
Trong không khí tưng bừng của ngày hội, Cờ người góp phần tô điểm cho phần hội thêm phong phú. Đây là một trò chơi dân gian đầy tính trí tuệ, thể hiện nét văn hóa cộng đồng cũng như tái hiện lại kiểu đấu trí thời xưa. Tiến trình diễn ra Cờ người mang đậm dấu ấn diễn xướng dân gian thông qua các điệu múa kèm theo những bài vè đặc trưng. Có thể nói, đây là một trò chơi dân gian đặc sắc đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong các lễ hội của làng Phấn Vũ, thu hút hàng nghìn người đến thưởng thức và cổ vũ.
2.5.2.6. Biểu diễn nghệ thuật dân gian
Năm nào cũng vậy, cứ đến hội làng Phấn Vũ lại tổ chức biểu diễn hát chèo và hát dân ca. Người dân Phấn Vũ không chỉ lao động giỏi mà đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú. Những lời ca giản dị đệm nhịp bằng tiếng trống da quen thuộc cùng đàn tranh, phách tre tạo nên sức quyến rũ lớn. Tai nghe tiếng trống chèo đều đều đệm nhịp, mắt nhìn những bộ áo mớ ba mớ bảy, áo the khăn xếp, du khách như bị say trong một không gian vừa xa xôi vừa gần gũi. Hội diễn được bắt đầu tổ chức từ năm 2012 và vào đêm 13, 14 tháng 7 âm lịch.
a) Hát chèo
Thái Bình được biết đến như một cái nôi của những làn điệu hát chèo. Làng Phấn Vũ không phải là làng chèo, nhưng luôn có những người yêu và say mê chèo, cùng cất lên những làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng trong dịp lễ hội.
Chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt
bụng, hiền lành luôn đỗ đạt, làm quan; những người vợ tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra, chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên. Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương. Các cô đào mặc váy lụa đen, áo tứ thân, thắt lưng bao xanh, đầu đội nón quai thao, chân đi giày vải, tay cầm quạt giấy. Còn kép hát, nhạc công mặc áo the, quần trắng, đầu đội nón dứa, chân đi giày Gia Định, giày Ký Long. Đào kép múa dẻo, hát hay, cuốn hút đông đảo bà con các làng đến xem càng làm ngày hội thêm sôi nổi. Chèo ở làng Phấn Vũ không tổ chức thi mà để biểu diễn, giao lưu với dân làng và du khách.
b) Hò chèo thuyền
Cùng với việc tổ chức biểu diễn hát chèo, hò chèo thuyền cũng được tổ chức trong đêm giao lưu văn nghệ ngày 13, 14 tháng 7 âm lịch. Hò chèo thuyền đánh cá hình thành trên cơ sở xướng và xô. Xướng là người bắt cái, người khởi xướng câu hò đầu tiên để vào cuộc. Người bắt cái giữ vai trò nòng cốt từ đầu đến cuối cuộc hò. Vì thế, người xướng phải có giọng hò hay, sáng tạo, ứng tác kịp thời để gây không khí hào hứng, lôi cuốn tập thể hưởng ứng, gọi là Xô. Có hai cách hò là hò kép và hò đơn.
- Hò đơn
Là cách hò do người xướng dùng hai tiếng một tách ra từ một câu hay một bài, sao cho mỗi nhịp đôi ăn khớp với nhịp hò "Dô ta này" [2, tr.334]. Ngay từ khi chuẩn bị vào cuộc hò, các tay chèo đẩy đã sẵn sàng chờ khi người bắt dứt cái tiếng "Dô ta này" thì cả cái và con cùng đồng loạt nhấn mạnh vào âm "Dô" để chèo đẩy cho khớp nhịp và thống nhất động tác. Khi thuyền gần tới đích thì tiết tấu của câu hò chậm dần rồi dừng lại ở nơi thuyền đậu. Các cụ
già cho biết đây là cách hò xưa nhất chỉ còn lại ở cư dân vùng biển Thụy Xuân và Diêm Điền. Ví dụ câu:
Muốn ăn cá bống cá hiên Chạy về bảo mẹ đóng thuyền mà đi
được cắt nhịp như sau:
- Hò kép
Muốn ăn! Dô ta này! Dô ta này! Cá bống ------------------------------
Cá hiên ------------------------------
Chạy về ------------------------------
Bảo mẹ ------------------------------
Đóng thuyền -----------------------
Mà đi ------------------------------
Về cơ bản hò kép cũng hò giống như nhịp điệu của hò đơn. Điểm khác duy nhất là khi người xướng ngắt hết ba tiếng "Dô ta này" thì tập thể "xô" bằng bốn tiếng "Dô ta, dô ta". Do sự liên kết về ngữ nghĩa, nên số từ ở nhiều câu hò có thể tăng lên ba hoặc bốn, nhưng vẫn đảm bảo đúng nhịp. Như vậy, nếu không tính âm láy đệm nhẹ "này" ở cách xô đơn "Dô ta này", thì xô kép có số âm phát ra gấp hai xô đơn. Hò kép cần dài hơn, dẻo sức hơn, thường sử dụng khi kéo thuyền mắc cạn nhẹ trên bãi bùn hoặc lúc thuyền buồm đi đều trên một chặng đường dài, hay những buổi chiều cập bến thuyền đầy ắp cá, như mang tin vui về cho những người đợi bến. Có những bài ca tính lịch con nước, tính những địa điểm để thuyền chèo qua đã được sử dụng làm thành bài hò để người đi biển dễ nhớ, rất thuận tiện.
Chèo từ cửa Hộ 10chèo ra
Chèo qua lạch Lộng, chèo qua bãi Bàng11
10 Cửa Hộ: Tức cửa sông Diêm Hộ, nay thuộc xã Thụy Hà, huyện Thái Thụy
Tiểu kết
Qua cồn Ngao bắt sang Cổ Ngựa Tới lạch Chè12 anh lựa xem sao Chờ cho mực nước lên cao
Tới cửa Cái Giếng13 bắt vào không xa Kể từ sông Cấm mà ra
Theo kênh Bò Lội bắt qua Rái Đàn29
Cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ bao gồm: Chùa Phấn Vũ, đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống. Mỗi di tích được xây dựng vào thời gian khác nhau, với những đặc trưng khác nhau về kiến trúc nhưng nhìn chung, các công trình này không quá phức tạp đồ sộ và vẫn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc cổ, tao nhã thích hợp với phong cảnh thiên nhiên. Về cơ bản lối kiến trúc của đền, chùa đa số được thiết kế theo kiểu chữ Nhất, chữ Đinh. Về nghệ thuật điêu khắc thể hiện sự mộc mạc giản đơn. Điều đó không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà qua lối kiến trúc, điêu khắc đã lột tả khá tròn vẹn lối sống, ý nguyện, ước vọng của cư dân nơi đây. Đó chính là phẩm chất siêng năng trong lao động, đoàn kết trong cuộc sống và chiến đấu chống giặc ngoại xâm, sự hòa đồng về lối sống, về văn hóa tinh thần, hòa quyện gắn bó với thiên nhiên.
Mỗi di tích lại có những đối tượng thờ tự khác nhau: Chùa thờ Phật, đền thờ thánh/thần. Chùa Phấn Vũ là nơi tri ân Phật tổ, người có ân đức lớn với nhân loại, một tấm gương sáng trọn lành để khuôn rập tư tưởng, lời nói và hành động, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Đền Mẫu thờ phụng Đức Đại Càn Nam Hải Thánh Mẫu, đền Quan Lớn Thống thờ thủ lĩnh nghĩa quân
11 Lạch Lộng, bãi Bàng: Tên bãi, lạch trên đường đi của thuyền đánh cá từ Thụy Hà đến Thụy Xuân ngày nay.
12 Cổ Ngựa, lạch Chè: Tên bãi, lạch nay thuộc Tiên Lãng, Hải Phòng
13 Cái Giếng, sông Cấm thuộc đất Hải Phòng